Thứ Tư, 27 tháng 8, 2014

Ngộ Không


" HỖN MANG MỚI MỞ VỐN KHÔNG HỌ
PHÁ HẾT MỊT MỜ PHẢI NGỘ KHÔNG " 

      Tôn Ngộ Không là cái tên của Mỹ Hầu Vương, sau khi bái sư được Bồ Đề Tổ sư đặt cho. Ngộ Không là hai chữ được lấy từ bài kệ " Hỗn mang mới mở vốn không họ, Phá hết mịt mờ phải ngộ không".
Câu chuyện Tây Du Ký viết về chặng đường thỉnh kinh của thầy trò Đường Tăng, nói về ý thì chính là con đường tu hành để thông tỏ được vạn pháp của một hành giả, năm thầy trò Đường tăng, Tôn Ngộ Không, Trư Bát giới, Sa Ngộ Tĩnh, Bạch Long Mã, tính cách của năm người này chính là tính cách chung của chúng sinh. Tương ứng với tám tâm thức của chúng ta; Đường tăng = A lại da thức, Tôn Ngộ Không = Ý thức, Trư Bát giới = tiền ngũ thức ( nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức). Nay đi sâu phân tích ý tứ của câu thơ như sau:
1. Về câu " hỗn mang mới mở vốn không họ"
Ý là nói về cái vô thuỷ vô chung của vạn pháp " không họ"
Tứ nói về bốn cái không ( bất )
- Bất-khứ là không từ đâu đến,
- Bất- lai là không đi về đâu
- Bất sinh là không do cái gì sinh ra
- Bất diệt là không có gì tiêu diệt được.
2. Về câu " Phá hết mịt mờ phải ngộ không"
Ý: nói về việc muốn phá huyễn hư phải ngộ được tính-không.
Tứ:
- bản tâm thanh tịnh từ vô thuỷ bị vô minh làm cho mê muội " mịt mờ"
- để thoát khỏi cái khổ luân hồi cần phải nhận diện và "phá" bỏ cái vô minh là đầu mối của lục đạo, phá được vô minh thì phá được vòng thập nhị nhân duyên rời sinh lão bệnh tử. Hết cái ái, thủ, hữu...
- phá "mịt mờ" mê tối thì phải ngộ không. Không là tỏ rõ được lý duyên khởi. Do cái này khởi ra cái kia, rồi lại tác động lẫn nhau. Pháp giới ( vạn vât, vạn sự) là trùng trùng duyên khởi như thế, nên trong cái một có cái tất cả, trong cái tất cả có cái một. Cho nên ngộ không là phá đi sự đối đãi của Câu-Không là chấp ngã tướng và chấp pháp tướng.
- Ngộ Không ở đây nói đủ phải là ngộ được Tính Chân không. Chân không là thể chất chân thật vô hình tướng, bất sinh bất diệt của chúng hữu tình pháp giới và vô tình pháp giới. Tính bất sinh bất diệt này của hữu tình và vô tình là giống nhau nên là Như, và không phải hai thứ khác nhau nên là Nhất. Tính Nhất Như kết hợp với hình tướng chân thật của chúng sinh thì gọi là Chân Như. Do đó ngộ Không là thể nhập được với toàn thể toàn dụng của pháp giới tính tức là ngộ được bản thể Chân như.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét