Thứ Ba, 31 tháng 7, 2012

Sáu pháp môn niệm Phật


 




Tư duy công đức và trí tuệ của Chư Phật
(Thiền Tông. Tịnh độ tông và Mật tông đều nên hàng ngày đọc tụng)

Đức Phật dạy đệ tử Phật thường xuyên tu phép 6 niệm là niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm Giới luật và niệm các điều thiện, niệm bố thí.
1. Niệm Phật: Nhớ đến chư Phật đã hòa nhập với Pháp giới tính cho nên trí tuệ vô lượng, từ bi rộng lớn thường nhớ đến chúng sinh, tùy duyên dìu dắt chúng sinh ra khỏi sông mê, bể khổ
2. Niệm Pháp: Nhớ đến lời Phật dạy là những đạo lý trong các khế kinh đại thừa và những phương pháp tu hành để diệt trừ vô minh lên bờ giác ngộ.
3. Niệm Tăng là nhớ lời dạy của các vị Bồ Tát và các vị sư tổ tu theo Đại Thừa, chung sống hòa hợp với nhau để cùng tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn.
4. Niệm giới là nhớ đến các giới luật đã nguyện thụ trì, thà chết không chịu phạm giới
5. Niệm Thiện là niệm các điều thiện để sau này dù chưa đắc các thánh quả A la hán, Bích chi, Phật bồ Tát cũng đều được sinh lên các cõi trời và cõi người là các cõi thiện hữu lậu ở thế gian. Không làm các việc ác cũng là làm thiện. Không nghĩ các việc ác cũng là làm thiện
6. Niệm bố thí: Bố thí là cho một cách bình đẳng. Nghĩa là tài thí (bố thí tài sản), Pháp thí ( diễn giảng các pháp môn tu Đại thừa) và Vô úy thí (cho chúng sinh sự không sợ hãi những cái khổ ở kiếp luân hồi sinh tử).
          6 pháp môn này đều có mục đích chủ yếu là nhớ đến chư Phật để tạo ra thiện nhân duyên vô lậu tương lai được nhập đạo tràng (Mạn đà la) của chư Phật tức là được vãng sinh 10 phương cõi Tịnh độ của chư Phật.
Khế kinh Thủ Lăng Nghiêm có nói nếu chúng sinh luôn luôn nhớ đến Phật thì tương lai sẽ thấy Phật và được ở cõi Phật không bao giờ xa Phật nữa. Ví như người ướp hương thì thân thể sẽ có mùi thơm. Chư Phật luôn luôn nhớ chúng sinh như mẹ nhớ con. Nếu chúng sinh nhớ Phật như con nhớ mẹ thì chắc chắn tương lai mẹ con sẽ được gần con mãi mãi. Cho dù hiện tại vì nghiệp báo nặng nề chưa thấy Phật thì tương lai cũng sẽ được thấy Phật và được vãng sinh các cõi tịnh độ của chư Phật.
          Khi được thân cận chư Phật, được nghe lời dạy bảo trực tiếp tự tìm ra các pháp môn Đại Thừa đúng với căn cơ của mình để tu thì chắc chắn tương lai sẽ đắc đạo thành Phật không khác gì chư Phật. Vì thế không những trời người mà đến các vị Bồ tát cũng nhơ đến Phật để được gần phật, trực tiếp được nghe Phật dạy bảo.
          Các cõi tịnh độ của chư Phật cuwucj kỳ trang nghiêm thanh tịnh. Chư Phật là Thầy thuyết pháp, chư Bồ tát, Bích chi, Ala hán là học trò nghe thuyết pháp. Tất cả cảnh giới như cây, hoa, lá cho đến gió thổi đều phát ra lời thuyết pháp. Tất cả mọi người ở đó dù chưa đắc đạo A la Hán tiểu thừa thì cũng sống lâu vô lượng kiếp, không phải lo lắng đến việc ăn mặc. Không có nam nữ hàng ngày chỉ có tinh tiến tu hành theo Đại thừa chứ ko làm việc thế tục nào khác do đó ai chưa đắc đạo ắt sẽ đắc đạo, từ tiểu thừa sẽ tiến lên Đại thừa và Tối thượng thừa.
          Những người đệ tử Phật dù tu pháp môn nào nghĩa là Thiền, Tịnh hay Mật giáo phải luôn luôn có niềm tin chắc chắn đối với Tam bảo, sau đó phát nguyện sinh về các cõi tịnh độ của chư Phật. Tiếp theo là thực hành niệm danh hiệu Phật, tư duy công đức chư Phật (thiền định), trì các chân ngôn của các chư Phật thì tín, hành , nguyện sẽ thành công. Nghĩa là được vãng sinh Tịnh Độ cho đến đắc đạo thành Phật.
          Riêng về lòng tin cần phải tin chắc chắn luật nhân quả. Tin chắc chắn kiếp luân hồi là khổ, cần phải thoát khổ luân hồi. Tin thực có các cõi tịnh độ mà Chư Phật đang thuyết pháp. Tin ở lòng từ bi của chư Phật lúc nào cũng muốn tiếp dẫn chúng sinh về tịnh độ. Tin bản thân mình có đầy đủ khả năng tu hành đắc đạo thành Phật.
          Nếu hôm nay tin tam bảo, ngày mai lại tin trời, tin thần, tin số mạng do thượng đế an bài, tin có cái hồn sau khi chết phải xuống âm phủ gặp diêm vương… thì đó là những sự mê tín sai lầm ngăn cản người tu không được nhập đạo tràng vãng sinh tịnh độ.
          Riêng về hành cần phải chú ý: Quán tưởng sự trang nghiêm thanh tịnh của các cõi Phật, quán tưởng hình tướng tốt đẹp của chư Phật, quán tưởng công đức cứu độ chúng sinh ủa chư Phật thì chắc chắn lúc lâm chung không có vọng niệm và sẽ được vãng sinh. Niệm danh hiệu Phật cũng như thế. Nhớ đến chư phật có đầy đủ công đức, trí tuệ biểu hiện ở danh hiệu chư Phật thì sẽ có cảm ứng đến chư Phật thì cũng thành công như việc quán tưởng. Cả hai phép này đều có chung một nguồn gốc là nhớ đến pháp tính chân như của chư Phật, nhớ đến trí tuệ giải thoát của chư Phật, nhớ đến đức từ bi hỷ xả, trí dũng hùng lực của chư Phật thì sẽ dần dần trừ hết phiền não mê lầm và được nhập đạo tràng và vãng sinh về cõi Phật. Nếu chỉ quán tưởng niệm danh hiệu đọc chân ngôn một cách chung chung mà không nguyện được về các cõi Phật thì kết quả chỉ là đời sau lại quay lại làm người hoặc sinh lên các cõi trời. Như thế là uổng phí công phu tu hành Đại Thừa mà chư Phật đã dạy.
          Về các cõi Tịnh độ chỉ có cái vui về đạo lý Đại Thừa. không có cái vui dục lạc như cõi người, cõi trời, không có tài sản tư hữu, không có quyền cao chức trọng hàng ngày ăn các hoa quả thanh tịnh. Tất cả mọi người đều dìu dắt nhau tu hành Đại thừa. Tất cả các vị Bồ Tát đều là bạn của những người chưa được đắc đạo khi mới được vãng sinh. Cùng chư Phật dạy bảo những người được vãng sinh để cùng tinh tiến cho đến đắc đạo thành Phật.
          Hiện nay vì hoàn cảnh không thuận lợi, thiếu thầy, thiếu bạn nên kết quả tu hành khó được như ý. Vậy cần phát nguyện vãng sinh tịnh độ thì sẽ có chư Phật là thầy, chư Bồ tát là bạn thì việc tu hành sẽ được như ý nguyện.
          Lúc lâm chung cần được nhất tâm bất loạn thì sẽ được chắc chắn sẽ thành công. Muốn thế tín, hành, nguyện phải đúng đắn thì ví như bỏ cái áo cũ thay cái áo mới lúc lâm chung tâm sẽ được như như bất động. Về các cõi tịnh độ rồi thì được sống lâu trong một hoàn cảnh thích hợp nhất định sẽ tinh tiến mau chóng và đắc các đạo quả.
          Chủ yếu là phải nhớ đến các lời nguyện lúc thụ tam quy. Đã tin Phật thì không tin trời thần quỷ. Đã tin Pháp thì không tin các kinh sách của ngoại đạo. Đã tin tăng thì không có tham muốn phú quý phúc lộc thọ của thế gian thì đủ niềm tin Tam bảo. Do đó không thể lầm đường lạc lối và sẽ thành công mỹ mãn trong việc tu Đại thừa dù là hiển giáo hay Mật Giáo, dù là thiền Tông hay tịnh độ tông.
          Những bài chân ngôn cần trì tụng theo truyền thống Mật giáo và hiển giáo của thiền phái Tỳ ni đa lưu chi là thiền phái đầu tiên ở Đại Việt như sau: Các bài chân ngôn này đều sắp xếp theo thứ tự chung của Đại Thừa của chư Phật và thứ tự riêng của từng đức Phật bồ tát.
          Chân ngôn chung như tam tự tổng trì chân ngôn, Thủ lăng nghiêm chân ngôn, Kim cương tâm chân ngôn, Bát nhã vô tận tạng chân ngôn…
          Chân ngôn riêng sắp xếp theo thứ tự:
1. Chân ngôn của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni như: Đại nhật như lai đại quán đỉnh quang chân ngôn. Phá tà hiển chính chân ngôn…
2. Chân ngôn của đức Phật A di Đà như: Nhất tự chân ngôn, Tâm chân ngôn…
3. Chân ngôn của Diệu đức Bồ Tát ( Văn Thù Bồ Tát): Hộ thân chân ngôn, Ngũ tự chân ngôn, Lục tự chân ngôn, Bát tự chân ngôn…
4. Chân ngôn của Phổ hiền Bồ Tát ( Kim cương thủ bồ tát): Nhất tự luân vương chân ngôn…
5. Chân ngôn của Quán thế âm Bồ tát: Đại Bi, Chuẩn đề…
6. Chân ngôn của Đại thế chí Bồ tát: Bạt nhất thiết nghiệp chướng căn bản, vãng sinh tịnh độ đà la ni…(trong thập chú)
7. Chân ngôn của Dược Sư Lưu Ly quang như lai theo kinh dược sư (trong thập chú)
8. Chân ngôn của Địa tạng vương Bồ tát: Diệt định nghiệp chân ngôn
9. Chân ngôn của Kim cương tạng bồ tát: Là Kim cương tâm chân ngôn và Thủ lăng nghiêm chân ngôn.
10. Chân ngôn của Bất động như lai ( Đại sư Huynh của đức Phật thích ca và đức Phật A di Đà) là tam tự tổng trì chân ngôn
11. Chân ngôn ngũ tự như lai đà la ni
12. Chân ngôn tiêu tai cát tường của Sa la thụ vương Phật (trong thập chú)
13. Chân ngôn công đức bảo sơn của chư Phật ghi trong bộ kinh phương đẳng Đại thừa (trong thập chú)
14. Chân ngôn thánh vô lượng thọ quyết định quang minh vương trong kinh Đại tập (trong thập chú)
15. Thất Phật diệt tội chân ngôn (trong thập chú) của sáu đức Phật là sáu thầy giáo gần nhất của đức Phật Thích Ca sát thời gian đức Phật thích ca đắc đạo thành Phật
16. Chân ngôn thiện thiên nữ chú của Bắc phương đa văn thiên vương để cứu cõi người khỏi bị túng thiếu tài sản (trong thập chú)
17. Là bộ Mẫu chữ chân ngôn trong khế kinh Hoa nghiêm
18. Chân ngôn phẩm phổ môn kinh diệu pháp liên hoa
19. Mẫu chữ chân ngôn của kinh đại bát niết bàn
20. Chân ngôn hộ thân của Di lặc Bồ tát. (tương lai Phật ở hội Long Hoa ngay tại thế giới này).

Thứ Ba, 24 tháng 7, 2012

Pháp giới Vũ Trụ


        
 Bàn về Pháp giới Vũ Trụ là nói về sự vô cùng vô tận tới mức con người chúng ta không thể tưởng tượng nổi. Khoa học hiện đại ngày nay mới chỉ khám phá được một phần nhỏ nhoi của Thái Dương hệ. Ngoài cái dải Thiên hà này còn có vô lượng dải thiên hà khác, nó rộng lớn đến đâu thì giới hạn, cao dày đến đâu thì tận cùng?. câu trả lời ngày nay các nhà khoa học đang nhọc công kiếm tìm. Đức Phật vì đại sự nhân duyên xuất hiện cách đây hơn 2500 năm đã mô tả rất rõ ràng cái vô cùng tận của pháp giới vũ trụ. Nhân duyên hội tụ Quảng Kiến được đọc lại bản thảo của Cụ Tâm Minh Lê Đình Thám viết về Quy Y Tam Bảo, nội dung bài viết có nói đến sự thành hoại, sinh diệt của vũ trụ và của chúng sinh. Nay xin lược chép ra đây để mọi người thêm tỏ:
        Chúng sinh từ vô lượng kiếp quá khứ vì quên mất bản tâm bản tính vì thế bị cái khổ luân hồi sinh tử. Chúng sinh thì sinh lão bệnh tử. Thế giới của chúng sinh thì thành trụ hoại không liên tục xoay vần như cái bánh xe xoay tròn nên gọi là vòng luân hồi. Thế giới của chúng sinh lúc là thể hơi khí vô hình thì gọi là không tướng. Khi bắt đầu đọng lại thành một hình tướng là một khối đất hình cầu có thực vật động vật thì gọi là thành tướng. Tiếp tục tồn tại và phát triển thì gọi là trụ tướng, đến khi bắt đầu tan rã, người vật đều không còn thì gọi là hoại tướng và trở lại biến thành một thể hơi khí vô hình thì gọi là không tướng. Đó là vòng luân hồi theo không gian của một thế giới. Thời gian của một vòng này gọi là một kiếp. Mỗi thế giới có một mặt trời riêng cho đến nhiều mặt trời. Hàng ngàn triệu thế giới trong đó có rất nhiều mặt trời thì gọi là đại thiên thế giới. Đó cũng là nơi giáo hóa của một đức Phật cho nên gọi là Phật Sát = Phật Sái = Phật Quốc. Vô lượng vô biên Phật Quốc Độ này kết hợp với nhau gọi là một tầng. Hai mươi tầng kết hợp với nhau là một hoa tạng thế giới. Trong pháp giới (Vũ trụ) có vô lượng vô biên hoa tạng thế giới. Các hoa tạng thế giới cách xa nhau đến mức người không thể tưởng tượng nổi.
          Trong một ngàn triệu thế giới của một Phật Quốc Độ cái thì đương thành đương trụ đương hoại, Cái thì đã thành không tướng cho nên về toàn thể mà nói thì vũ trụ là Vô thủy (không có cái bắt đầu) và Vô chung (không có cái kết thúc). Từ cõi trời đệ tứ thiền sắc giới trở lên không bị sự chi phối của luật thành trụ hoại không cho nên chúng sinh ở đó có thể có tuổi thọ cao nhiều đại kiếp ( Một đại kiếp là 1280 triệu năm).
          Chúng sinh chịu khổ luân hồi đã lâu nên có một số người bắt đầu giác ngộ. Lợi dụng sự việc này nhiều ngoại đạo tà giáo xuất hiện. Họ lừa chúng sinh như cho trẻ con cái bánh vẽ bảo rằng cứ nhìn sẽ no không phải ăn. Họ nói tu phép trường sinh thì được bất tử, được lên thiên đường thì ăn chơi nhiều mà vẫn không chết. Do đó làm cho chúng sinh lại chìm thêm trong biển khổ.
          Trong những người tìm đạo giải thoát có một số người suy xét nơi tâm mình, nơi cảnh hiện tiền phát minh ra đạo lý nhân duyên rồi tinh tiến tu diệt trừ ngã chấp tướng thoát khỏi vòng luân hồi đó là các vị Bích Chi (Độc Giác) thuộc trung thừa.
          Vô lượng kiệp về sau có một vị độc giác phát tâm cứu khổ cho vui kiên trì hiện nhiều thân trong nhiều loài cứu độ chúng sinh. Do đó vị độc giác này phát huy khả năng độ sinh của mình đi sâu giác ngộ bản tính của mọi sự vật. Rồi đến lúc đầy đủ công đức trí tuệ giác ngộ được Pháp giới tính và Tâm tính là trùng trùng duyên khởi hòa nhập với Pháp giới tính này và thành đức Phật đầu tiên trong vũ trụ vô cùng tận đó là đức Phật Uy Âm Vương. Nhờ công đức đó nhiều vị độc giác khác cũng thành Phật cho đến ngày nay có thập phương Tam thế chư Phật. Như thế Chư Phật đều do tu tập giác ngộ pháp giới tính mà thành, dù pháp giới tính là sẵn có không thêm không bớt.
          Chúng sinh mê muội pháp giới tính nhận cái thân giả dối là thật. Nhận cái Tâm luôn luôn thay đổi là mình rồi lại nhận cái cảnh giả dối vô thường như mình là thật nên phải chịu luân hồi sống chết trong lục đạo, Thiên, Nhân, Atula, Địa ngục, ngã quỷ, súc sinh.
          Chỉ đến khi nào tu hành phá được ngã chấp tướng và pháp chấp tướng diệt hết vô minh nhập vào pháp giới tính tức là bản lai tự tính thì thành Như lai tức là thành Phật.
          Như Lai là Bản tính chân như theo duyên phân biệt của chúng sinh mà hóa thân hóa độ. Các đức Như Lai đều bình đẳng, nhưng theo duyên Phân biệt của chúng sinh nên hiện ra vô số thân tùy duyên hóa độ chúng sinh. Khi Nhân duyên hóa độ đã thành thục đối với nhiều chúng sinh thì chư Phật Như Lai hiện ra Thân Phật đến các thế giới đó để hóa độ.
          Hiện nay Đức Phật Tỳ Lô Giá Na theo duyên hóa độ cõi Sa Bà hiện ứng thân là Thích Ca Mâu Ni để giáo hóa chúng sinh, chỉ dạy chúng sinh tu theo Đại Thừa, Tiểu Thừa và Trung Thừa ứng với các căn cơ cao thấp của chúng sinh ở thế giới này.

Thứ Tư, 18 tháng 7, 2012

Kiến trúc Tam Quan Chùa Việt


Giới thiệu về kiến trúc Tam quan chùa Việt Nam

Kiến trúc Chùa Việt Nam thường tuân theo một hướng chính gọi là trục Chính Đạo, mở đầu cho hướng Chùa là Tam Quan án ngự. Từ Tam quan vào bên trong là toàn thể ngôi chùa bao gồm Lầu chuông, Gác trống phía trước, hành lang giải vũ hai bên, tiếp vào cùng nhà Tiền đường, Thiêu hương, Thượng Điện v.v…

Kiến trúc Tam Quan

Tam quan thông thường có hai tầng, tầng dưới có ba cửa, ở giữa là cửa chính, hai bên cửa nhỏ hơn và kích thước hai cửa này bằng nhau. Tuy nhiên cũng nhiều chùa xây Tam quan có khi hơn 4 đến 5 tầng, mở ra 4 đến 5 cửa và thường tùy thuộc vào tổng thể kiến trúc của ngôi chùa cũng như ý tưởng của người chủ hưng công khi cho xây dựng. Tầng trên của Tam quan chùa Việt có khi kiêm luôn chức năng lầu chuông, khánh và treo chuông lớn.
Nghiên cứu sâu về Tam Quan còn có tên gọi khác  là Tam môn, cách gọi tuy khác nhau nhưng bản chất là một. Quy chiếu triết học Phật giáo vào Tam quan cũng chính là cùng hệ quy chiếu đối với Sơn môn (cách gọi của Trung Quốc). Ý nghĩa Triết học Phật giáo của cổng chùa theo Phật học đại từ điển lí giải “là cách gọi của Tam giải thoát môn”. Tam giải thoát môn chính là ba cửa giải thoát cho chúng sinh thoát khỏi phiền não, tiến nhập vào chốn thanh tịnh, an nhiên tự tại, chốn bỉ ngạn để đạt đạo quả Niết bàn. Ba cửa đấy là Không giải thoát môn, Vô nguyện giải thoát môn, Vô tướng giải thoát môn. Không giải thoát môn là quán sát tất cả các pháp do nhân duyên mà sinh thành, tự tính vốn là không, tất cả mọi thứ như hư huyễn không có thật, thông đạt như thế, thì mới có thể ngộ nhập vào cõi Niết Bàn. Vô nguyện giải thoát môn là sự tiến lên của Vô tác giải thoát môn, chính là tất cả các pháp sinh tử, nguyện xa rời ý niệm tạo tác, để ngộ nhập vào Niết bàn diệu quả; Vô tướng giải thoát môn là quán sát tất cả pháp thế gian đều là giả hợp của hình tướng, hiểu được tứ đại ngũ uẩn giai không, rời các nhân ngã chấp tướng mà ngộ nhập vào cõi Tịch tĩnh của Niết bàn.
Tam giải thoát môn còn gọi là Tam không môn, lại còn gọi là Không môn, vì thế chùa chiền vẫn thường được gọi là Không môn như một cách gọi đại xưng.

Phong cách Tam quan

Tam quan mở ra hướng vào chùa, mở ra con đường tiếp nhận đến với Phật giáo. Kiểu dáng Tam quan tùy thuộc vào vị thế địa lí, kinh tế vùng miền, ngôi chùa có sự ảnh hưởng tới văn hóa cộng đồng như thế nào thì xây dựng chùa chiền nói chung và Tam quan nói riêng có những mức độ quy mô khác nhau. Trước tiên là Tam quan gỗ, từ kiểu thức đơn giản nhất là cái cổng để đi lại cho thuận tiện, khoanh vùng cho ngôi chùa, dần dần chuẩn hóa theo kiểu thức cung đình với cấu kiện kiến trúc, chồng giường, diêm tầng lớp mái...
Theo phong cách kiến trúc các Tam quan cổ còn lại tới ngày nay trong các chùa Việt là các Tam quan gỗ, kiểu thức như Tam quan chùa Kim Liên, chùa Chân Tiên - Hà Nội. Ngày nay với sự phát triển đa dạng của vật liệu xây dựng đã ảnh hưởng nhiều đến cấu trúc của tam quan chùa. Cấu trúc tam quan có thể làm bằng bê tông cốt thép với cột đá hoặc là sự kết hợp giữa bê tông và mái gỗ…Quá trình thiết kế quy hoạch kiến trúc chi tiết phải tùy thuận vào địa thế và quy mô kiến trúc chùa mà kiến tạo ra kiểu mẫu tam quan tương xứng.
Ngôi chùa Việt Nam ngày nay vẫn tồn tại Tam quan như một minh chứng cho sự phát triển của lịch sử tất yếu và nội hàm triết thuyết Phật giáo. Điều này cơ bản đúng trên bình diện nghiên cứu lịch trình của Tam quan cũng như sự tương thích về kiến trúc và môi trường địa lí văn hóa tạo cơ sở cho sự phát triển của tôn giáo mà con đường cứu kính vẫn là hướng con người vượt qua cái bất thiện để đến với cái thiện, cái tốt đẹp hơn.

Thứ Hai, 16 tháng 7, 2012

Kiến Trúc Chùa Việt


Khái quát kiến trúc chùa Việt

I. Khái quát chung về Quy hoạch kiến trúc chùa Việt Nam

Chùa Việt Nam bao giờ cũng là một quần thể kiến trúc, gồm các hạng mục công trình được bố trí theo các giải pháp bố cục khác nhau. Tổ hợp không gian chùa luôn tuân theo nguyên tắc khép kín mang tính hệ thống, tạo ra một không gian biệt lập với khu dân cư nhưng không quá cách xa để thuận tiện cho việc tu dưỡng của tăng ni và giáo hoá chúng sinh. Tên gọi các giải pháp quy hoạch này được đặt theo các chữ Hán có dạng gần với bình diện kiến trúc chùa, cụ thể như sau:
1.     Kiểu chùa chữ Đinh (),
Có chính điện hay thượng điện (gọi là Đại hùng Bảo Điện), tức là ngôi nhà đặt các bàn thờ Phật, nối thẳng góc với nhà bái đường hay nhà tiền đường ở phía trước. Nhà bái đường đôi khi được gọi là chùa hộ, có lẽ vì ở đây thường tôn trí các tượng Hộ Pháp. Một số chùa tiêu biểu kiểu kiến trúc này là chùa Hà, chùa Bộc (Hà Nội); chùa Nhất Trụ, chùa Bích Động (Ninh Bình); chùa Trăm Gian (Hải Dương); chùa Dư Hàng (Hải Phòng),...

2.     Kiểu chữ Công (), Phổ biến hơn là kiến trúc có nhà chính điện và nhà bái đường song song với nhau và được nối với nhau bằng một ngôi nhà gọi là nhà Thiêu hương, nơi các vị tu hành làm lễ.

3.     Kiểu chùa chữ Tam ( ) thông thường là quy hoạch ba nếp nhà song song với nhau, thường được gọi là chùa hạ, chùa trung, chùa thượng, như kiểu chùa Kim Liên ở Hà Nội, chùa Tây Phương ở Hà Tây…
4.     Kiểu chùa nội Công ngoại Quốc: Một kiểu chùa khá phổ biến ở miền Bắc Việt Nam là kiến trúc có hai hành lang dài nối liền nhà tiền đường (hay nhà bái đường) ở trước với nhà hậu đường có thể là nhà Tổ hay nhà Tăng xá ở phía sau làm thành một hình chữ nhật bao quanh lấy các kiến trúc khác ở giữa. Kiểu chùa này gọi là nội công ngoại Quốc. Có nghĩa là phía trong có hình chữ Công (), còn phía ngoài có cái khung bao quanh như ở chữ Quốc. Tiêu biểu kiểu kiến trúc này là chùa Cầu (Hội An); chùa Keo (Thái Bình),...

