Chủ Nhật, 30 tháng 10, 2011

Số 08 - “CHÂN NGÔN” CỦA NGƯỜI LÀM QUAN


Câu chuyện lại trở nên sôi nổi hơn, sau “Chân ngôn” cầu-làm-quan: “KHỐNG, CỐNG, XUNG, PHỦNG, KHỦNG, RỖNG” tiếp theo chân ngôn làm-quan lại được tôi đưa ra để làm đề tài cho việc luận đàm. Những chữ này được đúc rút của người xưa để lại. Tùy thời "vât-dụng" khác nhau nhưng ý nghĩa thì không thay đổi.
Chân ngôn sáu chữ của người làm quan: “KHÔNG, CUNG, BĂNG, HUNG, LUNG, LỘNG”. 
Nghĩa của sáu chữ này như sau:

1. Không: Có nghĩa là rỗng, cái chữ rỗng này là hiểu trên mặt hình tướng, nghĩa là chưa phát lộ là quyết hay không quyết định gì cụ thể. Một là trên văn tự: phàm những văn bản trình báo cấp trên, ra thông báo, đều chỉ là những lời lẽ chung chung, trống (để chỗ cho họ góp ý) rỗng (là chưa quyết để xin ý kiến cấp trên), trong đó kỹ năng viết phải rất khéo; tôi khó có thể nói kỹ, nếu tới các cơ quan hành chính, đọc các văn bản quyết định dán trên tường sẽ hiểu hết thôi. Hai là, khi làm việc đều linh hoạt sống động, nghiêng sang tây cũng được, ngả sang đông cũng xong, có khi làm như sấm vang bão táp, thật ra bên trong lại tìm đường tháo lui (uống tới tấp xong viện cớ có việc với quan cao hơn trong bàn tiệc), nhân tình thế thái nếu thấy tình thế không lợi thì có thể quay người đi theo con đường khác, quyết không thể trói buộc bản thân mình.
2. Cung: Có nghĩa là cung kính, khép nép, so vai, rụt cổ chia làm 2 loại trực tiếp và gián tiếp. Trực tiếp là nói với cấp trên, gián tiếp là nói với bạn bè, thân thích, lính của cấp trên và các ông nọ bà kia. (Mục tiêu thể hiện cái Lễ tướng của mình)
3. Băng: gọi là sự bệ vệ, một chữ trái nghĩa với chữ “Cung”: Nếu nói với cấp trên và dân chúng thì chia làm hai cấp: Một là, biểu hiện bề ngoài tỏ ra là một nhân vật oai nghiêm, không ai xúc phạm được; hai là, trong trò chuyện tỏ ra đầy kinh sách, thông hiểu đại tài. Nói về chữ “Cung” đối với bát cơm trên mặt đất thì phải coi là trên mặt đất (có nghĩa là thấy sao nói vậy, tránh bình phẩm trái quan điểm với sếp), Khi quyền của bát cơm không thuộc về cấp trên; khi quyền cái bát cơm thuộc cấp dưới hoặc dân chúng (truyền thông, số đông), ta lại đổi “Băng” thành “Cung”. Đạo lý của ta phải tỏ ra linh hoạt, vận dụng khéo léo và chỉ nằm trong suy nghĩ mình biết màthôi (lợi chia còn mưu thì bất lộ).
4. Hung: Chỉ có thể đạt được mục đích của ta khi bắt người khác quy phục (nắm điểm yếu hoặc nắm nhu cầu, dù phải bán nhà bán xe cũng không được oán ghét nhưng phải chú ý một lớp vỏ nhân nghĩa đạo đức, phải phủ trên chữ “Hung”.
5. Lung: Tức là tai điếc: “Ai chê cười chửi mắng cũng mặc, làm quan ta cứ làm” nhưng trong người điếc còn hàm nghĩa người mù nữa, nếu trên văn bản, đơn từ có tỏ ra bực tức thì nhắm mắt không cần xem. Phải lấy tĩnh chế động vì khuấy thì bùn nổi, quậy thì bụi mù không tốt. Giải quyết thì nên dùng kế rút củi đáy nồi" nồi nguội rồi thì vô tư úp.
6. Lộng: Tức là làm Tiền. Rồng bay đến đây kết huyệt, mười một chữ đặt ra từ để làm quan đến làm quan ở trên đều phải nhằm vào chữ này. Chữ “Lộng” và chữ “Tống” trong cầu làm quan là hai mặt đối chiếu nhau, có biếu thì có móc. Phải hết sức chú ý chữ “Lộng” này là trong công việc làm sao phải chạy được việc mới thành công, có khi không được việc dù phải móc túi ra cũng không sao; nếu được việc móc bao nhiêu cũng không cần khách khí làm gì. Đó là để cho quan trường được mạnh tiến thì đều phải nhờ ở chữ "Lộng" cả.
    Tôi chẳng qua mới hiểu thô thiển mười hai chữ trên đây, còn nhiều nghĩa tinh vi của nó chưa thể phát huy được. Những bậc làm quan có chí, có thể theo đó tìm ra bí quyết, xin tự nghiên cứu lấy.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét