Thứ Tư, 24 tháng 4, 2019

Thập Ba La Mật

Luận giải về Thập Ba La Mật


Để viên mãn mọi việc, theo Tam vô lậu học của nhà Phật, đó là Giới – Định – Tuệ, là Thập Ba la mật, bao gồm : Bố thí, trì giới, An nhẫn, Tinh tiến,Thiền định, Trí tuệ, Đại nguyện, Đại phương tiện, Đại Lực, Nhất thiết chủng Trí. Chỉ có chư Phật và các vị Đại Bồ Tát mới đầy đủ Thập Ba la Mật.
Chúng ta tu hành ai cũng muốn chóng thành Phật đó là phát Tâm Bồ Đề. Bồ Đề tâm có hai phần là Bồ đề Tâm Nguyện và Bồ Đề Tâm Hạnh. Riêng Bồ đề Tâm nguyện, tự nó đã mang sẵn nhiều quả báo lành nhưng vẫn chưa bằng Bồ Đề Tâm Hạnh, nguồn gốc của tất cả công đức.
Tu đạo là phát triển Tâm Bồ đề, đó là sự Bố - Thí, sự hy sinh sâu sắc để mang lại hạnh phúc cho mọi chúng sinh với Tâm bình đẳng. Khi đã coi chúng sinh với mình không khác thì chẳng bao giờ lại đi giết hại, ăn thịt chúng sinh cả (ăn chay). Coi chúng sinh đều là Phật sẽ thành, mà phát lòng Tử-Bi trợ giúp để chúng sinh sớm thấy được Tính Phật thoát khỏi nhà Vô minh. Tinh  tiến tu theo Đại Thừa chính Pháp sẽ dần dần thể nhập được thật tướng Đại thừa tức là TRÌ GIỚI. Chúng sinh vọng tưởng nhiều đời nhiều kiếp ( kết sử sâu dày) muốn cho thấy vấn đề để nhận diện và tiến tới giải quyết cần TINH - TIẾN, kiên trì đến khi thành công, quá trình này gọi là AN - NHẪN. Biết rõ Tâm nguyên của chúng sinh với Phật vẫn đồng nên không trụ vào tướng của Tâm, tức là tùy duyên với hạnh tinh tiến mà hành hạnh Từ Bi nhưng không trụ vào đối đãi (có việc để làm và có chúng sinh để độ) sẽ đạt được ĐỊNH. Thấu rõ được Tự - tính thanh tịnh Tâm theo duyên mà không đổi, không dổi mà theo duyên, thông tỏ vạn pháp là trùng trùng duyên khởi thì được TRÍ – TUỆ ( Trí Bát nhã).  Thấy chúng sinh vốn đầy đủ Pháp giới tính sáng suốt không thêm không bớt so với chư Phật, chẳng qua do tâm phân biệt mà bị luân hồi trong sáu đường, nên khi có được TRÍ-TUỆ BÁT NHÃ rồi thì nguyện độ khắp cả chúng sinh là ĐẠI - NGUYỆN. Tinh tiến Đại - kiếp này đến Đại - kiếp khác, Hoa - tạng thế giới này đến Hoa - Tạng thế giới khác là có ĐẠI – LỰC dần dần thông tỏ hết thảy thì được NHẤT-THIẾT-CHỦNG-TRÍ thị hiện thành PHẬT.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét