Mạn đàm
Từ là thương xót, thiện là hiền lành; từ thiện là trước
lòng trắc ẩn, tự nguyện làm những việc cứu tế, không thiên chấp một phương diện
nào dẫu tinh thần hay vật chất. Chẳng những đói cho ăn, rét cho mặc là từ thiện
mà bỏ công bỏ của lập Viện dưỡng lão cấp dưỡng người già cả, lập Dục anh đường săn sóc lũ trẻ
thơ, làm nhà thương cứu chữa tật bệnh, dựng trường học mở mang trí thức cho đến
khuyên điều lành dạy lẽ phải, sửa đường sá, làm cầu cống, v.v… đều là việc từ
thiện, vì giúp cho đời được bớt ít phần thống khổ.
TỪ THIỆN
(Tổng hợp: Quảng Kiến Nguyễn Việt Hồng)
Từ là thương xót, thiện là hiền lành; từ thiện là trước
lòng trắc ẩn, tự nguyện làm những việc cứu tế, không thiên chấp một phương diện
nào dẫu tinh thần hay vật chất. Chẳng những đói cho ăn, rét cho mặc là từ thiện
mà bỏ công bỏ của lập Viện dưỡng lão cấp dưỡng người già cả, lập Dục anh đường săn sóc lũ trẻ
thơ, làm nhà thương cứu chữa tật bệnh, dựng trường học mở mang trí thức cho đến
khuyên điều lành dạy lẽ phải, sửa đường sá, làm cầu cống, v.v… đều là việc từ
thiện, vì giúp cho đời được bớt ít phần thống khổ.
Thời mạt pháp hiện nay, tà kiến nổi lên rất
nhiều, để cho việc tu hạnh Bồ Tát, tự lợi lợi tha được viên mãn, người con Phật
phải phát tâm dũng mãnh tinh tiến, ngày đêm quán chiếu bằng trí Bát Nhã để thấy
rõ được nguồn gốc của việc từ thiện, từ nguyên nhân đến kết quả mới mong giúp
cho chúng sinh được cái an vui chân thật lâu dài. Vì nhân duyên này mà chúng ta
những người phát tâm từ thiện phải dày công tìm hiểu, nhọc tâm suy ngẫm về bản
chất công việc từ thiện.
Như vậy Thế nào là từ thiện
thế gian, thế nào là từ thiện Đạo Phật?.
Từ thiện thế gian
Từ thiện thế gian gốc ở lòng nhân ái. Nhân ái là xét
nơi mình mà nghĩ đến người, chẳng những không làm việc tổn hại mà thường thương
xót, tự đặt mình nơi địa vị người và tìm cách làm điều lợi lạc. Lòng nhân ái rất
đáng quý, nhưng vì lòng nhân ái thế gian thường chỉ để đối với các loài có ý chỉ,
có tình cảm như mình nghĩa là đối với đồng loại mà thôi, nên không được rộng lớn
và công đức thành cũng có hạn lượng ( giới hạn).
Ở thế gian, công việc từ thiện
đại khái do các nguyên nhân sau đây:
1. Một là do
tư cách sẵn có: - Chúng tôi, trải đời này sang đời nọ, từ thân này đến thân
khác, đã chịu biết bao điều thống khổ nên cũng đã nuôi sẵn hạt giống nhân ái,
nay vì thiện duyên đặng sinh làm người, thì hạt giống ấy càng tấn phát. Vậy nên
trước cảnh tượng thống khổ, lắm người đã sinh lòng trắc ẩn và tuỳ theo sức mình
gắng làm các việc từ thiện.
2. Hai là do tập
quán: - Tập quán là tập lâu thành thói quen, lược có hai phần:
a. Tập quán vì
giáo dục, như được sinh trong gia đình hiền lành hằng ngày nghe lời dạy bảo,
thấy cách thực hành, tập thành thói quen, rồi cũng hoá ra người từ thiện.
b. Tập quán vì
việc làm, như đã ra tay làm việc từ thiện thì lần lần quen tính thường nghĩ
đến người, xét công việc mọi người đều có quan hệ đến sự sinh tồn của mình và tự
nhận có cái trách nhiệm làm việc lợi ích của mình và tự nhận có cái trách nhiệm
làm việc lợi ích cho người để báo đáp ơn đức.