5.     Chùa Tháp: Ở một số chùa có bố trí tháp Phật lớn ở trước mặt như chùa Dâu ở tỉnh Hà Bắc, chùa Phổ Minh ở tỉnh Hà Nam, nhưng một số chùa khác, các tháp lại ở hai bên chùa hay có vườn tháp riêng. Về cấu trúc của tháp Phật nói chung đều cấu tạo gồm 4 phần: phần ngầm, đế tháp, thân tháp và ngọn tháp. Phần ngầm có thể được xây theo hình vuông, lục giác, bát giác hoặc tròn; không gian ngầm thường nằm chìm hoàn toàn dưới mặt đất nhưng đôi khi có phần nằm trên mặt đất, phần phía dưới mặt đất (bán âm bán dương).
Đế tháp là phần tiếp giáp với mặt đất của tháp, đỡ toàn bộ kết cấu phía bên trên. Đế tháp được bổ sung thêm một bệ tháp với những trang trí lộng lẫy để cho kiến trúc trở nên hùng vĩ.
Thân tháp là phần chính của tháp. Thân tháp là dấu hiệu để phân biệt các phong cách kiến trúc. Ví dụ dựa vào vật liệu xây dựng thân tháp và thủ pháp sử dụng vật liệu người ta có thể chia thành: tháp gỗ, tháp gạch bên ngoài – gỗ bên trong, tháp lấy cột gỗ làm trung tâm, tháp với trụ gạch chính,…
Ngọn tháp là phần biểu thị cho cõi Phật vì vậy mà có vai trò rất quan trọng. Ngọn tháp thường có dáng thanh mảnh, là đầu chóp của công trình, nơi cố định rui xà, mái nóc và gờ mái, giúp ổn định kết cấu và ngăn không cho nước mưa thấm lọt vào bên trong. Ngọn tháp, bản thân đã là một tháp nhỏ với với 3 phần đế - thân – đỉnh với một cọc ở giữa. Đế thường gồm một bệ đặt trên một nền phẳng hoặc trên nền cánh sen. Trên phần thân của ngọn tháp thường có nhiều cái đĩa, tháp càng lớn thì đĩa càng lớn, số lượng đĩa thường là số lẽ. Trên chồng đĩa là một cái lọng. Trên đỉnh ngọn tháp là một mặt trăng lưỡi liềm và viên đá quý, đôi khi hạt đá quý được trên hoặc giữa một vật trang trí hình ngọn lửa. Vật liệu tôn tạo tháp phổ biến là đá tự nhiên và gạch nung. Đó là những phần kết cấu tiêu biểu nhất của ngọn tháp tuy nhiên ngọn tháp có thể thay đổi tùy theo những thời kỳ, địa điểm và phong cách tháp.
6.     Ngoài các kiểu chùa nêu trên có rất nhiều kiểu biến thể căn cứ vào địa hình Sơn, Địa, Hải đảo mà tạo ra các bố cục mang tính sáng tạo có giá trị cao về phương diện quy hoạch kiến trúc như kiểu chùa tiền Phật hậu Thánh đặc trưng ở chùa Thầy – Thạch Thất - Hà Nội. Chùa một mái, Chùa Một cột….Một số chùa khác bố trí gác chuông phía trước, gác chuông phía sau, chùa có gác chuông ngay trên cửa tam quan, có chùa gác chuông lại ở trên nhà Tổ.
Giải pháp quy hoạch kiến trúc 6 kiểu chùa nêu trên chủ yếu dựa vào hạng mục kiến trúc chính là Đại hùng Bảo Điện. Trong các chùa ngoài cụm kiến trúc này ra còn có những hạng mục khác như: 1. Nhà Tổ: Nơi thờ tượng và kỷ vật của các vị Cao tăng có công xây dựng và sáng lập chùa; 2. Tăng xá: Thuộc khu nội tự bao gồm các dãy nhà ở cho tăng ni; 3. Nhà Trù: Khu vực bếp nấu phục vụ cho tăng ni và phật tử; 4.Trai đường : Khu nhà ăn; 5. Vườn Tháp Tổ: Tổ hợp các tòa tháp lưu giữ xá lợi và di cốt của các vị tu hành sau khi đã viên tịch; 6.Nhà tọa soạn: Các dãy nhà phục vụ cho việc soạn lễ cúng dàng của thập phương Phật tử; 7. Gác chuông, gác chiêng; 8. Tam Quan: Tam quan là cổng vào chùa được cấu tạo bởi một tòa nhà với ba cửa ra vào. Có thể bố trí một tam quan ngoại và một tam quan nội …); 9. Ao, hồ sen: Góp phần tạo nên phong cảnh sơn thủy hài hòa, tươi đẹp; 10. Giếng chùa: Tạo ra bởi các mạch nước ngầm trong mát, kiến trúc giếng thường được xây dựng bởi các vật liệu như đá ong hoặc đá xanh tự nhiên, góp phần tạo nên điểm nhấn đẹp trong cảnh chùa; 11. Vườn cây, vườn hoa (còn gọi là Hoa viên). Tạo ra thế giới gần thiên nhiên, tĩnh lặng nhưng tươi đẹp, cây và hoa trong chùa phải được chăm sóc cẩn thận để phù hợp với cảnh chùa trang nghiêm và thanh tịnh; 12. Tịnh Thất: Căn cứ vào pháp môn tu hành của từng chùa mà bố trí các tịnh thất nhỏ tại các không gian yên tĩnh phục vụ cho việc tu hành.

II. Giới thiệu không gian nội thất chùa Việt Nam

          Như đã giới thiệu ở trên, chùa đa dạng thì Phật điện (còn gọi là Đại hùng Bảo Điện) cũng đa dạng không kém. Cách thức bài trí tượng thờ ở Phật điện Việt Nam cũng biến chuyển qua thời gian và không gian.
          Do lịch sử truyền nhập Phật giáo, phần lớn chùa Việt Nam là chùa Đại Thừa (Mahayana). Do đó, nhà chính điện cũng như các tòa nhà khác trong chùa, chúng ta thấy nhiều tượng Phật ( Buddha), Bồ Tát (Bodhisattva) cùng với các chư thánh tổ, thiện thần hộ pháp chư thiên khác. Bao gồm cả những tượng thần, tượng Mẫu theo các tôn giáo khác của tín ngưỡng dân gian. Giới hạn ở bài tham luận này chúng tôi chỉ mô tả cấu trúc Phật điện điển hình qua việc bài trí tượng thờ trong Chùa Việt. Nếu bố cục ngôi chùa theo kiểu” Nội công ngoại Quốc” là hình  thức phổ biến hơn cả thì nhìn chung chùa bao gồm một điện thờ hình chữ Công (), một dãy hành lang bao quanh ba mặt và một sân rộng. Khu trung tâm là điện thờ Phật của chùa, thông thường bao gồm ba ngôi nhà nằm kế tiếp nhau, lần lượt là nhà Thiêu hương – Thượng Điện – Nhà tổ, Mẫu…
Bài trí tượng trong tòa Thiêu hương:
1.       Ban Đức Ông ở bên trái tiền đường, tượng có y phục theo lối võ quan, hai bên tượng có hai vị thị giả.
2.       Ban Thánh hiền ở bên phải tòa Tiền đường, mặc áo cà sa vàng, đội mũ Liên hoa Thất Phật, chân dung hiền hòa, tươi tắn, bên cạnh có hai vị thị giả.
3.       Tượng Bát bộ Kim Cương: Là vị có phiếm thần, gồm tám pho tượng đứng hai hàng hai bên gian Thiêu hương là không gian thêm phần uy nghiêm. Các tượng có dáng đứng và chi tiết khác nhau nhưng đều mặc áo giáp trụ, mũ kim khôi, đi hia, cầm binh khí.
2.     Bài trí tượng trong tòa Thượng điện:
Tòa thượng điện còn gọi là Tam Bảo hay đại hùng bảo điện, gồm nhiều tượng phật đặt trên các bệ xây từ thấp đến cao, tượng trưng cho sự tu hành và đắc đạo của Đức Phật đồng thời biểu hiện các triết lý của Đạo Phật. Nghĩa của Đại hùng: Thắng nhân giả anh, Thắng kỷ giả hùng (thắng được mình mới là bậc địa hùng).
Hệ thống bài trí tượng phổ biến trong thượng điện (xem sơ đồ)
1.       Lớp thứ nhất: Trên cùng là tượng Tam thế, tên đầy đủ là Tam thế tam thiên Phật, nghĩa là Ba nghìn vị Phật thời quá khứ hiện tại tương lai, trong đó Thiên (ngàn) là con số phiếm chỉ không đếm được.
2.       Lớp thứ hai: Bộ tượng Di đà tam tôn mang tính chất tuyên ngôn cho Phật giáo bởi đại diện cho từ tâm và trí tuệ. Trong đó, Phật Adiđà ở giữa thể hiện tám tính (bát đại) phân thân biểu hiện thành ngài Quán Thế Âm Bồ Tát bên trái thể hiện bốn tính thuộc từ tâm là Đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả và  ngài Đại Thế chí Bồ tát thể hiện bốn tính thuộc trí tuệ, Đại hùng, đại lực, đại trí, đại dũng.
3.       Lớp thứ ba: Bộ tượng Thích ca niêm hoa, với mô hình Nhất Phật nhị tôn giả, Đức Thích Ca ngồi kết già ở giữa, tay giơ đóa sen, Maha Ca Diếp và ngài A nan thị giả ở bên trái và bên phải.
4.       Lớp thứ tư: Tượng tuyết Sơn mô tả quá trình bảy năm tu khổ hạnh trong núi Hymalaya không tìm được chân lý. Tạo hình tượng khắc khổ.

5.       Lớp thứ năm: Bộ tượng Di Lặc tam tôn có mô hình Nhất Phật nhị Bồ Tát.
6.       Lớp thứ sáu: Tòa Cửu Long ở giữa, bên trái là Đế Thiên, bên phải là Đế Thích. Tòa Cửu long này được xây dựng theo tích Thích ca sơ sinh – một trong bốn tích quan trọng trong đức Thích Ca ( đản sinh, xuất gia, thành đạo và nhập Niết bàn).
Ngoài sáu lớp bố trí tượng nêu trên trong Đại hùng Bảo điện còn tôn trí các pho tượng sau:
7.       Tượng Nam Tào, Bắc Đẩu: Phía trước tòa Cửu Long còn có tượng Nam Tào (mũ đỏ, quần áo đoe, mặt đỏ), Bắc Đẩu (Mũ đen, quần áo đen, mặt đen). Sự xuất hiện hai vị tinh quân này trên Phật điện là do tư duy nhân gian.
8.       Tượng Thập điện Diêm Vương: Hai bên Phật điện còn có tượng Thập điện Diêm Vương cai quản mười cửa điện. Tạo hình các vị này theo lối Hoàng đế, mũ bình thiên, áo cổn, đi hia, tay cầm hốt ngồi trên ngai.
9.       Tượng các vị Tổ kế đăng ( dân gian quen gọi là tượng La Hán): thường được thờ ở hai dãy nhà dọc theo thượng điện.
10.   Tượng Quan Âm thị kính thể hiện ở hình tướng nữ nhân, ngồi trên núi, tay bế đứa trẻ, chân đặt trên hòm chữ nhật, phía sau có con vẹt.
11.   Tượng Quan Âm thiên thủ thiên nhãn có sự tích từ truyện nàng chúa Ba Diệu Thiện hóa thân thành ngàn mắt ngàn tay. Tượng này thường có hình tướng nữ nhân, các búp tay ống tơ xòe ra, ở dưới có Rồng hay Quỷ đội tòa sen.
12.   Tượng Thổ Địa: Canh giữ cửa chùa
13.   Tượng Giám Trai: Kiểm tra sự thanh tịnh của lễ Phật
14.   Tượng các Tổ chùa: được tạo hình với chân dung cụ thể, xuất phát từ các vị sư tổ khai dựng hoặc có công với chùa, luôn trong y phục tu hành, thần thái từ bi, trang nghiêm, uy nghi và minh triết nhưng mang cá tính khá rõ nét.
15.   Các tượng Hậu, lại thể hiện lối ứng xử uống nước nhớ nguồn của người Việt, tạo hình theo nhân vật lịch sử có công xây dựng chùa.

Thứ Tư, 11 tháng 7, 2012

Sùng Đức Tự

 Vịnh chùa Sùng Phúc

" Sùng Đức quang minh địa Thăng Long
Tú cảnh thánh linh cổ tự đồng
Đức nhuận thập phương siêu pháp giới
Hậu lai nguyện đắc pháp viên thông "

(Phối cảnh Chùa Sùng Đức do Công ty CP Đại Nhật thực hiện)

Đại Bi Tự


 Vịnh Đại Bi Tự:
"Quang Minh biến chiếu mãn nam thiên
Đức Tuệ Từ Ân chính pháp tuyền
Đại Hỉ Đại Bi kim tướng hiện
Hoa khai kiến Phật Nguyện Tâm Viên"

(Phối cảnh Chùa Đại Bi do Công ty CP Đại Nhật thực hiện)

Thứ Sáu, 6 tháng 7, 2012

hai chữ PHONG THỦY

Bàn về hai chữ PHONG THỦY.
Phong là quẻ Tốn thuộc dương Mộc, 
Thủy là quẻ Khảm thuộc âm dương thủy. 
Ngược xuôi có ta có hai quẻ kép ứng với hai chữ Phong Thủy trong 64 quẻ kép Chu Dịch là quẻ Phong Thủy Hoán và quẻ Thủy Phong Tỉnh.
Quẻ Hoán có nghĩa là sự thay đổi để có lợi. Lý là âm dương Hỏa. Đức là sự hòa nhập, tích tụ. Khí sinh khí. Quẻ Hoán có tượng là sự thay đổi vị trí để có địa lợi hợp với thiên thời được nhân hòa và sẽ thành công trong mọi việc thiện. Hậu vận sẽ rất tốt đẹp.
Quẻ Tỉnh là sự tĩnh lặng, yên tỉnh chờ thời. Có tượng giếng khô sinh nước. Kiên trì đào sâu sẽ thấy mạch nước như người đào giếng. Ý nói làm việc thiện phải nhẫn nại thì hậu vận sẽ tốt. Quẻ Tỉnh có đức là sự tích tụ, hòa nhập, khí là sinh khí
       Bản chất của việc có được Phong Thủy tốt là việc chúng ta khi gặp chướng ngại thì nỗ lực tìm phương án vượt qua, luôn luôn tinh tiến hướng thiện để có hậu vận tốt chính là được chữ HOÁN của quẻ Phong Thủy Hoán.
      Con người ta thường mâu thuẫn giữa khả năng và khát vọng, cho nên phải biết rõ Tam Tài (thiên thời, địa lợi, nhân hòa) tức là biết khả năng của mình, vị trí và cơ hội. Nhân kém thì cố gắng tu chỉnh để hoàn thiện sẽ có được vị trí tốt. Tĩnh lặng hay tỉnh thức trước các biến đổi để chọn ra cơ hội phù hợp nhất với điều kiện của bản thân thì được Thời. Khi có đầy đủ cả Thiên Địa Nhân thì mọi việc sẽ tốt đẹp.
      Như vậy có được Phong Thủy tốt là việc thay đổi, năng làm việc thiện để tích tụ phúc đức. Nói rõ hơn, không phải là việc nhờ người kẻ vẽ tìm hướng tìm vị mà phụ thuộc vào Tâm tĩnh để trí được tinh anh, uyển chuyển vượt qua các khó khăn của cuộc sống. Có như vậy là có được PHONG THỦY tốt.

Thứ Hai, 2 tháng 7, 2012

Nhất niệm Tam Thiên

Nhất niệm tam thiên là Giáo nghĩa cùng với Giáo lý Ba đế viên dung là hai tư tưởng xiển minh về " Chư Pháp Thật Tướng".
Để nói về khái niệm Ba đế viên dung trước hết cần xem xét đến "Thập như thị", trong phẩm phương tiện kinh Pháp Hoa để hiểu rõ cái lý thật tướng ba đế viên dung của hết thảy mọi pháp. Thập như thị là  những điều kiện sở hữu của thảy mọi pháp, thông thể của "mười giới". Đó là:
1. Như thị Tính: Phần tính của các tồn tại bên trong
2. Như thị Tướng: Tướng mạo hiện ra bên ngoài
3. Như thị Thể: Đủ chất để hình thành cá thể (gồm Tướng + Tính)
4. Như thị Lực: Năng lực tiềm tàng bên trong
5. Như thị Tác: Hiện ra các nghiệp của phần
6. Như thị Nhân: Thân nhân tiếp tục hay đưa đến quả
7. Như thị Duyên: Sơ nhân giúp đỡ cho Thân nhân để thành tựu
8. Như thị Quả: Nương vào Nhân và Duyên để đưa đến kết quả
9. Như thị Báo: Nương vào Nhân, Duyên, Quả để kết thành quả báo tương tục của một kỳ hạn

Tất cả các pháp của hiện tượng giới, đều có đủ cửu như thị này, nên cửu như thị là đại danh từ của chư Pháp.
10. Như thị Bản,Mạt cứu kính đẳng: Bản là tướng của Như thị Tướng. Mạt chỉ cho báo của Như thị Báo. Cứu kính đẳng là hiểu rõ lý cứu kính bình đẳng. Tức là từ Tướng đến Báo đều trụ ở một lý cứu kính.
còn tiếp...

Chủ Nhật, 1 tháng 7, 2012

Tây Ban nha vs Ý

Diễn biến trận đấu:
Có anh hùng, chẳng cựu vương
 Một phen đối địch hai đường khác nhau.
Cùng là để giật cúp mau
Cùng lập công trạng cùng nhau lưu truyền.
Tiqui-taca phép bật chuyền
Bê tông ( buffon) hai lớp chính chuyên vững vàng.
Hai bên biến hoá kỳ Tài
Tấn công, phòng thủ hai người đều nhau.
Người này như Ý bọc vàng
Người kia Sừng nhọn ngang hàng với nhau.
Hai bên quyết liệt hồi lâu,
Ai thua ai thắng biết đâu phân rành.
Trước còn bật nhả phân tranh
Lát sau ngang dọc tung hoành như không

Mai Hoa Dịch số ra quẻ Thiên Hỏa Đồng Nhân biến ra Phong Hỏa Gia Nhân. Từ hành Hỏa biến ra hành Mộc. Sinh vượng cho Tây Ban Nha.
Quỷ Cốc Tử độn toán ra Lôi Trạch Quy Muội hành Thổ sinh vượng cho Tây Ban Nha.
Ngày Giáp Tý hành KIM. Vượng cho TBN
Giờ Ất Sửu hành KIM. Vượng cho TBN

Kết nối cái tâm nâng tầm trí
Tối nay đấu sừng đâu đấu lý
Muôn thuở hơn nhau thời do chí
Thắng thua đôi khi chẳng như Ý. 

Có 4 sinh vượng cho Tây Ban Nha!!!!