Thứ Ba, 5 tháng 12, 2017

Phong Thủy


Khái niệm và lý luận cơ bản của Phong-Thuỷ-Thất-Đại như sau:
Các trường phái phong thuỷ ứng dụng hiện nay gồm: Loan đầu, Bát trạch, Huyền Không, Tam quái trạch, An thần Sát. Con có học qua hết và thấy các môn đó chỉ can thiệp vào vật, trong khi đó cái dụng của Phong thuỷ nếu đúng phải là an lành, an lạc, phát triển. Đó là kết quả của tâm, không thể dùng vật ( bùa, vật chấn Yểm) là cái hữu hình để đắp đổi cho cái vô hình vô tướng là tâm thức được. Một vấn đề lớn nữa là các môn phong thuỷ truyền thống ưa cái cố định mà quên mất vạn vật vốn theo duyên khởi mà có sinh diệt. Phàm cái gì lay động đều tạo ra PHONG, các vật gom lại liên kết với nhau gọi là TỤ, đức của Thuỷ chính là tụ, mà tụ là Tĩnh. Xét như vậy mới hay Bản chất của phong thuỷ là việc quản lý Động-Tĩnh. Động là Có mà Tĩnh là không. Cái nghĩa Có-Không trong Phật học chính là chất liệu của pháp giới vũ trụ. Địa-Thuỷ-Hoả-Phong-Không-Kiến-Thức, bảy đại này mới là vũ trụ vạn pháp. Địa (gồm:Thổ.Kim.Mộc) kết hợp với Thuỷ và Hoả tạo thành khái niệm Ngũ hành, như vậy các trường phái phong thuỷ xưa chỉ can thiệp được ba trong bảy thành phần của tồn tại. Phần Tâm là Kiến thức, Phong là lay động và Không là sự chuyển hoá mới là Chủ thể, để thông qua ngũ hành ( Đia, thuỷ, hoả) mà thụ dụng cảnh giới an lạc hay bất an. 
Như vậy, hai chữ Phong thuỷ trong  Phong Thuỷ Thất Đại được định nghĩa lại như sau:
-PHONG là Động có hai đức: Loạn là hư đức và linh hoạt là thật đức
-THUỶ là Tĩnh có hai đức: Thật đức là Tích tụ và hãm hiểm là hư đức
Khái niệm Phong thuỷ Thất Đại dựa vào Tâm thức (biệt nghiệp) mà vận cái dụng của tâm, trong thì hành Trì giới, an nhẫn, thiền định. Ngoài thì Cúng dường, Bố thí, phóng sinh...Hình khối màu sắc sắp đặt các thành phần của công trình nhà ở thuận theo công năng, sởthích mà đáp ứng để tạo ra giá trị thích ứng hỗ trợ cho tâm thường được an. Khi tâm an thì có định, định thì trí tuệ phát. Trí là sự tinh anh, tuệ là sự sáng suốt. Cái nhân đó lập tức đi với cái quả thịnh vượng lâu dài, làm tư lương cho nhiều đời tiếp theo.
Triết lý Phật đạo của người tu có pháp Tứ Tất đàn, phàm việc gì tự lợi và lợi tha được thì đều là chính đạo. Pháp Phật trùm khắp, các môn pháp thế gian như phong thuỷ, tử vi, kinh dịch, độn toán chỉ là nương theo một phần nhỏ của lý nhân quả mà huyễn có.
Phong thuỷ Thất Đại nhấn mạnh cho người biết rõ cái lý "vạn pháp duy tâm". Khi Tâm thanh thì vạn sự tốt đẹp sẽ thành. Nếu không thế hôn quân bạo chúa ở trong các long mạch giờ đều còn sống cả!?
...
Thế gian này cái đúng sai đối đãi đều là khái niệm. Chiến lược kinh doanh nếu như không là người dẫn đầu được thì phải sử dụng chiến lược khác biệt. Nếu như hai chiến lược trên đều không có thì phải chọn chiến lược thị trường ngách. Dịch vụ Phong thuỷ Thất Đại chính là dùng phong thuỷ để phá phong thuỷ quan niệm, giúp cho những người hữu duyên biết đến một phần nào về giáo lý Phật đà mà yên tâm sống thiện dù có được hướng hay không được hướng.

Thứ Năm, 19 tháng 10, 2017

TỊNH ĐỘ CHÂN THẬT CỦA CHƯ PHẬT

Phép tu Tịnh Độ

Thường ngày sau mỗi thời hành trì, dù là tụng kinh trì chú hay toạ thiền, chúng tôi thường kết thúc bằng lục hoằng thệ nguyện như sau:
Chúng sinh vô biên thề nguyện độ
Phiền não vô lượng thệ nguyện đoạn
Pháp môn vô lượng thệ nguyện học
Phúc trí vô biên thệ nguyện tu
Như Lai vô số thệ nguyện thị giả
Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành.
Pháp môn tu Phật thật là vô lượng, người con Phật đã phát tâm Vô thượng Bồ đề thì phải tinh tiến tu học theo các pháp môn Phật dạy để dần thanh tịnh thân tâm, học rộng để đắc Bát Nhã trí, song song độ mình độ người để cùng giải thoát mọi sự huyễn hư. Cái nhân Tinh tiến nhiều đời nhiều kiếp như thế cái Quả vị lai sẽ hội đủ ba đức của Niết Bàn gồm: đại Pháp thân là thật thể, đại Bát Nhã là thật trí, đại Giải Thoát là thật dụng.
Về phương diện Y Báo, thành Phật chính là biến cõi thế giới của mình thành cõi Tịnh Độ, Tịnh là thanh tịnh không có uế trược, Độ là môi trường phong thuỷ xuất thế gian ( Sở duyên duyên) để hoá độ chúng sinh.
Như vậy, pháp tu Tịnh độ vốn vô lượng, học mấy cũng không tới, suy nghiệm mấy cũng không cùng. Nhân duyên cùng sam học cùng chư vị đạo hữu, Quảng Kiến tôi nay tổng hợp các bài giảng của Ngài Trưởng Giả Tâm Minh Lê Đình Thám mong mỏi chia sẻ kiến thức Phật học, tất cả cùng chiêm nghiệm và ứng dụng giáo lý của Phật, chắn chắn hiện tại sẽ được đôi phần tự chủ mà công đức tu học về sau thật khó thể nghĩ bàn.
Phép tu Tịnh độ vẫn vô biên vô lượng, nhưng ước lượng cũng có thể gồm trong ba cách là: phép tu thật chứng Tịnh Độ, phép tu Tạo thành Tịnh Độ, phép tu vãng sinh Tịnh Độ.
I. Phép tu thật chứng Tịnh độ
Phép tu này cốt để cho người tu hành thiết thật chứng được cảnh giới thanh tịnh.
         Kinh Hoa Nghiêm có câu “ Nhất thế duy tâm tạo”, nghĩa là mọi sư sự vật vật đều do tâm tạo ra. Đạo lý duy tâm rất vi diệu, nhưng trong đời sống bình thường cũng có thể xét nhận rõ ràng. Như trong một cảnh, đồng một việc, người ưa thì thấy đẹp hay ho, người ghét thì thấy xấu xa vụng về, đó là một ví dụ về hoàn cảnh thường tuỳ theo tâm niệm mà thay đổi. Ở giữa đời biết bao nhiêu cảnh làm cho người cười kẻ khóc, người vui mừng kẻ buồn tức; lại người đương vui thì thấy cảnh nào cũng tươi đẹp, người đương lúc buồn thì cảnh nào cũng đeo sầu, vậy là tâm tạo ra rõ ràng. Thế mà chúng ta không rõ lý duy tâm, gặp cảnh ưa thì nghĩ thật đáng ưa mà sinh lòng tham, gặp cảnh mình ghét thì làm ra những nghiệp sát, đạo, dâm, vọng, làm tổn hại cho mình cho người. Vì chúng ta còn tham chấp như vậy nên trong cảnh giới duy tâm, chúng ta mới phát ra năm điều ham muốn là Ngũ dục. Ngũ dụng là tài, sắc, danh, thực, thuỵ: Tài là ham muốn của cải, sắc là ham muốn sắc đẹp, danh là ham muốn danh tiếng, thực là ham muốn ăn uống, thuỵ là ham muốn ngủ nghỉ. Năm điều đó làm cho chúng ta say mê theo hoàn cảnh, dong ruổi theo hoàn cảnh, không lúc nào được thanh tịnh; mà tâm không thanh tịnh thì cảnh giới cũng hoá thành không thanh tịnh. Vậy người tu hành muốn thật chứng Tịnh độ trước hết cần dứt trừ năm điều ham muốn ấy, lấy sự dứt trừ ấy làm cái hy vọng, cái mục đích của cuộc đời mình, hằng ngày xét rõ cái nguyên nhân và cáu kết quả xấu xa của nó mà chán hẳn đi thì một ngày kia mới được ra khỏi vòng Ngũ dục và được tâm ly dục. Tâm được ly dục thì cảnh giới sẽ hoá ra an vui trong sạch, không còn gì làm cho tâm phải buồn rầu đau đớn nữa. Chừng ấy mới đem tâm ly dục mà tu phép Vô ngã để ra khỏi luân hồi, tu phép Bất nhị để chứng tính Chân như: Tâm càng thanh tịnh chừng nào thì cảnh giới càng thanh tịnh chừng ấy, đó là phép tu hành thật chứng Tịnh độ.

Thứ Ba, 7 tháng 2, 2017

THẤT ĐẠI DUYÊN KHỞI


Mọi sự vật tồn tại đều có lý và sự riêng. Lý là đặc tính cụ thể. Sự là hình tướng cụ thể. Khi hình tướng kết hợp với đặc tính thì gọi là có một thể chất của từng sự vật. Thể chất này tác động qua lại với một hoặc nhiều thể chất khác thì gọi là tác dụng của thể chất đó.

Mỗi một thể chất đều là những nguyên nhân cụ thể nào đó. Các nhân này cùng có trong một thời gian và cùng có trong một không gian thì mới có ý nghĩa phù hợp với các lý tính khác nhau. Lại các nhân này phải liên tục tồn tại thì ý nghĩa đó mới liên tục tồn tại. Lại có sự tác động có lợi nhiều đến các nhân thì các nhân mới phát triển mạnh. Lại có những tác động trái ngược các nhân thì lại làm cho các nhân suy yếu nhanh. Tất cả các sự việc đó gọi là nhân và các điều kiện tác động là duyên đến mức phát triển đầy đủ thì thành ra kết quả. Kết quả này có ảnh hưởng đến mọi kết quả khác thì gọi là báo. Lại có sức mạnh riêng để tồn tại và phát triển riêng thì gọi là Lực. Tác dụng tốt hay xấu thì gọi là Tác. Sau đó tạo ra những nguồn sinh lực mới thì gọi là Bản (nguồn gốc mới) và tạo ra sinh lực khác phụ trợ cho sinh lực này thì gọi là Mạt (cành lá ngọn mầm). Đó chính là tất cả những sự thật (Như Thị) của mọi sự mọi vật hiện tồn tại, đã tồn tại và sẽ tồn tại trong mọi không gian, trong mọi thời gian.
 Lý là đặc tính. Đặc tính chung của tất cả mọi sự vật là tính bất sinh bất diệt đồng thời cũng gọi là tính thường trụ. 
          Tất cả mọi sự vật tuy khác nhau nhiều về hình dáng ( tượng) nhưng quy lại thì chỉ có 7 cái lớn nhất tiêu biểu gọi là 7 đại ( địa, thủy, hỏa, phong ,không ,kiến. thức). Bảy đại này duyên khởi tạo ra Tâm-pháp và Sắc-pháp của vũ trụ pháp giới chúng sinh.
Tâm-pháp gồm Kiến đại Thức đại chính là nội nhân trong câu hữu nhân của mỗi chúng sinh. Sắc-pháp gồm Địa, Thủy, Hỏa, Phong chính là ngoại nhân trong câu hữu nhân của mỗi chúng sinh. Nội  nhân và ngoại nhân này tác động chi phối ảnh hưởng nhau thì đấy chính là nội duyên của mỗi chúng sinh. Tất cả ngoại cảnh tức là thế giới của chúng sinh đang ở bao gồm có các hành tinh, nhật (mặt trời), nguyệt (mặt trăng) chính là ngoại duyên của mỗi chúng sinh. Đây là vũ trụ quan và nhân sinh quan chân chính mà chư Phật đã dạy trong các khế kinh Đại Thừa.
Việc quán tưởng sâu sắc từ hình tướng đến tính chất của bảy đại sẽ giúp hành giả thâm nhập và tỏ ngộ được đức hạnh của chư Phật, cụ thể:
-       Quán Địa đại:
Địa là chất rắn có hình tướng có trọng lượng, có khối lượng chiếm một vị trí nhất định trong không gian, tồn tại một thời gian nhất định trong không gian. Địa là vật có tướng nhưng găp các điều kiện ( duyên) thì biến tướng đi. Ví dụ bị nóng chảy thì thành chất lỏng, tiếp tục nữa thì thành chất hơi khí vô hình. Vậy Địa là có tướng nhưng có lúc biến thành vô tướng. Lúc có tướng gọi là sắc, lúc vô tướng gọi là không. Do đó có thể nói Địa ( Sắc) tức thị không, bất dị không nghĩa là sự có tướng của Địa cũng là sự vô tướng của Địa. ( Tức thị là tức là, Bất dị là không khác)
Đại đại chỉ nơi bao gồm vạn vật, vạn vật lại sinh dưỡng nên chúng sinh. Bởi vậy bản thân đại địa đã bao gồm đủ các đức hạnh bao hàm và sinh dưỡng. Về mặt đức tính, địa đại chỉ nội tâm của chúng sinh, chính là cái tâm Bồ Đề. Tâm Bồ đề bao gồm đức hạnh vô lượng, có thể sinh dưỡng ra mọi phẩm đức, từ đó, giúp chúng ta có thể phát triển vô cùng vô tận các đức tính Phật, đó chính là tác dụng của tâm Bồ Đề. Trí tuệ Đại Viên Kính Trí được biểu hiện bởi Địa đại.
-       Quán Thủy Đại:
Thủy là chất lỏng có hình gặp lạnh là cái duyên thì thành cục nước đá là chất rắn vô hình, gặp nóng thì bốc hơi biến thành vô tướng đó là chất lỏng vô hình. Vậy cũng có thể nói Thủy tức thị không, thủy bất dị không.
Thủy đại tượng trưng cho cái đức thấm nhuần. Cũng như bản tính tự nhiên nếu không được nước pháp Cam Lồ mang trí tuệ và từ bi của Đức Phật tưới tắm chăm chút, thì hạt giống tâm Bồ Đề của chúng ta cũng không thể nảy mầm đâm nhánh. Trí tuệ Bình Đẳng tính biểu hiện bởi Thủy đại.
-       Quán Hỏa Đại:
Hỏa là chất nóng vô hình thì là luồng khí nóng. Chất nóng có hình là ngọn lửa. Vậy cũng có thể nói Hỏa bất dị không, hỏa tức thị không. 
Hỏa đại tượng trưng cho đức thành thục, đồng thời, cũng tượng trưng cho trí tuệ Diệu Quán Sát.
-       Quán Phong Đại:
Phong là sức chuyển động của Địa, Thủy, Hỏa cho nên cũng có thể nói Phong tức thị, bất dị không.
Phong đại tượng trưng cho cái đức của hành vi, duyên khởi và sự giải thoát. Trí tuệ Thành Sở tác tượng trưng bởi Phong Đại.
-       Quán Không đại:
Không là sự không tướng của Địa Thủy Hỏa vậy cũng có thể nói không tức thị, địa thủy hỏa nghĩa là cái không tướng của địa thủy hỏa cũng là cái có tướng của địa thủy hỏa. 
Không đại tượng trưng cho sự dung hòa của bốn đại địa, thủy, hỏa, phong ví như tất cả mọi hành vi của chúng sinh đều phải nượng tựa vào chân lý của Chư Phật (tính không) chính là trí tuệ Pháp giới thể tính.
-       Quán Kiến đại và Thức Đại: Tượng trưng cho sự nhận biết chân thật về mười phương pháp giới.
Năm đại Địa, Thủy, Hỏa, Phong, Không đều có một đặc điểm chung là lúc thì có tướng lúc thì không có tướng. Đó là vòng tròn sinh diệt, cái này có tướng thì cũng có lúc không có tướng. Cái kia cũng tương tự như vậy. Đó là Lý tính của năm đại địa thủy hỏa phong. Cũng gọi là lý tính của sắc pháp. Sắc là có hình tướng, Pháp là có tên gọi. Sắc pháp là năm đại có hình tướng riêng có tên gọi riêng.
Đặc biệt Tâm pháp gồm Kiến đại, nghĩa là tính thấy của mắt cùng với Thức đại là tính nhận biết của tai mắt mũi lưỡi và thân. Hai thành phần này luôn luôn là vô hình vô tướng nhưng lại có sự phân biệt rõ ràng hiểu biết rõ ràng năm đại trước, ghi nhớ không sai năm đại trước. Đó gọi là tâm pháp vô hình. Đã là vô hình thì trước sau đều là vô hình cho nên không có cái vòng tròn sinh diệt lúc thì có hình tướng lúc thì không có hình tướng như năm đại sắc pháp địa thủy hỏa phong. Không sinh diệt thì không đi về đâu cũng không đến chỗ nào đó gọi là bất sinh bất diệt. Cũng không có sự vay ở đâu, phải trả về đâu nên là bất khứ bất lai. Không có sự liên tục về hình tướng nên là bất thường, không có sự gián đoạn về hình tướng nên là bất đoạn. Có thể tác động với nhiều hình tướng khác nhau nên không phải là nhất. Có chung một tính vô tướng nên không phải là nhiều ( bất nhất bất dị).
Đặc tính chung của Bảy đại là nhân quả chuyển biến liên tục. Nhân luôn luôn biến thành quả, khi gặp các duyên tác động. Quả luôn luôn biến thành nhân cũng là khi gặp các duyên tác động. Do đó về lý tính mà nói thì không gì là Nhân hay quả. Nhưng về sự tướng mà nói thì có nhiều loại Nhân Quả khác nhau.
Lý tính bất sinh bất diệt gọi là Lý tính thướng trụ thì luôn luôn có các tác dụng kỳ diệu và hình tướng tốt đẹp rõ ràng. Đó là đặc tính riêng của Lý tính thường trụ:
1.       Bản lai thanh tịnh: Từ nhiều đời trước không có cái nhiễm uế ở bên trong
2.       Bản lai Cụ túc: Từ nhiều đời trước đã là nguồn gốc của mọi sự tướng tốt đẹp
3.       Bản lai bất động: Từ nhiều đời trước bất cứ một sự vật nào cũng không làm mất đi và phá hoại được bản tính này.
4.       Bản lai biến hiện: Từ nhiều đời trước đã biến hiện ra nhiều sự tướng khác nhau
5.       Bản lai thường trụ: Từ nhiều đời trước vốn không phải là do một cái gì sinh ra đó gội là bản hữu. Từ nhiều đời trước bất cứ một sức mạnh nào cũng không thể tiêu diệt được. Không bị sinh ra gọi là bất sinh. Không bị tiêu diệt gọi là bất diệt.
Năm phương diện này của lý tính thường trụ tác động lẫn nhau ở tất cả không gian, ở tất cả mọi thời gian. Không gian thì có 4 chiều: Dài rộng cao chéo. Thời gian thì có 3 thời quá khứ, hiện tại, tương lai. Sự tác động này qua nhiều tầng nhiều lớp khác nhau thì gọi là trùng trùng duyên khởi. Đây cũng là đặc tính của mọi sự vật có những giới hạn riêng biệt khác nhau thì gọi là pháp giới tính trùng trùng duyên khởi.
Tâm của tất cả mọi loài ở tất cả mọi cõi thế giới là một pháp trong vô lượng pháp. Vậy tính của tâm cũng là tính của pháp giới tính. Nghĩa là tính bất sinh bất diệt thường trụ của tâm cũng là pháp giới tính của tất cả mọi sự vật trong pháp giới vũ trụ ( Vũ là không gian vô biên, Trụ là thời gian vô tận ). 
Đặc tính chung của mọi sự vật là Pháp giới tính thường trụ nên gọi là Chân. Đặc tính này trước sau không hề thay đổi hay bị đảo lộn gọi là Như. Với một sự vật cụ thể thì Chân Như là bản thể của sự vật đó. Với tất cả các sự vật thì Chân Như là bản thể của tất cả các sự vật (cũng có nghĩa là hình tướng và Lý tính của tất cả các sự vật).
Chân Như là bản thể. Bản thể này không có một hình tướng riêng biệt nhưng lại duyên khởi ra nhiều hình tướng riêng biệt. Lại là vô tướng nhưng biến hiện ra nhiều hình tướng khác nhau cho nên gọi là Chân không. Các hình tướng khác nhau được Chân-không biến ra gọi là Diệu-hữu.
Vạn pháp bản lai chẳng có không
Có chăng thế tục nợ đèo bồng
Không là không tướng ta cần rõ
Diệu Hữu, Chân Không vốn vẫn đồng.

( Quảng Kiến Nguyễn Việt Hồng - Bài đăng tập san CHùa Hương năm 2017 )


Thứ Hai, 30 tháng 1, 2017

Thiên Địa Nhân năm 2017

Đầu năm mới Đinh Dậu, nhớ lại câu sấm ký của cụ Trạng Trình nói về vận cuộc (Thiên Địa Nhân) từ năm Nhâm Thìn đến năm Kỷ Hợi:
“ …Rồng (2012) vào bể cạn có ai hay…
Rắn ( 2013) mới hai-đầu khó chịu thay
Ngựa (2014) nó ra ngoài chuồng bỏ ngỏ
Dê (2015) kia làm quái phải quay đầu
Khỉ (2016) nọ ôm con ngồi khóc mếu
Gà (2017) kia vỗ cánh xào xạc bay
Chó vàng (2018) vẫy đuôi mừng thánh chúa
Lợn kia (2019) ủn ỉn lên chuồng nằm”

Khái niệm sấm ký là các lời văn hay thơ dự đoán tương lai căn cứ vào môn Chu dịch dựa vào tượng của thiên của địa của nhân sự mà tính quẻ kép để rõ tượng rõ cách cuộc và khí ( xu hướng ). Đó là cách dự đoán việc gần. Đối với các sự việc xa đến hàng trăm năm cần phải có sự tu chứng, nắm được then chốt của nhân-quả, nghĩa là biết nguyên nhân mà rõ được kết quả. Cụ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm là Phật tử tại gia nghĩa là tu theo giáo lý của chư Phật có pháp danh là Bạch Vân cư sỹ. Sở học của cụ Trạng Trình để lại có nhiều, phần lớn được phổ biến là hệ thống các bài sấm ký, đời sau thấy chứng nghiệm rất đúng. Có chăng ngài đã nắm bắt được, hiểu rõ được cái thời của Thiên, cái lợi của Địa và cái hòa của Nhân!?
Bàn về Thiên Địa Nhân đúng đắn chính là bàn về các mối quan hệ mang tính Nhân Quả. Nói về nhân quả thì vật chất có nhân quả vật chất, tâm thức có nhân quả của tâm thức. Sự và lý này duyên khởi với nhau như-huyễn tạo ra môi trường hoạt động thiên thì biến, địa thì nhân thì đổi. Tu Phật không chấp ở sự mà cũng không bỏ sự, đó là lý “ Vô-chấp, Vô-thủ”. Khi rời cái Có-Không, Giống-Khác, Đến-Đi… thì tâm thường tự tại trong mọi hoàn cảnh đối đãi, dù gặp huyễn sự khó khăn gì cũng vượt qua bởi sẵn có tâm Vô-ngại. Để được như vậy phải thường thanh tịnh, tinh tiến học hiểu sâu sắc và sống theo giáo lý Phật để nhận diện sâu sắc về nỗi khổ niềm đau, xác thực được đâu là hạnh phúc chân thật. Thông qua quy trình sự tri-khổ ( nhận diện khổ đau), đoạn-tập ( nguyên nhân tạo ra nỗi khổ niềm đau ), chứng-diệt ( sống với tâm lạc thân an khi không còn nỗi khổ niềm đau ) và tu-đạo ( hành theo 37 Phẩm trợ đạo… ).
 Vạn vật trong vũ trụ từ vật chất ( có hình) đến tâm linh ( vô hình ) đều tuân theo quy luật Thành-Trụ-Hoại-Không. Mỗi mỗi yếu tố duyên khởi lẫn nhau, kết lại gọi là thành, tồn tại một khoảng thời gian là Trụ, biến đổi khi có yếu tố khác can thiệp hay chịu sự thay đổi của các thành phần nội bộ là Hoại, quá trình tan rã làm yếu tốt cho cái mới hay kết nạp thêm yếu tố ngoài để tạo ra Vật mới hay khái niệm mới gọi là Không. Chỉ có người thâm nhập sâu vào lý Nhân Quả và hằng sống trong tỉnh thức sẽ tỏ được cái kết QUẢ khi nắm bắt và nhận diện được nguồn gốc ( NHÂN ) thông qua môi trường ( DUYÊN ).
Phật pháp tại thế gian bất ly thế gian giác”. Nói lên tính tương tức của tiến trình từ pháp thế gian tiến lên pháp xuất thế gian. Trên con đường tu hành từ Tự-lợi ( cho mình ) đến Lợi-tha ( giúp người ), chúng tôi theo pháp Vị-nhân-Tất-Đàn, nhân duyên đầu năm mới 2017 mà đưa khái niệm Tam Tài để mạn đàm về  Thời cuộc ( Thiên Văn) về Môi trường hoạt động ( Địa lý ) và xu thế tư tưởng ( Nhân sự ).
Nói về nhân duyên năm Đinh Dậu, cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm viết: “…Gà kia vỗ cánh xào xạc bay…”. Để bàn về đại vận quốc gia theo câu sấm này chúng tôi sẽ chia sẻ ở bài viết sau. Nay dựa theo môn khoa học thế gian là Chu Dịch để nói về Thiên thời địa lợi nhân hoà năm 2017:
THIÊN VĂN năm Đinh Dậu theo Nhị thập bát tú thuộc sao Lâu Kim Cẩu quẻ Càn, dương Kim. Ý là năm nay thiên nhiều về đức của quẻ Càn là sự mạnh mẽ . Ngũ hành Kim thuộc võ cách nên cũng là dự báo có nhiều sự khởi đầu lớn mạnh, các đại dự án lớn bắt đầu triển khai chế tài và các văn bản mới được ký kết làm nền tảng cho sự thay đổi mạnh về mọi mặt. Về mặt thời tiết năm 2017, mưa lũ nhiều. 
ĐỊA LÝ năm Đinh Dậu thuộc quẻ Càn Kim, nghĩa là năm nay môi trường hoạt động chung có được sự Phát triển mạnh. Giao dịch thương mại có nhiều cơ hội thực hiện. Vùng địa lý để phát triển BĐS thuộc về khu vực phía Đông, Tây Nam và Tây Bắc…
NHÂN SỰ năm Đinh Dậu theo ngũ hành là Hoả Trạch Khuê, nghĩa là chia lìa lý tán. Ứng với câu sấm ký của cụ Trạng Trình " ...gà kia vỗ cánh xào xạc bay. Tuy nhiên Hoả có đức sáng Đoài có đức vui, như vậy đối với người mà luôn sáng suốt, mang lại niềm vui thì lại tốt như việc xông dầu thơm, dù mình không được trực tiếp thì cũng hưởng lại phần lớn sự thơm tho tốt lành vậy. 

Như vậy năm Đinh Dậu theo Thiên Địa Nhân đối với dụng sự chúng ta cần năng làm việc thiện tích phúc đức để tương ứng với cách Thiên văn mà được quẻ dương Mộc đầy đủ Phúc - Lộc - Thọ.  Mọi việc thuận theo chính lý là luôn linh động, tinh tiến cố gắng để vượt qua khó khăn ban đầu thì về sau mọi việc đều được tốt đẹp. Đó là cách cục của quẻ kép Hoả Trạch Khuê xét chung cho cả Thiên Địa Nhân của năm Đinh Dậu 2017.