Kính Thầy,
Quảng Kiến
con nhớ về chốn Tổ viết rằng:
Thảnh
thơi suối Yến một chiều
Nước
trong cảnh tĩnh thêm yêu chùa nhà
Bao
giờ rõ cái không-ta
Trời
xanh hoa thắm cũng là Chân-Như.
Những
khi nhớ Thầy, đệ tử cảm tới ơn giáo hoá của Người mà thường tinh tiến tu học
giáo lý, để có được nhận thức đúng mà sống chính niệm trong những hoàn cảnh
khác nhau. Với con, cảnh Chùa, hình bóng Thầy vẫn thường hiện rõ trong tâm trí.
Ở Lào, nhà con trú sát bờ sông Mê kông, vào đêm vắng, ngồi tĩnh toạ, ngắm dòng
sông trôi, quán chiếu về Chùa về Thầy mà viết:
Dong
thuyền suối Yến chiều thu
Nhớ
Hương Tích với Sư phụ Minh Hiền
Bao
giờ lên Bát nhã thuyền
Mười
phương pháp giới cũng miền Hương Thiên.
Hôm
nay, kỷ niệm sáu năm, nhân duyên được Thầy thụ Tam Quy Ngũ giới. Tưởng về cuốn
sách quý đầu tiên Thầy bố thí, quyển sách Bát Nhã tâm kinh. Kể từ đó, năm 2009
đến nay, hành trình học Phật pháp của con có nhiều thuận duyên, trải qua sóng
gió về việc thế gian mà khoảng không gian và thời gian chính con dành cả cho việc
nghiên cứu kinh điển. Hành trình sam học và tự giải đáp các khúc mắc về con đường
trở về với Chân Tâm, kể ra cũng khá dài, nay con xin được giãi bày với Thầy bằng
bài thơ ngắn "Bến Chân Tâm":
Tìm
em ở bến Chân Tâm
Dong
thuyền Bát-Nhã âm thầm Anh qua
Duy-thức
tướng sóng gần xa
Lăng-nghiêm
đại định, bao la đất trời
Pháp-hoa
một đoá sen tươi
Ngời
trong ánh mắt mười phương Ta bà
Chính
tà một thể Duy-Ma
Rời
xa vọng tưởng, Lăng-già truyền trao
Tĩnh
tịch mặc kệ trần xao
Thấy
em vẫn đó, chưa bao giờ rời.
Ngoài
quyển Bát Nhã Tâm Kinh, bộ sách Luận đại trí độ Thầy đề tặng đệ tử, là những
quyển sách con thường đọc tụng. Trải qua khoảng thời gian tịnh tâm ở Paske Lào,
vào ngày thành đạo của Bồ Tát Quán Thế Âm, con đã viết bài " Mẹ Bát
Nhã" cúng dường Tam Bảo, cúng dường Bồ Tát, hồi hướng tới ơn đức hoá độ của
Thầy:
Mẹ
từ tự tính sinh ra
Nuôi
con khôn lớn dạy xa não phiền
Nơi
võng ru tới mọi miền
Nương
nhân duyên khởi tu thiền quán Không
Mẹ
là giọt nước lành trong
Xoá
tan hư huyễn thong dong đi về
Mười
phương cũng một miền quê
Làm
duyên khai ngộ giác mê cho người
Mẹ
là một đoá hoa tươi
Điểm
tô chân lý ở nơi hồng trần
Vì
chúng sinh hiển pháp thân
Từ
Bi Hỷ Xả thập phần viên thông
Muôn
kiếp mẹ vẫn dõi trông
Giúp
đàn con nhỏ thoát vòng tử sinh
Người
là Bát Nhã Tâm Kinh
Dìu
con từng bước tiến trình khai Tâm.
Bạch
Thầy, theo sự nhận biết sơ cơ của Quảng Kiến thì việc nương vào thật tướng Bát
Nhã để sống đời tự tại, dựa vào Bát Nhã trí mà thể nhập cảnh giới Vô sinh.
Không tạo duyên sinh thì cũng đồng thời cắt đứt cái duyên diệt, dần thể với Nhất
Như là tính bất sinh bất diệt. Cũng là việc nhập một với Tự Tính thanh tịnh
tâm. Tự Tâm là nơi khởi nguồn Bát Nhã. Chuyển mê thành Ngộ là dụng của chính
trí... Để từ đó có đủ phương tiện, đại nguyện, đại lực...mà thành tựu thập Ba
la mật...thị hiện thành Phật. Từ sự chiêm nghiệm về tự tính như vậy mới thấy rõ
cảnh giới thật chứng vốn lìa văn tự, rời ngôn thuyết, gượng mô tả Quảng Kiến mạo
muội viết bài "Tự Tính" như sau:
Tự
tính chỉ là tự tính thôi
Tính
đi tính lại, tính luân hồi
Tuỳ
duyên ảnh hiện mà Không- tính
Tự
tính thế nào?... Tư tính coi?!
Việc
thể nhập và sống đời hiện tại theo Tự-tính với Quảng Kiến giờ là sự sắp xếp lại
duyên sinh. Kinh Thủ Lăng Nghiêm Phật thuyết dụ về việc cởi nút khăn: "lý
thì từ tâm mà thông tỏ, sự phải theo thứ lớp mà trừ"...
Bạch
Thầy, quá trình trải nghiệm tâm linh với con thật sự là vi diệu. Có rất nhiều lần,
sau khoảng thời gian tịnh tâm chiêm nghiệm, đến lúc thông tỏ được khái niệm ngày
đêm suy tư, con đạt được cảm giác rất kỳ lạ, đó là trạng thái đặc biệt, thường
kéo dài từ một đến hai tuần.
Như sau khi
chiêm nghiệm về pháp giới để phá khái niệm, con viết:
Phiền não đây rồi ,giải thoát thôi!
Kiếm tìm chi nữa để luân hồi
Xuống lên, sinh tử là quan niệm
Ôi! Tử với sinh vết "nhọ nồi"!!!
...
Khoảng
thời gian như vậy trí tuệ con rất tốt, mọi việc đến đi khá tự tại với tâm vô cầu.
Thật an lạc Thầy ạ. Những lúc như vậy,
nhìn sự gì vật gì con cũng có thể quán chiếu đến giáo pháp và làm thơ dễ dàng.
Một bài thơ gần nhất của con được viết trong trạng thái tâm thức như vậy, thời
gian sau đọc lại con nhận thấy mình chưa được hoàn toàn nên tạm đặt cho bài thơ
tên là " Đại vọng ngữ":
Tìm
kiếm lâu nay đã thấy rồi
Có-không
sinh-tử sẽ ngừng thôi
Tài-danh
sướng-khổ đà rơi hết
Sáng
tối đêm ngày niệm chẳng trôi
Như-huyến
viễn-ly là thật tướng
Ma
ha Bát nhã hiển tính rồi
Từ
nay tự tại và vô ngại
Xêp
lại duyên sinh trải toạ ngồi.
Nội
dung bài thơ chủ yếu là cái thấy của con từ giáo lý, chứ chưa có hằng sống được
như vậy nên là " đại vọng ngữ ". Duy có câu cuối " xếp lại duyên
sinh trải toạ ngồi" là cái thấy sâu sắc của con về thực tại hiện sinh. Để
được tự tại và vô ngại thì cần nhập thế sống đời như là sự sắp xếp các nhân
duyên để tránh tạo nghiệp ( vô sinh) và tự tại đón nhận để hoá giải ( pháp nhẫn)
các biệt nghiệp đã tạo ra từ trước...
Là
người Phật tử tu tại gia, Quảng Kiến con thường để tâm nghiên cứu nhiều về kinh
Thắng Man và kinh Duy Ma Cật, nhằm có được nhận thức sâu sắc về hành Bồ Tát đạo,
tu Bồ tát hành để thành Bồ đề quả.
Vào pháp môn
Bất-nhị là nhận thức Người và Ta vốn không hai, không khác. Đó là:
Người
về
từ
chốn chẳng đi
Trụ
nơi không chỗ
Vô
vi tháng ngày.
•
Người
về,
chốn
chẳng chính tà.
Phật,
Ma cũng vậy,
hoá
ra độ người.
•
Ta
về,
lấy
cái không-Ta.
Tướng
Ma tướng Phật,
rời
xa huyễn hình.
•
Ta
về,
với
ánh Quang-Minh
Ngồi
nơi tịch tĩnh
hiện
hình Chân-Không.
•
Người-Ta
Cũng
chẳng gần-xa
Nhập
là không một
tách
là Không-Hai.
Về Tự tính
thanh tịnh Tâm theo Kinh Thủ Lăng Nghiêm với sự hiểu của con là phá ngũ ấm ma,
rời vọng tưởng, tỏ được tính Diệu-Minh, bàn về ngũ ấm con viết:
SẮC
ẤM
Bất
giác khởi nên hình
Sắc
ấm từ tâm sinh
Luyến
lưu cùng thức vọng
Chẳng
thấy tính Diệu-Minh.
THỌ
ẤM
Theo
vọng ấy chúng sinh
Giác
tâm theo thật lý
Vạn
vật chẳng hợp ly
Bồ
Đề thường tịch tĩnh.
TƯỞNG
ẤM
Bóng
kia bởi có hình
Chẳng
diệt với chẳng sinh
Bọt
nước thì cũng vậy
Lay
động mới nên hình.
HÀNH
ẤM
Bởi
thấy Giác làm Minh
Nên
hình thành Năng- Sở
Sáu
căn thường trăn trở
Ngăn
ngại tự tâm mình.
THỨC
ẤM
Luyến
lưu tình với cảnh
Đâu
rồi cái Minh - Anh
Huyễn
hư là không thật
Pháp
giới Tính-Diệu thành.
Phá
NGŨ ẤM ma:
Sáu
căn tuỳ dụng công
Phát
khởi tính viên thông
Ngoài
tri và ngoài trí
Rõ
mây nước vẫn đồng.
Trên
đây là một số thấy biết của con trong khoảng thời gian vừa qua, Phật pháp vốn
thậm thâm. Cần trải nghiệm và tu trì nhiều đời nhiều kiếp, sức và trí của con
còn non yếu. Nay biên thư gửi Thầy, xin được bày tỏ và ngưỡng mong trên những
chặng đường sắp tới được Thầy chỉ bảo thêm cho. Quảng Kiến con nguyện tinh tiến,
không còn thối chuyển trên con đường tu Đạo vô thượng.
Sáu
năm tu Phật không dài nhưng cũng chẳng ngắn. Vì nhiều nhân duyên: ĐÃ-ĐANG-ĐỂ,
nay Quảng Kiến con tạm tổng kết, làm mốc quy chiếu mà tiến lên. Kính trình Thầy
bài thơ và xin được tạm kết:
(ĐÃ)...
Sáu
năm tu Phật chưa ngừng nghỉ
Chẳng
có chi khoe, nỏ muốn gì
(ĐANG)...
Tu
Mật, tham Thiền, hành Tịnh độ
Quán-Chân,
ly-vọng: hướng Vô vi
Hoa
Nghiêm, Bát Nhã, Lăng Nghiêm... học
Ngũ
ấm giai không, Ngũ-Trí trì
Vô-hữu,
diệt-sinh...giờ khái niệm!
Từ
Bi Hỷ Xả...hạnh đang vì.
(ĐỂ)...
"Vô
tận không thời vô tận ý
Thị
chưa từng bận huống gì phi.
Cuối
thư, nguyện cầu Tam Bảo gia hộ Thầy vạn sự thường được khinh an, mãi là cội Bồ
Đề để hàng đệ tử chúng con làm nơi nương tựa, noi theo đức hạnh của Thầy trong
suốt tiến trình tu để chứng.
Kính thư,
Đệ tử Quảng
Kiến Nguyễn Việt Hồng.