Thứ Năm, 16 tháng 8, 2012

ĂN CHAY


Phần 1: ĂN Mặn là TỰ RƯỚC HỌA VÀO THÂN!
Theo tiến sĩ Hàn Đinh Đốn của một trường đại học Mỹ, đã từng giải phẫu phân tích đường ruột, chứng minh con người thích hợp ăn chay mà không thích hợp ăn thịt. Ông ta giải thích ruột non của động vật ăn thịt thì ngắn, ruột già thẳng và trơn nhẵn; ruột non của động vật ăn chay thì dài, ruột già cũng dài; ruột của động vật ăn thịt lẫn ăn chay dài hơn động vật ăn thịt, ngắn hơn động vật ăn chay. Ruột già của con người dài khoảng 5 – 6 mét và quằn tới quằn lui, vách ruột không láng đồng thời chồng lên một đống.
Đường ruột như thế chỉ thích hợp với ăn chay, không thích hợp với ăn thịt. Bởi vì thịt ít chất xơ, sau khi tiêu hóa để lại cặn bã. Ruột của con người tương đối dài, thức ăn ở trong ruột quá lâu sẽ sinh ra độc tố, tăng thêm gánh nặng cho gan. Gan quá sức chịu đựng sẽ trở nên xơ cứng, thậm chí ung thư. Lại nữa, trong thịt có rất nhiều a xít uric, Urê, ăn vào tăng thêm gánh nặng cho tạng thận, dẫn đến bệnh thận. Vả lại, thịt ở trong ruột già, ruột non phải qua sự hấp thu quá độ không cần thiết. Và thịt vốn lại thiếu chất xơ, dễ tạo nên táo bón, dẫn đến bệnh trĩ và ung thư trực tràng. Sự phân tích đường ruột con người trên đây, đủ để chứng minh con người ăn thịt là “tự rước họa vào thân”. 

Phần 2: ĂN CHAY LÀ THÀNH PHẬT!

NHÂN

"Xưa nay trong một bát canh
Oán sâu như bể hận thành non cao
Muốn hay nguồn gốc binh đao
Lắng nghe lò mổ tiếng gào đêm thanh"


Từ ngàn xưa đến nay, một bát canh chúng ta ăn, nhìn qua tuy bình thường chỉ là một bát canh, nhưng sự oán hận trong đó thật sâu hơn biển. Muốn biết vì sao trên thế giới chiến tranh, tai kiếp, binh kiếp, ôn dịch xảy ra mãi không thôi? Tất cả đều do ăn thịt mà ra. Nếu bạn muốn hiểu sự thật, đang đêm bạn hãy thử vào lò mổ xem sao? Giết trâu trâu khóc, giết heo heo khóc, giết dê dê khóc. Những tiếng khóc thê thảm, những tiếng gào thảm thiết, những oán hận trùng trùng, những oan độc, những cừu hận ấy tỏa khắp hư không mới tạo nên bao tai kiếp cho thế gian. Giả sử ai ai cũng ăn chay, thì những oan nghiệt ấy tức khắc tiêu dứt, có thể biến can qua thành hòa bình, biến bạo lực thành an lành, được như thế mới cứu vãn được tai kiếp cho tương lai.

QUẢ

Để viên mãn mọi việc thì theo Tam vô lậu học của nhà Phật. Đó là Giới – Định – Tuệ, là Thập Ba la mật gồm: Bố thí, trì giới, An nhẫn, Tinh tiến,Thiền định, Trí tuệ, Đại nguyện, Đại phương tiện, Đại Lực, Nhất thiết chủng Trí. Chỉ có chư Phật và các vị Đại Bồ Tát mới đầy đủ Thập Ba la Mật.
Chúng ta tu hành ai cũng muốn chóng thành Phật đó là phát Tâm Bồ Đề. Bồ Đề tâm có hai phần là Bồ đề Tâm Nguyện và Bồ Đề Tâm Hạnh. Riêng Bồ đề Tâm nguyện, tự nó đã mang sẵn nhiều quả báo lành nhưng vẫn chưa bằng Bồ Đề Tâm Hạnh, nguồn gốc của tất cả công đức.
Tu đạo là phát triển Tâm Bồ đề, đó là sự Bố - Thí, sự hy sinh sâu sắc để mang lại hạnh phúc cho mọi chúng sinh với Tâm bình đẳng. Khi đã coi chúng sinh với mình không khác thì chẳng bao giờ lại đi giết hại, ăn thịt chúng sinh cả (ăn chay). Coi chúng sinh đều là Phật sẽ thành, mà phát lòng Tử-Bi trợ giúp để chúng sinh sớm thấy được Tính Phật thoát khỏi nhà Vô minh. Tinh  tiến tu theo Đại Thừa chính Pháp sẽ dần dần thể nhập được thật tướng Đại thừa tức là TRÌ GIỚI. Chúng sinh vọng tưởng nhiều đời nhiều kiếp ( kết sử sâu dày) muốn cho thấy vấn đề để nhận diện và tiến tới giải quyết cần TINH - TIẾN, kiên trì đến khi thành công, quá trình này gọi là AN - NHẪN. Biết rõ Tâm nguyên của chúng sinh với Phật vẫn đồng nên không trụ vào tướng của Tâm, tức là tùy duyên với hạnh tinh tiến mà hành hạnh Từ Bi nhưng không trụ vào đối đãi (có việc để làm và có chúng sinh để độ) sẽ đạt được ĐỊNH. Thấu rõ được Tự - tính thanh tịnh Tâm theo duyên mà không đổi, không dổi mà theo duyên, thông tỏ vạn pháp là trùng trùng duyên khởi thì được TRÍ – TUỆ ( Trí Bát nhã).  Thấy chúng sinh vốn đầy đủ Pháp giới tính sáng suốt không thêm không bớt so với chư Phật, chẳng qua do tâm phân biệt mà bị luân hồi trong sáu đường, nên khi có được TRÍ-TUỆ BÁT NHÃ rồi thì nguyện độ khắp cả chúng sinh là ĐẠI - NGUYỆN. Tinh tiến Đại - kiếp này đến Đại - kiếp khác, Hoa - tạng thế giới này đến Hoa - Tạng thế giới khác là có ĐẠI – LỰC dần dần thông tỏ hết thảy thì được NHẤT-THIẾT-CHỦNG-TRÍ thị hiện thành PHẬT.
Như vậy từ cái Tâm BÌNH-ĐẲNG chúng ta “ĂN CHAY – UỐNG CHAY – CHƠI CHAY – LÀM CHAY…” trong chính niệm thì từ ĂN CHAY sẽ thành PHẬT. Để rồi có thể rong chơi Sinh- Tử hoặc thị hiện Niết – Bàn.

VỀ ĂN - CHAY - MẶN!
ĂN:
Hay nhất là vẫn Ăn - năn
Để cho phiền não chẳng ăn mất mình.
CHAY:
Hay nhất là vẫn chay trường,
Để cho vọng tưởng chẳng đường nào đi.
MẶN:
Hay nhất là mặn tấm lòng,
Để cùng sinh chúng một lòng Quy y.
(Quảng Kiến)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét