Thiền luận quẻ Trạch Phong Đại Quá
Thượng Đoài - Hạ Tốn
Âm: Đại Quá: Đống nạo; lợi hữu du vãng, hanh.
Nghĩa: Quẻ Đại Quá - tượng trưng cho khí dương quá mức khiến cho rường nhà oắn xuống như muôna gãy; tiến tới sẽ có lợi, mọi việc sẽ hanh thông.
Luận: Lược dùng pháp thế gian mà nói thì người lãnh đạo quốc gia hay doanh nghiệp, nếu dùng văn hoá hợp với đạo lý để phát triển thì sự thịnh vượng sẽ được lâu dài. Lược dùng Phật pháp mà nói thì các bậc long tượng dùng giáo lý để giáo hoá quần sinh, khiến Phật pháp được thấm nhuần và lưu hành rộng khắp. Lược dùng phép tự lợi là quán tâm mà nói thì công phu tăng tiến sẽ phá tan được vô minh. Lược dùng phép lợi tha mà nói thì đó là hạnh bố thí làm cho tâm người được an ổn. Được như vậy mọi sự sẽ tiến lên, trở nên lớn mạnh là ứng với chữ ĐẠI.
Phàm chu kỳ phát triển của vật chất hay dòng sản phẩm nào cũng tuân theo quy luật thành trụ hoại không ( sinh - diệt ). Từ như xưa đến nay, phàm thái bình lâu đều nảy sinh mầm loạn. Cũng như tu hành mà chỉ lo tự lợi thì được an lạc tầm thường mà không thể nhập được với pháp giới tính. Việc mãi lo bố thí người mà quên tự sủa mình thì cái Ngã ngày thêm lớn. Trong tiến trình tu chứng của Thái tử Tất Đạt Đa, việc khổ hạnh quá làm cho thân thể mòn yếu, kéo theo tinh thần khí lực mờ mịt. Đó đều là hiện tượng của QUÁ. Cho nên, như việc kinh doanh thì phải tính đến sự phát triển cân bằng bốn nguồn lực chính ( xu thế phát triển sản phẩm - Chăm sóc khách hàng - Công nghệ sản xuất - Phát triển nhân sự nội bộ ) nếu thiên lệch quá về một trong bốn nguồn lực thì thiếu sự cân dẫn đến cái quả bất ổn là cái nguyên nhân mới của suy thoái. Cũng như trong tu hành chỉ lo Định thân để có sự an ổn thì Tuệ giải khó phát sinh. Hành đạo mà nặng về quy mô hình tướng trong thời gian dài thì pháp hữu lậu dễ phát sinh ( tâm hưởng lạc, vì để có lợi dưỡng nên hù doạ, mê mờ người khác để trục lợi ). Vì vậy trong mọi sự mọi việc từ thế gian đến xuất thế gian cần phải có sự cân bằng, trên nền tảng quy củ, như khi công phu đã tiến thì vô minh sẽ bị phá, đó là cái khéo của dụng tâm, cũng là ý quẻ Đại Tráng muốn nhắc nhở ở câu “ lợi hữu du vãng, hanh” nghĩa là tiến lên thì có lợi, mọi việc sẽ được hanh thông.
LUẬN HÀO THEO HẬU THIÊN BÁT QUÁI
1. 初六: 藉用白茅, 无咎.
Sơ lục: Tạ dụng bạch mao, vô cữu.
Dịch: Hào 1, âm: Lót (vật gì) bằng cây cỏ mao trắng, không có lỗi.
Âm: Tạ dụng bạch mao, vô cửu
Nghĩa: Dùng cỏ mao trắng để lót thì không lỗi
Giải luận: Hào sơ cửu ứng với gian đoạn đầu của sự việc, ứng với tuổi nhi đồng. Hào sơ cửu của quẻ Đại Tráng có can chi Quý Hợi, ngũ hành thuộc Thuỷ nên được Miếu-địa. Miếu là đạt là có các yếu tốt ở giai đoạn đầu tiên làm nền tảng cho các bước tiếp theo được thuận lợi. Ở giai đoạn này cần phải giữ Lễ đức để cho sự linh hoạt được phát huy tối đa, nếu lại phạm sai lầm thì sự việc sẽ trở nên trì trệ, đó là cách thật đức và hư đức của hào sơ cửu.
Giải thích theo Phật pháp, trước do đã có nhân duyên với Phật học, nay lại khởi tâm tu hành, phát Bồ đề tâm nguyện gọi là có cơ duyên đầy đủ vững mạnh. Nếu dựa vào cái sơ tâm ban đầu đầy đủ đó mà thinh tiến thì kết quả sẽ được tự tại trong đời sống này và thành tựu trong thời tương lai.
2. 九二: 枯楊生稊, 老夫得其女妻, 无不利.
Cửu nhị: Khô dương sinh đề, lão phu đắc kì nữ thê, vô bất lợi.
Dịch: Hào 2, dương : cây dương khô đâm rễ mới, đàn ông già cưới được vợ trẻ, không gì là không lợi.
3. 九三: 棟橈, 凶.
Cửu tam: Đống nạo, hung.
Dịch: Hào ba, dương: cái cột cong xuống, xấu.
4. 九四: 棟隆, 吉.有它, 吝.
Cửu tứ: Đống long, cát. Hữu tha, lận.
Dịch: Hào 4, dương : như cây cột lớn, vững , tốt. Nếu có ý nghĩa gì khác thì hối tiếc.
5. 九五: 枯楊生華, 老婦得其士夫, 无咎, 无譽.
Cửu ngũ: Khô dương sinh hoa, lão phụ đắc kì sĩ phu, vô cữu, vô dự.
Dịch: Hào 5, dương : Cây dương khô ra hoa, bà già có chồng trai tráng, không chê cũng không khen.
6. 上六: 過涉, 滅頂, 凶, 无咎.
Thượng lục: quá thiệp, diệt đính, hung, vô cữu.
Dịch: Hào trên cùng, âm. Lội qua chỗ nước sâu, nước ngập đầu, xấu: nhưng không có lỗi.
LUẬN HÀO THEO TIÊN THIÊN BÁT QUÁI
1. Hào sơ cửu có ngũ hành thuộc Thuỷ nên được Miếu địa ( tốt đệ nhất). Có nghĩa công việc khởi động ban đầu đều được thuận lợi đầy đủ, đó là đức của chữ Tụ. Sự tích tụ nguồn lực, cơ sở vật chất cũng như tinh thần. Cho nên để khai thác cơ hội ban đầu cần có tâm như “Thuỷ” có nghĩa là linh động trong các hoàn cảnh, luôn hướng đến mục tiêu để tiến tới, tránh lan man ( sẽ bị bốc hơi ). Về đối ngoại cần phải giữ chữ Tín, bởi nếu mất sự tin tưởng thì hoá ra cách hãm hiểm là bị mất nguồn lực và gặp tai hoạ. Để bồi cho Thuỷ khí được vượng cần sống có Lễ đức và Nghĩa đức.
Luận theo Phật pháp, mọi tuệ phát sinh đều bắt nguồn từ An - Tĩnh, gọi là Thiền Định. Tĩnh có nghĩa là tụ là tập trung. Tụ là thiền Chỉ, tập trung là việc Quán chiếu về pháp giới. Đó là việc bắt đầu từ quán Tứ Niệm Xứ đến Chân Không Quán. Thuỷ khí mà vượng tiến thì xuất thế gian ứng với trí tuệ Thành Sở Tác Trí, đại diện cho trí tuệ phương Bắc của Phật Bất Không Thành Tựu.
2. Hào Cửu nhị:
Hào có can chi Quý Dậu thuộc Kim, tương khắc với khí quẻ nên rơi vào cách Hãm-địa. Vì là đại quá nên dễ đổ vỡ, đó là phạm vào khí hãm, hãm có nghĩa là bị kìm hãm, công việc thiếu nguồn lực, thiếu khách hàng, sản phẩm bị lỗi... Vì là Kim khắc Mộc nên cần sự hoá giải bằng Thuỷ khí. Đó là tăng cường và duy trì cái tốt ở giai đoạn đầu, tránh sự mất uy tín, các sự việc xấu nếu cảy ra cần có sự dàn xếp thoả đáng đó là cần đủ cả Lễ và Nghĩa vậy.
Luận theo Phật pháp, việc tu sửa thân tâm, trước cần phải học hỏi để thông tỏ các khái niệm các phương pháp hoá giải, sau đó mới đến tu Thiền Định, nếu không trong lúc tâm nhu nhuyến và các vọng tưởng giao xen hoá hiện ra các cảnh hư huyễn ( ấm ma ) sẽ làm cho tâm thêm loạn. Thấy cảnh xấu thì rối, thấy cảnh tốt thì kiêu mạn khởi. Cho nên, con đường tu chứng đúng là sau khi phát Bồ đề tâm, tiến tới tu Bồ tát hạnh, để hoàn thiện mình, giúp người nhằm tích trữ phúc đức và trí tuệ thế gian, làm tư lương cho con đường Bồ tát đạo.
3. Hào Cửu Tam:
Giai đoạn cuộc đời đến 30 tuổi, giai đoạn thứ ba của sự việc, vận ứng với 3 tháng, 3 năm. Hào tam có ngũ hành thuộc Mộc nên vào cách Đắc địa. Đắc địa là mọi việc đều chắc chắn. Thuận duyên ở giai đoạn này có được là do trước sống luôn giữ lễ với người nên công việc được sự linh động.
Giải thích theo Phật pháp, người tu có được tín tâm sâu sắc vào chư Phật, vào con đường giải thoát, nghĩa là nhận thức được bản tâm vốn thanh thịnh, để từ đó tuỳ duyên mà tu hành để tự lợi và lợi tha gọi là nhập-địa ứng với hào cửu tam là cách đắc địa vậy.
4. Hào Cửu tứ:
Can chi hào cửu tứ thuộc hành Thổ, xung khắc với hành của quẻ Đại Quá nên bị hãm-địa. Nghĩa là giai đoạn gặp phải khó khăn do một số nghịch duyên. Chủ yếu bị người phản nghịch, có nhiều chuyện phải lo lắng mà hoá hiện thành bệnh liên quan đến dạ giày. Để hoá giải cần phải năng quán sát sự việc cẩn trọng, làm việc phải trên nền tảng cân nhắc kỹ các rủi ro, trong các mối quan hệ phải thận trọng, không tin người khi chưa hiểu biết được dụng ý của họ, tránh khởi lòng tham bởi “ham dễ gặp hố”.
Luận theo Phật pháp, phàm đã phát tâm tu hành thì chính là con đường đi ngược dòng thế gian, vì là ngược nên tất yếu có nhiều chướng ngại. Để hoá giải chướng duyên cần năng hành hạnh bố thí tài vật, phóng sinh, làm việc Phật sự để cho cái khí hư Thổ của hào cửu tứ này từ nghịch chuyển hoá thành thuận. Cũng là việc đối trị phiền não thành Bồ đề.
5. Hào cửu ngũ:
Canh Thân thuộc hành Mộc ứng với hành quẻ Đại Quá nên là cách Đắc địa, ứng với giai đoạn từ 50 đến 60 tuổi của đời người. Theo tượng quẻ lục ngũ dương cương trung chính, nhưng ở vào thời Đại Quá chớ nên ỷ vào sự thông minh tài trí để tìm sự vui thú cho riêng mình. Nói chung giai đoạn sự việc ứng với hào cửu ngũ khá thuận lợi, nhất là việc tu đạo để chuẩn bị cho một bước nhảy lớn “ qua bờ bên kia”.
Giải thích theo Phật pháp, nếu tri kiến quá nhiều mà không quán chiếu thiền định để giữ gìn và chuyển hoá, thì làm sao có thể phát sinh thắng quả.
6. Hào Thượng lục:
Can chi Canh Tuất âm thổ thuộc Khôn khí bình địa là chữ Thuận có nghĩa là hanh thông. Các hướng Tây Nam và Đông Bắc, hướng Bắc và Nam thì được hướng và toạ. Người sinh năm 1990 nên chọn bốn hướng đó để thiết lập phương vị của mọi việc thì sẽ có thuận duyên về mặt thế gian thế sự.
Trong kinh văn của các sách Dịch bàn về Thượng lục có âm: Quá thiệp diệt đỉnh, vô cửu. Nghĩa là: Lội qua sông để nước ngập đầu, tuy hung hiểm nhưng không mắc lỗi. Việc gán ghép âm nghĩa hào này có ý nói về phàm việc gì ở vào thế cùng cực của Đại-quá, tuy có đức nhu chính, nhưng không có tài cứu nạn cho đời, nên sớm muộn cũng gặp chuyện hung hiểm. Đó chính là cái hoạ của công nghiệp chứ phông phải là lỗi.
Lược dùng Phật pháp mà nói thì định mà không có Tuệ thì khi xả định lại bị đoạ xuống cảnh giới thấp. Cho nên tự lợi phải đi với lợi tha, thiền chỉ và thiền quán phải cân bằng để định tuệ duyên khởi phát triển. Đó mới thuận với khí Bình-địa của hào thượng cửu.
• Luận biến của quẻ Trạch phong Đại Quá
1. Quẻ Đại Quá nếu gặp thuận duyên thì biến thành quẻ Sơn Lôi Di, Di tượng trưng cho sự nuôi dưỡng; nghãi là hễ giữ gìn sự ngay chính thi tốt đẹp. Nói theo phép thế gian thì dùng đức để sửa mình và giúp người. Lược dùng Phật pháp mà nói thì tự lợi lợi tha, hành thiện pháp, tu thiện hạnh chính là tư lương Bồ đề để nuôi dưỡng Đạo quả. Cái dở của quẻ Di là khí Lục - Sát. Có nghĩa là tốt sẽ bị nghịch cảnh làm cho xấu, để hoá giải cái sát thì thường nên hành hạnh phóng sinh cứu mạng các loài để lấy cách “ tham sinh quên khắc” là phép đối trị lấy phúc bù hoạ, lấy sinh diệt sát. Như người tu hành thường quán niệm thì vọng tưởng không khởi lên, không khởi thì không còn phải điều phục. Người như vậy gọi là Vô-sự chân nhân. Nhu trong cuốn sách của Thầy Nhất Hạnh có trích câu của Tổ sư Lâm Tế : “ kẻ thần thông không bằng người tầm thường mà vô sự “
2. Mệnh người hay sự việc được quẻ Đại quá mà gặp nghịch duyên thì khí quẻ sẽ biến đổi như sau:
DI —> BÁC —> MÔNG—> CỔ—> ĐỈNH—>CẤU—>TỐN.
Thuận thì trước sau như một, biến thì khó lường. Quẻ Di hành Mộc ( theo tiên thiên bát quái ), vì là khí lục sát nên Mộc khí hoá thành cảnh trì trệ, cho nên cần phải miên mật giữ ngũ giới đến tu thập thiện thì sẽ hoá cái sát thành cái sinh khí mới là quẻ Sơn Địa Bác, “Bác” là rơi rụng đi các phiền não thế gian, các chướng ngại trong công việc. Nếu nư vậy mà không chịu tinh tiến thì quẻ sẽ biến sang Sơn Hoả Mông là mất phương hướng, mọi việc bị quấy nhiễu, thế gian gọi là Ngũ-quỷ, nhà Phật gọi là Ngũ-Ấm ma. Làm cho tinh thần suy giảm là cách tuyệt chí của quẻ Sơn Phong Cổ. Giai đoạn này cần kết giao với các thiện tri thức để học hỏi, cùng tìm ra các định hướng mới để hoá giải cái cái tuyệt-chí mà có được sự ổn định về mặt tinh thần. Nếu được như vậy thì khí quẻ sẽ biến sang Hoả Phong Đỉnh có hành thuộc âm Mộc, ứng với mọi việc được hoà nhập. Nếu không hành hạnh An-nhẫn thì sẽ biến thành khí quẻ Thiên Phong Cấu là khí hoạ hại, đó là cái hoạ bị kẻ xấu lợi dụng hại mình vậy. Để hoá giải cái hoạ phải dùng Phúc, là việc hành hạnh bố thí cúng dường. Để hoá giải cái Hại phải dùng Đức, là việc sống có trước có sau. Đối với bạn, với khách hàng thì phải giữ chữ tín, đối với tình cảm thì phải chung thuỷ, đối với người dưới thì phải chăm lo, với người trên thì phải kính trọng... Nếu được như vậy thì mọi việc sẽ được hài hoà, hoà nhập để có hướng tiến lên vũng chắc đó cũng là tượng của quẻ Thuần Tốn ( Tốn vi Phong) vậy.
• Tổng luận
Trạch Phong Đại Quá:
“Lý + Mộc. Hư Đức: Ai, Bất hòa. Khí: Lục Sát
Tượng: Làm việc báo thù phải biết kiềm chế thì tốt. Nếu làm quá mức thì sẽ hóa thành làm ác. Ví như người bị nợ ít nhưng đòi nợ nhiều hơn hóa ra thành kẻ cướp tiền quá mức với con nợ. Biết tự kiềm chế thì hậu vận sẽ tốt”
. Đó là lời khuyên của cao nhân đối với quẻ Quá, có nghĩa bốc ra quẻ Quá thì phải thận trọng dễ gặp phải kẻ bất Lễ, tìm cách lợi dụng, làm thiệt hại về thời gian, tiền bạc và uy tín của mình. Chữ QUÁ là đừng để cho sự sân hận lên tới đỉnh điểm mà thành ra bất hoà đổ vỡ mọi chuyện tốt của chính mình.
Lược dùng pháp thế gian và Phật pháp mà nói thì đang thời kỳ Đại quá đều nên dùng cương nhu để cứu lẫn nhau mới được. Cương quá hay nhu quá đều sai. Như hào sơ lục dùng âm nhu để ở dưới cùng của quẻ Tốn, mà ở tại ngôi vị dương, không để công danh phú quý làm luỵ cái tâm. Duy lấy sự chính đáng và sở học của mình để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Lược dùng Phật pháp mà nói, trong có Định sẽ có Tuệ, ngoài dùng giới hạnh tinh nghiêm để giữ gìn thì mọi cái hoạ đều chuyển được thành cái phúc lành ở thế gian và cái thắng duyên xuất thế gian.
————————
Quảng Kiến Nguyễn Việt Hồng
————————
Apr 28, 2019 at 1:10 AM
tôi có quẻ thuần càn nhờ cao nhân luận giúp.thanh tâm xin giup
Trả lờiXóaThành thật vì trả lời bạn muộn. Quẻ Bát Thuần Càn được luận giải như sau:
Trả lờiXóahttp://www.hauhocquangkien.com/2019/04/bat-thuan-can.html