Trở Về!, Năm uẩn ở đây ko phải là đối tượng của chiếu và kiến mà là thực tại hiện hữu. Câu việt dịch "Soi thấy năm uẩn Tự tính không"? Đúng phải là: thấy năm uẩn là Không trong tự tính. Chú ý: Không khác không (K và k), viết "không" nghĩa là không - chi là hiểu sai về chữ Không ( Chân Không) trong tự tính. Cái thấy như thật là cái thấy vô phân biệt. Thấy thực tại từ ngũ uẩn là cái thấy Như-huyễn, cái thấy không so đo, hay cái thấy Viễn-ly. Như huyễn, Viễn ly này mới là cái thấy thật tướng của Bát Nhã. Như huyễn vì vạn pháp khởi tạo từ Tâm, tâm đây là Chân Tâm là nói về lý. Sự Bát-Nhã là Chân Tâm vì đầy đủ trí tuệ chân chính. Ba-la-mật là Chân Tâm vì bản lai không có tướng ngộ mê. Thấy không có tướng ngộ mê vì rời phân biệt vào Tự Tính không hai ( bất nhị). Cái gì rời các pháp đối đãi, không lớn không bé, không diệt không sinh, thường trụ, tịch tĩnh?... Chỉ là Tự Tính, là tính bất sinh bất diệt, cũng là thật tính của pháp giới. Pháp giới tính này chính là tính trùng trùng duyên khởi kinh Pháp Hoa thuyết, cũng gọi là tính Bản - Nhiên trong Kinh Lăng Nghiêm tả. Rõ được Tự tính thì ngộ đạo, như Lục Tổ Huệ Năng đã thốt ra:
"Đâu ngờ tự tính vốn tự thanh tịnh,
Đâu ngờ tự tính vốn chẳng sanh diệt,
Đâu ngờ tự tính vốn tự đầy đủ,
Đâu ngờ tự tính vốn chẳng lay động,
Đâu ngờ tự tính hay sinh vạn pháp!"
"Đâu ngờ" là ngộ được tính bất sinh bất diệt, cũng là tính Vô vi, cũng là tính Chân Như.
Trên là sơ nói về Tự Tính, để nói về nó, HHQK mạn viết đôi câu:
Tự-tính chỉ là tự tính thôi
Tính đi tính lại tính luân hồi
Tuỳ duyên ảnh hiện mà Không-tính
Tự tính thế nào? Tư tính coi!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét