Thứ Tư, 5 tháng 9, 2012

NHAN MINH LUAN- PHAT GIAO DAI THUA



NHÂN MINH LUẬN có tên đầy đủ là Nhân minh nhập chính lý luận, đây là một pháp môn lớn của Phật Giáo Đại Thừa. Trong đó:
v    Nhân là nguyên nhân chính của tất cả sự vật (Pháp giới)
Pháp giới: mọi sự vật có thể phân biệt và nằm trong một giới hạn cụ thể gọi là Giới, và có tên gọi riêng thì là Pháp).
v    Minh là giải thích đầy đủ mọi ý nghĩa của các pháp trong pháp giới.
v    Nhập là vào ý nghĩa cơ bản của các pháp.
v    Chính là giáo lý Đại Thừa chân chính.
v    Luận là biện luận và chứng minh cho sự chân chính của giáo pháp Đại thừa. 
 Do đó có thể nói Nhân minh nhập chính lý luận là phép biện luận và chứng minh của Phật giáo Đại thừa.   
Tất cả các sự vật có giới hạn riêng có thể nói và nghĩ được thì việc biện luận và chứng minh cho các sự vật đó phải có 3 phần:
1. Tông: nghĩa là tông chỉ của từng sự vật cụ thể là như thế nào. Đây là việc nói về cái tướng, cái tính, cái dụng, cái quả báo ... của từng sự vật đó.

2. Nhân: là nguyên nhân thế nào để có cái tông ở phần 1( thông thường thì có 4 nhân và 4 duyên)

3. Dụ: là các thí dụ chân chính chứng minh cho cái Nhân nêu trên là đúng đắn. Phân tích cụ thể ra thì Dụ là các tác động, hiệu quả, cái gốc, cái ngọn ( theo thập như thị là tác, lực, mạt, bản)

Khi lập Tông cần phải rõ ràng dứt khoát, Nhân phải là cái nguồn gốc của Tông. Dụ phải chứng minh và làm bằng chứng được cho Tông và Nhân , thêm nữa còn phải chứng minh được vì sao có ví dụ này.
Để rõ hơn chúng tôi xin phân tích ba bài thơ được viết trong dịp lễ Vu lan có đủ lý luận để lập và chứng minh cho các tông chỉ đã nêu:

Bài 1: VU LAN TRƯỜNG HẠ 2012
Đại dương bao la (1)
Cha mẹ là tất cả (
2)
Dù phương trời lạ (
3)
Với dòng đời ồn ã (
4)
Đại lễ Vu Lan (
5)
Nơi Hưng Khánh chùa Hạ (
6)
Chợt Tỉnh giấc mình! (7)
Nhớ mẹ với nhớ cha... (8)

Trong bài thơ trên chúng tôi muốn lập Tông chỉ của những người con phải luôn luôn nhớ đến công ơn cha mẹ (lập Tông ở câu thơ 1 và 2) ; bởi sự sinh thành nuôi dưỡng và giáo dục đầy hy sinh và vất vả của cha mẹ ( lập Nhân). Người làm cha làm mẹ luôn luôn lo lắng từng giờ từng phút cho những người con của mình kể từ khi sinh ra cho đến tận khi cha mẹ quá vãng (lập Nhân ở câu 3,4). 
        Quá vãng: diệt cái thân đời này để luân hôi hoặc vãng sinh về các cõi Tịnh độ của        
Chư Phật ở khắp mười phương. Kết quả này tùy thuận theo công hạnh tu tập của cá nhân từng người.
Bởi vì công ơn dưỡng dục hơn cả đại dương bao la nên chúng ta những Phật tử tại gia và các Thầy xuất gia đều nhận thức được ơn cha mẹ là cái ân lớn trong tứ trọng ân.
Tứ trọng ân: Ân Phật, ân Quốc gia, ân cha mẹ, ân chúng sinh.
Do đó mỗi năm cứ đến ngày rằm tháng bảy vào dịp Vu lan những người con lại nhớ về công ơn cha mẹ, cùng nhau đứng ra tổ chức kỷ niệm, cùng nhắc nhở nhau nhớ về ơn đức của cha mẹ. Cầu chúc cho cha mẹ hiện còn được sức khỏe, đã vãng sinh thì được an lành...Tại các Chùa, cũng vì để giáo hóa chúng sinh mà thường tổ chức lễ hội Vu lan được khang trang với mục đích nhằm thức tỉnh chữ hiếu, là cái hạnh lành của tâm chúng sinh. Việc tạo và tu trì thường xuyên hạnh lành sẽ thấy được bản tính chân như là Phật tính, bởi “tính là gốc của vạn hạnh do từ một tâm mà hiện dùng”.
Định nghĩa Tâm: là bể của vạn pháp, do từ một thật tế mà sinh ra. Tính là gốc của vạn hạnh do từ một tâm mà hiện dùng. Linh minh đầy đủ, tuệ giải tròn thông. Đầy muôn trọn pháp duy một Lý, xuyên suốt muôn thuở chỉ một tâm. Buông ra thì lấy ít làm nhiều, thu vào thì lấy nhiều làm ít. Buông ra thì lớn không gì ngoài mà thu vào thì nhỏ không gì trong.
Câu 5 và 6 trong bài 1 là Dụ, ý thể hiện việc Chùa Hưng Khánh tổ chức ngày lễ Vu lan là việc làm đúng đắn mà ai cũng đồng tình ửng hộ. Việc làm này chứng minh cho cái Nhân để ca tụng nhớ ơn đức của cha mẹ mỗi người (khẳng định Tông chỉ đã lập). Và khẳng định việc tổ chức này là hoàn toàn đúng đắn phù hợp với mong mỏi của mọi người và cũng là phương tiện để độ sinh theo giáo lý của Đức Phật. 

(...Phan tiep phan tich bai 2 va bai 3...)
Bài 2: VU LAN BÁO HIẾU 2012
Sa bà điên đảo vũng lên đồi, (9)

Nhân xấu xưa kia Quả nổi trôi. (10)
Nếu không tu chỉnh từng giây phút, (11)
Đến giờ quá vãng chẳng còn hơi. (12)
Nay gặp pháp lành xa niệm tà, (13)
Xả đi nghiệp cũ chỉ tu thôi. (14)
Để như tôn giả Mục Kiền Liên, (15)
Hiếu hạnh cao, cứu Mẹ lên trời. (16)

Bài 3: XUẤT THẾ 3!
Thơ Cổ Nhân xưa khuyến lại ta (17)
Lý suy Ta Phật không - hai mà. (18)
Tâm người mong hãy hằng tu chỉnh (19)
Tỉnh thức chớ nghe kẻ gạt nha!. (20)
Công đó việc đây đừng chấp Sự, (21)
Sẽ không bị trói bởi Tà – Ma (22)
Chẳng tin, Lương Vũ còn bia cũ, (23)
Bởi chỉ xây thôi nghiệp chẳng qua! (24). 
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét