1- Tu Bố-thí Ba la mật đắc đạo quả Sơ địa gọi là Hoan-Hỷ-Địa thứ nhất
2- Tu Trì-giới Bồ tát Ba la mật đắc đạo quả Ly-cấu-địa là Nhị địa thứ 2
3- Tu đạo quả An nhẫn Ba la mật đăc đạo quả Diệm-tuệ-địa là tam địa thứ 3
4- Tu hạnh Tính Tiến Ba la mật đắc đạo quả Nan-thắng-địa là tư địa thứ 4
5- Bồ tát tu Thuyền định Đại thừa Ba la mật đắc đạo quả Phát-Quang-Địa thứ 5
6- Bồ tát tu Trí-tuệ Đại thừa Ba la mật đắc đạo quả Hiện-tiền-địa thứ 6
7- Bồ tát tu Đại-Nguyện Ba la mật đắc đạo quả Viễn-hành-địa thứ 7
8- Bồ tát tu Đại-lực Ba la mật đắc đạo quả Bất-động-địa thứ 8
9- Bồ tát tu Đại-Trí đại thừa Ba la mật đắc đạo quả Thiện-tuệ-địa thứ 9
10- Bồ tát tu Đại-phương tiện Đại thừa Ba la mật đắc đạo quả Pháp-Vân-địa
Tiếp theo:
1. Bồ tát nhập Kim cương địa tối thượng thừa thứ nhất trừ vi tế diệt tướng Vô minh và trừ vi tế dị tướng vô minh đắc đạo quả Đẳng-giác tối thượng thừa.
2. Bồ tát tu Kim cương địa tối thượng thừa trừ trụ tướng vi tế vô minh đăc đạo quả Diệu-giác tối thượng thừa.
3. Bồ tát tu Kim cương địa tối thượng thừa trừ vi tế sinh tướng vô minh đắc đạo quả Viên Giác tối thượng thừa.
Sau đó thị hiện thuyết pháp độ cho các vị Bích Chi, A la hán, cõi trời sắc giới, vô sắc giới và cõi người. lại thị hiện thành Phật có 32 tướng và 80 vẻ đẹp, chế ngự Ma vương Ba tuần, rồi thị hiện thành Phật tức vô thượng chánh đẳng chính giác dưới gốc cây Bồ Đề, Long hoa… thuyết pháp tiểu thừa, Trung thừa, Đại thừa độ tất cả chúng sinh gọi là chuyển pháp luân.
Tiếp theo:
Chuyển Pháp luân là nói rõ nhân tu, quả tu, duyên tu của 10 pháp môn đại thừa nói trên, như sau:
1. Tu nhân Bố thí thì có cái duyên trừ được san-tham, san là keo kiệt, tham là tham danh tham tiền tham chức sẽ được cái quả là hoan hỷ địa thứ nhất nói trên. Hoan hỷ địa là hoan hỷ bố thí hoan hỷ với người nhận bố thí không có một chút gì cho mình là hơn, cho người nhận bố thí là kém tức là không chấp mình là năng thí, người nhận là sở thí như vậy gọi là bố thí Ba la mật đến bờ giác ngộ bên kia là đạo quả Đại thừa này.
2. Tu hạnh trì giới Đại thừa là giới Bồ tát có 10 giới trọng chủ yếu là không sát sinh mà phóng sinh, không trộm cướp mà bố thí, không tà dâm mà giữ hạnh chung thủy vợ chồng, không nói dối mà nói lời chân thật, không uống rượu say và không bán rượu cho mọi người, không bịa đặt vu cáo mọi người, không chửi mắng nguyền rủa mọi người, không đánh đập người và súc sinh và không nghe lời dạy và tu các phép của ngoại đạo là thường kiến thượng đế và đoạn diệt kiến thế tục. Nhờ các duyên đó đắc đạo quả Ly-cấu-địa thứ 2. Trong khi trì giới Bồ tát, ko chấp minh là người trì giới, không gét bỏ những kẻ phá giới mà chỉ cho họ biết phá giới là đau khổ thì gọi là trì giới Ba la mật. Tức là trừ bỏ mọi sự phóng túng và mọi sự nhút nhát.
3. Tu hạnh kiên nhẫn tức là an tâm kiên trì khi tu đạo có cái duyên là vui vẻ khi nói chuyện với chúng sinh dù chúng sinh có ngang ngạnh cũng không cáu giận với chúng sinh thì đắc quả Diệm-tuệ-địa thứ 3. Có nghĩa là đã có ánh sáng trí tuệ Đại thừa bừng sáng lên nơi tâm của người tu hạnh này. Trong khi tu hạnh này ko chấp mình là người năng nhẫn, ko chấp kẻ ác gây chướng ngại cho minh là sở nhẫn thì gọi là An nhẫn Ba la mật.
4. Tu hạnh tinh tiến tức là cái việc thiện đã làm thì phải làm thêm, cái việc ác chưa làm thì không bao giờ làm thì đắc quả Nan thắng Địa thứ 4. Lúc đó không chấp mình là người tinh tiến, không chấp kẻ ngăn cản mình thì gọi là tinh tiến Ba la mật.
5. Tu các phép tư duy Đại thừa gồm có suy nghĩ giáo pháp đại thừa, quyết định như thế không bao giờ thay đổi thì gọi là thiền định Đại thừa. Trừ bỏ mọi sự tư duy tán loạn thì đắc quả Phát quang địa thứ 5 phá tan các tư duy ác của chúng sinh, phá tan các tư duy lệch lạch của An la hán tiểu thừa. Không chấp mình là người tu thiền định đại thừa, không chấp kẻ gây tán loạn khi mình tu thiền định đại thừa thì gọi là thiền định Ba la mật.
6. Người tu Đại thừa nghe pháp Đại thừa phát ra sự thông suốt sáng tỏ khi hiểu pháp đại thừa thì gọi là văn tuệ đại thừa, suy nghĩ giáo pháp Đại thừa thì gọi là Tư tuệ giáo pháp Đại thừa, thực hành đại thừa có kết quả tốt thì gọi là Tu tuệ Đại thừa. Có duyên để phá hết sự si mê của chúng sinh, có duyên phá cái chấp lệch lạc của A la hán tiểu thừa. Chấp lệch lạc này là cứ phải đi tu mới đắc quả A la hán tiểu thừa thì đắc quả hiện tiền địa thứ 6. Lại không chấp mình là người có trí tuệ kẻ khác là người ngu si thì gọi là Bát Nhã Ba la mật thứ 6.
7. Tu hạnh Bồ tát đại thừa nguyện cứu độ chúng sinh và mình, tương lai đều đắc quả thành Phật đều thấy được Phật tính của mình đã chót bỏ quên từ lâu đời kiếp, trừ bỏ cái duyên do dự dở giang tức là cái duyên tự cho mình là hèn kém, cho chúng sinh là nhiều tội ác, mà phát nguyện lớn đó thì đắc quả Viễn hành địa thứ 7. Lúc đó không chấp mình là người phát đại nguyện đại thừa, ko chấp chúng sinh là người có độ, có cứu, không chấp A la hán tiểu thừa là người do dự giở giang thì gọi là Đại nguyện Ba la Mật.
8. Tu Bồ tát Đại thừa phải tạo cho mình một cái lực vững chắc không sợ chướng ngại, không rút lui khi thấy chướng ngại, khi bị chúng sinh công kích, khi bị A la hán tiểu thừa chê bai thì gọi là Đại lực Ba la mật thứ 8. Tức là Bất động địa thứ 8.
9. Bồ tát tu Đại thừa thấy chúng sinh dại dột tham ngũ dục lục trần cho đến lúc mất hết cả trí khôn thì kiên trì giáo hóa chúng sinh, chỉ rõ cho chúng sinh biết trí tuệ là để làm việc thiện, không bao giờ dùng trí tuệ để lừa gạt giết hại lẫn nhau, không bao giờ trùng trí tuệ chế tạo ra vũ khí giết người giết vật, thì đắc quả Thiện-tuệ-địa thứ 9. Lúc đó không chấp mình là người có thiện tuệ, không chê bai chúng sinh là ác trí ác tuệ, không chê bao A la hán tiểu thừa là trí tuệ lệch lạc thì gọi là Đại trí Ba la mật.
10. Bồ tát tu Đại thừa thấy chúng sinh căn cơ khác nhau, thấy tiểu thừa A la hán cố chấp chỉ biết có cái vui riêng của mình mà không độ chúng sinh thì phải nghĩ ra mọi cách, tức là nhiều phương tiện để giáo hóa nhiều loại chúng sinh, giáo hóa những A la hán phải biết cứu độ chúng sinh, không ích kỷ hưởng vui một mình thì đắc quả Pháp Vân địa thứ 10. Lúc đó không chấp mình là người có nhiều phường tiện cứu độ, không chê bai chúng sinh có nhiều mê lầm, không chê bai tiểu thừa A la hán có nhiều lệch lạc thì giọi là phương tiện Ba la mật thứ 10.
Phương tiện này phải biết lúc thuyết pháp phải thuyết đúng căn cơ, thời gian, địa điểm, phai thuyết đúng giáo pháp Đại thừa mới thành tựu viên mãn phương tiện Ba la mật này. Không có một chút sơ sở thì gọi là phương tiện Thiện Vô lậu Đại thừa Ba la mật.
Sau đó Bồ tát Pháp Vân địa thứ 10 này nhập Kim cương Đạo tối thượng thừa thấy rõ Diệt tướng vô minh là cái vô minh vi tế thấy các pháp tướng sinh diệt liên tục trong thời gian ngắn gọi là sát na thì giác ngộ các pháp tướng này, sinh là giả tướng sinh, diệt là giả tướng diệt, thì trừ được vi tế diệt tướng vô minh, lại thấy tướng của các pháp lúc thì giống nhau lúc thì khác nhau, mà hiểu được khác nhau hay giống nhau là sự thay đổi tạm thời biến hóa, thì trừ được cái khác với cái giống là dị tướng vô minh vi tế và đắc quả Đẳng giác Bồ Tát thứ 11.
Đẳng giác Bồ tát thấy các pháp tướng lúc thì trụ vững chắc, lúc thì yếu là nghiêng ngả, phá cái chấp trụ chấp yếu thì được vô-sở-trụ, trừ được trụ tướng Vô minh và đắc quả Diệu Giác Bồ tát thứ 12.
Diệu Giác Bồ tát thấy Pháp tướng sinh biến hóa vô cùng, biết rõ cái sinh là tướng vi tế vô minh, sinh tướng giả dối, trừ được cái sinh tướng vi tế vô minh giả dối thì đắc quả Viên Giác Bồ tát thứ 13 gọi là Nhất sinh Bổ xứ Bồ tát.
Ví dụ đức Từ Thị Bồ tát là nhất sinh bổ xứ, khi chúng sinh thọ 8 vạn tuổi thì xuất hiện gọi là Từ thị siêu thắng Bồ tát.
Khi Nhất sinh thấy chúng sinh đủ duyên hóa độ thì thị hiện đản sinh, xuất gia tu đạo, thị hiện chế ngự ma vương đắc đạo thành Phật, đó gọi là Vô thượng chính đẳng chính giác là đạo quả tối thượng thừa thứ 14. Vô thượng là ko có cái gì có thể hơn. Chính đẳng là sự bình đẳng tuyệt đối. Chính giác là sự giác ngộ tuyệt đối, gọi là Phật. Một đức Phật có các danh hiệu sau đây:
1. Như Lai là hòan tòan thấy rõ Phật tính của mình đã bỏ quên từ trước đến nay, dù là chúng sinh Phật tính không giảm đi, khi đắc đạo thành Phật Phật tính không tăng thêm gọi là Như, nhưng luôn luôn xem xét chúng sinh có thể giác ngộ thì quay lại giáo hóa chúng sinh ở cõi trời cõi người gọi là Lai.
2. Nếu chúng sinh nào Lễ Phật niệm Phật làm theo hạnh của Phật thì gọi là cúng Phật thì là danh hiệu thứ hai là Ứng cúng.
3. Chính biến tri là cái biết ngay thẳng gọi là chính, hiểu tòan diện gọi là biến, hiểu biết tất cả mọi căn cơ của chúng sinh, hiểu biết căn cơ tiểu thừa A la hán cần phải tiến lên đại thừa gọi là Chính biến tri.
4. Sự sáng suốt đến đâu thì thực hành đến đấy, lời nói đi đôi với việc làm gọi là Minh-hạnh-túc.
5. Không bỏ sót một chúng sinh nào nếu chúng sinh đó cầu Phật, để giữ được thệ nguyên ban đầu lúc mới tu thì gọi là Thiện Thệ.
6. Giải thích mọi mê lầm của chúng sinh, là do tham sân si mạn nghi tà kiến gây ra, thì gọi là Thế Gian Giải là Đại giác ngộ bình đẳng.
7. Coi chúng sinh là Phật sẽ thành thì gọi là Vô thượng Sỹ.
8. Chế ngự được cái ngã chấp tướng của chúng sinh là thượng đế tà kiến, trừ bỏ nhút nhát nghi ngờ của đoạn diệt kiến chúng sinh, gọi là Điều ngự trượng phu.
9. Là thầy giáo của các cõi trời và các cõi người cho đến A la hán tiểu thừa thì gọi là Thiên Nhân Sư.
10. Tự mình giác ngộ cho mình đắc đạo thành Phật, giáo hóa cho chúng sinh tu đại thừa sẽ thành Phật ở tương lai, thì gọi là Phật, tức là tự giác giác tha giác hạnh viên mãn.
Được chúng sinh tiểu thừa Alahan được trung thừa Bích Chi, được các Đại thừa bồ tát kính mến suy tôn là Thầy giáo lớn, Y vương là thầy thuốc lớn, Pháp vương là thầy chỉ bảo tu các pháp đại thừa chân chính thì gọi là Thế tôn.
Để phân định rõ ràng cần phải hiểu rõ, tiểu thừa A la hán mới trừ được Ngã chấp tướng, quá trình tu này một vị a la hát tu 50 đại kiếp, mỗi đại kiếp 1280 triệu năm.
Một vị a la hán bắt đầu hóa độ chúng sinh hiểu được nhân quả thì gọi là Bích chi Trung thừa.
Một vị tu Đại thừa tu 10 hạnh nói trên, hạnh 13 Diệu Giác là Đại thừa, 14 là Phật gọi là Tối thượng thừa.
Tu từ số 1-8 là A tăng kỳ kiếp thứ nhất, 8-10 là A tăng kỳ thứ 2, 11-14 là A tăng kỳ thứ 3. A tăng kỳ là vô số nghĩa là có giới hạn.