Thứ Ba, 6 tháng 5, 2014

Diệu pháp Liên Hoa


KINH PHÁP HOA
HUYỀN NGHĨA
 

Bài thơ:
CHƯ PHÁP THẬT TƯỚNG
-----------------------------------
Tướng trắng Tính vàng Thể đó mà
Sum la diệu Dụng một cành hoa
Nhân Duyên hạt giống sinh bông, Quả
Sáng-tối nhỏ-to Lực Tác ra
Duyên Khởi trùng trùng gốc (Bản) tới ngọn (Mạt)
Pháp môn Tích, Bản lý gần xa
Ta Bà Phật hiện bày tri kiến
Pháp giới rõ là : một đoá hoa!
-----------------------------( Quảng Kiến)
Ghi chú:
Chư Pháp thật tướng là điều đức Phật chỉ thẳng cho chúng sinh biết rõ hình tướng chân thật của pháp giới ở ngay phẩm phương tiện Kinh Pháp Hoa. Nói đến thật tướng của chư pháp là nói đến vạn hữu trong pháp giới, các pháp đều có hình TƯỚNG kết hợp với TÍNH-chất thành ra THỂ. Thể có ảnh hưởng tạo ra tác dụng là DỤNG, Dụng này có sự tương tác ra xung quanh là TÁC. Tác có lực nhất định gọi  là LỰC. Lực này tạo ra kết quả là QUẢ. Quả có cái đối ứng lại gọi là BÁO. Tất cả có sự kết hợp như vậy gọi là DUYÊN. Duyên nào cũng có nguyên nhân là NHÂN. Nhân đều có nguồn gốc là BẢN ( gốc). Tất cả đều có duyên khởi trùng trùng gọi là MẠT ( cành lá rễ...). Phần thập (10) như thị ( TƯỚNG, TÍNH, THỂ, TÁC, LỰC, QUẢ, BÁO, NHÂN, DUYÊN, MẠT, BẢN) nói về tính thường trụ của vạn pháp, gọi là "chư pháp thật tướng". Rõ được thật tướng thì thấy được tính “Duyên Khởi trùng trùng gốc (Bản) tới ngọn (Mạt)” là thật tính của các pháp, năng quán sát sự sự vật vật như vậy đến khi thành thục thì gọi là “kiến tính thành Phật”, đó cũng là ý bản hoài của chư Phật, để cho chúng sinh thấy rõ sự việc Phật đản sinh là “Ta Bà Phật hiện bày tri kiến”. Cái tri kiến này, như cái thấy của ngài Ma ha Ca Diếp trong hội Linh Sơn được Phật ấn chứng làm Tổ Thiền tông,  khi đức Phật đưa cành sen lên thì ngài mỉm cười ( niêm hoa vi tiếu ).
Ta đã có Chánh pháp Nhãn tàng, Niết bàn Diệu tâm, Thực tướng Vô tướng, nay phó chúc cho Ma Ha Ca Diếp.”
Lời phó chúc trên của Phật cho ngài Ca Diếp là tông chỉ của thiền tông 32 đời Tổ Sư. Cốt lõi cũng ở “ Thực tướng Vô tướng”. Chư pháp thật tướng cũng chính là chư pháp Thực tướng. Thực và Vô tướng này của các pháp chính là điều Phật muốn chúng sinh “Tri kiến”, đó chính là huyền nghĩa mà Phật thấy nghe về chư pháp.
            Kinh Pháp Hoa huyền nghĩa, ý chỉ thẳng về Chân tâm hay Tri kiến Phật, ở phẩm nói về chàng Cùng-Tử có viên ngọc quý đeo ở trong người mà không biết lại phải nhọc công lặn lội đi ăn xin khắp nơi. Viên ngọc quý này như Tổ sư Nhất Không từng nói với ngài Bao Thanh Thiên ( Bao Công ):
                       
Ta có viên ngọc quý
Bấy lâu bụi lấm đầu
Ngày nay thân tâm sạch
Rũ bỏ mọi tình sầu
Tâm ta là nguồn sáng
Soi chiếu khắp nơi nơi
Trăng thanh là phú quý
Gió mát là công danh
Cho vui là chí nguyện
Cứu khổ ấy thực hành

Ngài Nhất Không Tổ sư muốn nói với Ông Bao Công về “viên ngọc quý”, “ bụi lấm”, “ ngày nay thân tâm sạch”, “rủ bỏ mọi tình sầu” là TƯỚNG.  Câu “ tâm ta là nguồn sáng” là TÍNH. Câu “ soi chiếu khắp nơi nơi” là DỤNG. Tướng cộng Tính là Thể, phát ra diệu DỤNG từ bi phổ độ chúng sinh hiện tướng là đại Hạnh Phổ Hiền, với tứ dụng của Bồ Tát là: từ, bi, hỷ, xả. Thể, dụng, tướng, tính, chính là nói  đến nhân quả đồng thời của Hoa Sen hay Liên Hoa, nghĩa là nói đến duyên khởi trùng trùng, vì nhân làm ra quả, quả lại làm nhân mới…, dụ như cái xấu lại là nhân của cho cái tốt ( câu chuyện rắn cắn ngón tay!), đó cũng là mật nghĩa của câu: “ phiền não tức Bồ Đề” vậy. Sự sự việc việc xét cho cùng tột như vậy thì không có cái gì là chủ thể, không có điều gì là luôn đúng là luôn sai, không có ai là quyết định được sự việc mà không dựa vào nhân duyên của nhiều người trong pháp giới… Cái này đối với cái kia âu cũng là ở quan niệm mà không phải thật có, như vậy là mọi vật không sai khác, mà cũng không phải không sai khác. Tính Không-Hai này được ngài Đại Bồ Tát ở cõi nước Diệu Hỷ Phương Đông là ngài Duy Ma Cật đã hiện tướng Cư sĩ xuống cõi Ta Bà thuyết giảng với các vị đại đệ tử của Đức Thích Ca.

            Kinh Phật thuyết có nhiều, song cốt yếu vẫn để cho chúng sinh thấy rõ được Tri kiến Phật, thấu rõ chúng sinh nào cũng được thành Phật vào đời tương lai ( kể cả ông Đề Bà Đạt Đa từng nhiều lần hại Phật) ở phẩm Phật thụ ký, thời gian nhanh hay chậm phụ thuộc vào tâm tinh tiến của mỗi cá nhân chúng sinh…

            Tri kiến Phật mà đức Phật chỉ bày trong Pháp Hoa Kinh như vậy là tính duyên khởi trùng trùng của pháp giới. Pháp giới có vô cùng vô tận thì cũng duyên khởi từ những điều tưởng như rất nhỏ, như một bông hoa vậy thôi. Đó là huyền ý hai câu cuối của bài thơ chư pháp thật tướng:
 
“ …Ta Bà Phật hiện bày tri kiến
Pháp giới rõ là một đoá hoa.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét