Một số khái niệm trong 42 chương của khế kinh Tứ Thập Nhị Chương
Gọi là khế kinh vì khế có nghĩa là phù hợp, kinh là chân lý đức Phật nói.
Tất cả lời chư Phật nói trong quá khứ và hiện tại đều nhằm mục đích để cho chúng sinh hiểu ( Giác ), tỉnh được sự mê muội ( Ngộ )
Lời chư Phật nói phù hợp với mọi trình độ từ thấp lên cao của chúng sinh, làm cho chúng sinh căn cứ vào đó để thực hiện nói và nghĩ tự cứu chúng sinh khỏi kiếp luân hồi khổ não.
Tất cả mọi sự vật có thể nói được, có thể nghĩ được, tiếng Phạm or Phạn ( Shangcri) gọi là Pháp ( Pharma) Các pháp đều có giới hạn riêng của từng pháp gọi là giới. Về thời gian thì có ba thời kỳ ( quá khứ, hiện tại, vị lai )gọi là Thế, cũng gọi là trụ. Về không gian có ba chiều, dàu rộng cao và chéo.
Theo nhận thức của người Ấn độ cổ thì thế giới là vật thể nhỏ là nơi sinh sống cho các loài. Vũ trụ là khoảng không gian có nhiều thế giới ở bên trong.
Vì thế giới nhiều vô lượng vô biên, nên vũ trụ cũng rộng lớn vô viên
Vũ trụ là tính Bản-hữu, nghĩa là có sẵn từ rất lâu ở đời quá khứ, vì là bản hữu nên ko có Thượng đế hay Tạo hoá tạo ra, do đó gọi là VÔ THUỶ. Vũ trụ chứa nhiều thế giới lúc thì hiện ra hình tướng vật chất gọi là Hữu-tướng- sắc-pháp, khi các hình tướng này biến thành khí thì gọi là Vô-tướng-sắc-pháp. Thời gian chất khí đọng lại dần dần thành hình đầu tiên gọi là Thành-Kiếp, phát triển vững chắc có nhiều loài chúng sinh ở thì là Trụ-Kiếp. Thời gian một thế giới bắt đầu có sự huỷ hoại, chúng sinh dần bị tiêu diệt gọi là Hoại-Kiếp. Sau đó quay về giai đoạn thể khí gọi là Không-Kiếp. Đó là quy luật Thành-Trụ-Hoại-Không của thế giới cũng là của vật chất ( tướng ). Như vậy Đại thiên thế giới này Không thì đại thiên thế giới khác Thành cho nên nói vũ trụ hay pháp giới là VÔ CHUNG, tức là không có ngày tận thế cuối cùng.
Có hai loại đại thiên thế giới trong pháp giới hay vũ trụ.
1- Tịnh độ thế giới = Phật Quốc= Phật Sái= Phật Sát. Trong các khế kinh thường nói tam thiên đại thiên thế giới nghĩa là 1000 triệu thế giới. Một đại thiên thế giới tịnh độ cũng có đủ 1000 triệu thế giới nhỏ.
Gọi là Tịnh độ vì chỉ có các bậc Đại Giác Ngộ ở đó, thế giới này rất thanh tịnh nên gọi là Tịnh Độ.
Chư Phật gọi là tối thượng thánh or Tối thượng thừa. Thánh là sự sáng suốt, viên thông, thông đắc…
Tối thượng thánh là cực điểm cao nhất của Thánh. Vì thế cứu độ chúng sinh được nhiều nhất ví như xe lớn ( đại thừa, chữ Thừa trong tiếng Hán là chở, vì chở ( độ ) được nhiều người nhất nên gọi là Tối thượng Thừa.
Có ba loại học trò của Đức Phật:
1- Bồ tát tức đại thánh của Đại Thừa
2- Bích Chi = Độc Giác= Duyên Giác là Trung thánh của Trung Thừa
3- A la hán là tiểu thánh của Tiểu Thừa
Bốn bậc thánh này đều ở trong từng đại thiên thế giới Tịnh độ.
Trong pháp giới vũ trụ có vô lượng vô biên thế giới như thế.
Ngược lại với Tịnh độ là uế độ. Nghĩa là cái thế giới của những chúng sinh phàm phu ở. Gọi là phàm phu có hai nghĩa:
• 1 là: Có sống chết đau khổ trong các phạm vi thành trụ hoại không của một đại kiếp. Sự đau khổ này gọi là hữu lậu. Có một phạm vi nhỏ nhất định gọi là hữu vi. Những chúng sinh làm được việc thiện ở trong cõi luân hồi sống chết gọi là làm được điều thiện hữu lậu.
Thượng phẩm thiện hữu lậu là cõi của các Thần. Các thần làm việc quan trọng nhất thì ở trên các cõi gọi là cõi trời.
Các vị Thần khác cũng ở trên trời nhưng có việc phải cứu giúp cõi người thì gọi là Địa thần, Lâm thần và Thuỷ thần… Chớ hiểu rằng các Thần này ở các chỗ ấy mà mắc lỗi coi thường các thần.
Trung phẩm thiện hữu lậu là cõi người.
Hạ phẩm thiện hữu lậu là loài Atula. Nam giới Atula gọi là LA HẦU. Nữ giới Atula gọi là KẾ ĐÔ. Loại Atula sống ở trên trời cùng với các thần gọi là Thiên Atula. Những người hay đánh nhau cãi nhau gọi là Nhân atula.
Những việc làm lời nói và ý nghĩa làm lợi cho các thần người và Atula và cho chính bản thân các vị đó gọi là Thiện Hữu Lậu hay là thiện trong vòng hữu vi sinh diệt. Ngược lại các việc ác có hại cho đa số Thần người và Atula gọi là ác hữu lậu, ác hữu vi.
Có 3 cấp ác hữu lậu là:
1) Quỷ: Thượng phẩm ác hữu lậu
2) Súc sinh: Trung phẩm ác hữu lậu
3) Địa ngục: Hạ phẩm ác hữu lậu.
Ác xuất phát từ 5 việc quan trọng nhất là: Giết hại, Trộm cướp, Tà Dâm, Dối trá, Dùng chất kích thích.
Đã không giết hại lại phóng sinh gọi là bố thí tính mạng. Đã không trộm cắp lại cho người khác tài sản là bố thí tài sản. Đã không tà dâm lại giữ sự thuỷ chung của vợ chồng, khuyên bảo người khác làm như thế thì là bố thí tình ái. Đã không nói dối lại nói lời thành thật là bố thí tín nhiệm.
Tiếng Phạn cổ Ấn độ gọi là Da na pa ra vi ta nghĩa là bố thí. ( Bố là rộng rãi và bình đẳng. Thí là cho )
còn tiếp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét