Thứ Ba, 31 tháng 7, 2012

Sáu pháp môn niệm Phật


 




Tư duy công đức và trí tuệ của Chư Phật
(Thiền Tông. Tịnh độ tông và Mật tông đều nên hàng ngày đọc tụng)

Đức Phật dạy đệ tử Phật thường xuyên tu phép 6 niệm là niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm Giới luật và niệm các điều thiện, niệm bố thí.
1. Niệm Phật: Nhớ đến chư Phật đã hòa nhập với Pháp giới tính cho nên trí tuệ vô lượng, từ bi rộng lớn thường nhớ đến chúng sinh, tùy duyên dìu dắt chúng sinh ra khỏi sông mê, bể khổ
2. Niệm Pháp: Nhớ đến lời Phật dạy là những đạo lý trong các khế kinh đại thừa và những phương pháp tu hành để diệt trừ vô minh lên bờ giác ngộ.
3. Niệm Tăng là nhớ lời dạy của các vị Bồ Tát và các vị sư tổ tu theo Đại Thừa, chung sống hòa hợp với nhau để cùng tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn.
4. Niệm giới là nhớ đến các giới luật đã nguyện thụ trì, thà chết không chịu phạm giới
5. Niệm Thiện là niệm các điều thiện để sau này dù chưa đắc các thánh quả A la hán, Bích chi, Phật bồ Tát cũng đều được sinh lên các cõi trời và cõi người là các cõi thiện hữu lậu ở thế gian. Không làm các việc ác cũng là làm thiện. Không nghĩ các việc ác cũng là làm thiện
6. Niệm bố thí: Bố thí là cho một cách bình đẳng. Nghĩa là tài thí (bố thí tài sản), Pháp thí ( diễn giảng các pháp môn tu Đại thừa) và Vô úy thí (cho chúng sinh sự không sợ hãi những cái khổ ở kiếp luân hồi sinh tử).
          6 pháp môn này đều có mục đích chủ yếu là nhớ đến chư Phật để tạo ra thiện nhân duyên vô lậu tương lai được nhập đạo tràng (Mạn đà la) của chư Phật tức là được vãng sinh 10 phương cõi Tịnh độ của chư Phật.
Khế kinh Thủ Lăng Nghiêm có nói nếu chúng sinh luôn luôn nhớ đến Phật thì tương lai sẽ thấy Phật và được ở cõi Phật không bao giờ xa Phật nữa. Ví như người ướp hương thì thân thể sẽ có mùi thơm. Chư Phật luôn luôn nhớ chúng sinh như mẹ nhớ con. Nếu chúng sinh nhớ Phật như con nhớ mẹ thì chắc chắn tương lai mẹ con sẽ được gần con mãi mãi. Cho dù hiện tại vì nghiệp báo nặng nề chưa thấy Phật thì tương lai cũng sẽ được thấy Phật và được vãng sinh các cõi tịnh độ của chư Phật.
          Khi được thân cận chư Phật, được nghe lời dạy bảo trực tiếp tự tìm ra các pháp môn Đại Thừa đúng với căn cơ của mình để tu thì chắc chắn tương lai sẽ đắc đạo thành Phật không khác gì chư Phật. Vì thế không những trời người mà đến các vị Bồ tát cũng nhơ đến Phật để được gần phật, trực tiếp được nghe Phật dạy bảo.
          Các cõi tịnh độ của chư Phật cuwucj kỳ trang nghiêm thanh tịnh. Chư Phật là Thầy thuyết pháp, chư Bồ tát, Bích chi, Ala hán là học trò nghe thuyết pháp. Tất cả cảnh giới như cây, hoa, lá cho đến gió thổi đều phát ra lời thuyết pháp. Tất cả mọi người ở đó dù chưa đắc đạo A la Hán tiểu thừa thì cũng sống lâu vô lượng kiếp, không phải lo lắng đến việc ăn mặc. Không có nam nữ hàng ngày chỉ có tinh tiến tu hành theo Đại thừa chứ ko làm việc thế tục nào khác do đó ai chưa đắc đạo ắt sẽ đắc đạo, từ tiểu thừa sẽ tiến lên Đại thừa và Tối thượng thừa.
          Những người đệ tử Phật dù tu pháp môn nào nghĩa là Thiền, Tịnh hay Mật giáo phải luôn luôn có niềm tin chắc chắn đối với Tam bảo, sau đó phát nguyện sinh về các cõi tịnh độ của chư Phật. Tiếp theo là thực hành niệm danh hiệu Phật, tư duy công đức chư Phật (thiền định), trì các chân ngôn của các chư Phật thì tín, hành , nguyện sẽ thành công. Nghĩa là được vãng sinh Tịnh Độ cho đến đắc đạo thành Phật.
          Riêng về lòng tin cần phải tin chắc chắn luật nhân quả. Tin chắc chắn kiếp luân hồi là khổ, cần phải thoát khổ luân hồi. Tin thực có các cõi tịnh độ mà Chư Phật đang thuyết pháp. Tin ở lòng từ bi của chư Phật lúc nào cũng muốn tiếp dẫn chúng sinh về tịnh độ. Tin bản thân mình có đầy đủ khả năng tu hành đắc đạo thành Phật.
          Nếu hôm nay tin tam bảo, ngày mai lại tin trời, tin thần, tin số mạng do thượng đế an bài, tin có cái hồn sau khi chết phải xuống âm phủ gặp diêm vương… thì đó là những sự mê tín sai lầm ngăn cản người tu không được nhập đạo tràng vãng sinh tịnh độ.
          Riêng về hành cần phải chú ý: Quán tưởng sự trang nghiêm thanh tịnh của các cõi Phật, quán tưởng hình tướng tốt đẹp của chư Phật, quán tưởng công đức cứu độ chúng sinh ủa chư Phật thì chắc chắn lúc lâm chung không có vọng niệm và sẽ được vãng sinh. Niệm danh hiệu Phật cũng như thế. Nhớ đến chư phật có đầy đủ công đức, trí tuệ biểu hiện ở danh hiệu chư Phật thì sẽ có cảm ứng đến chư Phật thì cũng thành công như việc quán tưởng. Cả hai phép này đều có chung một nguồn gốc là nhớ đến pháp tính chân như của chư Phật, nhớ đến trí tuệ giải thoát của chư Phật, nhớ đến đức từ bi hỷ xả, trí dũng hùng lực của chư Phật thì sẽ dần dần trừ hết phiền não mê lầm và được nhập đạo tràng và vãng sinh về cõi Phật. Nếu chỉ quán tưởng niệm danh hiệu đọc chân ngôn một cách chung chung mà không nguyện được về các cõi Phật thì kết quả chỉ là đời sau lại quay lại làm người hoặc sinh lên các cõi trời. Như thế là uổng phí công phu tu hành Đại Thừa mà chư Phật đã dạy.
          Về các cõi Tịnh độ chỉ có cái vui về đạo lý Đại Thừa. không có cái vui dục lạc như cõi người, cõi trời, không có tài sản tư hữu, không có quyền cao chức trọng hàng ngày ăn các hoa quả thanh tịnh. Tất cả mọi người đều dìu dắt nhau tu hành Đại thừa. Tất cả các vị Bồ Tát đều là bạn của những người chưa được đắc đạo khi mới được vãng sinh. Cùng chư Phật dạy bảo những người được vãng sinh để cùng tinh tiến cho đến đắc đạo thành Phật.
          Hiện nay vì hoàn cảnh không thuận lợi, thiếu thầy, thiếu bạn nên kết quả tu hành khó được như ý. Vậy cần phát nguyện vãng sinh tịnh độ thì sẽ có chư Phật là thầy, chư Bồ tát là bạn thì việc tu hành sẽ được như ý nguyện.
          Lúc lâm chung cần được nhất tâm bất loạn thì sẽ được chắc chắn sẽ thành công. Muốn thế tín, hành, nguyện phải đúng đắn thì ví như bỏ cái áo cũ thay cái áo mới lúc lâm chung tâm sẽ được như như bất động. Về các cõi tịnh độ rồi thì được sống lâu trong một hoàn cảnh thích hợp nhất định sẽ tinh tiến mau chóng và đắc các đạo quả.
          Chủ yếu là phải nhớ đến các lời nguyện lúc thụ tam quy. Đã tin Phật thì không tin trời thần quỷ. Đã tin Pháp thì không tin các kinh sách của ngoại đạo. Đã tin tăng thì không có tham muốn phú quý phúc lộc thọ của thế gian thì đủ niềm tin Tam bảo. Do đó không thể lầm đường lạc lối và sẽ thành công mỹ mãn trong việc tu Đại thừa dù là hiển giáo hay Mật Giáo, dù là thiền Tông hay tịnh độ tông.
          Những bài chân ngôn cần trì tụng theo truyền thống Mật giáo và hiển giáo của thiền phái Tỳ ni đa lưu chi là thiền phái đầu tiên ở Đại Việt như sau: Các bài chân ngôn này đều sắp xếp theo thứ tự chung của Đại Thừa của chư Phật và thứ tự riêng của từng đức Phật bồ tát.
          Chân ngôn chung như tam tự tổng trì chân ngôn, Thủ lăng nghiêm chân ngôn, Kim cương tâm chân ngôn, Bát nhã vô tận tạng chân ngôn…
          Chân ngôn riêng sắp xếp theo thứ tự:
1. Chân ngôn của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni như: Đại nhật như lai đại quán đỉnh quang chân ngôn. Phá tà hiển chính chân ngôn…
2. Chân ngôn của đức Phật A di Đà như: Nhất tự chân ngôn, Tâm chân ngôn…
3. Chân ngôn của Diệu đức Bồ Tát ( Văn Thù Bồ Tát): Hộ thân chân ngôn, Ngũ tự chân ngôn, Lục tự chân ngôn, Bát tự chân ngôn…
4. Chân ngôn của Phổ hiền Bồ Tát ( Kim cương thủ bồ tát): Nhất tự luân vương chân ngôn…
5. Chân ngôn của Quán thế âm Bồ tát: Đại Bi, Chuẩn đề…
6. Chân ngôn của Đại thế chí Bồ tát: Bạt nhất thiết nghiệp chướng căn bản, vãng sinh tịnh độ đà la ni…(trong thập chú)
7. Chân ngôn của Dược Sư Lưu Ly quang như lai theo kinh dược sư (trong thập chú)
8. Chân ngôn của Địa tạng vương Bồ tát: Diệt định nghiệp chân ngôn
9. Chân ngôn của Kim cương tạng bồ tát: Là Kim cương tâm chân ngôn và Thủ lăng nghiêm chân ngôn.
10. Chân ngôn của Bất động như lai ( Đại sư Huynh của đức Phật thích ca và đức Phật A di Đà) là tam tự tổng trì chân ngôn
11. Chân ngôn ngũ tự như lai đà la ni
12. Chân ngôn tiêu tai cát tường của Sa la thụ vương Phật (trong thập chú)
13. Chân ngôn công đức bảo sơn của chư Phật ghi trong bộ kinh phương đẳng Đại thừa (trong thập chú)
14. Chân ngôn thánh vô lượng thọ quyết định quang minh vương trong kinh Đại tập (trong thập chú)
15. Thất Phật diệt tội chân ngôn (trong thập chú) của sáu đức Phật là sáu thầy giáo gần nhất của đức Phật Thích Ca sát thời gian đức Phật thích ca đắc đạo thành Phật
16. Chân ngôn thiện thiên nữ chú của Bắc phương đa văn thiên vương để cứu cõi người khỏi bị túng thiếu tài sản (trong thập chú)
17. Là bộ Mẫu chữ chân ngôn trong khế kinh Hoa nghiêm
18. Chân ngôn phẩm phổ môn kinh diệu pháp liên hoa
19. Mẫu chữ chân ngôn của kinh đại bát niết bàn
20. Chân ngôn hộ thân của Di lặc Bồ tát. (tương lai Phật ở hội Long Hoa ngay tại thế giới này).

1 nhận xét:

  1. Xin hỏi anh Nguyễn Việt Hồng, đạo Phật có bao nhiêu pháp môn tu hành? và Pháp môn nào là thù thắng nhất?

    Trả lờiXóa