Thảo luận

Người nói:
Tính Không tức duyên khởi, Vô Thường, Vô Ngã. ĐỂ CHỈ đến những cái trống rỗng, những cái không có thực chất, những cái “không” và “có” giả tạm. Nhưng “Hư không” mới là nơi “trụ” và “viên dung” của tất cả các đại, và cũng là nơi mà Tâm của từng chúng sinh tu đến Giác Ngộ nhập vào cõi Chơn Tâm nằm trong Chơn Như, Pháp Tánh, Niết Bàn,... hay được gọi đúng hơn là “Không Như Lai Tạng” vậy!
khi duyên có thì người tu sống với Có mà Tâm không hề Chấp có, để khi Duyên chuyển đổi trở về KHÔNG, người tu vui vẻ, thanh thản sông với Duyên KHÔNG mà Tâm không hề vướng bận. Lúc nào Tâm cũng an nhiên, tự tại, giải thoát....
 --
Bàn  :
1. Tính Không là tính đặt ra để nói về thật tính của vạn pháp. Sự thật thì vạn pháp vốn như như, không vì vọng kiến của chúng sinh mà biến dịch. Vô thường, Vô Ngã là cái thấy của bậc giác ngộ dựa trên nhận thức của chúng sinh mà nói để hướng chúng sinh tới cái Vô ( vô sinh, vô vi ) là sự tịch mặc rời danh tự, sắc tướng. Nếu biểu hiện bằng ngôn ngữ thì là Vô Ngôn.
2. Nói về chỗ thường trụ, viên dung của sắc tướng ( thất đại: địa, thủy, hỏa, phong, không, kiến, thức), chỗ phát sinh Chân Như, Chân Tâm hay là Niết Bàn, nếu gượng nói thì chỗ ấy là Chân Không. Vì sao?, vì từ cái Tính Không kia đã là thật tính, để tồn tại sự hữu (vật, pháp) nào cũng gồm TínhTướng mới thành, nghĩa là phải có sắc chất ( đại ) và tính chất ( như nước thì có tính ướt, lửa thì có tính nóng...). Tính với Tướng gọi là Thể, là cái hiện hữu Chân thật của một pháp, nghĩa là chư pháp biến hiện từ Chân Không gọi là Diệu hữu.
Nói về chỗ trụ là "Hư Không" là sai vì khi có vật hiện hữu thì hư không biến mất, bởi có sự phân biệt ( thức căn ) nên ngoài vật "hữu" ra gọi là "hư không", cho nên " hư không" cũng là một pháp được biến hiện từ Chân Không nêu trên mà thôi.
3. Về chấp Có hay chấp Không, cũng không phải là có theo có, không theo không mà không chấp đâu!, cái gọi là " không chấp" đó lại là một niệm chấp. Vì sao vậy?, Bồ Tát tu hạnh Vô-trụ là không còn khái niệm về có về không, vì không có khái niệm nên mới gượng tả là theo duyên mà không đổi, không đổi mà theo duyên. Cũng như cái Tâm vậy, vì không coi là nhỏ nên chẳng có khái niệm lớn vậy.


------------
Người hỏi:
Chúng con cứ thắc mắc và không hiểu một số điều nên đành phải thưa hỏi. Cũng là vì hàng hậu học ngu muội nên phải nhọc lòng quý Thầy, quý Cô cùng các bậc Thiện hữu chỉ bày cho ạ:

1. Trong Kinh đức Phật dạy việc " xây chùa, làm tượng, đúc chuông" là việc công đức vô lượng. Vậy những bức tượng các vị Phật, Bồ Tát, Thánh Chúng.... ở đây được bao người phải dành Tâm- Sức tạo nên thật đáng quý.

Nhưng chúng con không hiểu là nếu người tạo diện hình tượng mà khiến cho đại chúng nhìn vào không khởi tâm tôn kính liệu có bị tội không ạ!?

2. Không hiểu rằng quý Chùa sử dụng phương tiện này để giáo hóa chúng sinh có đúng Chánh Pháp do Đức Từ Phụ chỉ dạy không ạ!?

3. Trang Tin của chùa không đăng Hình số 21 và hình số 22, nhưng thực tế là có hình ảnh này???. Vậy việc tiêu hủy ( đốt) hình tượng chư vị Phật, Bồ Tát, Thánh Chúng... chúng con không hiểu có bị mắc tội không ạ?

4. Giáo lý căn bản của một người phát nguyện từ nay đến trọn đời Quy Y Tam Bảo gồm 3 điều:
- Thứ Nhất: QUY Y PHẬT : Đệ tử nguyện trọn đời Quy Y Phật, không quy y trời thần , quỷ vật. - Thứ 2 là QUY Y PHÁP : Đệ tử nguyện trọn đời Quy Y Pháp, không quy y ngoại đạo , tà giáo. - Thứ 3 là QUY Y TĂNG : Đệ tử nguyện trọn đời Quy Y Tăng, không quy y tổn hữu , ác đảng.

Chúng con không hiểu có được Quý Thầy chỉ dạy, hướng dẫn cho quý Phật tử biết, thực hành không ạ!?


Mạn đàm:
Nói về tướng thì Chư Phật vốn Vô tướng, Vô vi. Chư Phật, Bồ tát và chư thánh tăng đã hết lậu hoặc, các ngài thị hiện... 
----------
 Hỏi?
 Bạn: Về giáo lý "Đại thừa" có nhiều điểm khác xa với "Thượng-Tọa-bộ (Theriyanikàya-Phật giáo nguyên thủy)"; tuy nhiên về mặt sử học, sau lần kiết tập thứ 3, lần đầu tiên Tam Tạng Kinh bao gồm Kinh tạng, Luật tạng và Luận tạng được hoàn thiện. Sau đại hội, Tam Tạng kinh cùng với các chú giải được con trai vua A Dục (Asoka) là Mahinda đem tới Tích Lan. Các kinh điển này sau đó đã được dịch sang tiếng Pali và còn nguyên vẹn cho đến nay. Vậy theo bạn, tại sao sau lần thứ 3 kinh điển đã được hoàn thiện với các giáo lý được xác định do Đức phật thuyết ra lại xuất hiện các quyển kinh lạ không rõ nguồn gốc. Bạn nghĩ gì về quan điểm này và tính chất của Đại thừa? Cảm ơn bạn!

 Đáp:
 Chào bạn , câu hỏi này của bạn hơi nghiêng về việc nghiên cứu lịch sử phát triển Phật giáo. Hậu Học Quảng Kiến cũng chỉ bước đầu tìm hiểu giáo lý và ứng dụng vào cuộc sống, sau một thời gian, nhận thấy rằng: Phật giáo là con đường dẫn chúng ta đến bản chất của thực tại. Mà bản chất thực tại vốn tịch tĩnh, vốn vô ngôn. Như vậy nếu dùng ngôn từ ngôn ngữ dù có sâu xa đến thế nào cũng không thể cùng được, thực tại tối hậu đó chỉ được chứng nghiệm qua Giới-Định-tuệ. Pháp giới hiện hữu này chỉ là sự kết thành từ vô số khái niệm bởi vọng tâm bất giác.
Trở lại câu hỏi của bạn, về Thượng toạ bộ và Đại thừa do đó cũng chỉ là khái niệm phân biệt, chúng sinh vì vọng niệm che mất thực tại mầu nhiệm nên chư Phật mới phương tiện dùng cái gọi là " niệm cái vô niệm", nghĩa là dùng khái niệm chân chính để diệt khái niệm hư huyễn. Vì thực tại là tịch tĩnh nên khái niệm chân chính hay huyễn hư cũng chỉ là " bụi đất". Cốt lõi đường lối tu hành để trừ vọng niệm, hàng phục vọng tâm của chư Phật bao trùm các pháp môn là tứ diệu đế và bát chính đạo. " sở hữu tính" của chư pháp là vô thường, khổ, không, vô ngã ở Thượng toạ bộ với Đại thừa là giống nhau. Tu hành nên trừ đi cái chấp nhị nguyên như thượng hạ, tiểu đại... Chỉ nên chú ý loại bỏ những ràng buộc làm cho tâm không được tự tại, đó là quá trình đoạn-tập tiến tới tu- đạo và chứng diệt. Chứng cái diệt mất của ngã chấp tướng và pháp chấp tướng. Dần dần nhận rõ được thật tính của vạn pháp là trùng trùng duyên khởi là Viên Minh cụ đức.
Cái biết chỉ là khái niệm, cái chứng mới là chân thật.
Amitabha!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét