Thứ Tư, 9 tháng 1, 2013

LUÂN XA !!!



Sự thật về luân xa?
Trước khi đức Phật Thích Ca thuyết pháp ở Ấn độ, có nhiều phái ngoại đạo xuất hiện. Trong đó là ngoại đạo Bà la môn nói về ba ngôi thượng đế: Đại phạm thiên vương (Bratma), Tự tại thiên vương (Vichnu), Đại tự tại thiên vương (Shiva). Theo giáo phái Ríc vê đa nói về kinh Vê đa (Phệ đà) của đạo Bà la môn thì ba ngôi thượng đế này có Bratma là đấng sáng tạo, Vichnu là đấng trưởng thành, Shiva là đấng hủy diệt. Đó là cái thuyết hữu thủy nguyên nhân đầu tiên là Bratma, và thuyết hữu Chung nguyên nhân sau cùng.
Đến đời đức Phật có phái thờ thần lửa gọi là thờ thần Vi đà và phái định mệnh Ni-kiền-tử (Nicanđa) là một trong sáu phái lục sư ngoại đạo.
Phái thờ thần lửa Vi-đà khởi đầu cho việc khai mở luân xa. Phái này nói có một con rắn lửa gọi là Kun-đa-li-ni ở huyệt trường cường đầu xương cụt là đốt xương sống đầu tiên ở hậu môn. Luyện tập hít thở để làm cho con rắn lửa này đi lên theo xương sống lên đến óc gọi là hỏa hầu quy nguyên ( Lên óc gọi là quy nguyên) Trong quá trình này thì có 7 trung tâm ở phía mặt trước người là nơi tập trung khí đưa ra huyệt trường cường để kích động con rắn lửa này lên óc thì sẽ gọi là đắc lục thông.
Mỗi một huyệt của 7 huyệt tiêu biểu cho 7 luân xa. Mỗi một luân xa có hình như một hoa sen có nhiều cánh như sau:
1.    Huyệt Hội âm là điểm giữa khoảng cách từ bộ máy sinh dục đến hậu môn. Hít thở kích thích khí vào đó thì có thần thông có thể bay lên cao gọi là thần túc thông. Đây là luân xa số 1.
2.    Huyệt Khí hải ở trên huyệt hội âm nằm giữa đường khoảng cách bằng hai đốt ngón tay giữa của từng người từ rốn đến dưới rốn. Đây là luân xa số 2. Khi thành công khích thích khí vào thì có thần thông gọi là túc mạng thông: Biết được kiếp trước của mình và của người khác
3.    Huyệt đản trung ở cơ hoành giữa bụng và ngực theo chiều ngang và chiều dọc ở giữa hai vú. Giao điểm của hai đường ngang dọc này là huyệt Đản trung. Đây là luân xa số 3. Kích thích khí vào luân xa này thì có thiên nhĩ thông nghe được âm thanh xa.
4.    Huyệt thiên đột ở hõm cổ. Đây là luân xa số 4. Kích thích khí vào luân xa này thì có tha tâm thông biết được ý nghĩ của người khác.
5.    Huyệt Ấn đường. Ở giữa hai lông mày và giữa sống mũi. Giao điểm của hai đường ngang dọc này là luân xa số 5. Kích thích khí vào huyệt này thì có thiên nhỡn thông mắt nhìn được rất xa.
6.    Huyệt Cự Khuyết ở giữa rốn là luân xa số 6 cũng có tác dụng hỗ trợ cho huyệt hội âm làm tăng thêm khả năng của thần túc thông.
7.    Huyệt Bách Hội giữa đỉnh đầu là giao điểm đường dọc từ sống mũi lên, đường ngang từ hai đầu tai lên. Huyệt này Đạo Bà la môn gọi là bông hoa sen nghìn cánh. Kích thích khí đưa lên huyệt này thì gọi là đắc đạo thành thần sinh lên các cõi trời của ba ngôi thượng đế trên.
Khi đức Phật thuyết pháp có nhiều người theo đạo bà la môn quy y Phật. Các lý do này đối với từng người như sau: Hai ông A-la-la và Ất-đâu-ram-pu đầu tiên tu theo phép này nhưng vì chấp rỗng không nên lạc vào định của 4 cõi trời vô sắc giới. Các ông Xá-lợi-Phất, Mục-kiền-liên, Tu-bồ-đề, Ca-chiên-diên. Nghe đức Phật giảng về cái thân bất tịnh trong tứ niệm xứ giác ngộ ngay các luân xa là giả dối. Sau đó tu theo tứ diệu đế và đều đắc quả A-la-Hán. Ông Maha Ca-Diếp là người tu theo đạo thần lửa Vi-đà cũng giác ngộ tứ niệm xứ sau đó tu theo pháp môn Viên thông Ý Thức thành Tổ sư đệ nhất Thiền tông ấn độ. Sau này đến đời 28 là Đạt Ma tổ sư. Thiền Tông chủ yếu lấy Kinh đại Bát nhã là biệt giáo Đại thừa làm căn bản.
Các luân xa này thực chất ứng với mạch khí dương ấm ở xương sống và mạch khí âm mát ở trước mặt. Sự thực có 12 huyệt đạo tương ứng với 12 giờ từ tí đến hợi theo ấn độ là từ cung tỳ la ( thái ất) là giờ tý, phạt chiết la ( thiên Cương) giờ Sửu,…cho đến cuối cùng là tỳ yết la ( thái Sung) là giờ hợi nhưng quy theo quẻ kép chu dịch có ý nghĩa cụ thể như sau:
1.    Giờ Tý huyệt trường cường đầu xương sống gần hậu môn là quẻ Địa Lôi Phục. Quẻ này khí dương mới phục hồi nên còn non yếu. Nếu ăn uống bừa bãi dễ sinh bệnh vì hóa thành cách họa hại.
2.    Giờ Sửu huyệt Thận Du ở xương sống đối xứng với huyệt Khí hải ở trước. Huyệt này là quẻ Địa Trạch Lâm: Khí dương bắt đầu mạnh lên nếu ăn uống đúng cách thì là cách thiên Y là cơ bản cho sức khỏe.
3.    Giờ Dần Huyệt mệnh môn ở xương sống đối xứng với rốn ở phía trước. Huyệt này là qủe Địa Thiên Thái là quẻ Diên Niên nếu ăn uống đúng cách sức khỏe ổn định.
4.    Giờ Mão Huyệt Thần khuyết ở xương sống đối xứng với huyệt đản trung ở giữa ngực phía trước. Huyệt này là quẻ Lôi thiên Đại Tráng. Ăn uống đúng cách là sức khỏe đến mức đỉnh cao trong đời người.
5.    Giờ Thìn Huyệt ở đầu đốt xương sống đầu tiên gần gáy cổ. Đây là quẻ Trạch Thiên Quải. Quẻ này có tính cách quyết định cho tuổi thọ cao thấp. Ăn uống đúng cách tuổi thọ cao vì là quẻ sinh khí.
6.    Giờ Tỵ Huyệt Á môn ở hõm gáy sau đầu đây là quẻ Bát thuần Càn có cách quyết định cho số mệnh. Nếu ăn uống sai cách dễ bị tai họa là mắc các bệnh mù điếc câm ngọng
7.    Giờ Ngọ Huyệt Bách hội giữa đỉnh đầu quẻ Thiên Phong Cấu. Nếu là ăn uống sai cách sẽ bị điên cuồng vì huyệt này là quẻ họa hại có năm hào dương nhưng hào 1 cuối cùng lại là hào âm.
8.    Giờ Mùi Huyệt thiên đột hõm cổ là quẻ Thiên Sơn Độn. Quẻ này là cách thiên y nếu ăn uống đúng cách. Nếu ăn uống sai cũng hóa thành người điên cuồng như nghĩa chữ độn là chạy trốn và ẩn nấp.
9.    Giờ Thân huyệt Đản Trung giữa ngực, Huyệt này ứng với quẻ Thiên Địa Bĩ. Ăn uống sai cách thì sẽ có nhiều sự si mê bế tắc trong đời gọi là Bĩ. Ăn uống đúng cách thì còn có duyên tốt trong tương lai nên gọi là Diên Niên.
10.        Giờ Dậu là huyệt Cự khuyết huyệt này ứng với quẻ phong địa quán ( ở giữa rốn). Quẻ này là quẻ ngũ quỷ ăn uống sai cách sẽ bị năm loại quỷ Kim thủy mộc hỏa thổ ám nhập gây thành tai họa cho người luyện tập.
11.        Giờ Tuất là huyệt Khí Hải dưới rốn hai đốt ngón tay giữa. Huyệt này ứng với quẻ Sơn Địa Bác. Ăn uống sai cách sẽ mắc bệnh nặng gọi là Bác nghĩa là đổ vỡ rơi rụng rất lớn. Ăn uống đúng cách thì có sinh khí mới. Sinh khí này kích thích cho việc xuất hồn vì tập trung khí từ huyệt này linh hồn sẽ bay ra khỏi huyệt Bách Hội bằng cách tụ khí ở huyệt này. Linh hồn bay ra tiếp xúc với các thần ở 4 cõi trời sắc giới. Sau khi chết sẽ sinh về một trong 4 cõi trời này.
12.        Giờ Hợi huyệt hội âm. Huyệt này ở giữa hậu môn và bộ máy sinh dục. Vì là quẻ Bát thuần khôn ăn uống đúng cách là nghĩa thuận nghĩa là thuận sinh khí thì khỏe mạnh. Ăn uống sai cách tà khí nhiễm vào có hai loại: Tà khí hư âm mắc bệnh dâm dục cuồng loạn. Tà khí hư dương mắc bệnh điên cuồng. Đó là cái nghĩa chữ nghịch của quẻ thuần Khôn biến thành hư âm. Nghịch là khí âm đi ngược lên đầu gọi là rối loạn luân xa sẽ sinh ra tai họa lớn.
Sự tương ứng ở các huyệt giờ Hợi, Giờ Tuất, giờ Dậu, Thân, Mùi, Ngọ, Tỵ ứng với 7 Luân xa sẽ có nguy hiểm như trên nói, nếu ăn sai cách.
Ăn uống đúng cách theo luật khai mở luân xa chân chính là phải ăn chay tuyệt đối. Vì ăn chay tuyệt đối mới đoạn tuyệt hẳn được tình dục mới đủ điều kiện sinh lên các cõi trời không có tình dục chính là 4 cõi trời từ sơ thiền đến tứ thiền sắc giới. Ăn sai cách sẽ mắc các bệnh như đã nói ở 7 giờ tương  ứng với 7 luân xa nói trên.
Riêng phép luyện rắn lửa Kun-đa-li-ni ở huyệt trường cường của đạo thờ thần lửa cũng rất nguy hiểm vì ăn sai cách sẽ sốt rất cao gọi là tẩu hỏa nhập ma nghiã là khí chân dương trong người bốc lên đầu ra hết bên ngoài từ huyệt Bách hội ở giữa đỉnh đầu. Lúc đó người lạnh giá như băng chết ngay lập tức. Có lúc thì hàn khí lạnh lẽo trong người tụ hết ở huyệt hội âm làm cho người đó cũng hóa thành chứng gọi là hàn ngộ hàn tắc tử: người lạnh như băng đờ đẫn không còn nhận biết được gì nữa. Đây là cái chết từ từ gọi là chết lâm sàng.
Sau này vào khoảng thế kỷ thứ 15 sau công nguyên đạo bà la môn thay đổi quy 3 ngôi thượng đế từ trước nói gọi là Ít-va-ra là nhất nguyên thượng đế. Hiện tượng này cũng như các ngoại đọa khác có trên thế giới hiện nay. Sau đó lại nói thượng đế ban cho cái khí tốt gọi là Pa-ra-na là nguồn sinh khí của thượng đế. Ai mở được luân xa thứ nhất cho đến luân xa thứ 7 đều tiếp thu được sinh khí này và lên thiên đường ở với thượng đế sau khi chết. Đến thế kỷ thứ 19 có hai người: 1 là ông Đại tá lục quân Mỹ tên là Ôn-cốt, 2 là bà kỹ sư cơ khí người Anh tên là A-lếch-xăng-đa-vít. Hai người này kết hợp với một thầy ba la môn ấn độ tên là Kít-si-na-mu-ti thành lập ra liên đoàn thông thiên học thế giới. Liên đoàn này trụ sở ở thủ đô Niu-đe-li Ấn độ. Gọi là thông thiên học nghĩa là luyện tập khai mở luân xatheo phép thu khí prana vào 7 luan xa khi thành công hiểu rõ việc trên trời, hiểu rõ ý trời nên gọi là thông thiên học.
Thông thiên học thực sự là một việc gán ghép hỗn độn lý thuyết này như sau:
1.    Đấng tạo hóa là chúa tể sinh ra vũ trụ, ban phát khí pa-ra-na cho tất cả mọi nơi, mọi loài.
2.    Đấng thái dương thượng đế theo lệnh của đấng tạo hóa cai quản một thái dương hệ
3.    Đấng Ngọc hoàng thượng đế cai quản loài người ở quả đất này.
4.    Đức Phật thích Ca mâu ni theo lệnh của 3 đấng trên truyền Phật giáo nguyên thủy ( Te ra va ra) cho mọi người
5.    Đấng đại tiên theo lệnh của 4 đấng trên đi truyền phép khai mở luân xa
6.    Các vị Bồ tát theo lệnh của 5 đấng trên giúp người khai mở luân xa
7.    Các vị chân tiên theo lệnh của 6 đấng trên giúp người khai mở luân xa
7 đấng này là 7 bậc của 7 tầng tiến hóa của tất cả các loài.
Do đó đây cũng là cách mà sau này các đạo ở đồng bằng sông cửu long xuất hiện cũng có cách nói gần giống như thế biến tướng thành cái gọi là tam giáo đồng nguyên. Sau đó thờ tất cả các vĩ nhân ở nhiều nước trên thế giới gọi là hòa đồng tôn giáo.
Những người này nói như những người theo Phật giáo nguyên thủy nghĩa là không cần ăn chay cứ ăn thịt uống rượu bình thường cũng mở được luân xa. Đó là sự sai lầm lớn vì làm cho loạn khí trong người. Sự loạn khí này nghĩa là làm cho khí âm hư đi từ huyệt hội âm lên đến huyệt bách hội trái với cái luật khí chân âm phải đi từ trên xuống dưới. Lại làm cho khí dương hư đi ngược từ trên đỉnh đầu xuống huyệt hội âm trái với cái luật khí chân dương phải đi từ dưới lên trên.
Khi cách đây hơn 4000 năm vua Phục hy làm ra tiên thiên bát quái, vua Thần nông định ra phép tắc phong thủy, Vua Hoàng đế định ra phép chữa bệnh cứu người thì ở sách Hoàng đế nội kinh tố vấn đã chỉ rõ khí dương đi từ dưới lên trên. KHí âm đi từ trên xuống dưới. Đây là cách luyện khí công đúng như kinh trung A hàm của tiểu thừa nói: Hít vào quán tưởng khí âm mát là chân âm đi từ đỉnh đầu xuống gan bàn chân. Khi thở ra quán tưởng khí dương ấm áp là chân dương đi từ gan bàn chân lên đến đỉnh đầu. Khoảng cách hít vào và thở ra nhịp nhàng đều đặn gọi là nhập chân âm mát cân bằng với xuất chân dương ấm. Khi khí âm đến huyệt hội âm thì chuyển sang huyệt trường cường đầu xương sống gần hậu môn gọi là khí âm mát chuyển hóa thành khí dương ấm. Lúc đó người tập nên co hậu môn lên bằng cách thóp bụng để giúp cho quá trình chuyển hóa này thành công. Trong khi hít vào thở ra luôn luôn để đầu lưỡi chạm hai hàm răng chạm nhau là để cho mạch khí dương gọi là mạch đốc lưu thông với mạch khí âm gọi là mạch nhâm. Âm dương thông suốt thì khí nào đi vào tạng ấy như khí màu trắng là khí dương đi vào phổi, khí màu đỏ là khí dương đi vào tim. Cả hai khí này đưa lên bộ óc làm cho người tỉnh táo sáng suốt. Khí màu xanh là khí âm đi vào gan mật. Khí màu vàng là khí âm đi vào dạ dày lá lách. Khí màu tím là khí âm đi vào hai quả thận. Lúc đó là lúc gọi là dẫn khí quy nguyên nghĩa là thận thuộc quẻ khảm rút đi cái hào giữa là hào dương đi lên tim là quẻ Ly. Hào dương này thay thế cho hào giữa của quẻ Ly là hào âm, ở tim. Như thế hào âm đi xuống thận thành hào giữa của quẻ khôn. Hào dương đi lên tim thành hào dương của quẻ càn. Vậy nhập âm xuất dương là cách dẫn khí quy nguyên biến thượng khí của quả tim từ quẻ Ly hóa thành quẻ Càn gọi là khí thượng thiên. Biến hạ khí của hai quả thận từ quẻ khảm hóa thành quẻ khôn gọi là khí hạ địa. Trên thiên dưới địa là thuận lý thượng dương hạ âm. Bất cứ ai dù luyện tập hay không luyện tập khí công thì khí vẫn vận hành theo quy luật này. Chỉ có chỗ khác nhau là người tập luyện khí công thì khỏe nhiều hơn, người không tập khí công nhưng ăn uống điều hòa thì khỏe ít hơn. Người ăn uống sai cách mà không tập luyện thì sức khỏe yếu. Các sư Tổ thường khuyên cứ nên hít thở theo cách hít vào sâu dài, thở ra nhanh. Hít vào bụng phình ra sau đó đưa khí lên ngực làm cho ngực nở ra, tiếp theo thóp bụng thở ra quán tưởng các khí độc trong người bị tống ra ngoài cho hết. Thế là cách thở đơn giản nhất thích hợp với nhiều người có trình độ cao thấp khác nhau. Từ cách này thiểu dục nghĩa là giảm bớt tình dục thì vẫn có khả năng sinh lên các cõi trời tứ thiền sắc giới là hữu lậu thiện của thế tục.
Sau đó nếu quy y tam bảo luyện tập khí công theo phép viên thông về tỵ căn của đức Phật thích ca dạy ông bàn đặc ca thì chữa được chứng đần độn hay quên sau đó sẽ đắc quả A la hán thoát khỏi kiếp luân hồi. Hoặc tu theo phép viên thông về tỵ thức của Đức Phật Thích Ca dạy ông Tôn đà la nan đà thì sẽ diệt trừ tâm tham muốn tình dục, lại quán hơi thở là hào quang màu trắng ra vào ở hai lỗ mũi. Hít vào quán tưởng mình và tất cả mọi vật xung quanh hóa thành vô tướng. Thở ra quán mình và mọi vật xung quanh hóa thành có tướng. Như thế các tướng liên tục là bất sinh bất diệt. Đồng thời cũng gọi là quán sắc tức thị không, không tức thị sắc như khế kinh Bát nhã tâm kinh và khế kinh đại bát nhã của biệt giáo Đại thừa dạy. Đó là con đường giản dị nhất chắc chắn nhất để minh tâm kiến tính hay trực chỉ nhân tâm kiến tính thành Phật. Đây là phép khí công khai mở lục thông chân chính tốt đẹp nhất vì có cơ sở chính là chân tâm bất sinh bất diệt làm chỗ y trụ tốt nhất. Như thế không bị tẩu hỏa nhập ma, không bị hàn ngộ hàn tắc tử chắc chắn sẽ siêu phàm nhập thánh đắc các đạo quả từ tiểu thừa cho đến tối thượng thừa. Vĩnh viễn thoát ly luân hồi đời đời giải thoát an vui. Sẽ nhận ra một điều chân lý là tất cả thần thông chân chính từ chân tâm hiện ra. Thần thông mê lầm là dựa vào các huyệt đạo luân xa của cái thân bất tịnh gây ra. Vì nguồn gốc bất tịnh cho nên kết quả là vô thường giả đối.
Khế kinh kim cương bát nhã ngày xưa được các sư Tổ thiền phái trúc lâm đời Trần giảng dạy cho các đệ tử đồng thời cũng làm đề thi cho các hội thi tiến sĩ chấm đến đệ nhất tiến sĩ là đỗ trạng nguyên ( Tổ đệ tam phái trúc lâm là Huyền quang chính là trạng nguyên Lý Tiến Đạo đời vua trần Nhân Tông). Khế kinh kim cương chỉ rõ lý tứ cú kệ là:
1.    Quán cái thân không thật có gọi là đệ nhất kệ thân không.
2.    Quán cái tâm bất khả đắc gọi là đệ nhị kệ tâm không
3.    Quán cái ngã do thân tâm giả dối tạo thành gọi là đệ tam kệ ngã tướng không
4.    Quán các pháp 7 đại hình tướng tạo thành cái ngã của chúng sinh và hình tướng của thế giới chúng sinh đang sinh sống ở đó gọi là đệ tứ kệ pháp tướng không.
Từ bốn cái không tướng này xả được cái chấp bốn tướng đó sẽ nhập bản tính vô vi. Do đó khế kinh kim cương bát nhã nói các bậc thánh hiền đại thừa tùy theo vô vi mà tu đắc khác nhau. Sau đó là quy về vô thượng chính đẳng chính giác tức là thành Phật. Vô vi là pháp bất sinh bất diệt chính là Phật tính thường trụ. Chính là thanh tịnh pháp thân. Chính là bản thể chân không. Đây cũng gọi là Chân Như nghĩa là chân thật không hề biến đổi. Con đường chân chính này là tương lai tươi sáng của tất cả chúng sinh nên chọn và nên thực hành mãi mãi.

Giác ngộ giải thoát



GIÁC NGỘ , GIẢI THOÁT 
----------------------------------------------------------------
GIÁC rồi thấy sự vô - thường,
NGỘ bao vọng niệm vẫn thường che Tâm.
GIẢI đi những kiến thức lầm,
THOÁT vô minh đã giam cầm Chân Tâm.
( Quảng Kiến)

Phần 1: Bàn về Giác Ngộ
Chúng ta thường bàn về giác ngộ, vậy là giác ngộ cái gì?  Đối với con người chúng ta thì có thân và tâm. Thân tâm cũng như vạn vật trong pháp giới được cấu tạo bởi bảy đại: địa thủy, hỏa, phong , không, kiến, thức. Trong đó hai đại Kiến và Thức thuộc về Tâm còn năm đại trước thuộc về thân. Như vậy chúng ta giác ngộ chỉ là giác ngộ cái thân và cái tâm. Bản chất là thấy được cái thật tính và thật tướng của thân và tâm.
Đầu tiên giác ngộ cái thân này giả, giả ở việc thân do tứ đại kết hợp lại mà thành. Bốn đại địa, thủy, hỏa, phong do duyên hợp lại thành cái thân hoàn chỉnh, khi hết duyên thì tan rã hoặc biến dạng hiện tướng là sự phù nề ( địa biến dạng), cảm lạnh ( thủy), bệnh sốt ( hỏa), bệnh tê thấp ( phong). Nhận thức được rõ ràng cái thân là giả, do duyên hợp mà gọi là tạm có.
Kế đến giác ngộ tâm sinh diệt là giả. Tâm sinh diệt bởi chấp ngã tướng và chấp pháp tướng. Từ cái vọng tưởng là sự phân biệt đối đãi mà có sinh có diệt theo vọng của sáu căn với sáu trần. Cái tâm biến đổi như huyễn như hóa không thật nên gọi là giả.
Biết hai cái đó giả rồi thì sự tu hành dễ như trở bàn tay. Sở dĩ chúng ta tu chậm tiến là vì cứ nhớ những chuyện liên hệ tới thân tạo ra vọng thức là cội gốc của tưởng-ấm. Hôm qua mình bị ai mắng, hoặc làm ăn thất bại, tiền của suy giảm, lý luận với ai bị thua, làm sao cho hơn họ…, cứ nhớ đi nhớ lại những thứ ấy. Do chấp thân, chấp tâm nên ngồi đứng không yên. Khi đã biết thân giả, biết tâm sinh diệt giả dối thì cái tâm chúng ta sẽ được yên ổn.
          Như vậy Giác là thấy tướng thân và tướng tâm không thật có, Ngộ là thấy được thân tâm biến đổi như huyễn như hóa là vọng tưởng không thật. Khi tu hành dẹp hết các vọng tưởng đối đãi thì thể nhập được trí vô sai biệt bình đẳng. Mặc dù biết tất cả sự vật tuy huyễn hóa, tuy không phải là tính chân thật nhưng do chúng ta mê muội thì lại đối đãi biến ra nhiều tướng sai khác giả dối ở cái thế giới của chúng ta. Do đó Bồ tát phải làm việc công đức để giáo hóa chúng sinh từ bỏ cái tướng đối đãi giả dối để tạo thành chính niệm diệt hết vọng niệm. Được như thế gọi là giác ngộ.
Như vậy Giác Ngộ dễ hay khó? Chỉ đổi cái thấy thôi. Giả biết giả, chuyện đó hợp lý trăm phần trăm sao lại nói khó! Lâu nay chúng ta đi trong mê nhiều kiếp nhiều đời rồi, nên bây giờ chuyển lại giác khó, chớ không phải chuyện tu khó. Thấy thân thật chuyển qua thấy thân giả chừng bao lâu? Tích tắc chỉ cách nhau một hơi thở! Kinh Kim Cương Phật nói, giả sử có người đem của bảy báu nhiều bằng núi Tu-di bố thí, không bằng người trì bốn câu kinh Kim Cang. Nhẹ làm sao! Trì tụng bốn câu kinh Kim Cương có khó gì? Còn của báu chất bằng núi Tu-di, muôn kiếp mình cũng chưa làm được nữa.
Tứ cú kệ Kinh kim cương:
                    KHÔNG THÂN
KHÔNG TÂM
KHÔNG PHÁP
KHÔNG NGÃ
Vậy tại sao Phật lại nói thế? Đó là để chỉ dạy chúng ta mê thân thật thì mê cảnh thật, mê tất cả sự vật hình tướng bên ngoài đều thật. Nhưng thật ra những gì có tướng đều do duyên hợp, tạm bợ, đủ duyên còn, hết duyên mất, chớ không còn mãi. Vậy được bao nhiêu cái giả đi nữa cũng chỉ là giả. Đem cái giả tạm đổi lấy cái thật thì không có gì sánh nổi. Trì bốn câu kinh Kim Cang tức là nhận và sống với cái thật của mình.

Đức Phật còn nói đem thân mạng này bố thí hết đời này qua đời khác, bao nhiêu đời cũng không bằng trì bốn câu kinh Kim Cang. Chúng ta nghe không sao hiểu nổi. Nhưng có gì lạ đâu, vì tất cả sinh mạng của chúng ta hiện giờ chỉ mấy chục năm rồi hoại, không thật. Còn bốn câu kinh Kim Cương là chân lý, là lẽ thật muôn đời không thay đổi. Nắm được chân lý thật mà sống thì mới siêu thoát, vượt hơn tất cả. Nếu chúng ta nhìn sự vật đúng với con mắt thức tỉnh thì kinh Phật nói rõ như ban ngày, không có gì nghi ngờ hết.

Trông sao ta thấy có cao
Nếu cao hơn nữa hết sao là gì?
Vàng ròng dưới đất tí ti
Để thành thỏi lớn phải thi nhau đào
Vượt lên tất cả cái nào
Tâm thành tất cả hãy vào Chân Tâm.
( Quảng Kiến)

Con người thế gian  sống trong pháp hữu lậu hữu vi thấy trời tưởng như là cao lắm, Đức Phật giác ngộ pháp giới tính là đắc toàn thể toàn dụng. Chỉ bày cho chúng sinh biết có 33 tầng trời, tầng thấp nhất chúng sinh ở đấy thọ hàng vạn tuổi, tầng trời trên lại có số tuổi thọ gấp hàng vạn tầng dưới. Mặc dù là sống có lâu như thế những các vị ở cõi trời vẫn trong vòng luân hồi, sống trong vòng sinh diệt khổ não chưa có giải thoát. Con người ở trên trái đất thì bị cảnh Trần dẫn dụ mà tạo tác gây nghiệp ở nơi thân, khẩu, ý. Tranh giành nhau của cải vật chất, vọng tưởng danh vọng không nhẫn được với các thói quen mê lầm ( Ngoại nhẫn), không nhẫn được với các ham muốn của ngũ dục là Tài, sắc, danh, thực, thuỵ ( Nội nhẫn). Chúng sinh trong vòng hữu lậu hữu vi này sống chết Liên tục gọi là luân hồi, may nhờ có chư Phật Bồ Tát từ bi thị hiện giáo hoá bằng các phương tiện thiện xảo, giúp cho giác ngộ được Chân Tâm bất sinh bất diệt mà xa rời các pháp thế gian tiến lên xuất thế gian giải thoát mọi khổ đau phiền não.

Nhà Phật dạy chúng ta giác thẳng nơi con người, chớ đừng tìm cầu bên ngoài. Nếu giác thẳng con người rồi thì ở ngoài cũng giác, nếu mê con người thì ở ngoài cũng mê . Cho nên trọng tâm đặt ở con người. Tất cả chúng ta học Phật là học đạo giác ngộ, mà không chịu giác thì không biết học cái gì? Có người càng học lại càng mê, nên mới đi cúng chỗ này chỗ kia, cầu xin ông này bà nọ đủ thứ hết. Đó là sai lầm lớn của người học Phật. Đạo Phật là con đường, là phương pháp đưa chúng ta tới giác ngộ. Đã đi con đường giác ngộ mà lại trở thành mê, thật không có lý chút nào.


PHẦN 2: BÀN VỀ GIẢI THOÁT
Nay bàn về Bát Nhã tâm kinh, có câu: 
"Quán tự tại Bồ tát hành thâm Bát nhã Ba La Mật đa thời chiếu kiến ngũ uẩn giai không. Độ nhất thiết khổ ách..." 
Ý nghĩa của việc giải thoát của chúng sinh chính là việc thoát tất cả khổ đau phiền não, thoát cái khổ luân hồi trong lục đao. Bồ Tát tức là chúng sinh hành đạo để viên mãn các công đức ( Đức Phật là Giác ngộ toàn thể toàn dụng của pháp giới, còn Chư vị Bồ Tát mới là tuỳ phần giác ngộ). Câu nói "...Chiếu kiến ngũ uẩn là không..." phải hiểu là do vọng tâm tạo thành sắc tướng, rồi sinh ra có cảm giác ( thọ) từ sự hợp ly, cái tâm phân biệt làm cho tâm niệm dao động không ngừng, ban ngày là tâm tưởng ban đêm là mộng mị ( tưởng uẩn ), cái dòng tâm tưởng liên miên không ngừng nghỉ theo cái vọng (hành uẩn) tạo ra sự luyến lưu về hình tướng, âm thanh, ý niệm ( thức uẩn). Tỏ được cái ngũ uẩn là do vọng niệm khởi ra thì cái tâm niệm huyễn hư lăng xăng biến mất, khi đó chúng ta trở về với bản  tính Diệu Minh, gọi là giải thoát các phiền não mê lầm. Tính Diệu Minh là bản thể Chân Như, cái Tâm thanh tịnh có sự tỏ rõ nguồn gốc của sự vật là tính MInh, lại hoá hiện ra pháp giới là Tính Diệu. Có chúng sinh bởi vì có sự nhầm lẫn của tâm ở chỗ coi Tính Minh là Giác nên hình thành cái năng Giác đối đãi với Tính Diệu là năng Sở. Có tâm năng sở đối đãi là có sự ngăn ngại mê lầm. Nhận biết được bản Tâm có đầy đủ tính Diệu Minh thì không có mê lầm cũng gọi là được Giải thoát. (Gọi là giải thoát là tạm nói khi còn mê chứ thật ra không có gì gọi là giải thoát cả. )
Vì chúng ta theo vọng tâm đồng với nhau mà có các cảnh giới tương ứng hoá hiện, rồi chấp trước ngã tướng, pháp tướng mà lăn trôi trong các thế giới vọng niệm ( lục đạo). Phàm phu chúng ta muốn giải thoát, thoát khỏi sự huyễn hư chỉ cần theo Bát Nhã tâm kinh hành Bồ Tát hạnh là tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn. Tự giác là giác cái bản tâm vốn thanh tịnh mà trừ bỏ mê lầm, giác tha là phát tâm Bồ đề, tha thiết thành tựu chính đẳng chính giác để có đầy đủ phương tiện cứu độ chúng sinh ( chúng sinh ở đây chính là các vọng tâm biến hiện) . Việc vừa tự giác vừa giúp chúng sinh giác ngộ là hành hạnh Đại thừa Bồ Tát cũng gị là viên mãn công đức ( Công là công phá cái mê lầm của mình và của chúng sinh, Đức là trở về với bản tính vô phân biệt bình đẳng. Vậy hành thế nào để được giải thoát?. Đây là quá trình chúng ta quán nguồn gốc của sự vật. Sự vật đều do tâm tạo, tâm vọng tạo nên thế giới của chúng sinh. Chúng sinh đồng vọng nên là đồng loài, đồng loại. ( Vọng của người khác với cá nên cảnh giới và môi trường sống khác nhau.) Thấy được cái vọng tức là chúng ta có được Bát Nhã tức là có được trí tuệ chân thật. Từ đó thấu rõ được Ba La Mật là thấy bản tâm vốn thanh tịnh không có tướng mê ngộ. Khi thấu rõ được tự tính thanh tịnh tâm rồi thì theo duyên mà không đổi, không đổi mà theo duyên. Đây cũng là cái ý niệm chính của câu : Ở đời vui đạo hãy tuỳ duyên của Sơ Tổ Trúc Lâm trong bài thơ Cư trần lạc đạo:
"Ở đời vui đạo hãy tuỳ duyên
Đói ăn khát uống mệt nghỉ liền
Trong nhà có báu thôi tìm kiếm
Đối cảnh Vô tâm hỏi chi thiền."
Vui đạo ở đây là thấy được bản tâm thanh tịnh, tuỳ duyên là không bị cảnh trần hư huyễn dối gạt. Phải hiểu chữ Duyên của Tổ Trúc Lâm nói là chính Duyên không phải vọng duyên. Đem cái tâm thanh tịnh như thế mà vui sống thì gọi là ...Chiếu Kiến...Lại thấy thế giới hoá hiện như huyễn như hoá không thật và tỏ rõ đó là diệu dụng của Chân Tâm. Pháp tướng hiện là giả tạm nên là vô thường, chỉ có bản tính là bất sinh bất diệt. Dụ như nước bình thường thì ở thể lỏng, khi gặp lạnh thì thành chất rắn là đá, khi gặp nóng thì bốc hơi thành thể khí vô hình. Mặc dù ở hình thái nào thì cái tính ướt của nước cũng không mất đi. Cái tính này là tính bất sinh bất diệt. Tính ướt của nước chính là tính Chân Không, cho nên mới nói: Tính thuỷ Chân Không, tính Không chân Thuỷ ý như vậy gọi tắt là Giai Không. 


Bài viết Quảng Kiến có tham khảo các tài liệu từ: Kinh Viên Giác, Kinh Thủ Lăng Nghiêm, Bài giảng của Bác sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám, của HT Thích Thanh Từ, cư sĩ Đồng Tiến…