Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát
Nhân ngàyVía Đức Quán Thế Âm (Ngày 19/02 kỷ niệm ngày Quán thế Âm Đản Sanh. Ngày 19/06 kỷ niệm ngày Quán thế Âm Thành Đạo. Ngày 19/09 kỷ niệm ngày Quán thế Âm Xuất Gia.)
Quảng Kiến xin lược ghi về sự tích và nhân địa tu hành của Ngài mong được chia sẻ với bè bạn, tất cả cùng theo Bồ Tát tu hạnh Từ Bi để cái tôi ích kỷ (ngã chấp) đều sạch. Tình cảm thương mến phát huy đến cùng tột, cũng như ánh sáng chiếu khắp mọi nơi trong pháp giới vũ trụ, chẳng có thiếu sót.
Quảng Kiến xin lược ghi về sự tích và nhân địa tu hành của Ngài mong được chia sẻ với bè bạn, tất cả cùng theo Bồ Tát tu hạnh Từ Bi để cái tôi ích kỷ (ngã chấp) đều sạch. Tình cảm thương mến phát huy đến cùng tột, cũng như ánh sáng chiếu khắp mọi nơi trong pháp giới vũ trụ, chẳng có thiếu sót.
Truyện Phật Bà Chùa Hương của Hòa
Thượng Thích Viên Thành nói theo Kinh Bi Hoa rằng ở vào thời quá khứ Đức Quán Thế Âm là Thái tử
Bất Tuẫn con vua Chuyển Luân Thánh Vương Vô Chính Niệm (Là thân trước của Phật
A Di Đà) xuất gia theo cha và đối trước đức Bảo Tạng Như Lai phát ra bản nguyện
Đại Bi thương xót cứu độ tất cả các loài chúng sinh bị khổ não. Vì vậy đức Bảo
Tạng thọ ký cho Thái tử thành Bồ Tát, hiệu là Quán Thế Âm. Sau khi Phật A Di Đà
vào niết bàn rồi, cõi Cực Lac của Phật A Di Đà đổi tên là “Nhất thiết trân bảo
sở thành tựu thế giới” (Thế giới do tất cả trân bảo tạo thành) và bấy giờ Bồ
Tát Quán Thế Âm thành Phật hiệu là “ Biến Xuất Nhất Thiết Quang minh công đức
vương Như Lai” (Như Lai vua công đức chiếu quang minh ra tất cả).
Do đó, Bồ tát Quán Thế Âm
tức là một vị Phật tương lai sẽ bổ vào ngôi của đức Phật A Di Đà. Hiện nay ngài
cùng với ngài Đại Thế Chí Bồ Tát (kiếp xưa là em ngài)giúp việc giáo hóa độ
sinh cho đức A Di Đà và hai ngài cũng ứng Thân xuống Sa Bà trợ giáo cho đức
Phật Thích Ca Mâu Ni.
Kinh Quán Âm Tam Muội nói :
“Xưa kia ngài Quán Thế Âm đã thành Phật, hiệu là Chính pháp Minh Như Lai. Tiền
thân đức Thích Ca hồi ấy đã từng ở dưới pháp tòa, xung vào trong số đệ tử khổ
hạnh để gần gũi”. Ngày nay đức Thích Ca thành Phật, thời ngài trở lại làm đệ tử
để gần gũi lại. Đó là : “Một đức phật ra đời thì hàng ngàn đức Phật phù trì”.
Như trên đã nói, danh xưng
Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát là một đức tính của mười phương ba đời chư Phật. Đấy
là đức tính Từ Bi, đức tính này nơi mọi chúng sinh vốn sẵn có cho nên ai cũng
có thể thành đạt đức tính này. Bồ Tát đạt được Đại Từ Bi, tức cũng là đạt được
Đại Trí Tuệ. Vì trí tuệ và Từ Bị là hai diệu tính của một chân tâm (Phật tính).
Các vị Đại Bồ Tát tùy theo cơ duyên hóa độ chúng sinh, có ngài lấy Hạnh, có
ngài lấy Nguyện, có Ngài lấy Dũng, có ngài lấy Trí… Nhưng dù là Đại Hạnh, đại
Nguyện, Đại Lực, hay Đại Trí, đức nào trong bốn đức ấy cũng phải đặt căn bản
trên đức Đại Bi. Đại bi là nóng cốt, Đại Bi là lẽ sống. Không có Bi tâm thì
không có một hạnh nguyện nào đạt được kết quả hoàn mãn. Chính vì thế mà trong
các đức Bồ Tát, đức Đại Bi Quán Thế Âm có nhiều nhân duyên cơ cảm hơn hết với
loài hữu tình trong thế giới chúng ta.
Về phương diện tu hành của
Bồ Tát Quán Thế Âm có năm thứ Quán :
1.
Chân Quán : là lập Chân để phá Vọng. Đức Quán
Thế Âm dùng diệu trí quán chân tính nên biết thân mình và thân chúng sinh, hết
thảy đều bình đẳng không hai, hết thảy đều do một thể Đại bi chung mà có sinh
khởi. Quán ấy gọi là chân quán.
2.
Thanh tịnh quán : là dùng thanh tịnh để đối
trị sự ô nhiễm. Dùng diệu trí quán các tịnh pháp, biết các tịnh pháp bản lai
chẳng khi nào tương ưng với nhiễm pháp và luôn luôn xa lìa cả hai chướng do ngã
tướng và pháp tướng gây nên. Quán ấy gọi là thanh tịnh quán.
3.
Từ Quán : Đức Quán Âm lấy bi nguyện cứu khổ
làm hạnh tu duy nhất nên thường tưởng nghĩ đến các phương tiện ban vui cho
chúng sinh. Tưởng nghĩ đến việc ban vui tròn đầy để thực hiện việc cứu khổ.
Quán ấy gọi là từ quán.
4.
Bi quán : Diệu trí của Đức Quán Âm quán biết
được chúng sinh và Phật đồng nhất thể, duy chỉ có khác nhau là tại chỗ chúng
sinh bị nghiệp hoặc thao túng nên sinh ra điên đảo và phải chịu đau khổ. Vì
thấy chúng sinh đau khổ một cách oan uổng như thế nên bi tâm dấy khởi khiến
Ngài hằng thường nghĩ đến việc cứu độ. Quán ấy gọi là Bi Quán.
5.
Quảng đại trí tuệ quán : là trí tuệ chiếu khắp
pháp giới, quảng đại siêu việt số lượng. Tất cả năng sở, sinh diệt đều diệt thì
tịch diện hiện tiền, đây là thực tướng vĩnh viễn tồn tại.
Thần lực và Trí lực của đức Đại bi Quán Thế Âm Bồ Tát thường được hình dung bởi
hình tướng ngàn tay, ngàn mắt. Ngàn tay ngàn mắt ở đây thể hiện cái dụng
tướng vô biên của chân thể Đại Bi và Đại Trí qua muôn ngàn hóa thân của Ngài mà
thôi. Thể Đại Bi và Đại Trí ấy uyển chuyển tùy nguyện phát khởi nhiều ứng dụng
sai khác trong nhiều hóa thân sai khác đấy là thực tướng diệu hữu của bản thể
chân như, không thể dùng hình tướng thông thường mà hội được hết ý nghĩa Đại Bi
và Đại Trí, vì ý nghĩa ấy quá sức vi diệu và bất khả tư nghì.
------------------------------------------------------------------------
Đại Bi Tâm
Khiêm nhường sự sự giải thoát Tâm
Buông xả không chấp tự tại Tâm
Phan duyên trần cảnh tâm không loạn
Cứu khắp muôn loài Vô thượng Tâm.
(Quảng Kiến Nguyễn Việt Hồng)
ADiDaPhat!
Trả lờiXóaNam Mo Dai Bi Hoi Thuong Phat Bo Tat!