3. Ba là vì muốn
tìm sự hạnh phúc cho mình: - Chẳng nói đến những người làm việc từ thiện với
cái tâm không từ thiện để mưu cầu danh lợi mà họ đã nhận lầm đó là hạnh phúc; lắm
bậc từ thiện vì thường tự đặt mình vào địa vị người nên đã có thể nhận cái hạnh
phúc của người làm cái hạnh phúc của mình, mỗi khi làm từ thiện thì thấy được lợi
lạc thì tâm trí nhẹ nhàng, tinh thần vui vẻ, đến nỗi về sau chỉ nhận sự ban bố
hạnh phúc cho kẻ khác là hạnh phúc mà thôi. Sách Nho có câu “ tối thiện vi lạc”
để miêu tả chỗ dụng tâm quý hoá ấy.
Các việc từ thiện, nguyên
nhân đã không đồng, công đức cũng vì đó mà sai khác. Về công đức, chúng ta có
thể lược chia những người làm việc thế gian ra ba hạng:
a. Hạng ham vui: - Hạng này tuy sẵn hạt giống nhân ái, song vì mải lăn
lộn theo ngũ dục, xoay vần theo hoàn cảnh, nên tính nhân ái không có dịp phát
hiện. Đến khi nghe có người hô hào tổ chức cuộc này, hội nọ để giúp đỡ cho kẻ bị
nạn thì họ cũng sẵn lòng hưởng ứng trong một thời gian ngắn ngủi, nhưng rồi hạt
giống nhân ái lại ẩn nấp như cũ. Hạng này như cái chuông có đánh mới kêu, nên
công đức không được bao nhiêu.
b. Hạng vì danh lợi: - Hạng này làm công việc từ thiện để trông mong kiếm
chút danh lợi, bỏ tiền trăm bạc ngàn chuộc một cái địa vị trong xã hội, mục
đích cốt cho quan trên yêu chuộng, làng xóm nể vì, trong lúc sống được người để
ý đến mình, đến khi chết được lưu danh muôn thuở. Hạng người này cũng quý hoá lắm
tiếc vì phát tâm không được chính đáng nên kết quả có nhiều nỗi quanh co, lắm
khi tuy mặt ngoài làm nhiều việc thiện rực rỡ mà trong u ẩn cũng cứ như làm điều
độc ác, đến nỗi công đức không đền bù nổi ác báo.
c. Hạng cầu hạnh phúc: - Hạng này hoặc vì vui với việc lành, hoặc vì
biết lý nhân quả mà làm từ thiện. Công đức hạng này rất to tát nhưng vì còn
tính vị kỷ, nên không khỏi so đo, phân biệt việc khó việc dễ, kẻ thân người sơ,
lợi ích nhiều ít, công đức lớn nhỏ; nhân đó
mà kết quả cũng có hạng lượng.
Từ thiện Đạo Phật
Từ thiện Đạo Phật gốc nơi Từ, Bi, Hỷ, Xả.
Đạo Phật xét rõ thân chúng sinh
chỉ là cái thân tạm trong một đời, đến khi chết lại phải theo nghiệp mà thụ
sinh: Nghiệp lành thì lên những bậc trên, nghiệp dữ thì xuống những bậc dưới,
nghiệp trung bình thì không lên không xuống, nhưng lắm khi lại sinh về thế giới
khác. Đời này sang đời khác, chúng sinh luân hồi mãi mãi trong vô lượng vô số
kiếp, nên chúng sinh nào cũng đã nhiều phen gặp gỡ nhau, làm bà con họ hàng, bạn
bè quyết thuộc. Do đó đối với toàn thể chúng sinh, người Đạo Phật đều thương một
cách bình đẳng không thiên vị đồng loại mà bỏ các loại khác.
Đạo
Phật lại xét những vui khổ ở đời đều đối đãi với nhau mà thành, cái vui thường
đeo theo cái khổ và vui chỉ là sự hết khổ.
Đạo
Phật lại xét toàn thể chúng sinh đều có cái tâm như Phật; cái tâm ấy không vì sự
mê lầm của chúng sinh mà sai khác. Chúng sinh đã có cái tâm như Phật, thì chúng
sinh nào cũng đều có thể thành Phật, miễn có chí tu tập theo chính pháp.
Do
đó, người theo đạo Phật chẳng cho việc cứu khổ chúng sinh trong một thời gian
là đủ mà cốt phải làm thế nào cho chúng sinh chứng rõ tâm tính và hưởng được hạnh
phúc hoàn toàn như Phật.
Vì
cái chí nguyện ấy, người đạo Phật phát sinh ra bốn đức Từ, Bi, Hỷ, Xả.
1. Đức Từ là thương chúng sinh như bà mẹ
lành thương con. Bà mẹ chẳng những lo cho con được no ấm mà cốt nhất mong cho
con về sau được thành những người học vấn uyên thâm, thành những bậc chính nhân
quân tử. Đức từ cũng vậy, đức Từ chẳng những làm cho chúng sinh được vui vẻ về
hiện tại, mà cốt nhất làm thế nào cho chúng sinh ra khỏi vòng khổ não, được cái
vui nhẹ nhàng sáng suốt, lâu dài, bền chắc của những bậc giác ngộ.
2. Đức Bi là đối với chúng sinh đương bị
tai nạn đau khổ, phát tâm thương xót mà tìm cách cứu vớt. Đức Bi rất trọng yếu
cho sự tu tập đạo Phật vì là cội gốc của muôn hạnh muôn đức. Nhờ có đức Bi,
chúng sinh mới có thể phát tâm Đại Thừa, tu thành quả Phật. Nguyên nhân phát ra
đức Bi vô biên vô lượng: có chúng sinh thấy người thiếu ăn thiếu mặc mà phát ra
đức Bi; có chúng sinh thấy cõi đời vô thường, già đau, sống, chết không ngừng
mà phát ra đức Bi; có chúng sinh vì thấy đời đau đớn về ái biệt ly khổ mà không
biết đoạn lòng ái nên phát ra đức Bi; có chúng sinh thấy người đời tranh nhau
trục lợi, lo buồn đau khổ mà không biết đoạn lòng tham nên phát ra đức Bi; có
chúng sinh vì thấy người đời mê theo ngoại đạo tà giáo không biết tu tập chính
pháp mà phát ra đức Bi; có chúng sinh vì thấy người đời không muốn tai nạn mà cứ
tạo ra nhân khổ não nên phát ra đức Bi. Trong lúc ban đầu, người đạo Phật tuy
cũng thương người, thương vật, làm việc cứu tế, dạy cách tu trì nhưng vì chưa
phát ra trí tuệ, chưa đủ năng lực nên còn có chướng ngại, còn có hạn lượng.
Về
sau, chứng được Chân Như trí, đem cái diệu dụng của trí ấy mà làm việc từ thiện
thì mới thật là đại bi, vì có thể cứu độ một cách rốt ráo vô lượng vô biên
chúng sinh, không còn bị tình cảm phân biệt hạn chế.
3. Đức Hỷ là vui mừng trong khi gặp gỡ
chúng sinh, vì có gặp gỡ mới có thể cứu độ. Đức Hỷ làm cho người tu hành được
tinh tiến. Trong lúc độ sinh gặp những sự khó khăn đau đớn cũng vui vẻ bước tới,
dầu tự mình chưa giác ngộ. Đức Hỷ lại làm cho các chúng sinh vui lòng nghe lời
dạy bảo, vì đức Hỷ có thể cảm hoá chúng sinh làm cho phát tâm hoan hỷ trong khi
gặp gỡ.
4. Đức Xả là nhận rõ muôn vật muôn sự đều
chỉ là tướng đối đãi giả dối, không có tự tính nên không sinh lòng chấp trước.
Nhờ đức Xả, người tu hành tránh được các điều danh lợi, các lòng kiêu mạn, các
sự tham cầu, dầu là tham cầu Niết-bàn cho mình và giải thoát được ra ngoài hạng
lượng. Nói tóm lại, Từ và Xả là cái quan niệm bề trong, Bi và Hỷ là cái đối niệm
bề ngoài: nhờ có đức Từ và đức Xả nên đức Bi và đức Hỷ mới viên mãn.
Cách
thật hành từ thiện của đạo Phật có thể gồm trong bốn món nhiếp sự là: Bố
thí, lợi hành, ái ngữ và đồng sự.
1. Bố thí là gì? – Bố nghĩa là rộng, rộng
khắp mọi người không phân biệt chỗ xa chỗ gần, xứ mình xứ người, không phân biệt
kẻ thân người sơ, kẻ quen người lạ. Thí nghĩa là phân phát, phân phát những sự
vật có của mình. Xem như vậy thì biết những người để của lại cho con không phải
là bố thí, những người buôn bán đổi chác cũng không phải là bố thí.
Bố
thí là lấy của mình mà làm các thiện sự như giúp đỡ cho kẻ đói rét, cúng dường
cho kẻ tu hành, v.v…
2. Lợi hành là làm những việc lợi ích cho
người như dắt dìu kẻ đui mù, cứu vớt kẻ tai nạn, an ủi kẻ lo buồn, giúp đỡ kẻ mệt
yếu, hoặc làm những việc công ích như sửa đường sá, xây cầu cống, v.v…
3. Ái ngữ nghĩa là lấy lòng từ bi mà thuyết
pháp độ sinh; thuyết pháp độ sinh không ngoài bốn món Tất-đàn: Thế
giới tất đàn, vị nhân tất đàn, đối trị tất đàn, đệ nhất nghĩa tất đàn.
a. Thế
giới tất đàn là thể theo lòng hy vọng của thế gian mà thuyết pháp để chúng
sinh phát tâm nhàm chán các điều khổ não và tu tập cho đặng hoàn toàn hạnh
phúc.
b. Vị nhân tất đàn là tuỳ theo căn cơ mỗi
người mà chỉ vẽ con đường tu hành
c. Đối trị tất đàn là tuỳ theo phiền não mê
chấp mà chỉ vẽ cách đối trị
d. Đệ nhất nghĩa đế tất đàn là chỉ rõ chân
như pháp tính để cho chúng sinh được giải thoát ra ngoài các hạng lượng, đối
đãi.
4. Đồng sự là đồng làm việc với nhau, như đồng
hương, đồng tộc, đồng ở một công sở, đồng làm một chức nghiệp, v.v…, do đó mới
làm cái gương đức hạnh, gây ra được thiện duyên và dắt dìu lần mọi người đều hiểu
được chính pháp, tu được chính pháp và ra khỏi sông mê bể khổ.
Công
đức của công việc từ thiện theo đạo Phật là vô biên vô lượng. Dầu khi mới phát
tâm, vì thương người thương vật đương chìm đắm trong biển sinh tử theo sức mình
làm việc từ thiện có hạn lượng nhưng cái tâm từ, bi, hỷ, xả vẫn không hạn lượng
nên công đức không thể kể xiết.
Đại Nhật kinh có câu: “ Tâm Bồ đề là nhân, Đại bi là căn bản, phương
tiện là cứu kính”. Nhân thấy sự khổ não mà động lòng thương xót, nhân động
lòng thương xót mà phát tâm bồ đề, thực hành những việc tự lợi, lợi tha; nhân
làm những việc tự lợi, lợi tha mà trí tuệ được sáng suốt, nguyện lực được rộng
lớn, lần chứng được đức đại bi của các vị Bồ Tát. Do đức đại bi mà phương tiện
hoá độ theo căn cơ chúng sinh đến khi công đức viên mãn tức là thành Phật.
Thế mới biết làm việc từ thiện là một điều
cốt yếu cho hàng Phật tử; vì ngoài việc từ thiện thì không thể nào đầy đủ công
đức mà thành quả Phật.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét