BÁT NHÃ TÂM KINH
Hòa thượng Tố Liên (1903 – 1977)
---------------------------------------------
Quán là Tâm vì soi rõ nguồn gốc của mọi sự vật.
( Tâm chân thật không phải là vọng tâm)
Tự tại là Chân Tâm vì bản thể vẫn như như vô ngại
Bồ tát là Chân tâm vì viên mãn các công đức
Hành là Chân tâm vì làm được mọi việc chân
chính
Thâm là chân tâm vì là bản tính nhiệm màu
Bát Nhã là Chân Tâm vì đầy đủ trí tuệ chân chính
Ba la mật là Chân Tâm vì bản lai không có tướng mê
ngộ
Chiếu kiến là Chân Tâm vì thường thanh tịnh sáng suốt
Ngũ uẩn là Chân tâm vì theo duyên hiện tướng nhưng
bản thể là không thay đổi
Giai không là chân tâm vì thuận theo tính bất sinh bất
diệt ( Niết bàn vô thượng của Chư Phật)
Độ là chân tâm vì nguyện lực cứu độ chúng
sinh luôn luôn kiên cố, Phương tiện cứu độ chúng sinh là khôn khéo, pháp môn là
viên thông
Nhất thiết là chân tâm vì không có tướng số mục cho
nên vô lượng vô biên
Khổ ách là chân tâm vì tính của phiền não cũng là
tính của Bồ đề
Xá lợi tử là Chân tâm vì trí tuệ đệ nhất của tiểu
thừa thì cũng tiến lên tu theo Đại thừa được trong tương lai
Sắc không
là chân tâm vì sắc tướng là giả có bản thể Chân không không phải là hư vô trống
rỗng mà là cái không tướng do có tướng biến hiện ra thành vô tướng rồi lúc nào
đó theo duyên lại thành có tướng mới.
Bất dị là Tâm vì tính các pháp bản lai là bình đẳng.
Tức thị là Chân tâm vì bản lai đồng thể như như
Thụ là Chân tâm vì tướng lĩnh thụ là giả dối
nhưng thiền định chính thụ là chân thật
Tưởng là chân tâm vì hết vọng niệm cho nên viên
mãn thần thông diệu dụng
Hành là chân tâm vì Chân thường nhưng vẫn hóa thân giáo hóa chúng
sinh
Thức là Chân tâm vì bỏ cái hiểu biết sai lầm đồng
thời biết tất cả mọi sự vật
Diệc phục là chân tâm vì niệm trước niệm sau đều là
chính niệm liên tục không đứt đoạn
Như thị là Chân tâm vì bản thể là bất nhị không
có mọi sự đối đãi
Chư pháp là chân tâm vì không có pháp gì ở ngoài
chân tâm. Quên Chân tâm thì có pháp thế gian giả dối tạm thời hiện ra
Không tướng là chân tâm vì thường tịch tĩnh
Bất sinh là chân tâm vì là Như Lai bất khứ không từ
đâu tới
Bất diệt là chân tâm vì là Như lai bất lai không
đi về đâu
Bất cấu là chân tâm vì bản lai thanh tịnh
Bất tịnh là chân tâm vì bản lai không có cấu nhiễm,
chân tướng hay vọng tướng đều chung một bản thể chân thật
Bất tăng bất giảm là chân tâm vì ở bậc thánh là chư Phật
cũng không tăng thêm chân tâm. Ở bậc phàm là chúng sinh chân tâm cũng không hề
giảm đi.
Thị cố là chân tâm vì có nhân ắt có quả
Không trung là chân tâm vì có bản thể bao trùm khắp
pháp giới
Vô là chân tâm vì không có vật gì khác ngoài
chân tâm được
Sắc, thụ tưởng hành thức là chân tâm vì nhất thiết đều do tâm biến
hiện. Chân tâm biến hiện ra cõi thánh. Vọng tâm biến hiện ra 6 cõi phàm phu
Lục căn là chân tâm vì bản tính là tính chân thật
của chân tâm
Lục trần là chân tâm vì muôn pháp đều do tám thức
tâm vương biến hiện
Vô nhỡn giới nãi chí vô ý thức giới là chân tâm vì theo duyên mà biến hiện để
giáo hóa chúng sinh
Vô vô minh diệc là chân tâm vì tướng mê muội là giả dối
Vô vô minh tận là chân tâm vì brn tính không có mê muội
Lão tử là chân tâm vì quên chân tâm theo vọng
tâm mà có tướng luân hồi giả dối
Lão tử tận là chân tâm vì bản thể chân tâm vốn không
sinh không diệt
Khổ là chân tâm vì quên chân tâm theo vọng tâm
mà có các quả báo ở kiếp chúng sinh
Tập là chân tâm vì quên chân tâm tạo ác nghiệp
Diệt là chân tâm vì là tính Niết bàn không
sinh không diệt
Đạo là chân tâm vì Đạo là đường chân chính dẫn
vào chân tâm
Vô trí là chân tâm vì biết rõ bản thể của tâm phải
tạm thời dùng trí
Vô đắc là chân tâm vì chứng chân như là pháp
chân thật bản lai thì không có cái tướng đắc đạo
Dĩ là chân tâm vì có chỗ giác ngộ hoàn toàn.
Vô sở đắc là chân tâm vì thánh phàm bản tính từ xưa vốn bình đẳng
Y là chân tâm vì tất cả mọi sự vật đều dựa
vào tâm mà có riêng từng ý nghĩa nhất định, cũng là nghĩa nhất tâm bất loạn
Vô quải ngại là chân tâm vì không có chấp trước ngã tướng
pháp tướng nên không có chướng ngại
Vô hữu khủng bố là chân tâm vì không có nghi ngờ gì đến
pháp chân chính của chư Phật đã dạy bảo cho nên không có sợ hãi
Viễn ly là chân tâm vì bản tính của chân tâm xa
lìa các pháp tướng
Mộng tưởng là chân tâm vì chân tâm ly hết mọi tướng
huyễn hóa
Điên đảo là chân tâm vì chấp các tướng giả dối mới
có điên đảo
Cứu kính là chân tâm vì giác ngộ được tính chân thật
của tất cả sự vật
Niết bàn là chân tâm vì dứt sạch mê lầm pháp tướng
và ngã tướng
Tam thế là chấn tâm vì xưa nay tâm vẫn là một thể
chân thật không thay đổi
Chư Phật là chân tâm vì chân tâm không khác với
chư Phật
Vô thượng chính đẳng chính giác là chân tâm vì vô lượng công đức thiện vô
lậu đều viên mãn
Cố tri là chân tâm vì tính giác ngộ viên mãn
Đại thần là chân tâm vì đầy đủ các thần thông thiện
vô lậu
Đại minh là chân tâm vì soi thấu thập phương thế
giới
Vô thượng là chân tâm vì lý nghĩa của chân tâm là
cao siêu nhất
Vô đẳng đẳng là chân tâm vì cụ túc nhất thiết pháp
Chú là chân tâm vì diệu dụng của chân ngôn vốn
là cụ túc
Năng trừ là chân tâm vì bỏ hết mọi sự mê lầm của
thế gian và của tiểu thừa trung thừa
Nhất thiết khổ là chân tâm vì quên chân tâm mới có lục đạo
luân hồi khổ não của chúng sinh
Chân thật là chân tâm vì hết các tướng giả dối vi tế
Bất hư là chân tâm vì là tướng diệu hữu do bản
thể chân không của chân tâm biến hiện ra để giáo hóa chúng sinh
Cố thuyết là chân tâm vì tuyên dương Phật pháp để cứu
khổ cho chúng sinh
Tức thuyết là chân tâm vì thị hiện các tướng vô ngại
để cứu độ chúng sinh
Viết là chân tâm vì biểu thị lời nói chân thật
Yết đế, yết đế, ba la yết đế ba la tăng yết
đế Bồ đề tát bà ha là chân tâm vì luôn luôn cứu độ chúng sinh mà vẫn như
như bất động, tự độ mình và độ tất cả chúng sinh đến bờ giác ngộ bên kia là các
cõi tịnh độ của chư Phật. Đó là việc với chúng
sinh không thể hiểu biết hết được cái nghĩa huyền diệu. Lúc nào tu theo
tu theo Đại thừa đắc Phật quả vô thượng lúc đó mới liễu được cái nghĩa huyền diệu
màu nhiệm này
Chân tâm là thể linh trí sáng soi khắp cả nên gọi là quán chiếu bát nhã.
Chân tâm là nguồn gốc của tam tạng kinh luật luận đầy đủ mọi nghĩa lý
màu nhiệm nên gọi là văn tự bát nhã
Chân tâm xả hết các tướng ngã pháp giả dối nên gọi là thật tướng bát nhã.
Bát nhã là chân không co nên không văn tự lời nói nào của thế gian có thể
so sánh được. Giác ngộ được bản thể của chân tâm tức là giác ngộ chân không bát
nhã. Chân tâm là khế kinh của chư Phật. Vì thế mọi chữ nghĩa trong khế kinh đều
là chân tâm của chư Phật. Chúng sinh theo Phật tu hành đến khi nào khế hợp chân
tâm sẽ được như chư Phật không hề sai khác.