I. Khái quát chung về Quy hoạch kiến trúc chùa Việt Nam
Chùa Việt Nam bao giờ cũng là một quần thể kiến
trúc, gồm các hạng mục công trình được bố trí theo các giải pháp bố cục khác
nhau. Tổ hợp không gian chùa luôn tuân theo nguyên tắc khép kín mang tính hệ thống,
tạo ra một không gian biệt lập với khu dân cư nhưng không quá cách xa để thuận
tiện cho việc tu dưỡng của tăng ni và giáo hoá chúng sinh. Tên gọi các giải pháp quy hoạch này được đặt theo các chữ Hán
có dạng gần với bình diện kiến trúc chùa, cụ thể như sau:
Có chính điện hay thượng điện (gọi
là Đại hùng Bảo Điện), tức là ngôi nhà đặt các bàn thờ Phật, nối thẳng góc với
nhà bái đường hay nhà tiền đường ở phía trước. Nhà bái đường đôi khi được gọi
là chùa hộ, có lẽ vì ở đây thường tôn trí các tượng Hộ Pháp. Một số chùa tiêu
biểu kiểu kiến trúc này là chùa Hà, chùa Bộc (Hà Nội); chùa Nhất Trụ, chùa Bích
Động (Ninh Bình); chùa Trăm Gian (Hải Dương); chùa Dư Hàng (Hải Phòng),...
2.
Kiểu chữ Công (工), Phổ biến hơn là kiến
trúc có nhà chính điện và nhà bái đường song song với nhau và được nối với nhau
bằng một ngôi nhà gọi là nhà Thiêu hương, nơi các vị tu hành làm lễ.
3.
Kiểu chùa chữ Tam (三 ) thông thường là
quy hoạch ba nếp nhà song song với nhau, thường được gọi là chùa hạ, chùa
trung, chùa thượng, như kiểu chùa Kim Liên ở Hà Nội, chùa Tây Phương ở Hà Tây…
4.
Kiểu chùa nội Công ngoại Quốc: Một kiểu chùa khá phổ biến ở miền Bắc Việt Nam là kiến
trúc có hai hành lang dài nối liền nhà tiền đường (hay nhà bái đường) ở trước với
nhà hậu đường có thể là nhà Tổ hay nhà Tăng xá ở phía sau làm thành một hình chữ
nhật bao quanh lấy các kiến trúc khác ở giữa. Kiểu chùa này gọi là nội công ngoại
Quốc. Có nghĩa là phía trong có hình chữ Công (工), còn phía ngoài có cái khung bao quanh như ở chữ Quốc.
Tiêu biểu kiểu kiến trúc này là chùa Cầu (Hội An); chùa Keo (Thái Bình),...
5. Chùa Tháp: Ở một số chùa có bố trí tháp Phật lớn ở trước mặt như
chùa Dâu ở tỉnh Hà Bắc, chùa Phổ Minh ở tỉnh Hà Nam, nhưng một số chùa khác,
các tháp lại ở hai bên chùa hay có vườn tháp riêng. Về cấu trúc của tháp Phật nói chung đều
cấu tạo gồm 4 phần: phần ngầm, đế tháp, thân tháp và ngọn tháp. Phần ngầm có thể
được xây theo hình vuông, lục giác, bát giác hoặc tròn; không gian ngầm thường
nằm chìm hoàn toàn dưới mặt đất nhưng đôi khi có phần nằm trên mặt đất, phần
phía dưới mặt đất (bán âm bán dương).
Đế tháp là phần tiếp giáp với mặt đất của tháp, đỡ toàn bộ
kết cấu phía bên trên. Đế tháp được bổ sung thêm một bệ tháp với những trang
trí lộng lẫy để cho kiến trúc trở nên hùng vĩ.
Thân tháp là phần chính của tháp. Thân tháp là dấu hiệu để
phân biệt các phong cách kiến trúc. Ví dụ dựa vào vật liệu xây dựng thân tháp
và thủ pháp sử dụng vật liệu người ta có thể chia thành: tháp gỗ, tháp gạch bên
ngoài – gỗ bên trong, tháp lấy cột gỗ làm trung tâm, tháp với trụ gạch chính,…
Ngọn tháp là phần biểu thị cho cõi Phật vì vậy mà có vai
trò rất quan trọng. Ngọn tháp thường có dáng thanh mảnh, là đầu chóp của công
trình, nơi cố định rui xà, mái nóc và gờ mái, giúp ổn định kết cấu và ngăn
không cho nước mưa thấm lọt vào bên trong. Ngọn tháp, bản thân đã là một tháp
nhỏ với với 3 phần đế - thân – đỉnh với một cọc ở giữa. Đế thường gồm một bệ đặt
trên một nền phẳng hoặc trên nền cánh sen. Trên phần thân của ngọn tháp thường
có nhiều cái đĩa, tháp càng lớn thì đĩa càng lớn, số lượng đĩa thường là số lẽ.
Trên chồng đĩa là một cái lọng. Trên đỉnh ngọn tháp là một mặt trăng lưỡi liềm
và viên đá quý, đôi khi hạt đá quý được trên hoặc giữa một vật trang trí hình
ngọn lửa. Vật liệu tôn tạo tháp phổ biến là đá tự nhiên và gạch nung. Đó là những
phần kết cấu tiêu biểu nhất của ngọn tháp tuy nhiên ngọn tháp có thể thay đổi
tùy theo những thời kỳ, địa điểm và phong cách tháp.
6.
Ngoài các kiểu chùa
nêu trên có rất nhiều kiểu biến thể căn cứ vào địa hình Sơn, Địa, Hải đảo mà tạo ra các bố cục mang tính sáng tạo có giá trị cao về
phương diện quy hoạch kiến trúc như kiểu chùa tiền Phật hậu Thánh đặc trưng ở
chùa Thầy – Thạch Thất - Hà Nội. Chùa một mái, Chùa Một cột….Một số chùa khác bố
trí gác chuông phía trước, gác chuông phía sau, chùa có gác chuông ngay trên cửa
tam quan, có chùa gác chuông lại ở trên nhà Tổ.
Giải pháp quy
hoạch kiến trúc 6 kiểu chùa nêu trên chủ yếu dựa vào hạng mục kiến trúc chính là
Đại hùng Bảo Điện. Trong các chùa ngoài cụm kiến trúc này ra còn có những hạng
mục khác như: 1. Nhà Tổ: Nơi thờ tượng và kỷ vật của các vị Cao tăng có công
xây dựng và sáng lập chùa; 2. Tăng xá: Thuộc khu nội tự bao gồm các dãy nhà ở
cho tăng ni; 3. Nhà Trù: Khu vực bếp nấu phục vụ cho tăng ni và phật tử; 4.Trai
đường : Khu nhà ăn; 5. Vườn Tháp Tổ: Tổ hợp các tòa tháp lưu giữ xá lợi và di cốt
của các vị tu hành sau khi đã viên tịch; 6.Nhà tọa soạn: Các dãy nhà phục vụ
cho việc soạn lễ cúng dàng của thập phương Phật tử; 7. Gác chuông, gác chiêng;
8. Tam Quan: Tam quan là cổng vào chùa được cấu tạo bởi một tòa nhà với ba cửa
ra vào. Có thể bố trí một tam quan ngoại và một tam quan nội …); 9. Ao, hồ sen:
Góp phần tạo nên phong cảnh sơn thủy hài hòa, tươi đẹp; 10. Giếng chùa: Tạo ra
bởi các mạch nước ngầm trong mát, kiến trúc giếng thường được xây dựng bởi các
vật liệu như đá ong hoặc đá xanh tự nhiên, góp phần tạo nên điểm nhấn đẹp trong
cảnh chùa; 11. Vườn cây, vườn hoa (còn gọi là Hoa viên). Tạo ra thế giới gần
thiên nhiên, tĩnh lặng nhưng tươi đẹp, cây và hoa trong chùa phải được chăm sóc
cẩn thận để phù hợp với cảnh chùa trang nghiêm và thanh tịnh; 12. Tịnh Thất:
Căn cứ vào pháp môn tu hành của từng chùa mà bố trí các tịnh thất nhỏ tại các
không gian yên tĩnh phục vụ cho việc tu hành.
II. Giới thiệu không gian nội thất chùa Việt Nam
Như đã giới thiệu
ở trên, chùa đa dạng thì Phật điện (còn gọi là Đại hùng Bảo Điện) cũng đa dạng
không kém. Cách thức bài trí tượng thờ ở Phật điện Việt Nam cũng biến chuyển
qua thời gian và không gian.
Do lịch sử
truyền nhập Phật giáo, phần lớn chùa Việt Nam là chùa Đại Thừa (Mahayana). Do
đó, nhà chính điện cũng như các tòa nhà khác trong chùa, chúng ta thấy nhiều tượng
Phật ( Buddha), Bồ Tát (Bodhisattva) cùng với các chư thánh tổ, thiện thần hộ
pháp chư thiên khác. Bao gồm cả những tượng thần, tượng Mẫu theo các tôn giáo
khác của tín ngưỡng dân gian. Giới hạn ở bài tham luận này chúng tôi chỉ mô tả
cấu trúc Phật điện điển hình qua việc bài trí tượng thờ trong Chùa Việt. Nếu bố
cục ngôi chùa theo kiểu” Nội công ngoại Quốc” là hình thức phổ biến hơn cả thì nhìn chung chùa bao
gồm một điện thờ hình chữ Công (工), một dãy hành lang
bao quanh ba mặt và một sân rộng. Khu trung tâm là điện thờ Phật của chùa,
thông thường bao gồm ba ngôi nhà nằm kế tiếp nhau, lần lượt là nhà Thiêu hương
– Thượng Điện – Nhà tổ, Mẫu…
1.
Ban Đức Ông ở bên trái
tiền đường, tượng có y phục theo lối võ quan, hai bên tượng có hai vị thị giả.
2.
Ban Thánh hiền ở bên
phải tòa Tiền đường, mặc áo cà sa vàng, đội mũ Liên hoa Thất Phật, chân dung hiền
hòa, tươi tắn, bên cạnh có hai vị thị giả.
3.
Tượng Bát bộ Kim
Cương: Là vị có phiếm thần, gồm tám pho tượng đứng hai hàng hai bên gian Thiêu
hương là không gian thêm phần uy nghiêm. Các tượng có dáng đứng và chi tiết
khác nhau nhưng đều mặc áo giáp trụ, mũ kim khôi, đi hia, cầm binh khí.
2.
Bài trí tượng trong
tòa Thượng điện:
Tòa thượng điện còn gọi là Tam Bảo
hay đại hùng bảo điện, gồm nhiều tượng phật đặt trên các bệ xây từ thấp đến
cao, tượng trưng cho sự tu hành và đắc đạo của Đức Phật đồng thời biểu hiện các
triết lý của Đạo Phật. Nghĩa của Đại hùng: Thắng nhân giả anh, Thắng kỷ giả
hùng (thắng được mình mới là bậc địa hùng).
Hệ thống
bài trí tượng phổ biến trong thượng điện (xem sơ đồ)
1.
Lớp thứ nhất: Trên cùng
là tượng Tam thế, tên đầy đủ là Tam thế tam thiên Phật, nghĩa là Ba nghìn vị Phật
thời quá khứ hiện tại tương lai, trong đó Thiên (ngàn) là con số phiếm chỉ
không đếm được.
2.
Lớp thứ hai: Bộ tượng
Di đà tam tôn mang tính chất tuyên ngôn cho Phật giáo bởi đại diện cho từ tâm
và trí tuệ. Trong đó, Phật Adiđà ở giữa thể hiện tám tính (bát đại) phân thân
biểu hiện thành ngài Quán Thế Âm Bồ Tát bên trái thể hiện bốn tính thuộc từ tâm
là Đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả và
ngài Đại Thế chí Bồ tát thể hiện bốn tính thuộc trí tuệ, Đại hùng, đại lực,
đại trí, đại dũng.
3.
Lớp thứ ba: Bộ tượng
Thích ca niêm hoa, với mô hình Nhất Phật nhị tôn giả, Đức Thích Ca ngồi kết già
ở giữa, tay giơ đóa sen, Maha Ca Diếp và ngài A nan thị giả ở bên trái và bên
phải.
4. Lớp thứ tư: Tượng tuyết Sơn mô tả quá trình bảy năm tu khổ
hạnh trong núi Hymalaya không tìm được chân lý. Tạo hình tượng khắc khổ.
5. Lớp thứ năm: Bộ tượng Di Lặc
tam tôn có mô hình Nhất Phật nhị Bồ Tát.
6. Lớp thứ sáu: Tòa Cửu Long ở
giữa, bên trái là Đế Thiên, bên phải là Đế Thích. Tòa Cửu long này được xây dựng
theo tích Thích ca sơ sinh – một trong bốn tích quan trọng trong đức Thích Ca (
đản sinh, xuất gia, thành đạo và nhập Niết bàn).
Ngoài sáu lớp bố trí tượng nêu trên
trong Đại hùng Bảo điện còn tôn trí các pho tượng sau:
7. Tượng Nam Tào, Bắc Đẩu:
Phía trước tòa Cửu Long còn có tượng Nam Tào (mũ đỏ, quần áo đoe, mặt đỏ), Bắc
Đẩu (Mũ đen, quần áo đen, mặt đen). Sự xuất hiện hai vị tinh quân này trên Phật
điện là do tư duy nhân gian.
8. Tượng Thập điện Diêm Vương:
Hai bên Phật điện còn có tượng Thập điện Diêm Vương cai quản mười cửa điện. Tạo
hình các vị này theo lối Hoàng đế, mũ bình thiên, áo cổn, đi hia, tay cầm hốt
ngồi trên ngai.
9. Tượng các vị Tổ kế đăng (
dân gian quen gọi là tượng La Hán): thường được thờ ở hai dãy nhà dọc theo thượng
điện.
10. Tượng Quan Âm thị kính thể
hiện ở hình tướng nữ nhân, ngồi trên núi, tay bế đứa trẻ, chân đặt trên hòm chữ
nhật, phía sau có con vẹt.
11. Tượng Quan Âm thiên thủ
thiên nhãn có sự tích từ truyện nàng chúa Ba Diệu Thiện hóa thân thành ngàn mắt
ngàn tay. Tượng này thường có hình tướng nữ nhân, các búp tay ống tơ xòe ra, ở
dưới có Rồng hay Quỷ đội tòa sen.
12. Tượng Thổ Địa: Canh giữ cửa
chùa
13. Tượng Giám Trai: Kiểm tra sự
thanh tịnh của lễ Phật
14. Tượng các Tổ chùa: được tạo
hình với chân dung cụ thể, xuất phát từ các vị sư tổ khai dựng hoặc có công với
chùa, luôn trong y phục tu hành, thần thái từ bi, trang nghiêm, uy nghi và minh
triết nhưng mang cá tính khá rõ nét.
15. Các tượng Hậu, lại thể hiện
lối ứng xử uống nước nhớ nguồn của người Việt, tạo hình theo nhân vật lịch sử
có công xây dựng chùa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét