Thứ Sáu, 1 tháng 1, 2021

Tối thượng thừa Thiền

 


Bao gồm cả Hiển giáo và Mật giáo. Hiển giáo là các đạo lý dùng ngôn ngữ văn tự để thể hiện. Riêng tiểu thừa, Trung Thừa thì cũng có hiển giáo như Đại Thừa. Nhưng Mật Giáo thì chỉ có Đại Thừa. Vì Mật giáo tuy cũng dùng ngôn ngữ văn tự nhưng là những ngôn ngữ văn tự đặc biệt chỉ có chư Phật với chư Phật mới hiểu hết được hêt ý nghĩa. Ngôn ngữ văn tự của Mật Giáo là tóm tắt tinh hoa đại ý của các bộ khế kinh Đại Thừa bằng những câu chữ tiếng Phạn (shancri), những ngôn ngữ này là tiếng cổ của miền bắc Ấn Độ cách đây khoảng 6000 năm. Cho nên Mật Giáo Đại Thừa cũng chính là tối thượng thừa Thiền Đại Thừa. Ý nghĩa giống nhau nhưng hình thức biểu hiện ngôn ngữ là khác nhau.

Tối thượng thừa Thiền được biểu hiện trong Mật Giáo qua các bài mẫu tự Đa- ra- ni ở hai bộ khế kinh Đại phương quảng hoa nghiêm ( Đại Thừa Viên giáo) và Đại bát Niết Bàn ( Đại thừa Chung giáo và Đại thừa Đốn Giáo). Còn biểu hiện ở khế kinh Thủ Lăng Nghiêm (Đại thừa thông giáo). 

Tối thượng Thừa Thiền được biểu hiện trong hiển giáo qua các bộ khế kinh THủ Lăng Nghiêm, Đại Bát Nhã và Đại bát niết bàn cùng Đại phương quảng hoa nghiêm và nhiều bộ khế kinh Đại thừa khác.

Ở nơi Mật Giáo qua các bộ khế kinh Đại Thừa nói trên thì ý nghĩa tối thượng thừa thiền biểu hiện là: chỉ rõ chúng sinh bản lai từ vô lượng kiếp trước đã có đầy đủ Như Lai trí tuệ đức tướng ( Nhất thiết chúng sinh bản lai cụ túc Như Lai trí tuệ đức tướng) như khế kinh Đại phương quảng hoa nghiêm đã nói. Lại như khế kinh Đại bát niết bàn Đức Phật Thích Ca đã dạy “Nhất thiết chúng sinh bản lai cụ túc phật tính thường trụ bất sinh bất diệt”. Khế kinh Thủ Lăng Nghiêm đức Phật Thích Ca cũng dạy “ Nhất thiết chúng sinh bản lai cụ túc viên thông nhị thập ngũ tính thường trụ hiển thị tại nhị thập ngũ viên thông pháp môn”. Tất cả ý nghĩa tối thượng thừa này đều biểu hiện ở ngôn ngữ phẩm Đà la ni mẫu tự ở khế kinh Đại phương quảng hoa nghiêm, Đại bát niết bàn và Chân ngôn Thủ Lăng Nghiêm.

Ở hiển giáo khế kinh Thủ Lăng Nghiêm cũng chỉ rõ pháp môn viên thông là 25 pháp môn đều nhằm mục đích giúp chúng sinh tu luyện đắc tính viên thông. Tính viên thông này là viên mãn (đầy đủ mọi công đức vô lậu, vô vi). Kiên cố (thường trụ bất sinh bất diệt) và cứu kính (cao siêu đệ nhất cũng gọi là vô thượng). Khế kinh Đại phương quảng hoa nghiêm nói rõ 10 hạnh nguyện của đức Đại hạnh Phổ Hiền Bồ Tát là thật giáo Đại thừa. Chúng sinh nào có cơ duyên Đại Thừa tu 10 hạnh nguyện này thời vị lai sẽ đắc Đạo vô thượng đại Bồ đề đầy đủ tính viên mãn kiên cố cứu kính như kinh Đại phương quảng hoa nghiêm nói. Khế kinh Đại bát niết bàn Đức Phật dạy nếu chúng sinh nào phát tâm tối thượng thừa dù chỉ nghe hai chữ thường trụ mà kính cẩn phụng trì thì đời vị lai cũng sẽ đắc đạo thành Phật viên mãn cái Phật tính thường trụ mà chúng sinh đã sẵn có từ vô thủy kiếp. Khế kinh Diệu pháp liên hoa là đại thừa Chung giáo Đức phật thụ ký cho rất nhiều đệ tử là A La Hán tu theo Đại Thừa sẽ đắc đạo thành Phật ở đời tương lai. Ở đây Đức Phật lại nhắc lại hạnh tu viên thông nhĩ căn của đức Quán Thế Âm Bồ Tát của khế kinh Thủ Lăng Nghiêm qua phẩm Phổ Môn thứ 25 ở đoạn nói hạnh Quán Thế Âm nghe tiếng chúng sinh cầu nguyện, niệm danh hiệu đức Quán Thế Âm mà thị hiện các thân thế gian và xuất thế gian (32 ứng thân) để đến cứu độ những chúng sinh đó.

( còn tiếp )


3 nhận xét:

  1. Tiếng Phạn có ở Ấn Độ đến mấy ngàn năm. Người Ấn Độ ngày xưa chú trọng vào trí nhớ nên đến khoảng đầu Công Nguyên (400-500 năm sau khi Phật nhập niết bàn) tiếng Phạn mới có chữ viết.

    Hai ngài Kim Cương Trí (Phạn: Vajrabodhi, 671-741) và Bất Không Kim Cương (705-774) là trong những vị tổ của Mật Tông và cũng nổi tiếng nhất. Từ lúc Phật Thích Ca nhập diệt cho đến Mật Tông ra đời là hơn 1500 năm. Cho nên bảo Mật Giáo là tối thượng thừa chẳng qua là tông đồ tự vỗ ngực đề cao giáo phái của mình mà thôi. Không có một tài liệu lịch sử nào ghi nhận Mật Tông được truyền thừa hơn 1500 năm từ Phật Thích Ca đến Kim Cương Trí. Từ ngài Kim Cương Trí trở đi lịch sử thế giới mới nghi nhận và người đời mới biết đến Mật Tông. Không lẽ Mật Tông lại có thể giữ bí mật đến hơn 1500 năm? Không thể nào được. Thêm nữa, Phật Giáo Đại Thừa đến thế kỷ thứ 10 là bị Hồi Giáo hoàn toàn xóa sổ khỏi lịch sử Ấn Đô. Đến thế kỷ 20 Phật Giáo mới có mặt ở Ấn Độ trở lại.

    Từ đầu Công Nguyên trở đi, Bà La Môn ở Ấn Độ chuyển sang thời đại Áo Nghĩa Thư. Tư tưởng, triết lý của Bà La Môn thời này (tiền thân của Ấn Độ Giáo) được phát triển rực rỡ. Bà La Môn trở thành tôn giáo lẫn triết học chính của cả Ấn Độ, vượt trội Phật Giáo lẫn Kỳ Na Giáo. Các vị luận sư, các sư vĩ đại nhất của Phật Giáo trong thời gian này đều xuất thân từ Bà La Môn. Mã Minh, Long Thọ, Long Trí, Kim Cương Trí, Vô Trước, Thế Thân, Tịch Thiên, Bồ Đề Đạt Ma, Cưu Ma La Thập, v.v. tất cả đều xuất thân từ Bà La Môn.

    Trong thời gian này, Phật Giáo Đại Thừa không thể không bị ảnh hưởng sâu đậm từ Bà La Môn, từ cách luận giải đên việc xiển dương Phật Giáo.

    Trả lờiXóa
  2. Trong các Bộ Kinh của Nam Truyền (Tiểu Thừa) và kinh A Hàm đều chỉ nhắc đến một vị bồ tát: đó là Phật Thích Ca trước khi thành Phật. Ngoài ra không có vị bồ tát nào khác. Chỉ trong thời đại Áo Nghĩa Thư của Bà La Môn, để cạnh tranh với sự bành trướng và ảnh hưởng đến chính trị của Bà La Môn mà Phật Giáo Đại Thừa có những vị bồ tát như Văn Thù Sư Lợi, Phổ Hiền, Quán Tự Tại, Đại Thế Chí, v.v. Bà La Môn theo đa thần giáo nên Phật Giáo Đại Thừa "giới thiệu" các vị bồ tát để cạnh tranh.

    Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm, gọi tắt là Kinh Hoa Nghiêm, có 40 phẩm, trong đó không có phẩm nào tên Đà La Ni hay Phổ Môn. Kinh Hoa Nghiêm không có thần chú.

    Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, gọi tắt là Kinh Pháp Hoa, có 28 phẩm. Phẩm 25 tên Phổ Môn nói về công đức của Quán Thế Âm. Phẩm thứ 26 có tên Đà La Ni. Kinh Pháp Hoa có rất nhiều câu thần chú ký âm tiếng Phạn. Tác giả bài viết trên đã nhầm lẫn giữa hai bộ Kinh Pháp Hoa và Hoa Nghiêm.

    Sự ảnh hưởng lớn nhất của Ba La Môn đến Mật Giáo là chữ "om" trong câu "om mani padme hum" nổi tiếng. Chữ om (ॐ) là chữ được tìm thấy nhiều nhất trong các bộ kinh Vệ Đà (Vedas) và Áo Nghĩa Thư (Upanishads) của Bà La Môn/Hinduism. Các tập Vệ Đà có trước khi ngài Tất Đạt Đa sinh ra đời đến cả 2 ngàn năm. Trong các Bộ Kinh (nikāya) hay A Hàm khi nói đến các Bà La Môn hay đạo sư ngoại đạo đều nói họ tinh thông "ba tập Vệ Đà." Còn nữa, ngay đến chữ nam mô (namo/namah) cũng có trong kinh Vệ Đà. Người Ấn Độ Giáo cũng dùng chữ này.

    Thế tại sao Nam Tông không có thần chú tiếng Phạn và kinh Đại Thừa nhiều quyển không có? Đơn giản là đức Phật không có dạy hoặc dùng nên không được ghi lại. Hoặc nếu có thì đã được dịch ra hết như Kinh Pháp Cú.

    Trả lờiXóa
  3. Chỉ đến thời Áo Nghĩa Thư khi sự ảnh hưởng của Bà La Môn lấn át tất cả và lúc Mật Giáo ra đời, các sư dùng thần chú làm một phương tiện để tu hành. Chỉ có thế thôi. Miệng đọc thần chú (luyện khẩu), tâm nghĩ đến Phật (luyện tâm), ngồi ở các đồ hình mạn đà la (luyện thân), cho thân, khẩu, ý được thanh tịnh là một pháp môn.

    Vì thần chú không được dịch, vì tùy căn cơ của mỗi người học trò mà vị thầy có thể truyền bài này không truyền bài kia nên Mật Tông có tính cách bí mật, huyền thoại. Chứ thật sự Mật Tông cũng chỉ là một phương tiện tu hành.

    Đạo Phật trải qua 2500 năm nên tài liệu bát ngát, bao la. Người tu theo Duy Thức cho Duy Thất là số một. Người tu theo Pháp Hoa thì cho Pháp Hoa là "vua của các kinh." Người theo Thiền Tông thì cho Thiền Tông có thể một bước thành Phật. Người tu theo Tịnh Độ thì quảng bá rằng chỉ cần niệm "nam mô A Di Đà Phật" cũng đủ để vãng sinh Tịnh Độ rồi thành Phật. Người tu theo Hoa Nghiêm thì cho nội dung kinh Hoa Nghiêm hùng vĩ tuyệt luân, chỉ có trí tuệ của Phật và các vị bồ tát mới lĩnh hội trọn vẹn được.

    Suy cho cùng, kinh Phật có kinh nào là không quý, không quan trọng? Nếu quý kinh này hơn kinh kia và còn phân chia thấp cao thì rõ ràng tâm còn quý tiện, lòng còn bên trọng bên khinh. Như vậy tâm còn phân biệt. Tâm còn phân biệt thì tâm không bình đẳng. Tâm không bình đẳng thì tâm còn chấp trước. Tâm còn chấp trước thì sắc và không vẫn còn là hai và chưa thể giác ngộ.

    Các học giả nghiên cứu về lịch sử Phật Giáo có thể dùng các câu thần chú, các bản tiếng Phạn khác nhau mà phán đoán về sự ra đời của các quyển kinh. Vì sau khi Phật nhập diệt đến 500 năm tiếng Phạn mới có chữ viết, không một quyển kinh Đại Thừa hay Kim Cương Thừa nào được viết trước thế kỷ thứ nhất sau Công Nguyên cả. Hơn nữa, nhiều bộ kinh bằng Đại Thừa như Hoa Nghiêm có nhiều nguồn gốc từ các vùng nơi Trung Á chứ không phải Ấn Độ.

    Trả lờiXóa