Thứ Sáu, 19 tháng 4, 2019

Quẻ Địa Trạch Lâm

Việt Dịch Thiền Luận 
Quẻ Địa Trạch Lâm

Âm: Nguyên, Hanh, Lợi, Trinh. Chí vu bát nguyệt hữu hung
Địa Trạch Lâm
Nghĩa: Quẻ Lâm đem lại thành công to lớn bởi nội khí thuộc Thiên Y, sự việc được thuận lợi, thành công lớn. Đến tám tháng sau thì dễ có sự không tốt nếu hành động từ bây giờ đi ngược lại với chính khí của quẻ.
Luận: 
Theo đạo lý thế gian mà nói thì sau khi uốn nắn sửa chữa mọi việc mà hướng đến lợi ích cho mọi người thì được thuận khí Thiên Y mà có sự an ổn từ thân thể đến tinh thần. Cũng là việc sau khi nhận diện và điều chỉnh loại trừ các bất cập và tệ đoan, đạo lý giáo hoá lại được lưu hành. Ngược lại, những tư tưởng, những hành động suy vi không được uốn nắn sửa chữa thì như quẻ dịch gọi là bị nghịch khí, từ khí Thiên-Y biến thành khí Ngũ-Quỷ, hiện tướng trong thì bệnh tật, ngoài bị quấy nhiễu.
Lược dùng Phật pháp, khi thuận theo pháp quán tâm chân chính thì trừ được thiền bệnh, tiến tới cắt đứt các [lậu-hoặc cho nên được “ nguyên và hanh”, nguyên là dần trở về với bản tâm thanh tịnh an lạc, “hanh” là vạn sự đều được thuận duyên. 
Thế gian pháp, Phật pháp nếu thuận theo sự chính mà hành, hạnh chính mà tu thì không có lỗi, không ngại thay đổi. Khí thiên y của quẻ Lâm tiến dần thì 8 tháng sau biến thành quẻ Độn, khi đã có sự thay đổi thì phải biết dừng lại, tránh sự đối kháng tương phản mà thành ra cách “ cực thịnh độn thành suy yếu”.  
Cho nên, theo quẻ Địa Trạch Lâm thì khi thuận không được kiêu ngạo chủ quan, lúc nghèo không được bi quan nản chí. Lại phải thuận theo điều kiện mà tu mà sửa,  như người ốm gặp thầy thuốc giỏi thì hết yếu lại khỏe hơn. Như trẻ nhỏ được dạy dỗ chu đáo thì sẽ lớn thêm về tài đức. Người làm việc thiện lớn lên nữa về đức và tài. Lâm cũng có nghĩa là rừng. Sự lớn lên của nhiều người về tài đức cũng là như nhiều cây hóa thành rừng cây đó gọi là đức lâm, cũng gọi là phúc lâm.
————————
Ghi chú:

1.  Lậu-hoặc: Lậu là tên gọi khác của phiền não (tham, sân, si).  
Lậu là âm Hán, nghĩa thứ nhất là chảy ra. Vì loài hữu tình trong ba cõi, thông qua sáu căn mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý chảy ra phiền não không ngừng, nên gọi là lậu. Nghĩa thứ hai là lưu, là rơi rớt. Vì loài hữu tình do nó mà lưu lại trong ba cõi, không thể giải thoát, nên gọi là lậu. Nghĩa thứ ba là sót mất. Vì do đây mà bỏ mất chánh đạo, nên gọi là lậu. 
Hoặc là mê mờ. Do mê cảnh mà điên đảo sự lý nên gọi là hoặc. Do mê lầm đối với cảnh được nhận biết mà sinh phiền não, nên gọi là lậu hoặc. 
Muốn không phiền não, muốn giải thoát thì phải hàng phục cho được phần lậu hoặc này
2.  Khí Thiên Y: Chủ về sức khỏe tốt, lợi cho phụ nữ, vượng tài lộc, tiêu trừ bệnh, tâm tính ổn định, có giấc ngủ ngon, thường có quý nhân phù trợ, luôn đổi mới. Về hướng xuất thế gian, khí Thiên Y chính là hạnh ban vui cứu khổ.
3.  Khí Ngũ Qu là 5 vấn đề xấu bắt nguồn từ Ngũ căn ( mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý), bệnh thì ở Ngũ tạng ( tâm, can, tỳ, phế, thận). Nói đầy đủ theo kinh Phật là sự ngăn ngại của Ngũ ấm gồm: sắc, thọ, tưởng, hành, thức.
————————
————————

Apr 18, 2019 at 5:46 PM

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét