Con đường thượng Đạo
Sonam - Quảng Kiến
11. Con
đường thượng Đạo và
Phạm vũ trang nghiêm
Thắng cảnh
đạt
được ở vẻ hài hòa của núi non sông
nước,
tạo nên bản sắc phong thủy hữu vận lai niên. Đinh Long Phạm vũ là một trong các ngôi chùa thuộc dòng
truyền thừa chốn Tổ chùa Hương Hà Nội, vị
trí chùa Đinh Long
án ngữ nút giao không gian sông
núi tại thôn Đồng Văn, xã An phú, huyện Mỹ Đức,
Thủ đô Hà Nội. Cùng
với Hương Tích Tùng lâm và Diên Khánh Già
lam tạo ra một tam giác cân với
khoảng cách địa lý 7 km, hình thành nên cách cục “Vĩnh trấn sơn khê”.
Theo Lịch
sử Phật giáo Việt Nam và Đại Việt sử ký bản kỷ toàn thư,
năm 968 sdl. Sau khi lên ngôi và lập ra nhà nước Đại
Cồ Việt. Đinh Tiên Hoàng cho lập lại con đường dẫn từ Hoa Lư, Ninh Bình đến ….Thăng
Long gọi là con
đường thượng đạo. Khuông Việt quốc sư-tức đại sư Ngô Chân Lưu-
cùng Nam Việt Vương Đinh Liễn trên đường từ Đường Lâm-Sơn Tây xuống Hoa Lư-Ninh
Bình thấy nơi đây (Đồng Văn, xã An Phú, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội) đường này vắng vẻ, cỏ cây rậm rạp phong cảnh hữu tình, núi ôm sông bọc nên quốc sư
đã cho lập chùa lấy tên là Đinh Long Phạm vũ làm nơi phụng Phật. Chữ Đinh là họ hoàng đế, chữ Long ứng với danh hiệu hoàng đế, cũng để
mô
tả dãy núi Hương Tích hùng
vĩ ở bên tả thanh long của chùa.
Ngày nay
vượng khí hội tụ, hội đủ
duyên lành, Thượng tọa Thích Minh Hiền cùng Tăng chúng,
Phật tử trong sơn môn và thiện
tín thập phương phát tâm thiết kế quy hoạch xây
dựng chùa Đinh Long, nhằm thiết lập đạo tràng trang nghiêm thanh tịnh,
tạo nơi quy ngưỡng cho quần chúng nhân dân gần
xa về lễ
Phật,
chiêm bái cảnh chùa, rồi
thuận duyên tu hành theo lời Thầy tổ để hiện tại thân tâm an lạc, vị lai được
thành tựu như ý nguyện.
Nhân duyên nay xưa như vậy,
chùa Đinh Long với vị thế đặc biệt của mình hiện tại được tạo
thành bởi trục chính đạo theo hướng Đinh tọa Quý (hướng Nam) với
điểm nhấn kiến trúc bắt đầu là công trình bảo tháp Liên Hoa cao 52m, kết thúc bởi tòa Đại Hùng bảo điện. Ngôi
Tam
bảo được thiết kế hình chữ công, chồng rường đấu củng, hệ thống mái gỗ trùng thiềm
điệp ốc-trùng trùng điệp điệp với 20 mái hoa đao hiếm có trong thời đại hiện nay.
Tổng thể không gian kiến trúc chùa
được cấu thành bởi các hạng mục theo quy
chuẩn của thất đường Già lam, hướng Ly và hướng Đoài được bao bọc bởi các đầm sen, hướng Chấn và Khảm
là trục đường vua Đinh uốn lượn theo dòng sông Thanh Hà. Tổng thể mặt bằng chùa hình chiếc lá Bồ đề, biểu tượng con thuyền Bát nhã đưa chúng sinh về bến Giác. Đó là nhân và cũng là duyên tôn tạo xây
dựng Đinh Long Phạm vũ.
2.
Sở
duyên duyên
Khế
kinh đại thừa Pháp tướng tông có nhiều bài nói về cái duyên. Trong bốn duyên là
Nhân Duyên, Đẳng vô gián duyên, Sở duyên duyên, Tăng thượng duyên. Suy luận về việc
thế gian thì Nhân duyên là cái duyên của Nhân tài, Tăng thượng duyên là cái
duyên của Thiên tài. Sở duyên duyên là cái duyên của Địa tài. Nhân tài là nhân
hòa nhân sự, Thiên tài là thiên văn thiên thời. Địa tài là địa lý, địa lợi. Duyên
thứ tư là Đẳng vô gián duyên là duyên chung của cả ba Thiên-Địa-Nhân.
Việc xây dựng bảo tháp Liên
hoa và các hạng mục công trình chùa Đinh Long chính là sở duyên duyên,
là cái duyên môi trường để trợ lực cho chúng sinh từ thế gian tiến
lên cảnh giới xuất thế gian. Mặt bằng tháp là cấu trúc đồ hình
Mandala với bốn cửa tượng trưng cho tứ trí, bao gồm: Đại viên kính trí,
Bình đẳng tính trí, Diệu quán sát trí và Thành sở tác trí, vị
trí đỉnh tháp ở giữa đại diện cho Pháp giới thể tính trí là tổng
hợp của bốn trí xuất thế gian được chuyển hóa từ bát thức. Chiều
cao tháp là 51,8 m, với 13 tầng mái và đỉnh tháp được
chế tác bằng đồng(trên 2,1 tấn).
Tại bốn cạnh của mỗi tầng tháp được tôn trí tượng Bồ
tát
Quán Âm. Tầng tháp trên
cùng tôn trí tôn tượng Đại Nhật Như Lai. Tổng thể cấu trúc các tầng
mái thu dần tạo hình một búp sen thanh tịnh, biểu tượng cho Phật
tính thanh tịnh thường trụ của tất cả chúng sinh.
Người xưa
tin rằng tạo tháp làm hưng khởi việc học, khoa cử công danh đỗ đạt. Thường những
địa phương nào kém đường học vấn, lâu năm không có người đỗ đạt thì chọn đất dựng
Văn bút tháp, đó là dụng sự của pháp thế gian. Việc tạo dựng bảo
tháp Liên Hoa về mặt trợ duyên cũng như vậy. Phong
thủy Địa lý là pháp thế gian là cái phần tướng của Sở Duyên Duyên. Cách cuộc tốt
đẹp của phong thủy sẽ tạo ra nhiều lợi ích cho xã hội, tạo ra nhiều thế hệ nhân
tài. Tích tụ lâu ngày sẽ tạ ra nền văn hiến.
Cái văn hiến của thế gian nếu biết dùng đúng chỗ đúng lúc thì cũng là cái duyên
cho chúng sinh xuất thế gian theo Phật Pháp. Theo phong thủy học, các hướng nam trũng, đất nhẹ, địa khí tràn ra,
khó có nhân tài, vì thế thường dựng tháp để trấn địa, tháp hình búp sen như ngọn
bút là biểu tượng của giáo hoá, học hành.
Việc
này phù hợp với lời dạy của Đức Phật ở kinh Thủ Lăng Nghiêm. Khi nói về phép
viên thông Địa Đại, Đức Phật nói với Bồ tát Trì Địa tu pháp môn này chuyên môn
làm việc phúc đức xây dựng chùa để làm đạo tràng tu tập hay làm đường, làm cầu,
làm nhà cho dân chúng. Sau này Trì Địa Bồ tát gặp Đức Phật Không Vương. Đức Phật
dạy ông làm việc tốt này nhưng cần phải hiểu cái tâm. Tâm có bình đẳng tốt đẹp
thì thế giới mới bình đẳng tốt đẹp. Đúng như câu nói của chư Tổ:
Có Tâm thế gian tốt đẹp
là có thiện hữu lậu. Có thiện hữu lậu thì sẽ có Long mạch tụ chính khí.
Có Tâm xuất thế gian bình
đẳng thì sẽ có các cõi Tịnh Độ thập phương thanh tịnh tốt đẹp.
Quan điểm của nhà Phật đối với phong thuỷ địa
lý xưa cũng như nay là “Trạch đắc long xà địa khả cư” cuộc đất đắc địa thì môi trường
xung quanh tốt đẹp. Song quan trọng hơn cả là trong lòng-nội tâm- cũng phải có phong
thuỷ tốt đẹp. Nghĩa là nội tâm con người có:
-
Thông gió tốt (Dòng suy nghĩ thông suốt)
-
Ánh nắng tốt (Nhiệt tâm, cởi mở)
-
Tầm nhìn tốt (Hướng tới tương lai)
-
Con đường tốt (Bồ đề chính Đạo)
Đây chính là long mạch tốt đẹp nhất, tuyệt vời
nhất trong nội tâm mỗi con người. Như ta biết vạn vật trên thế gian này, chúng ta
phải quan sát thấu đáo, thấu triệt. Hiểu rõ thiên có thiên lý, địa có địa lý, nhân
có nhân lý, vật có vật lý, tâm có tâm lý…Trong thế giới Sa bà duyên sinh này, bất
kỳ vật gì cũng có cái lý riêng biệt của nó. Địa lý phong thuỷ đương nhiên cũng nguyên
lý. Địa lý là dựa vào địa hình và phương vị thiên thể mà sinh ra ảnh hưởng tác động
tới con người, đây phương thức hoàn toàn tự nhiên. Thuận theo lẽ tự nhiên thì ta
có thể nắm được thời cơ thuận lợi, đạt được địa thế tốt của núi sông, đất nước.
Trái với lẽ tự nhiên, sẽ có kết quả ngược lại. Địa lý phong thuỷ cố nhiên có nguyên
lý của nó. Song không phải là chân lý cứu cánh.
Quan điểm của Phật giáo về thời – không (không
gian bốn thời gian ba) là vô biên, vô cùng vô tận, không có ranh giới. Sinh mệnh
của ta ở khắp nơi, không chỗ nào không có mặt thì làm gì có chuyện phân chia phương
vị thời – không. Bản thể tự tâm chúng ta chu biến khắp pháp giới, khắp cõi hư không,
ngang khắp mười phương, dọc cùng ba đời (quá-hiện-vị lai). Dung hoà nhất thể với
thời - không vô hạn, vì vậy phương vị không ở đâu khác, mà nó ở ngay trong nội tâm
của mỗi con người.
Sách
“Sơn thủy trung can tập” viết rõ : “Núi hướng về không bằng có dòng nước
hướng về, dòng nước hướng về không bằng có dòng nước vây quanh, dòng nước vây
quanh không bằng có dòng nước tụ. Dòng nước tụ thì long hội, long hội thì đất lớn”.
Đây chính là địa lý phong
thuỷ của chùa Đinh Long, lời nói không tới, chỉ khi
chúng ta trực hiện mới có thể thấy và biết.
Vậy
có thơ rằng:
Tịnh
tướng, tính chân: thể đó mà
Vô
biên diệu dụng: Nhất liên hoa
Lá
cành cội rễ thành hoa quả
Lâu
chóng nhỏ to lực tác ra
Duyên
khởi trùng trùng: vô lượng pháp
Nhị
môn tích bản: Nhất là đa
Thị
khai ngộ nhập Phật tri kiến
Diệu
pháp Liên Hoa: tướng Phật đà.
Long thành, trọng đông Quý Mão-2023