Thứ Tư, 20 tháng 3, 2024

ĐỊA LÝ HỒ THỦY TIÊN THÀNH PHỐ HUẾ

NĂM RỒNG BÀN VỀ RỒNG...ở Huế


Huế có một con rồng được xây dựng trên hồ Thủy tiên trong đồi Thiên an. Hiện nay đang là "linh vật" được giới trẻ chụp hình bắt trend Giáp Thìn. Năm 2016 tờ báo CNN của Mỹ đã giới thiệu về một địa điểm ma mị vô cùng đặc sắc mang tên Hồ Thủy Tiên. "sau bài báo này, khu du lịch bị bỏ hoang này lập tức thu hút khách nước ngoài đến check in vẻ đẹp đầy ma quái, rùng rợn của công viên".
Cảnh quan Hồ Thủy Tiên trước khi xây dựng vốn là một khung cảnh tự nhiên tuyệt đẹp bao bọc, với hồ nước trong vắt chưa khi nào bị cạn, nằm trên đồi Thiên An - nơi được mệnh danh là " Đà Lạt xứ Huế".
Bài viết này nhằm trả lời câu hỏi của một số người bạn về việc tai sao sau khi xây dựng con rồng trên hồ Thủy Tiên thì hồ thường xuyên bị cạn nước?.
Giới hạn ở bài nghiên cứu này chúng tôi căn cứ vào cách xem Thiên văn, Địa lý và Nhân sự là những vấn đề với các khái niệm có thể cùng nhau chấp nhận và thấu hiểu, gọi là dựa trên khoa học thường nghiệm.
Xét về thiên thời năm xây dựng công viên hồ Thủy Tiên từ Canh Thìn đến năm Tân Tỵ (2000-2001) ứng với câu sấm ký của cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm:
“ Rồng vào bể cạn có ai hay
Rắn mới hai đầu khó chịu thay…”
“Rồng” ứng với xây dựng con rồng bê tông, “bể cạn” ứng với năm Canh Thìn thuộc kim khí ứng với đầm cạn nước.
“Rắn mới” ứng với năm can chi Tân Tỵ (năm dương lịch 2001, Tân là mới, Tỵ là rắn).
Bài kệ như là dự đoán sự tướng nước trong hồ khô cạn và việc kinh doanh hoang tàn của dự án.
Tuy nhiên Thiên thời vốn xoay vần, nên hết xấu sẽ đến tốt, tại sao qua cái vận khó (22 năm kể từ ngày khởi công) mà vẫn chưa thông, chúng ta cần xét thêm vấn đề ở Địa lý.
Thông qua bình đồ tính toán (hình kèm theo bài), Hồ Thủy Tiên có hướng (trục mạch chảy) từ Tây Bắc xuống Đông Nam là cách vượng thủy khí, thủy sinh mộc nên xung quanh hồ xưa nay cây cối rất tươi xanh. Tại hai đầu trục là vị trí đắc địa và vượng địa của hồ. Không hiểu sao lại xây dựng con rồng ở vị trí long mạch (vượng địa) hướng Đông nam. Và ở vị trí Tây Bắc (đắc địa) thuộc Thủy khí lại xây dựng công trình cao có khối tích Thổ khí tạo ra sự xung đột về mặt Địa lý.
Vạn vật vốn vô tình, chỉ có tâm người hữu ý, ngoài Thiên thời và Địa lợi yếu tố Nhân hòa rất quan trọng để cho cấu trúc các công việc hay dự án được hoàn chỉnh và phát triển bền vững. Nhân hòa lại ở biệt nghiệp riêng của chủ sở hữu. Phần này do chưa có thông tin nên chưa tính rõ, nhưng thông qua kết quả kinh doanh hiện nay thì cũng phần nào dự đoán được Nhân hòa hiện ở trong đại vận kém.
Một số nhận xét theo thiên văn địa lý sơ bộ ở trên tạm để tham khảo và giải đáp, cũng là để trao đổi kiến thức về Địa lý với mọi người.
Mong sao sự thay đổi tới đây của UBND Thừa Thiên Huế về cải tạo dự án sẽ mang lại sắc màu xanh và trong trở lại cho khung cảnh tuyệt đẹp của hồ Thuỷ Tiên.