Câu chuyện đối đáp Thiền ngữ của Vua Trần Thái Tông ( Ông Nội của Vua Trần Nhân Tông sơ tổ thiền phái Trúc Lâm Yên Tử )
1. Một hôm Vua đến chùa Chân Giáo, Ngài Tống đức Thành hỏi: Khi đức Thế Tôn chưa rời khỏi cung trời Đâu Suất mà đã xuống cung Vua, vẫn còn ở trong bào thai mà đã độ được cho người xong rồi thời như thế nào?
Vua nói: Thiên giang hữu thủy Thiên giang Nguyệt
Vạn lý vô vân vạn lý Thiên
Dịch thơ: Ngàn sông đáy nước trăng in khắp
. Muôn dặm mây quang vẫn một trời.
Ý nói: Phật tính vốn không có sinh-diệt, đến-đi, giống-khác, có-không đến hình tướng nói năng.Nhưng Phật Tính vẫn đầy đủ vô lượng công đức trí tuệ Vô lậu để cứu độ chúng sinh. Lại không chia thời gian, vị trí, một niềm bình đẳng. Như mặt trăng soi khắp mọi nơi hễ đâu có nước liền có bóng trăng hiện lên. Vậy ai có duyên đều được Phật độ, không hề phân biệt. Khi còn là chúng sinh bị màng vô minh che khuất. Tính Chân thật (Phật Tính) cũng như bầu trời u ám đầy mây đen che kín. Mây đen tan đi thì chỉ còn là cả một bầu trời trong sáng. Cũng như khi chúng sinh phá tan hết màng vô minh (si mê) đi rồi thì giác tính hiện ra, thị hiện thành Phật, cùng với mười phương chư Phật đồng một thể tính chân như bình đẳng ( Quy nguyên vô nhị, yếu thị chư Phật thể giai đồng ).
2. Hỏi: Khi chưa lìa ra khỏi đã được nhờ dạy bảo, lúc ra rồi thì việc đó thế nào?
Vua nói: Vân sinh phục đỉnh đô lư bạch
Thủy đáo Tiêu tương nhất dạng thanh.
Dịch thơ:Ngọn núi kéo mây đen với trắng
Tiếu tương nước tới ánh trong xanh.
Ý nói:Bản tính Chân Như vốn không có sinh diệt. Sự sinh diệt chỉ là giả dối hiện ra như đám mây từ ngọn núi đùn lên, người đứng xa trông thấy có mầu đen và trắng. Nhưng người ở tại chỗ thì không thấy gì cả. Như nước theo thời gian xứ sở chảy đi khắp mọi nơi. Dù chảy đến đâu chăng nữa chất ướt của nước vẫn không hề thay đổi, khi gió yên sóng lặng vẫn trong xanh. Đấy là đạo lý Tùy duyên bất biến.
3. Hỏi:Tạnh rồi trông rõ núi. Mây đi trong hang sáng. Vậy cái gì gọi là ẩn và hiện chỉ một.
Vua nói: Trừ thị Ngã gia chân đích tử
Thùy nhân cam hướng lý đầu hành
Dịch thơ:Phải là dòng giống nhà ta
Người ngoài ai dám vào ra chốn này?
Ý nói: Phải là những người giác ngộ thấy được Chân Tâm, tỏ được Phật tính mới thấu triệt giáo lý Sắc tức là không. Sắc không chỉ là một chứ không phải là hai. Tất cả mọi sắc tướng nhìn thấy trước mắt đều do các cực vi hợp thành. Có đến 825.943 cực vi hợp lại thành một hạt bụi. Cực vi đều có bốn chất: rắn, ướt, nóng, động ( địa, thủy, hỏa, phong) tạo thành. Theo luận câu xá trang 208 bản Viện Phật học Vũ Xương in năm 1934: tất cả núi sông… là các sự tướng đều luôn luôn biến động thay đổi không ngừng, không có chi là vĩnh viễn. Cũng như đám mây ở giữa hư không hiện ra một thời gian rồi lại tan về với hư không.
4. Hỏi: Xưa nay không có đường nào khác, người đi tới nơi cũng vẫn là một, Sao lại có việc Thế Tôn đắc đạo?
Vua nói: Xuân Vũ vô cao hạ
Hoa chi hữu đoản trường
Dịch thơ:Xuân vê mưa khắp gần xa
Cành kia dài ngắn chỉ là tại đây
Ý nói: Những phương pháp Phật dạy mục đích chính là độ cho chúng sinh thoát vòng si me khổnão, vì chỗ hoàn toàn sáng suốt tiêu dao tự tại, hết luân hồi sinh tử, lên ngôi Chính Giác ( thànhPhật) những pháp ấy không phải tự nhiên có, đều do chư Phật ra công gắng sức tìm tòi nghiên cứu.Sau đó tu luyện nhiều đời nhiều kiếp mới chứng được đạo Vô thượng. Lại đem chính Đạo ra dạy bảo chúng sinh đều thành chính quả như chư Phật. Nhưng trình độ hiểu biết ( căn cơ) cũng như tu hành đều không giống nhau. Do đó sự tiếp thu và kết quả cũng lại khác nhau. Không khác chi trời mưa mùa xuân tuy chỉ có một mà cây cỏ cao thấp không đều. Nên sự thấm nhuần nước mưa nhiều ít cũng lại tùy sức từng loài, chính do tại cây chứ không phải tại mưa có thiên vị.
5. Hỏi: Ai ai cũng đầy đủ cả, người nào cũng toàn vẹn rồi. Vậy đức Thế Tôn còn phải vào núi tu Đạo làm gì nữa?
Vua nói: Kiếm vị bất bình khai báo hạp
Dược nhân liệu bệnh xuất kim bình.
Dịch thơ:Thuốc cần trị bệnh nên mở lọ
Bởi thấy bất bình rút kiếm ra.
Ý nói: Chư Phật vì thấy chúng sinh khổ não nên tìm đạo giải thoát để cứu giúp cho. Cũng như các anh hùng thấy sự áp bức bất công mới tìm cách xóa bỏ bất công ấy, để đem lại tự do binh đẳng cho nhân dân. Cũng vì có nhiều tật nên các danh y phải chế ra nhiều loại thuốc chữa bệnh. Vậy khi nào chúng sinh hết khổ thì Phật cũng hết việc cứu khổ chúng sinh. Cho nên kinh kim cương nói: Phật độ vô lượng chúng sinh mà không có một chúng sinh nào được Phật độ cho cả.
6.Hỏi: Trong mắt còn để bụi, trên thịt bị khoét thủng. Như thế thì đối với người tu học đã được phần nào gọi là tu chứng chưa?
Vua nói: Lưu thủy hạ sơn phi hữu ý
Bạch vân xuất trụ bản vô tâm.
Dịch thơ:Suối chảy xuống chẳng thể lên
Mây kia xuất hiện chẳng tên tuổi gì.
Ý nói: Chúng sinh làm việc gì cũng mong cầu phúc lộc danh lợi, sao cho được sung sướng ở cõi người cõi trời. Chư Phật Bồ tát dạy chúng sinh tu theo Đại Thừa, Tâm thân hành Đạo phải không mong cầu chứng Đắc ( Vô đắc ) thì mới chứng Đắc được Đạo Vô sở đắc là Phật quả cao siêu không gì có thể hơn được. Sự chứng Đắc cái “ Vô sở Đắc” này được thể hiện rõ ở nới tu hạnh Bồ Tát, đến mức độ dù thịt bị khoét thủng cũng vẫn không có sân giận, không sinh tâm ưa ghét đối đãi phân biệt. Giống như dòng suối khi chảy xuống núi không có ý muốn mong cầu gì, như mây trắng ra khỏi nguồn gốc và chỗ dựa vốn chẳng có tâm niệm hy vọng gì.
chuyển nhà trọn gói - dịch vụ chuyển nhà - chuyển nhà trọn gói - chuyển văn phòng - chuyển nhà giá rẻ - >>> chuyển văn phòng trọn gói - dịch vụ chuyển nhà - Kính ốp bếp - Xe đạp thăng bằng
Trả lờiXóa