Thứ Năm, 28 tháng 8, 2014

Kinh dịch

64 quẻ kép Chu Dịch ( Quảng kiến Nguyễn Việt Hồng )
--------------------------------------------------------------------
A. Cách lập quẻ kép và 6 hào của từng quẻ kép
1. Cách lập quẻ kép
Các quẻ Thuần Càn, Thuần Đoài, Thuần Khảm, Thuần Chấn, Thuần Tốn, Thuần Ly, Thuần Cấn và Thuần Khôn, mỗi một quẻ thuần biến 7 lần thành 7 quẻ cùng họ của từng quẻ thuần như sau:
Biến hào 1 thành quẻ kép họa hại, biến hào 1 và hào 2 thành quẻ kép thiên y
Biến hào 1,2,3 thành quẻ Diên Niên, biến hào 1,2,3,4 thành quẻ Ngũ quỷ, biến hào 1,2,3,4,5 thành quẻ sinh khí, biến hào 12345 và hào 4 lần thứ 2 thành quẻ kép lục sát, biến hào 12345 và hào 4 lần 2 và hào 123 lần thứ 2 thành quẻ kép tuyệt chí
2. Cách lập 6 hào từng quẻ kép:
Quẻ thuần Càn hào 456 là Nhâm, hào 123 là Giáp
Quẻ thuần Chấn từ hào 1 đến hào 6 đều là Mậu
Quẻ thuần Khảm từ hào 1 đến hào 6 đều là Bính
Quẻ thuần Cấn từ hào 1 đến hào 6 đều là Canh
Quẻ thuần Khôn hào 456 đều là Kỷ, hào 123 là Ất
Quẻ Thuần Tốn từ hào 1 đến hào 6 đều là Quý
Quẻ thuần Ly từ hào 1 đến hào 6 đều là Đinh
Quẻ thuần Đoài từ hào 1 đến hào 6 đều là Tân.
4 quẻ Dương: Càn Khảm Cấn Chấn hào 1 là Tý hào 2 là Dần, hào 3 là Thìn, hào 4 là Ngọ, hào 5 là Thân, hào 6 là Tuất
4 quẻ âm Tốn Ly Khôn Đoài hào 6 là Sửu hào 5 là Mão hào 4 là Tỵ hào 3 là Mùi hào 2 Dậu hào 1 là Hợi.
Như vậy sáu hào của một quẻ kép đều có tên Can Chi cụ thể của 60 hoa giáp và hành cụ thể của Can Chi từng hoa giáp.
Ví dụ: Quẻ Bát thuần Càn hào 1 là Giáp tý (Hải trung Kim) hào 2 Giáp Dần ( Đại Khê Thủy) hào 3 Giáp Thìn (Phú Đăng Hỏa) hào 4 Nhâm Ngọ (Dương Liễu Mộc) hào 5 Nhâm Thân (Kiếm phong Kim), Nhâm Tuất (Đại Hải Thủy)

B. Nhận biết và dự đoán cát hung của 64 quẻ kép:
- Nhận biết khí quẻ: Quẻ Thuần là Phục Vị, Thuần Càn là lưỡng Kim thành Đại Bảo Ngọc, Thuần Đoài lưỡng Kim thành bảo Khí, Thuần Khảm lưỡng thủy thành Giang, Thuần Chấn lưỡng Mộc thành Đại Lâm, Thuần Tốn lưỡng Mộc thành tiểu Lâm, Thuần Ly lưỡng hỏa thành Lư, Thuần Cấn lưỡng Thổ thành Đại Sơn, Thuần Khôn lưỡng thổ thành tiểu Sơn. Quẻ thuần có quẻ thượng và quẻ hạ giống nhau.
- Quẻ Thiên Y là quẻ kép có hào 4 hào 5 khác hào 1 hào 2
o Quẻ Diên Niên là hào 123 khác 456
o Quẻ Sinh Khi là hào 6 khác hào 3
o Quẻ Họa hại là hào 4 khác hào 1
o Quẻ Ngũ Quỷ là hào 65 khác hào 32
o Quẻ Lục Sát là hào 64 khác hào 31
o Quẻ Tuyệt Chí là hào 5 khác hào 2

- Thật đức và Hư Đức của tám quẻ bát quái:
o Quẻ Càn thật đức là Kiện (khỏe), hư đức là nhược (Yếu)
o Quẻ Đoài thật đức là Duyệt (Vui), hư đức là Ai (buồn)
o Quẻ Khảm thật đức là Tụ (tích tụ), hư đức là Hãm (kìm hãm)
o Quẻ Chấn thật đức là Động (linh động), hư đức là Trệ (trì trệ)
o Quẻ Tốn thật đức là Nhập (hòa nhập), hư đức là Thuẫn (mâu thuẫn)
o Quẻ Ly thật đức là Lệ (tráng lệ), hư đức là Rỗng (trống rỗng)
o Quẻ Cấn thật đức là Chỉ (đình chỉ), hư đức là Ỳ ( ì ạch)
o Quẻ Khôn thật đức là thuận, hư đức là nghịch.

- Tâm Linh của bát quái:
o Quẻ Ly thuộc Hỏa là nguyên thần (sự thông minh sáng suốt)
o Quẻ Cấn, Khôn thuộc Thổ là nguyên Ý (Sự ghi nhớ tốt)
o Quẻ Càn, Đoài thuộc KIM là nguyên phách ( Sự can đảm)
o Quẻ Khảm là Thủy là nguyên Chí (Ý chí bền vững không thay đổi)
o Quẻ Chấn, Tốn là Mộc là nguyên Sinh Khí ( tỉnh ngộ hay mê muội)

- Đức của người quân tử Thiện:
o Càn Đoài (Kim) là nghĩa đức = lợi
o Khảm (Thủy) là tín đức = Trung, hiếu
o Chấn Tốn (Mộc) là Lễ Đức = Chính
o Ly (Hỏa) là trí đức = hanh
o Cấn Khôn (thổ) là Nhân Đức = Nguyên = Thiện

- Tượng của quẻ kép : là hình tướng và tác dụng của từng quẻ kép. Ví dụ quẻ Sơn Thiên đại súc là sự súc tích lớn tài đức :
- Tương sinh tương khắc giữa quẻ thượng và quẻ hạ trong quẻ kép : Nếu tương sinh của các quẻ thượng hạ ở các quẻ Diên Niên Thiên Y sinh khí thì càng thêm tốt cho các quẻ đó.
Nếu tương sinh cho các quẻ Lục sát, Ngũ quỷ, Họa hại, Tuyệt Chí thì giảm bớt được cái xấu chút ít, chuyên làm việc thiện thì hậu vận tốt đẹp.

Nếu tương khắc ở các quẻ Lục sát, Ngũ quỷ, Họa hại, Tuyệt Chí thì càng thêm xấu.
- Các hào 5 và hào 6 là hậu vận từ 50 tuổi đến già. Nếu hào 5 và hào 6 có ngũ hành giống như hành của quẻ kép là được đắc địa. Nếu có hành tương sinh ra hành của quẻ kép là được vượng địa. Nến hành của quẻ kép tương sinh ra hành của hào 5 và hào 6 là được Miếu địa. Ba cách này là cách hậu vận tốt. Hào 3 và hào 4 là trung vận từ 30 đến 49 tuổi. Hào 2,3 là tiền vận từ 1 đến 29 tuổi.

Ví dụ quẻ Bát thuần Càn : Hào 6 Nhâm Tuất là Thủy được hành của quẻ kép là dương Kim sinh ra cho nên là vượng địa. Hào 5 Nhâm Thân là Kim cùng hành dương kim với quẻ kép nên là đắc địa. Vậy hào 5 và hào 6 từ 50 đến già là hậu vận tốt.

Nếu hành của quẻ kép khắc hành của hào là bình địa.
Nếu hành của Hào khắc hành của quẻ kép là hãm địa.

- Nếu quẻ thượng và quẻ hạ cùng là Tây trạch (Càn Đoài Cấn Khôn) hoặc cùng là Đông trạch (Khảm Chấn Tốn Ly) thì quẻ kép đó sẽ là quẻ kép Diên Niên Thiên Y Sinh Khí Phục Vị. Nếu quẻ thượng và quẻ hạ Đông Tây trạch khác nhau thì sẽ là quẻ kép Lục Sát Ngũ Quỷ Họa hại tuyệt chí.

- Nếu hào 1 hào 3 hào 5 là hào dương thì được chính vị. Nếu hào 2 hào 4 hào 6 đều là âm thì được chính vị. Ngược lại 6 trường hợp trên là bất chính vị. Chính vị sẽ được nhiều người tốt giúp đỡ. Bất chính vị gặp nhiều kẻ ác quấy nhiễu. Hào 2 là âm là được trung vị. Hào 5 là dương cũng được trung vị. Trung vị là được nhiều người tốt trung thành với mình.

C. Quá trình biến của từng quẻ thuần

- 8 quẻ của 8 quẻ thuần trong đó một quẻ thuần sinh ra 7 quẻ cùng hành với quẻ thuần như sau :
1. 8 quẻ kép Càn (+Kim) như sau :

1. Bát thuần Càn : Hào 1 G.Tý, Hào 2 G. Dần. Hào 3 G.Thìn, Hào 4 N.Ngọ, Hào 5 N.Thân, Hào 6 N.Tuất. Hào 1 và hào 5 là Kim nên đắc địa, hào 2 và hào 6 là thủy nên vượng địa, hào 4 là mộc bình địa, hào 3 là hỏa hãm địa. Đây là quẻ có khí là lưỡng Kim thành Đại Bảo ngọc. Đức Kiện vì là phục vị. Đủ 5 nghĩa lớn là Nguyên, hanh, lợi, chính, trung. Tượng quẻ : Đại nhân làm việc thiện phải có đủ các đức tính như trên. Hậu vận có hai hào vượng và đắc nên là tốt. Trung vận có một hào bình và hãm nên là trung bình. Tiền vận có hai hào vượng và đắc nên là tốt. (Cả 6 hào đều dương). Thượng Càn hạ Càn.


2. Thiên Phong Cấu : Quẻ thượng Càn Kim khắc quẻ hạ Tốn mộc. Bị thất đức cho nên Càn Kim thành nhược, Tốn mộc thành bất hòa. Khí quẻ là họa hại. Tượng quẻ là kẻ ác cấu kết với nhau gây ra họa hại. Nếu hối cải thì hậu vận nhâm thân kim đắc địa ở hào 5, Nhâm tuất Thủy vượng địa ở hào 6 sẽ tốt, Hào 4 Nhâm Ngọ (B), Hào 3 G.Thìn(H), Hào 2 G.Dần (V), Hào 1 G.Tý (D). Thế là trung vận trung bình, tiền vận tốt và hậu vận tốt. (Hào 23456 là dương, hào 1 là âm). Thượng Càn hạ Tốn.





3. Thiên Sơn Độn : Quẻ này có các Hào 6543 là dương, 21 là âm. Thượng là Càn, Hạ là Cấn. Hào 6 là nhâm Tuất (V). Hào 5 N.Thân (Đ). Hào 4 N.Ngọ (B). Hào 3 C.Thìn (Đ). Hào 2 C.Dần (B). Hào 1 C.Tý (M). Khí là thiên Y. Đức là Kiện, Chỉ. Tượng : Ẩn nấp trốn tránh tạm thời để sau này giáo hóa kẻ ác. Hậu vận tốt.




4. Thiên Địa Bĩ : Quẻ thượng Càn, Quẻ Hạ Khôn
Hạ Khôn Thổ sinh thượng Càn Kim. Khí Diên Niên. Đức Kiện, Thuận. Tượng : tiền vận bế tắc hậu vận hanh thông. Làm việc thiện sẽ tốt về sau.




5. Phong Địa Quán : Thượng Tốn Hạ Khôn
Khí Ngũ Quỷ Thất đức, bất hòa trái nghịch. Tượng : Trước khi làm việc gì suy nghĩ kỹ tránh bị quỷ quấy nhiễu đại sự sẽ thành công. Hậu vận tốt.




6. Sơn Địa Bác : Thượng Cấn hạ Khôn đều là Thổ. Khí : Sinh Khí. Đức Chỉ Thuận. Tượng : Bác bỏ cái ác, đổ vỡ rơi rụng là có thiệt hại về vật chất nhưng cái lợi về tâm linh sẽ đến sau. Phát huy điều thiện thì hậu vận sẽ tốt. Kẻ ác sẽ hại lẫn nhau, người thiện sẽ được thành công mọi việc.




7. Hỏa Địa Tấn : Thượng Ly hạ Khôn. Thổ Kim tương sinh. Khí Lục Sát. Thất đức : Rỗng , nghịch. Tượng : Tiến lên làm việc thiện phải cẩn thận sẽ tráng được nguy hiểm. Hậu vận tốt.




8. Hỏa thiên Đại hữu : Thượng Ly hạ Càn. Hỏa khắc Kim. Khí : Tuyệt chí. Thất đức : rỗng, nhược. Tượng : Có của cải lớn chưa chắc đã tốt. Tốt nhất là có tài đức lớn.



Về tâm linh thế gian hữu lậu như sau
· Quẻ Càn thuần đủ đức : kiện, nguyên, hanh, lợi , chính, trung, hiếu
· Quẻ Cấu là kẻ ác sẽ bị các thiên thần phạt làm cho chúng yếu cái khí nguyên sinh (+Kim Càn khắc –Mộc Tốn), nghĩa là bị mê muội.
· Quẻ quán người thiện cần cảnh giác xem xét kỹ để khỏi bị yếu cái khí nguyên ý, nghĩa là làm việc không bị lãng quên
· Quẻ Đại Hữu nhắc nhở khi đã có thành công to thì phải khiêm tốn để khỏi bị mất cái khí nguyên phách vì Ly hỏa khắc Càn Kim
· Quẻ Độn, Bĩ, Bác, Tấn do quẻ thượng tương sinh với quẻ Hạ, hoặc cùng ngũ hành cho nên đối với quẻ Tấn dù bị lục sát nhưng hậu vận vẫn tiến lên tốt. Các quẻ Độn, Bĩ, Bác là thiên Y, diên niên, sinh khí cho nên tiền hung mà hậu cát tường.

2. Tám quẻ kép Đoài âm Kim :
1. Bát thuần Đoài :
· Lý là âm Kim, Đức là Duyệt, khí là phục vị
· Tượng : Lưỡng Kim thành bảo khí ( đồ quý báu)




2. Trạch Thủy Khốn :
· Lý họ âm KIM. Hư đức là Ai (buồn) và hãm (kìm hãm). Khí là họa hại
· Tượng : gặp lúc khốn đốn gian nan hãy làm việc thiện thì hậu vận sẽ có sự an vui (Duyệt) và tích tụ được phúc đức ( Tụ).




3. Trạch Địa Tụy :
· Lý là –Kim, đức là Duyệt (Vui) và thuận. Khí là thiên Y.
· Tượng là tụ họp tận tụy làm việc thiện thì hậu vận sẽ được vui và hòa thuận.



4. Trạch Sơn Hàm :
· Lý họ - Kim, đức Duyệt (Vui), Chỉ (ngăn chặn cái ác). Khí là Diên Niên.
· Tượng chứa đựng bao hàm thêm tài đức sẽ được an vui vững chắc về hậu vận.



5. Quẻ Thủy Sơn Kiển :
· Lý họ âm Kim hư đức là hãm và ỳ ạch. Khí là ngũ quỷ
· Tượng : làm ác thì bị phạt. Sám hối làm việc thiện thì hậu vận sẽ tiến lên tốt đẹp



6. Quẻ Địa Sơn Khiêm :
· Lý họ - Kim. Đức Thuận, Chỉ. Khí : sinh khí.
· Tượng : Khiêm tốn nhường nhịn không phải là hèn nhát mà là lùi để tiến. Hậu vận sẽ được hòa thuận vững chắc



7. Quẻ lôi sơn tiểu quá :
· Lý họ - Kim. Hư đức : Trệ Ỳ. Khí lục sát
· Tượng : làm việc hơi quá mức thì phải sửa đổi ngay hậu vận sẽ được linh hoạt vững chắc




8. Quẻ Lôi trạch quy muội :
· Lý họ - Kim. Hư đức : Trệ Ai. Khí Tuyệt Chí
· Tượng giống như gái về nhà chồng thì phải theo luật lệ của nhà chồng. Cứ làm việc thiện thì hậu vận sẽ linh hoạt an vui



Ý nghĩa Tâm linh thế gian :
· Quẻ Thuần Đoài có khí nguyên phách tốt.
· Các quẻ Tụy, Hàm, Khiêm, Thượng, Hạ quẻ tương sinh nên đều tốt về tâm linh.
· Quẻ Trạch Thủy Khốn nguyên chí là khí bị suy yếu và thay đổi vì Thủy Khảm sinh ra Đoài Kim thì sẽ bị hao tốn.
· Quẻ Thủy Sơn Kiển: Hạ Cấn khắc Thượng Khảm cho nên khí nguyên chí cũng bị hao tốn
· Quẻ Lôi Sơn Tiểu Quá: Thượng Chấn khắc Hạ Cấn khí nguyên ý bị hao tổn cho nên hay bị lãng quên.
· Quẻ Lôi Trạch Quy Muội: Hạ Đoài khắc Thượng Chấn cho nên nguyên sinh khí bị hao tổn gây ra mê muội.
3. Tám quẻ kép Khảm âm/dương Thủy:
1. Bát thuần Khảm:
· Lý: +-Thủy. Đức: Tích tụ. Khí: Phục Vị
· Tượng Lưỡng thủy thành giang (hai dòng nước thành một sông lớn)
· Hậu vận tốt



2. Thủy Trạch Tiết:
· Lý -+ Thủy. Hư đức: Hãm, Ai. Khí: Họa hại
· Tượng: tiết giảm, tiết kiệm sẽ có hậu vận tốt. Tiết kiệm không phải là keo kiệt. Phải tiết kiệm sẽ có phúc đức. Gọi là Kiệm đức



3. Thủy Lôi Truân:
· Lý -+ Thủy. Đức: Tụ, động. Khí: Thiên Y
· Tượng: lúc đầu gặp gian truân sau sẽ thành công ở hậu vận.



4. Thủy Hỏa Ký Tế:
· Lý-+ Thủy. Đức: Tụ, Lệ (tráng lệ). khí: Diên Niên
· Tượng: -+ Cân Bằng, đã làm xong việc, đã sang đến bờ bên kia. Hậu vận tốt



5. Trạch Hỏa Cách:
· Lý -+ Thủy. Hư đức: Ai (buồn), rỗng. Khí: Ngũ quỷ
· Tượng: Cải cách là bỏ cái ác làm cái thiện. Hậu vận tốt




6. Lôi Hỏa Phong:
· Lý-+ Thủy. Đức: Động (Linh động), Lệ. Khí: Sinh Khí
· Tượng: Phong trào làm việc thiện là cộng đồng nghiệp tốt của nhiều người sẽ tạo ra hậu vận tốt cho nhiều người



7. Địa Hỏa Minh Di:
· Lý-+ Thủy. Hư Đức: Trái nghịch, rỗng. Khí: Lục sát
· Tượng: Mờ ám, Di hại về sau. Nếu bỏ ác làm thiện hậu vận sẽ tốt.



8. Địa Thủy Sư:
· Lý -+Thủy. Hư đức: trái ngược, hãm. Khí: Tuyệt Chí
· Tượng: Làm việc thiện sẽ là thầy giáo tốt. Quân đội tốt sẽ diệt trừ được kẻ ác hại dân. Hậu vận tốt khi bỏ được việc ác



Ý nghĩa Tâm Linh thế gian:
· Quẻ Cách là Ly hỏa khắc Đoài Kim cho nên khí nguyên phách bị yếu sẽ trở thành nhút nhát.
· Quẻ Địa Thủy Sư. Khôn thổ khắc khảm thủy nên khí nguyên chí bị yếu hóa thành tính ba phải không có lập trường đúng đắn làm việc gì dễ bỏ dở dang.
· Quẻ Thuần Khảm là cùng ngũ hành quẻ Truân, quẻ Phong, quẻ Minh Di. Thượng Hạ tương sinh, hậu vận sẽ tốt.
· Quẻ Thủy Hỏa Ký Tế tuy tương khắc thượng hạ nhưng là Thái Âm Thái Dương lại có duyên hỗ trợ nhau cho nên ý nói xong việc này sẽ có việc khác phải làm tiếp. Chớ có nghỉ ngơi vội vàng thì sẽ sai lầm.

4. Tám quẻ kép Chấn dương Mộc:

1. Bát Thuần Chấn:
· Lý +Mộc. Đức: Động linh. Khí: Phục Vị
· Tượng: Sấm sét tiêu biểu cho sức mạnh của người thiện, trừng phạt kẻ cố ý làm việc ác. Là sự linh hoạt biến hóa cần thiết khi làm việc thiện



2. Lôi Địa Dự:
· Lý + Mộc. Hư đức: Trì trệ, trái nghịch. Khí: Họa hại
· Tượng: Trong lúc vui vẻ phải nhớ lời cụ Mạnh Tử dạy: Quân tử, phòng tử an lạc (người thiện trong lúc vui vẻ phải đề phòng sự nguy hiểm chết người)




3. Lôi Thủy Giải:
· Lý +Mộc. Đức: Linh Động, Tích tụ. Khí: Thiên Y
· Tượng: Cởi trói gọi là giải, ý nói giải trừ được tai nạn, cứu được bệnh tật nan y. Hậu vận tốt.



4. Lôi Phong Hằng:
· Lý+Mộc. Đức: Linh động. hòa nhập. Khí: Diên Niên
· Tượng: Hằng là thường xuyên làm việc thiện, bỏ việc ác. Hậu vận sẽ tốt.




5. Địa Phong Thăng:
· Lý +Mộc. Hư Đức: Nghịch, bất hòa. Khí: Ngũ Quỷ
· Tượng: Khi ở địa vị cao phải biết khiêm tốn, phải biết cứu giúp người dưới. Nếu làm ác thì lên cao bao nhiêu sẽ ngã đau bấy nhiêu. Bỏ được việc ác thì hậu vận tốt.

6. Thủy Phong Tỉnh:
· Lý + Mộc. Đức: Tích tụ, hòa nhập. Khí: sinh khí
· Tượng: Kiên trì đào đất xuống sâu sẽ thấy mạch nước như người đào giếng. Ý nói làm việc thiện phải nhẫn nại thì hậu vận sẽ tốt.



7. Trạch Phong Đại Quá:
· Lý + Mộc. Hư Đức: Ai, Bất hòa. Khí: Lục Sát
· Tượng: Làm việc báo thù phải biết kiềm chế thì tốt. Nếu làm quá mức thì sẽ hóa thành làm ác. Ví như người bị nợ ít nhưng đòi nợ nhiều hơn hóa ra thành kẻ cướp tiền quá mức với con nợ. Biết tự kiềm chế thì hậu vận sẽ tốt




8. Trạch Lôi Tùy:
· Lý +Mộc. Hư Đức: Ai, trệ. Khí: Tuyệt chí
· Tượng: Yếu tài, kém đức thì sẽ bị người khác sai khiến. Vậy tùy theo người phải biết học hỏi cái tốt của người, tránh được cái xấu của người, tương lai sẽ vươn lên được như người. Hậu vận sẽ tốt.
Ý nghĩa tâm linh:

· Quẻ Dự: Chấn Mộc khắc khôn thổ: Nguyên ý khí bị yếu hóa thành hay quên tâm bất an. Không quá tham cái vui sẽ có tâm linh tốt đẹp trong tương lai.

· Quẻ Thăng: tốn mộc khắc không thổ cũng như quẻ Dự nhưng chú ý thêm là phải khéo hòa nhập bằng cách làm việc thiện thì sẽ bỏ hết được mâu thuẫn đã có với mọi người, sẽ có tâm linh tốt đẹp trong tương lai.

· Quẻ Đại Quá: Đoài kim khắc tốn mộc cho nên khí nguyên sinh kém dễ bị mê muội. Nếu biết dừng lại làm vừa đủ thì sẽ được an vui ở hậu vận, sẽ có tâm linh tốt đẹp trong tương lai.

· Quẻ Tùy: Đoài Kim khắc Chấn Mộc cũng tương tự như Đại quá nhưng phải biết khôn khéo làm việc thiện thì sự linh hoạt mới này sẽ giải quyết được mọi mâu thuẫn. Lúc đó chủ và thợ sẽ đều được hậu vận tốt đẹp, sẽ có tâm linh tốt đẹp trong tương lai.

· Quẻ Thuần Chấn: Cùng là hành Mộc thượng hạ. Quẻ Giải, Quẻ Tỉnh đều là thượng hạ tương sinh. Quẻ Hằng thượng hạ cùng là hành Mộc. Do đó các quẻ này đều có tâm linh tốt.

5. Tám quẻ kép TỐN âm Mộc:

1. Bát Thuần Tốn:
· Lý – Mộc. Đức: Hòa nhập. Khí Phục vị
· Tượng: lưỡng mộc thành Lâm (nhiều cây thành rừng cây). Một người làm được việc thiện sẽ hòa nhập được với nhiều người. Hậu vận sẽ tốt.
2. Phong Thiên Tiểu Súc:
· Lý – Mộc. Hư Đức: Bất hòa, Nhược.
· Tượng: Tích trữ được việc thiện nhỏ thì sẽ thành việc thiện lớn. Việc ác nhỏ góp lại lâu ngày sẽ thành việc ác lớn. Bỏ ác tích thiện thì hậu vận sẽ tốt


3. Phong Hỏa Gia Nhân:
· Lý – Mộc. Đức: Hòa Nhập, Tráng Lệ. Khí Thiên Y
· Tượng: Gia nhân là người trong một nhà phải biết trung thành với nhau cùng làm việc thiện thì hậu vận sẽ tốt.

4. Phong Lôi Ích:
· Lý – Mộc. Đức: Linh động, hòa nhập. Khí Diên Niên
· Tượng: Ví như sấm sét mưa gió hợp thời thì tốt cho mùa màng. Làm việc gì phải đúng thời cơ sẽ giúp được cho người. Các việc đó gọi là thiện sẽ có hậu vận tốt.

5. Thiên Lôi Vô Vọng:
· Lý – Mộc. Hư đức: nhược, trệ
· Tượng: Không làm càn bậy thì tốt. Làm việc ác sẽ hết mọi hy vọng tốt đẹp ở tương lai. Làm việc thiện hậu vạn sẽ tốt.

6. Hỏa Lôi Phệ Hạp:
· Lý: - Mộc. Đức: Tráng lệ, Linh động. Khí: sinh khí
· Tượng: Lúc ăn cắn phải vật rắn sẽ đau cả răng và lợi. Ví như phải vượt qua được sự nguy hiểm thì sẽ thành công được việc thiện lớn giúp ích được nhiều người ở tương lai.

7. Sơn Lôi Di:
· Lý: - Mộc. Hư đức: Ỳ ạch, trì trệ. Khí Lục Sát
· Tượng: Ví như con vật được nuôi cho béo thì sẽ có ngày đem ra giết mổ. Được nuôi dưỡng mà không phải bị sai làm việc thì phải đề phòng có ngày kẻ nuôi sẽ giết người được nuôi. Vậy lúc nghỉ ngơi thì phải nghĩ cách làm việc thiện sẽ tránh được cái họa chết người.

8. Sơn Phong Cổ:
· Lý:: - Mộc. Hư Đức: Ỳ ạch, bất hòa. Khí Tuyệt Chí
· Tượng: Cổ ví như cái nhà cũ đổ nát. Chỉ có cách phá đi làm lại nhà mới. Vậy phải bỏ cái ác cũ, làm việc thiện mới thì hậu vận sẽ tốt đẹp.

Ý nghĩa Tâm Linh:
· Quẻ Tiểu Súc: Càn Kim khắc Tốn mộc khí nguyên sinh yếu sẽ hóa ra bị mê muội
· Quẻ Vô vọng cũng tương tự như quẻ tiểu súc nhưng không làm càn bậy thì vẫn sáng suốt
· Quẻ Sơn Lôi Di: Chấn mộc khắc Cấn thổ: Khí nguyên ý bị kém cho nên hay quên tâm không được an ổn.
· Quẻ Sơn Phong Cổ: Tốn Mộc khắc Cấn thổ cũng như quẻ Di nhưng phải chú ý thêm là lúc thấy bế tắc thì phải biết dừng lại chớ có tiến thêm sẽ gặp nguy hiểm. Sau đó làm việc thiện sẽ tìm ra con đường đi mới tốt đẹp cho mình.
· Quẻ Gia Nhân, Ích, Phệ Hạp: thượng hạ đều tương sinh cho nên nguyên khí đều tốt cho dù hiện tại có xấu nhưng tương lai sẽ tươi đẹp

6. Tám quẻ kép Ly âm dương Hỏa:
1. Quẻ Bát thuần Ly:
· Lý +- Hỏa. Đức: Tráng Lệ. Khí: Phục Vị
· Tượng: Lưỡng Hỏa thành Lư (hai ngọn lửa thành một lò lửa). Ý nói đã là cái hỏa chân thật thì càng thêm sáng suốt. Hậu vận sẽ tốt nếu làm việc thiện

2. Hỏa Sơn Lữ:
· Lý+- Hỏa. Hư Đức: Trống rỗng, ỳ ạch. Khí: Họa hại.
· Tượng: Ở quê hương gặp nhiều chướng ngại phải xa quê làm khách lưu vong để kiếm sống. NHưng nếu lúc đó làm việc thiện bỏ việc ác thì hết vận lưu vong sẽ có ngày vinh quang trở về quê hương và có hậu vận tốt


3. Hỏa Phong ĐỈnh:
· Lý +- Hỏa. Đức: Tráng lệ, hòa nhập. Khí: Thiên Y
· Tượng: Người quân tử gặp kẻ ác tiểu nhân thì khôn khéo giữ sự cân bằng tương đối để hỗ trợ bạn bè và cùng nhau chế ngự kẻ ác. Như thế hậu vận sẽ tốt


4. Hỏa thủy vị tế:
· Lý+- Hỏa. Đức: Tráng lệ tích tụ, khí diên niên
· Tượng: Kẻ ác làm việc chưa xong thì mau giác ngộ chớ có đi tiếp vào đường mê mà chuốc lấy sự thất bại. Người thiện làm việc chưa xong thì phải kiên trì làm cho đến lúc xong việc. Khi đó kẻ ác sẽ quy phục và biến thành bạn tốt của người thiện. Hậu vận hai bên sẽ tốt đẹp.

5. Sơn Thủy Mông:
· Lý +- Hỏa. Hư đức: Ỳ ạch, kìm hãm. Khí ngũ quỷ
· Tượng: mới sinh ra thì còn non dại. Cần chăm chỉ làm việc thiện thì sẽ lớn lên cả tài lẫn đức, có ích cho cuộc đời và hậu vận sẽ tốt


6. Phong Thủy Hoán:
· Lý+- Hỏa. Đức: Hòa nhập, tích tụ. Khí: Sinh Khí
· Tượng: Thay dổi vị trí để có địa lợi hợp thiên thời được nhân hòa và sẽ thành công trong mọi việc thiện. Hậu vận sẽ tốt đẹp



7. Thiên Thủy Tụng:
· Lý +- Hỏa. Hư đức: Nhu nhược, kìm hãm. Khí Lục Sát.
· Tượng: Khi có tranh chấp sẽ có kiện tụng. Việc kiện tụng nếu cố tình vu cáo bịa đặt thì sẽ có cái họa chết người hoặc tù đày. Vậy khẩu nghiệp phải thanh tịnh thì nguy sẽ hết, an vui sẽ tới.



8. Thiên Hỏa Đồng Nhân:
· Lý-+ Hỏa. Hư đức: Nhu nhược trống rỗng. Khí tuyệt chí
· Tượng: Phải đoạn tuyệt cái ý chí ích kỷ của mình để đồng tâm cùng mọi người làm việc thiện. Gặp chướng ngại không nản chí thì sẽ thành công sự nghiệp và có hậu vận tốt.


Ý nghĩa tâm linh:
· Quẻ Lữ: Tuy có họa hại nhưng thượng Hỏa sinh hạ Thổ cho nên tương lai là tốt.
· Quẻ Mông: Thượng Cấn khắc hạ KHảm làm cho cái khí nguyên chí bị suy kém dễ sinh bỏ dở công việc lúc nửa chừng đang làm
· Quẻ Tụng: Tuy thượng càn tương sinh ra hạ khảm nhưng dễ bị làm quá mức, nói quá lời thì sẽ thành tai họa.
· Quẻ Đồng nhân: Hạ Ly khắc thượng Càn thì cái khí nguyên phách bị suy yếu hóa ra hèn nhát thay đổi ý chí. Vậy phải theo nhiều người tốt thì sẽ thành công, ví như gần chỗ có nhiều hương thơm thì mình cũng được thơm lây.
· Quẻ ĐỈnh: Mộc Hỏa tương sinh là tốt.
· Quẻ Vị tế: Thủy Hỏa tuy khắc nhau, nhưng khéo cân bằng âm dương thì lại hay
· Quẻ Thuần Ly: Cần tiến lên làm việc thiện thì càng thêm sáng suốt
· Quẻ Hoán: Mộc Hỏa tương sinh thì thay đổi bỏ đi chỗ kém, đến chỗ khá thì dù có thay đổi nhiều cũng vẫn có ích cho mình và người.


6. Tám quẻ kép Cấn dương Thổ:

1. Bát Thuần Cấn:
· Lý + Thổ. Đức: Chỉ (biết dừng lại khi gặp việc ác dù có lợi cũng không làm. Khí: phục vị
· Tượng: Lưỡng thổ thành Sơn ( hai quả đồi thành một quả núi cao). Ý nói người đã là hay làm việc thiện thì làm việc thêm nữa cái tài đức càng lớn cho nên hậu vận sẽ tốt đẹp.

2. Sơn Hỏa Bí:
· Lý + Thổ. Hư Đức: Ỳ ạch, trống rỗng. Khí: Họa hại
· Tượng: Bí là sự trang sức bề ngoài để che đậy cái bên trong. Kẻ ác hay tạo cho mình cái vỏ đẹp để che đậy ác tâm gây họa hại cho mọi người. Vậy nếu bỏ ác tâm thì thành người thiện, trong ngoài đều tươi đẹp như nhau.


3. Sơn Thiên Đại Súc:
· Lý + Thổ. Đức: Chỉ, Kiện. Khí: Thiên Y
· Tượng người thiện tiết kiệm cái đức cái tài dần dần sẽ súc tích được tài đức rất lớn, hậu vận rất tốt đẹp.



4. Sơn Trạch Tổn:
· Lý + Thổ. Đức: Chỉ, Duyệt. Khí: Diên Niên
· Tượng: Người thiện phải luôn nhớ khi mới làm việc thiện thì mình phải chịu chút ít hao tổn, thiệt thòi về công sức, về thời gian. Cứ kiên trì làm việc thiện thì cái tổn ban đầu sẽ được bù đắp bằng cái ích lâu dài. Đó là hậu vận tốt đẹp.



5. Hỏa Trạch Khuê:
· Lý+ Thổ. Hư đức: Rỗng, Ai. Khí: Ngũ Quỷ
· Tượng: Khuê là việc riêng của một gia đình. Gia đình có hòa thuận hiếu nghĩa thì sẽ tốt đẹp. ngược lại chỉ bằng mặt không bằng lòng là nuôi lấy cái mầm ác về sau, chẳng khác gì bị quỷ ám nhập làm cho rối loạn thân tâm.

6. Thiên Trạch Lý:
· Lý + Thổ. Đức: Kiện, Duyệt. Khí sinh khí
· Tượng: Cái đạo Lý của các thiên thần là mạnh khỏe về thân tâm, làm cho mọi người được an vui tốt đẹp. người thiện phải theo gương các thiên thần làm đúng cái thiên lý này thì hậu vận sẽ tốt đẹp.

7. Phong Trạch Trung Phu:
· Lý + Thổ. Đức : Bất hòa, Ai. Khí Lục Sát.
· Tượng: Trung phu là quan đại thần trên trung với vua tốt, sau đó có nghĩa khí tốt khi đối xử với mọi người. Người thiện phải học hỏi và thực hành cái nghĩa khí trung kiên đó của các bậc đại phu của một triều đình tốt đẹp thì hậu vận sau này sẽ rất hay.

8. Phong Sơn Tiệm:
· Lý + Thổ. Hư Đức: bất hòa, ì ạch. Khí tuyệt chí.
· Tượng: Đã có ý chí giúp dân cứu nước thì phải làm việc thiện. Làm thì phải từng bước vững chắc mới hay. Đó gọi là tiệm. Nếu vội vàng chủ quan coi thường kẻ địch thì sẽ mắc cái lỗi làm liều bỏ qua từng bước. Như vậy càng leo cao càng nhảy xa thì ngã càng đau đớn. Cần nhớ như vậy thì thiện tâm mới bền chắc, việc thiện mới thành công tốt đẹp.

Ý nghĩa tâm linh:
· Quẻ Thuần Cấn: Thượng Hạ đều là dương thổ là cái tâm tốt có linh nghiệm cứu giúp được mọi người.
· Quẻ Bí tuy Hỏa Thổ tương sinh nhưng chớ mắc cái tâm bệnh cố chấp cái hình tướng bề ngoài, coi thường cái tâm bên trong thì m ới được tốt đẹp về sau.
· Quẻ đại súc: Đã tích đức, tích tài thì chớ kiêu ngạo, phải đem tài đức ra cứu giúp mọi người thì bản thân sẽ được lâu bên mãi mãi. (THượng Cấn sinh Hạ Càn)
· Quẻ Tổn: Có hao tổn thì không được nản chí phải làm thêm nhiều việc thiện thì sẽ thành công tốt đẹp. Đó là thượng Cấn sinh Hạ Đoài).
· Quẻ Khuê: Thượng Ly khắc hạ Đoài làm cho cái khí nguyên phách bị suy yếu sẽ trở thành nhút nhát si mê.
· Quẻ Lý: Thượng Càn Hạ Đoài cùng hành Kim là lưỡng kim thành bảo khí. Thiên ý là quý nhất hơn mọi thứ tài sản thế gian.
· Quẻ Trung Phu: Đức trung nghĩa là cao quý nhất của bậc đại trượng phu. Sau này sẽ có ích lớn cho quốc gia xã hội.
· Quẻ Tiệm: Nhắc nhở làm việc gì chớ nóng vội đốt cháy giai đoạn. Lý thì có thể đốn ngộ, sự thì phải tiệm tu. Không bao giờ có đốn tu. Đốn ngộ tiệm tu thì lý sự sẽ viên dung vô ngại, sẽ được siêu phàm nhập thánh.

8. Tám quẻ kép Khôn âm Thổ:

1. Bát thuần Khôn:
· Lý Âm thổ. Đức: Thuận theo cái thiện. Khí: Phục vị
· Tượng: Lưỡng thổ thành quảng (đất bằng thêm đất bằng thì thành đất rất rộng). Ý nói người thiện đi theo bậc tiền bối thiện thì tài đức sẽ thêm rộng rãi ở tương lai



2. Địa Lôi Phục:

· Lý – Thổ. Hư Đức: nghịch, trì trệ. Khí: họa hại
· Tượng: Như người đánh giặc ngoại xâm. Khi giặc mạnh thì ta phải mai phục cho tốt để diệt chúng. Việc đời lúc suy thì ẩn nấp cái ác gọi là ác phục. khi cái ác bị yếu cái thiện mạnh lên được phục hồi thì gọi là thiện phục. Như thế hậu vận sẽ tốt đẹp.


3. Địa trạch Lâm:
· Lý – Thổ. Đức: thuận, duyệt. Khí: thiên y
· Tượng: Như người ốm gặp thầy thuốc giỏi thì hết yếu lại khỏe hơn. Như trẻ nhỏ được dạy dỗ chu đáo thì sẽ lớn thêm về tài đức. Người làm việc thiện lớn lên nữa về đức và tài. Lâm cũng có nghĩa là rừng. Sự lớn lên của nhiều người về tai đức cũng là như nhiều cây hóa thành rừng cây đó gọi là đức lâm, cũng gọi là phúc lâm.


4. Địa Thiên Thái:
· Lý – Thổ. Đức: Thuận, Kiện. Khí Diên niên
· Tượng: Người thiện càng làm thiện thì càng già dặn chín chắn cả tài lẫn đức. Một quốc gia có nhiều người thiện này sẽ là hưng thịnh cũng gọi là thái bình.

5. Lôi Thiên Đại Tráng:
· Lý – Thổ. Hư đức: Trệ, nhược, khí ngũ quỷ
· Tượng: Thiên thần cứu người là sự hùng tráng lớn. Người làm việc thiện phải theo thiên thần làm thêm việc thiện thì hậu vận sẽ tốt đẹp. Nếu cậy sức, cậy tài, cậy khỏe đi áp chế mọi người thì đó là cách thần hóa thành quỷ cũng gọi là hung thần. Cho nên hung thần khỏe như la hầu kế đô ( Nam, Nữ Atula). Thì cũng sẽ thất bại khi gặp sự trừng phạt của các thiên thần ở cõi trời tứ thiên vương và tam thập tam thiên.(Đao lợi thiên)

6. Trạch Thiên Quải:
· Lý-Thổ. Đức: Kiện, duyệt. Khí: sinh khí
· Tượng: Quải là gian nan trắc trở. Người thiện làm việc thiện lúc đầu sẽ có nhiều kẻ ác ngăn chặn. Vậy phải tiến lên không lùi thì sự nghiệp sẽ thành công ở hậu vận.

7. Thủy Thiên Nhu:
· Lý- Thổ. Hư đức: hãm, nhược. Khí: Lục sát
· Tượng: Mềm dẻo, khôn khéo, đối phó với kẻ ác thì gọi là nhu. Người thiện tránh chỗ mạnh hung hăng của kẻ ác, nhằm vào cái yếu điểm của kẻ ác là tính kiêu ngạo ích kỷ thì sẽ giáo hóa được họ thành người tốt.

8. Thủy Địa Tỷ:
· Lý- thổ . Hư đức: Hãm, nghịch. Khí tuyệt chí
· Tượng: Tỷ là hòa hoãn. Tạm thời hòa hoãn với kẻ ác khi chúng còn đang hung hăng để chờ thời cơ mới thì sẽ thành công trong việc giáo hóa của chúng. Tỷ cũng có nghĩa là so sánh. Người thiện phải có cái tư tuệ là cái tuệ tư duy so sánh kỹ lưỡng mọi việc. Nếu thấy thiện nhiều hơn thì cứ làm. Nếu thấy ác nhiều hơn thì phỉa tránh ngay từ đầu. Như thế sự việc sẽ thành công mỹ mãn ở tương lai.

Ý nghĩa tâm linh:
· Quẻ thuần Khôn: Thượng hạ đều là âm thổ, ý nói phải mãi mãi thuận theo cái thiện thì mãi mãi sẽ tốt đẹp.
· Quẻ Phục: hạ Chấn khắc thượng khôn. Ý nói cái khí nguyên ý bị thương tổn sẽ sinh ra nhầm lẫn lãng quên.
· Quẻ Lâm: Thượng Khôn sinh hạ đoài là sự duyệt (an vui), sẽ được lâu bền.
· Quẻ Thái: Thượng Khôn sinh hạ Càn. Đây là ý của Cụ Mạnh Tử ở câu nói: Thiên thời không bằng địa lợi, địa lợi không bằng nhân hòa. Nếu Vua quan thiện làm việc quốc gia thuận theo ý dân là thuận theo ý trời, như thế sẽ được thái bình lâu dài.
· Quẻ Đại Tráng: Hạ Càn khắc Thượng Chấn. Ý nói cái khí nguyên sinh bị yếu sẽ sinh ra si mê trì trệ. Vậy người thiện quân tử phải lấy cái đạo nhân đức của các thiên thần là sức mạnh lớn nhất để giáo hóa kẻ ác. Như thế thì 5 loại quỷ sẽ hóa thành dân lương thiện.
· Quẻ Quải: Thượng Đoài Hạ Càn đều là tính Kim tương sinh với lý của quẻ kép là âm thổ. Ý nói cái khí nguyên phách là mạnh khiến cho các loài quỷ đều phải cung kính quy phục.
· Quẻ Nhu: Hạ Càn sinh thượng Khảm. Tuy gọi là có sát khí nhưng nếu kiên trì bỏ ác làm thiện thì nguy sẽ hóa thành an, hung sẽ hóa thành cát.
· Quẻ Tỷ: Hạ Khôn khắc thượng Khảm. Ý nói cái chí khí bị thay đổi. vậy cần phải tìm mọi cách so sánh kỹ lưỡng để tìm ra cái chí khí tốt. Sau đó làm các việc thiện để cho chí khí đó lớn lên thì hậu vận sẽ tốt đẹp.

GHI CHÚ: Tất cả 64 quẻ kép này vì cấu tạo Can Chi của 6 hào từng quẻ đều có từ 1 đến 2 hào có hành cùng họ với hành của quẻ kép. Vì thế đây dùng cho để tính với những người làm việc thiện mới thích hợp nhất. Vì quẻ kép nào cũng có hào cùng họ ngũ hành là ý nghĩa có cái nhân là hào thì sẽ có cái quả là toàn bộ quẻ kép. Vì thế dù tên quẻ kép có kém nhưng có cái nhân tốt thì cũng sẽ thành quẻ tốt ở hậu vận. Nếu quẻ kép có tên khá thì có hào họ cùng ngũ hành đã tốt lại càng thêm tốt nữa. Đây là cái đạo của người thiện quân tử mà Ông Phạm Trọng Yêm là thừa tướng của vua Tống Chân Tông đã nói: Người thiện quân tử trước tiên lo cái lo của thiên hạ, nhưng vui sau cái vui của thiên hạ. Đây cũng là lời dạy của cụ Lão Tử: Tri ác kỷ vi anh ( biết cái ác của mình để sửa gọi là anh). Diệt ác kỷ vi hùng (Diệt được cái ác của mình để mình thành người thiện gọi là hùng). Như thế gọi chung là ANH HÙNG
(Quảng Kiến Nguyễn Việt Hồng)