Chủ Nhật, 7 tháng 8, 2022

KINH KIM CƯƠNG

Kim Cương bộ phá tà

Năng đoạn ngũ-ấm ma

Tà ma từ tâm cả

Năng đoạn tưng-tâm ta


(HhQK)


Đệ nhất nghĩa của Kinh là quan trọng hơn hết vì từ cái hiểu rõ mà thực hành đúng.

Cốt lõi của kinh Kim Cương là nói về 4 cái tướng giả dối:

1 - Thân là tướng giả dối 

2- Tâm là tướng giả dối

3- Ngã là tướng giả dối

4- Pháp là tướng giả dối ( mọi sự mọi vật )

Biết 4 tướng này là giả dối thì cái gì là thật? Đó là sức mạnh vô hình của tâm là thật, khi đã thành Phật cái Tâm này gọi là Như Lai, đắc đạo gọi là Vô thượng chính đẳng chính giác. 

Như vậy Kinh Kim Cương nói đến 4 cái giả và một cái Tâm thật là Như Lai. Như là trước sau vẫn thế không bao giờ thay đổi, Lai là quay lại cõi đời ( lục đạo luân hồi ) để giáo hoá chúng sinh. Quay lại gọi là Lai, trước sau không thay đổi cái tâm chân thật ấy gọi là Như. 

Khi đã đắc đạo rồi thì “ Như lai giả tòng vô sở lai diệc vô sở khứ, cố danh Như Lai” nghĩa là tâm chân thật khi đã đắc đạo thành Phật thì không phải đi đâu, không phải về đâu. Đi về của chúng sinh là theo quả báo ( nghiệp lực ), khi đắc đạo thành Phật thì đã hết tất cả các quả báo tốt xấu thì không có ai, nghiệp lực ma quỷ thần thánh nào bắt mình phải đi đến nơi đâu ngoài cái nguyện của mình, đi hay không là do mình quyết định. Dụ như khi còn nợ tiền thì phải đến trả, khi cho người vay mượn thì mình phải đi thu tiền về. Chúng sanh thì nợ nhiều thứ từ tiền, ân, oán, danh dự, nợ tình cảm, nợ tính mạng… nên phải đến rồi đi để trả để lấy trong vòng luân hồi. Cho nên tu hành là mình đừng có nợ ai và cũng đừng bắt ai phải nợ mình. Khi hết nợ thì tâm mới Như Lai.

“Vô sở lai: là không cần có chỗ quay lại, Vô-sở-khứ: là không cần có chỗ đi” gọi là Như Lai

Kinh có nói “ Như Lai chẳng phải Như Lai mới gọi là Như Lai ”. Đấy là cách nói, hình tướng là giả, còn bản chất ( bản thể ) là thật. Chẳng-phải-là là tướng giả dối, gọi-là là thể chất chân thật. 

“Phật bảo Ngài Tu-bồ-đề: Phàm những gì có tướng đều là hư vọng. Nếu thấy các tướng chẳng phải tướng tức thấy Như Lai”, có nghĩa thấy các tướng chẳng-phải-tướng, nghĩa là thấy được tướng giả dối thì nhận diện được cái Tâm chân thật đó là Như Lai.

“ Hàng-phục-tâm” là nhận diện tướng giả dối ( thân-tâm-ngã-pháp )

“ An trụ tâm” là sống với tâm chân thật không-đến- đâu, không-về-đâu là tâm Như Lai. Không bị cảnh thức ( sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp ) làm cho não loạn.

“ Ưng vô sở trụ, Nhi sinh kỳ tâm” là tâm không theo các tướng giả dối thì Tâm sẽ tự tại đến đi ( tâm Như Lai )

( Hậu học Quảng Kiến )

Còn nữa…