Thứ Bảy, 14 tháng 9, 2019

Mưa hoa


















" Mưa hoa rơi khắp thế gian
Thoại-đầu khai mở tâm nàng là tôi
Mười phương thế giới chia đôi
Nửa trong hạt bụi, nửa nơi Niết Bàn. "

Mạn đàm:
Tâm chưa phải là Phật vì tâm còn có hai phần chân và giả. Cũng như quặng tuy có vàng nhưng vẫn lẫn đất đá tạp chất. Vậy tâm cũng có cả tính thiện nhưng lẫn cả tính ác và tính vô ký ( không phải thiện ác ). Điều này giải thích cho việc nhiều người nói Phật trong tâm cần gì phải tu. Bởi Phật trong tâm là Phật nhân chưa phải Phật quả, cần trải qua quá trình tu hành theo chính duyên là các pháp môn Phật dạy ( như vàng cần phải sàng lọc ) thì mới chính nhân kết hợp với chính duyên thành chính quả. 
Trí chưa phải là đắc vì trí cũng có 2 phần là Trí thế gian và trí xuất thế gian. Trí thế gian làm ra vật dụng máy móc lợi người nhưng cũng làm ra vũ khí giết người. Trí xuất thế gian chỉ có một mục đích là soi sáng cho chúng sinh tiến vững bước đi đến giác ngộ, giải thoát.

Đạo là con đường chân chính sáng suốt tốt đẹp. 10 phương 3 đời quá khứ, hiện tại, tương lai chư Phật đã đi qua con đường ấy đến đích là thành Phật và hiện đang dắt dẫn chúng sinh đi đến con đường ấy tránh thoát mọi con đường tà ác.

Thứ Tư, 11 tháng 9, 2019


























Nhìn xa xa phía chân đồi
Thấy đôi cánh nhạn lưng trời bay cao
Trong ta có ngọn mưa rào
Theo chuông chùa vọng đổ vào trần gian
---
Luận về Chiếu kiến trong Bát Nhã tâm kinh
Kiến là nhìn là thấy, Chiếu kiến là xem xét nhận diện cái thấy biết của thức với căn cảnh trần. Như vậy,
"Chiếu kiến là Chân tâm bởi thường thanh tịnh sáng suốt
Lời bàn của Quảng Kiến: 
Kinh Phật dạy, chúng sinh có vạn pháp bách tâm. Trong vô lượng phương tiện có môn pháp tướng ( Duy Thức ), nói về 52 tâm sở , trong đó chỉ có 11 tâm sở thiện, còn lại là phiền não tâm sở và tâm vô ký. Tâm sở biến hiện ở căn-cảnh-trần-thức, theo duyên mà vận, khởi tướng mà hành. Các tâm sở hữu vốn bị ô nhiễm bởi căn và trần. 6 căn gồm ( mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý....), 6 trần ( sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp), Sở hữu tâm nương theo thức phân biệt mà tạo ra cảnh giới huyễn hoá, khi có khi không. Làm cho chúng sinh khi lên khi xuống, khi được khi mất, lúc khổ lúc vui không lường. 

Để trở về với bản tâm chân thật, Phật dạy đệ tử của mình thường phải chiếu soi, nhận rõ động tĩnh, thực ảo, của vọng tâm mà trừ, thì được thanh tịnh. Thường nhận thức được sự phân biệt của tâm mà sàng lọc, gọi là Kiến, từ đó có được thân thanh tịnh, trí sáng suốt, hiển hiện trong cả ý niệm lẫn hành động, như vậy sớm muộn sẽ trở về với bản tâm chân thật, gọi là Chiếu Kiến.