Nhất niệm tam thiên là Giáo nghĩa cùng với Giáo lý Ba đế viên dung là hai tư tưởng xiển minh về " Chư Pháp Thật Tướng".
Để nói về khái niệm Ba đế viên dung trước hết cần xem xét đến "Thập như thị", trong phẩm phương tiện kinh Pháp Hoa để hiểu rõ cái lý thật tướng ba đế viên dung của hết thảy mọi pháp. Thập như thị là những điều kiện sở hữu của thảy mọi pháp, thông thể của "mười giới". Đó là:
1. Như thị Tính: Phần tính của các tồn tại bên trong
2. Như thị Tướng: Tướng mạo hiện ra bên ngoài
3. Như thị Thể: Đủ chất để hình thành cá thể (gồm Tướng + Tính)
4. Như thị Lực: Năng lực tiềm tàng bên trong
5. Như thị Tác: Hiện ra các nghiệp của phần
6. Như thị Nhân: Thân nhân tiếp tục hay đưa đến quả
7. Như thị Duyên: Sơ nhân giúp đỡ cho Thân nhân để thành tựu
8. Như thị Quả: Nương vào Nhân và Duyên để đưa đến kết quả
9. Như thị Báo: Nương vào Nhân, Duyên, Quả để kết thành quả báo tương tục của một kỳ hạn
Tất cả các pháp của hiện tượng giới, đều có đủ cửu như thị này, nên cửu như thị là đại danh từ của chư Pháp.
10. Như thị Bản,Mạt cứu kính đẳng: Bản là tướng của Như thị Tướng. Mạt chỉ cho báo của Như thị Báo. Cứu kính đẳng là hiểu rõ lý cứu kính bình đẳng. Tức là từ Tướng đến Báo đều trụ ở một lý cứu kính.
còn tiếp...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét