Thứ Ba, 30 tháng 7, 2013

PHẬT DI LẶC



  HÌNH TƯỢNG DI LẶC TÔN PHẬT

Tỏ pháp duy Tâm mới thực-hành.
Minh minh huyễn huyễn chẳng còn tranh
Bình thường vui đạo cùng sinh chúng
Khắp cả Đông Tây, Pháp tự thành.

 
Phật Di Lặc là mọt vị Phật được tín phụng rất phỏ biến trong nhân gian. Tượng Phật Di Lặc là một pho tượng được lưu truyền rất không bình thường.


“ Di Lặc” là âm dịch giản xưng phiên âm tiếng phạn Maitreya với ý là Từ Bi. Đức Phật Di lặc thường ôm ấp lòng từ bi, lúc đầu là họ Từ, tên gọi A dật Đa với ý nghĩa “ Vo năng thắng”. Theo kinh Phật, Phật sinh ra trong một gia đình Bà la Môn ở nước Ba la nại, thuộc Ấn Đọ thời cổ đại. Ngài là người sống cùng thời đại với Phật Thích Ca, về sau ngài theo Phật Thích Ca xuất gia tu tập Phật pháp và trở thành đệ tử Phật đà. Ngài đã tạ thế trước khi Phật Thích Ca nhập Niết diệt.  Phật Thích Ca Mâu Ni từng nói, sau khi bồ tát Di Lặc từ bỏ cõi thế gian, sẽ thượng sinh lên cung trời Đâu Suất là cung trời tầng thứ 4 trong 6 cung trời Dục Giới:
1-     Cung trời Tứ Đại Thiên Vương
2-     Cung trời Đao Lợi
3-     Cung trời Dạ Ma
4-     Cung trời Đâu Suất
5-     Cung trời Hóa lạc thiên
6-     Cung trời Tha hóa tự tại thiên
Tại cung trời Đâu Suất ngài sẽ diễn thuyất Phật Pháp cho các chư thiên ( chư tiên). Sau khi Phật Thích Ca diệt độ 56 ức 70 triệu năm thì Ngài mới từ cõi trời Đâu Suẩ hạ sinh để xuống với nhân gian. Theo kinh “ Di lặc hạ sinh thành Phật kinh” thì đến lúc ấy ở cõi Sa bà chúng ta, trong xứ Diêm phù đề có một thành phố gọi là Sí đầu ta, vua của xứ ấy có tên là Nhương Khư. Ngài Di lặc sẽ đầu thai để thác sinh nhờ ở vợ chồng mọt viên quan đại thần tên gọi là Tu Phạn Ma. Ngài cũng sẽ giáng sinh, xuất gia, thành đạo, thuyết pháp...mọi sự đều tương tự như cuộc đời của Phật Thích Ca khi trước. Phật Di lặc sẽ kế tục Phật Thích Ca . Ngài sẽ thuyết pháp ba lần ở dưới cây Long Hoa tại vườn Hoa Lâm để quảng độ chúng sinh.
            Ở Trung Quốc tín ngưỡng phụng thờ Phật Di Lắc đã lưu hành từ rất sớm. Thời Tây Tần đã xuất hiện tượng Phật Di Lặc ở chùa hang động Bỉnh Linh vùng Cam Túc. Trước thời ngũ đại triều Tống đã có thấy xuất hiện tượng Phật Di Lặc, phần nhiều là với hình tượng một vị Bồ Tát, ít có hình tướng Như Lai. Căn cứ để phân biệt hình tướng Bồ Tát với hình tướng Như Lai là dựa vào hai bộ kinh “ Di Lặc thượng sinh” và “ Di lặc hạ sinh”. Tượng Phật Di Lặc hình tượng Bồ tát chủ yếu thể hiện hình tướng khi ngài thượng sinh lên cõi trời Đâu Suất đang thuyết pháp cho chư Thiên. Tượng Phật Di Lặc lúc này là thân mặc trang phục Bồ Ttá, ngồi hai chân buông xúong giao nhau. Nhưng cũng có tượng ngồi buông thõng chân trái, tay phải nâng cằm và má theo hình tượng “ Bán già tư duy”, biểu thị Ngài đang chờ đợi đến thời kỳ hạ sinh xuống hạ giới. Tượng Ngài mang hình tướng Như Lai để biệu thị ngài đã hạ sinh để trở thành Phật của kiếp vị lai. Tượng này cũng giống như tượng Phật Thích Ca khong có khác biệt lớn.
            Vào khoảng thời bắc Ngụy, ở Trung Quốc dần dần đã lưu hành tín ngưỡng đối với thuyết Phật Di Lặc hạ sinh, đồng thời cũng xuất hiện tượng Di Lặc mang y phục của Phật. Từ thời Ngũ đại về sau, trong nhân gian còn lưu truyền rất nhanh tượng Phật “ Di Lặc tiếu khẩu”.

TƯỢNG PHẬT DI LẶC TIẾU KHẨU


            Khoảng từ đời Ngũ đại về sau, trong các chùa viện dọc hai bờ sông Triết Giang đã xuất hiện hình tượng Phật Di Lặc tiếu khẩu. Tượng ấy thực ra đã được tạc theo hình tượng một vị hòa thượng có tên gọi là Khế Thử. Dựa theo sách nhà Phật của Trung Quốc “ Tống cao tăng truyện” có kể rằng: Khế Thử là người Châu Minh, ở thời Ngũ đại. Nay là vùng Ninh ba tỉnh Triết Giang. Lại có tên hiệu là “ Ông Trường Thịnh”. Ông thường xuyên mang gậy Thiết trượng ở tay, trên đầu gậy treo một chiếc bao tải, cứ thế đi khắp các thị thành và thôn quê để du hóa và hành khất suốt mọt dọc sông Triết Giang, ai cho gì cũng bỏ tất vào trong bao vải. Vì vậy lúc đương thời, mọi người đều gọi ông là “ Bố Đại Hòa thượng” nghĩa là vị hòa thượng có chiếc bao tải to. Tương truyền rằng ông có thân hình rất phì nộn, ăn mặc rất tùy tiện, ngôn ngữ và hành vi lại rất phóng khóang, không giữ gìn, câu nệ. Nghe nói ông là người khác thường, dự đóan cát hung vô cùng linh nghiệm, thậm chí còn đóan trước khi nào trời nắng hay mưa, mọi người đều cho rằng ông là người thần bí khôn lường. Vào thời Hậu Lương năm Trinh Minh thứ 2 ( năm 916), Hòa thượng Khể Thử tọa hóa trên một phiến đá ở sau chùa Nhạc Lâm thuộc Châu Minh. Trước khi thị tịch đã để lại một bài kệ:
            Di lặc chân Di lặc
            Phân thân thiên bách ức
            Thời thời thị thời nhân
            Thời nhân thị bất thức
Nghĩa là:
            Di lặc đúng là Di lặc
            Biến hiện nhiều thân hóa độ
            Giáo hóa chúng sinh không ngừng nghỉ
            Chúng sinh mê lầm vô minh không nhận ra.
Bởi thế mọi người cho rằng ông là Phật Di Lặc đang chuyển thế và xây dựng tháp để cúng dường ông.
            Đời Tống năm Sùng Ninh thứ 3 ( năm 1104), nhà sư trụ trì chùa Nhạc Lâm đã cho xây gác và đúc tượng thờ ông. Từ đấy, suốt giải Giang Tô đua nhau lưu hành, hoặc tạc hoặc vẽ hình tượng “ Bồ đại hòa thượng”. Hình ấy đặc tưng như sau: phanh bụng trề rốn, nét cười rạng rỡ vui vẻ, mang theo chiếc gậy bao vải... Dựa theo hình dạng của hòa thượng Khế Thử khi còn sống.
            Tượng Phật Di Lắc tiếu khẩu được đặt trong điện Thiên vương của các chùa viện, đã khiến cho những người đến lễ bái khi vừa bước chân đến cửa chùa, mới trông thấy tượng ngài đều có cảm giác hoan hỷ với cuộc đời, vì vậy pho tượng đều được mọi người ưa thích và kính ngưỡng.
----------------------------------
(Giải thích tranh tượng Phật. Bản dịch của Nguyễn Đức Thụ)

DƯỢC SƯ LƯU LY QUANG NHƯ LAI



PHẬT DƯỢC SƯ



Đức Phật Dược Sư
Cứu mọi huyễn hư
Cho được đủ đầy
Độ vào Chân Như.
Đức Phật Dược Sư
Cứu người bệnh khổ
Tăng phúc tăng thọ
Đức Phật Đại Từ
Đức Phật Dược Sư.

( Kệ tán Phật của HHQK)

Phật hiệu DƯỢC SƯ LƯU LY QUANG NHƯ LAI,  còn được gọi là “ Đại Y Vương”. Theo kinh Phật thì ngài là giáo chủ cõi Tịnh Lưu Ly ở Phương Đông, Phật Quốc độ gọi là Lưu Ly. Trước khi thành Phật ngài đã phát 12 đại nguyện rộng lớn. 12 điều thệ nguyện để tiêu trừ tất cả các bệnh khổ của chúng sinh, giúp chúng sinh thân tâm được an lạc, mọi sở nguyện đều được như ý, viên mãn ước nguyện (mong cầu) thế gian để tiến lên xuất thế gian tu theo Đại thừa giác ngộ pháp giới tính đắc đạo quả vô thượng Niết Bàn. Theo “ Dược Sư bản nguyện công đức kinh” do ngài Đạt-Ma - Cấp – Đa ( Pháp Hành) dịch ra Hán văn thời Tùy, viết rằng... Đức Phật bảo cho ngài Mạn Thù Sư Lợi biết rằng, về phương Đông kia, cách xa đây vô số Phật quốc độ ( thế giới của một vị Phật giáo hóa chúng sinh), nhiều bằng mười số cát sông hằng, ở đấy có một thế giới gọi là cõi Tịnh-Lưu-Ly, Đức Phật cõi ấy, hiệu là Dược-Sư Lưu Ly-Quang Như Lai...Đức thế tôn đó khi đương hành Bồ-Tát. Ngài đã phát nguyện ra mười hai nguyện lớn, khiến cho hữu-tình cầu gì cũng được.

Tịnh Lưu Ly là nơi đức Phật
Dược Sư quang minh chiếu vô biên
Có Mười hai nguyện lớn, như sau:
Nguyện thứ nhất Hào quang sáng suốt
Giúp chúng sinh không khác Như Lai
Thứ hai thân sáng ngọc trong
Hào quang soi khắp muôn loài chúng sinh
Thứ ba phương tiện tuỳ duyên
Độ cho đại chúng nguyện tâm viên thành
Thứ tư dạy pháp đại thừa
Khiến người tà đạo theo về chính chân
Nguyện thứ năm đắc Bồ Đề, 
Khiến người phá giới dần dần tịnh tâm
Thứ sáu giúp kẻ tật nguyền,
Lục căn toàn vẹn thoát miền hôn mê
Thứ bảy giúp cho người đau khổ
Hết túng nghèo bệnh tật tiêu tan
Nguyện thứ 8 giúp cho thân nữ
Thành trượng phu tu đắc Bồ Đề.
Thứ chín trừ mê tà, hiển chính,
Hết huyễn hư thành tựu Chân Như.
Thứ mười cứu cho người tù ngục,
Thoát gông cùm thanh tịnh thân tâm.
Mười một người đói cho ăn,
No thân sẽ đắc Pháp tâm thượng thừa.
Nguỵên mười hai khi thành Phật quả,
Độ chúng sinh tất cả viên minh.
( Phần 12 nguyện này do Quảng Kiến viết tóm tắt theo thể thơ)

              Chúng sinh nếu tín phụng thờ Dược Sư Như Lai thì có thể chữa trị mọi bệnh tật, giải trừ mọi khổ đau ngang trái của kiếp luân hồi mà tiêu tai chướng được trường thọ. Bởi vậy trong mọi tầng lớp đều rất tín phụng tụng niệm kinh Dược Sư. Trong rất nhiều Tam Bảo của các chùa viện đều cúng phụng ba pho tượng đại biểu cho Tam phương thế giới Phật khác nhau là phương Đông, phương Tây và vị trí trung ương là tôn tượng Phật Thích Ca, bên trái vị trí trung ương tôn tượng Phật Dược Sư tiêu biểu cho thế giới Phật phương Đông. Bên phải vị trí trung ương tôn tượng Phật A Di Đà tiêu biểu cho thế giới Phật phương Tây. Cũng có nhiều chùa thiết lập hẳn một “ Dược Sư Đường” để thờ phụng Phật Dược Sư.
                Tượng Dược Sư Như Lai đều ở thế kiết già phu tọa, tay trái nâng một bát thuốc, tay phải cầm dược vật hoặc viên thuốc. Theo sách “ Dược Sư niệm tụng nghi quỹ” có giảng rằng: Phật Dược Sư tay trái cầm dược khí, gọi là “ vô giá châu”, tay trái kết định ấn, mình khoác cà sa. kiết già phu tọa, được an tọa trên một tòa sen. Hiệp thị ( thị giả) của Phật Dược Sư là hai vị đại Bồ tát: Nhật Quang Biến Chiếu Bồ Tát và Nguỵên Quang Biến Chiếu Bồ tát, cũng có khi đặt Quán thế âm Bồ tát và Đại thế chí Bồ tát vào hiệp thị cho ngài. Ngòai ra cũng có để các vị Bồ tát khác như Văn thù sư lợi Bồ tát, Phổ Hiền Bồ tát, Bảo đàm hoa Bồ tát, Dược Vương Bồ tát, Dược thượng Bồ tát ở vị tri hiệp thị của Phật. 
( Quảng Kiến Nguyễn Việt Hồng ) 




Thứ Ba, 9 tháng 7, 2013

Thiền Tịnh Mật


Hãy nên tu Thiền
Bỏ chấp nhị nguyên
Xa rời đối đãi
Sạch hết não phiền.
Thường tu Tịnh độ
An vui chẳng khổ
Sinh gặp Phật Đà
Lo gì chẳng ngộ.
Tinh tiến tu Mật
Thấu rõ chân thật
Tịnh thân khẩu ý
Thì mau quả Phật.