Thứ Tư, 25 tháng 12, 2013

Đại Viên Kính Trí

KIM CƯƠNG BỘ ( Đại Viên Kính Trí )

*****


Mầu nhiệm cơ thiền biết mấy mươi

Từ Bi tế độ khắp muôn nơi

Đại Viên kính Trí soi chân thật

Hàm chứa Chân Tâm cả Trời- Người. 

*****

Nam mô Kim Cương bộ, phá tà hiển chính Đại viên kính trí, Tự tính luân thân Đông phương tịnh độ Bất Động Như Lai ( A Súc Bệ Phật ), Chính pháp luân thân Diệu Cát tường Bồ tát, Giáo lệnh luân thân Hàng Tam Thế Minh Vương. 

Đại Viên kính trí với hào quang màu vàng, trí tuệ xuất thế gian này là một trong Ngũ trí Như Lai, thành tựu do tu hành pháp môn Đại thừa: Bố thí, Trì Giới, An Nhẫn Ba la mật. Theo Pháp tướng là tu hành chuyển thức thứ tám ( Alayda) thành trí. 

Về tứ đại thì thuộc về Địa Đại. Tính của Địa đại là tính ngăn ngại ( kinh Lăng Nghiêm ), viên mãn cái tính ngăn ngại này sẽ là tính Viên Dung. 

Về mặt thế gian thế tục tâm linh tương ưng với:

- Nguyên Ý ứng với lục phủ ngũ tạng là Dạ Giày, 

- Sinh Hồn ứng với Lá Lách

- Tính thế gian ứng với tính Nhân Nghĩa.


Pháp môn tu hành quán chiếu theo Ngũ Trí Như Lai với hào quang màu vàng của Phật A Súc Bệ ( chữ chủng tử tự : A) sẽ giúp hành giả tăng trưởng thiện chủng tử, tiêu diệt bất thiện chủng tử. Từ thế gian sống đời nhân nghĩa tiến lên Hướng thượng ( tự giác, giác tha). Ý nguyện ( Tâm Ý) thành tựu Bồ Đề được kiên cố như Kim Cương bất hoại ( bất thoái chuyển). 

Thứ Hai, 14 tháng 10, 2013

Đại tướng Võ Nguyên Giáp




Nhân ngày 9 tháng 9 năm Quý Tỵ giờ Thân ( 15-17 giờ), luận theo can chi theo phép an vị 12 thần tướng Dược Soa thị giả cho Phật Dược Sư ở cõi Tịnh Lưu Ly được quẻ Lôi Thủy Giải, nghĩa là có được sự giải thoát. Đây cũng là giờ an táng Ngài Đại tướng của lòng dân, Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Ông ra đi cũng như cuộc đời 103 tuổi, từ chiến trận đến hòa bình, từ khi sinh đến khi từ trần. Sự sự việc việc đều tuân theo luật thành trụ hoại không, sinh lão bệnh tử. Đại tướng của lòng dân có nghĩa là đã chiến thắng được cái tâm đế quốc của kẻ thù, đã chiến thắng được bản tâm mình mà lan tỏa cái tính thiện vì tha nhân đến muôn người. Ngài Đại tướng ra đi trong niềm thương tiếc của nhân dân. Cũng như các vị tướng huyền thoại từ cổ chí kim để có được Văn - Võ - Phúc - Thọ - Quyền, bách chiến bách thắng giặc ngoài thì trước hết các Ngài phải thắng được cái tâm mình và tâm người. Bởi nếu không được Nhân hòa thì thiên thời , địa lợi phỏng có ích gì. Bởi có Nhân hòa nên mới sáng tạo ra chiến lược chiến tranh nhân dân, để lấy ít thắng nhiều, lấy yếu thắng mạnh.
Ngày Đại tướng về với đất mẹ Quảng Bình trên nền nhạc tha thiết của bài hát ‘Quảng Bình quê ta ơi’và có đầy đủ sự sắp xếp kỹ lưỡng, sự góp mặt điều hành của lãnh đạo, tướng lĩnh. Phần mộ được lựa chọn sa án có đảo yến, trước mặt có Vũng chùa, tả thanh long hữu bạch hổ đầy đủ cách cuộc, trải qua bao khó khăn tìm chọn đã được nhà nước tác thành. Nói vậy mới thấy việc ra đi hay cuộc sống chiến đấu của Đại tướng cũng đầy đủ âm, trận, tướng, hướng, chướng. Như vậy mới hay vạn sự trong thế giới đều như thế mà sinh, như thế mà thành, tất cả đều theo quy luật duyên sinh rồi duyên diệt. Đại tướng đi rồi nhưng thế giới còn mãi sự thán phục tài năng của một vị tướng tài, người đã thấu rõ và vận dụng linh hoạt vượt qua chướng ngại, để khi ra đi chọn được sự giải thoát.
            Thời bình thương trường cũng như chiến trường để thành công kẻ hậu thế nên noi gương sống của người xưa mà rèn dũa tâm tính để từ thế gian tiến lên xuất thế gian mà có được sự giải thoát là hoàn thành các sơ nguyện của chính mình và giúp người khác cũng được như vậy.
Cũng như Đại tướng Võ Nguyên Giáp và các vị tướng súy nổi tiếng xưa nay, theo binh thư ghi chép lại, người tướng tài phải rõ được :NGŨ ÂM -  NGŨ TRẬN - NGŨ TƯỚNG - NGŨ HƯỚNG - NGŨ CHƯỚNG.
            Nói về Ngũ âm là nói về năm âm thanh gốc của vũ trụ không thay đổi là Cung, Thương, Giác, Chủy, Vũ.
            Về Ngũ trận pháp, cổ kim có 5 loại trận pháp căn bản từ đó biến dụng ra mà dùng đó là:Thiên Trận, Địa Trận, Nhân Trận, Thần Trận, Nhẫn Trận.
            Luận về Ngũ tướng là nói về 5 hạng tướng, bao gồm:
- Thần tướng: Lấy thời để tỏ bày, lấy đất để biến hóa, lấy Nhân để sử dụng.
- Cường tướng: Hạng tướng không cần xét thiên thời địa lợi khi hành binh, ai nghe đến cũng sợ hãi ( Trương Phi)
- Mãnh tướng: Giỏi về biến hóa trận thế, ra quân bất ngờ, cử động thần diệu, một ngựa một kiếm tung hoành về phía trước.
- Lương tướng: Bên ngoài thì uy nghêm, bên trong thì dữ tợn, ở giữa thì mạnh mẽ.
- Uy tướng: Lấy tín nghĩa, thưởng phạt rõ ràng.

Tướng hay có năm điều: Dũng,Trí, Nhân, Tín, Trung. Dũng mà coi thường cái chết dễ bị hại, Trí mà nhút nhát thì khốn đốn, Nhân mà ái kiến thì sinh phiền nhiễu, Liêm mà không thương người thì bị khinh nhờn, Cương mà chỉ theo ý mình thì thành tai hại. Nhu mà hay nghe người thì bị chèn ép.
Bàn về cái hạnh xưa nay của người làm tướng thì đối với mình phải trong sạch, đối với kẻ sĩ thì quý trọng. Bởi thế cho nên nếu tướng súy không nghe lời khuyên can thì các anh hùng sẽ lẩn tránh; tướng không nghe theo kế sách hay thì mưu sĩ sẽ bỏ đi; coi thiện ác như nhau thì kẻ hiền và người ngu ở lẫn lộn, thưởng phạt lẫn lộn thì giềng mối sẽ tan rã; thường mừng thì thiếu uy nghiêm; thường giận thì lòng người xa lìa; nói nhiều thì cơ mật tiết lộ; ham thich nhiều thì tâm trí nghi ngờ, mê loạn: khoan dung thì làm cho quân sĩ cảm kích, hung bạo thì làm cho quân sĩ tức giận.
Cho nên phương châm sống của tướng súy nên:
Khinh rẻ tiền của, sắc đẹp để giữ mình trong sạch;Tránh xa việc hiềm nghi để vượt lên; Lặng lẽ lo xa để khỏi thất bại; Tùy theo thời cơ mà biến hóa cho thuận tiện để lập công; Rộng rãi với người, dốc lòng làm việc để quy tụ tình thương; Nghe điều lành, đuổi bỏ kẻ gièm pha để tiến xa; Trước đo lường, sau hành động để mà ứng biến; Trước tin sau nói để hàng phục kẻ dưới; Trừng phạt tội lỗi, tưởng thưởng công lao để sửa người; Xét xưa rõ nay để soi sáng cho người; Coi rẻ sắc đẹp, quý trọng người để được người; Lìa bỏ việc tư, liều thân vì việc công để giữ nước; Thần sắc phải ngay thẳng, hình dung phải đoan trang; Đánh trận như sấm sét, sắp đặt khéo léo như quý nhân; Suy tư như ánh chiều, mệnh lệnh như sương tuyết; Được như thế mới đảm đương được việc lớn của quốc gia.
Việc đánh trận cần nắm chắc mười hai cách chắc thắng: Thứ nhất là liên hình, thứ hai là địa cấm, thứ ba là toàn quân ( như nhau để liên kết), thứ tư là mở cửa ( giao đất để liều chết làm tròn trách nhiệm. Thứ năm là chia giới hạn, thứ sáu là phân biệt rõ ràng, thứ bảy là ngũ chướng, rõ ràng đường lối, thứ tám là toàn khúc chia làm nhiều bộ phận để dễ biến hóa, thứ chín là kim cổ là cất nhắc kẻ có công, trọng dụng kẻ có đức. thứ mười là trận xa ứng dụng linh hoạt phương tiện, thứ mười một là tử sĩ là những kẻ tài trí trong ba quân, tung hoành dùng mẹo lạ để chiến thắng, thứ mười hai là lực tốt nghĩa là coi sóc mọi chỗ không lay chuyển. Dạy quân thành thục mười hai phép trên, ai trái lệnh không tha thứ. Được như thế thì có thể làm cho binh yếu trở nên mạnh.
Luận về Ngũ HƯỚNG: Hướng thì có Nam, Bắc, Tây, Đông, Trên dưới, nói về thiên văn địa lý thì Nam thuộc khí Thổ hợp với mệnh người thì thuận, hợp với sự việc thì thành, về Bắc thuộc Kim, Đông thuộc Hoả, Tây thuộc Thuỷ, cứ theo tương sinh thì được lợi, tương khắc thì gặp nhiều khó khăn.
Luận về NGŨ CHƯỚNG: Về Thiên thời thì luận theo ngũ hành mà rõ tượng rõ thời, Địa lợi thì xét thấp cao nông sâu mà dụng sự. Về thế sự, nhân tình thế thái là Nhân hòa, có năm cái mà xấu thì tạo ra năm cái chướng từ Nhân, lễ, nghĩa, trí, tín. Tương ứng là bất nhân, vô lễ, bất nghĩa, vô trí, bất tín. Bất Nhân thì không có người giúp, vô lễ thì bị coi rẻ, bất nghĩa thì bị khinh thường, vô trí thì dễ bị lừa mà mang họa, bất tín thì không có sự giúp đỡ. Năm cái chướng thế gian này trong chiến trận thì thất bại, trong cuộc sống thì bất thành. Gọi là phạm ngũ chướng của Ngũ thường.
Tiến lến xuất thế gian thuận theo pháp giới tính là tính chung của pháp giới (pháp là phân biệt, giới là giới hạn) mà hành sự thì vừa lợi mình, lại lợi cho người, bởi tính trùng trùng duyên khởi chính là thật tính của vạn pháp, là thật Tâm thật Tính của chúng sinh và vạn vật. Về Nhân xuất thế gian là Bố Thí, về Nghĩa xuất thế gian là Trì Giới, về Lễ xuất thế gian là An Nhẫn, về Tín xuất thế gian là Tinh Tiến, về Trí xuất thế gian là Thiền định. Đó là nhân bỏ được cái chướng ngại của thế gian mà tu hành theo pháp Ba la mật của Nhà Phật thì Quả: ‘vạn pháp tự nhiên thành’ là câu kệ thị tịch của Tổ Sư Đạt Ma.
Như vậy thành bại trong thương trường hay chiến trường đều phụ thuộc vào việc nhận thấy Ngũ chướng mà tu Ngũ Ba la Mật để được Trí tuệ Ba la mật là Lục Độ Ba La Mật thì ngoài tâm mình còn độ được tâm của vạn người, theo cái Nhân trong dẹp được Ngũ Ấm Ma, thành tựu cái Quả là Giải thoát tức là bình được cái Tâm Địa thì trên có Thiên Thời, dưới có Địa Lợi, giữa có Nhân hòa đều được an và ổn cả, cho nên:
Về thế gian:
‘Khéo thua không bị chết
Khéo đánh không bị thua
Khéo bày trận không cần đánh
khéo cầm quyền không cần bày trận
Khéo đạo không cần dụng binh.’

Về Xuất thế gian
Khéo Nhẫn thì An (lành)
Khéo cho (bố thí) thì có
Khéo giữ ( giới) thì yên
Khéo Thiền ( định ) thì sáng ( tỏ)
Khéo Tinh ( tiến ) nhanh sang ( bờ giác).
Khéo chọn thì Anh (minh)
Khéo nguyện sớm Thành ( tựu)
Kinh Kim Cương nói rằng: "Có chất bảy báu thế gian cao bằng núi Tu Di thì cũng không bằng trì Tứ Cú Kệ!."
Như vậy pháp thế gian dù có khéo đến mấy cũng chỉ là hòa-hợp-đối-đãi của sự huyễn và tướng huyễn, mà đã Huyễn chắc chắn sẽ Hư.

(Quảng Kiến Nguyễn Việt Hồng) 

Thứ Ba, 1 tháng 10, 2013

20. Ngữ Lục

Cử: Ngài Triệu Châu nói: Khám phá ra được bà tử trên núi Ngũ Đài!
Niệm: 5 nghịch văn lôi bất yếm nhĩ?
Thơ: Tuy nghe sấm động vang trời, nhưng tâm vẫn tĩnh bịt tai làm gì?
Tụng: Đàn chỉ đài sơn tuyệt thị ngoa, Bất lao tiến độ đắc hoàn gia. Can qua bất động nhung tâm phục, Bảo hạp hà tu xuất Thái A.
Thơ:  Lên núi Ngũ Đài hết thị phi
         Về nhà không bận bước chân đi
         Can qua chẳng động quân không phục
         Thái A bảo kiếm rút làm chi.
Ý nói: Khi hoàn thành công phu tu luyện chứng ngộ bản tính Chân Như, không còn bụi trần phiền não, không sắc thanh nào động được đến tâm nữa. Đó là đượcphép chính định ( Samaddi = Tam muội = Tam ma đề = Tam ma địa ), Tâm như như bất động. Lúc đó dẹp hết vọng tam, hết tà niệm, không còn phải hàng phục vọng tâm. Tâm hoàn toàn thanh tịnh sáng suốt. Như giặc đã đầu hàng thì không cần mặc giáp cầm khí giới nữa. Newen có câu: Tâm sinh là muôn phsp sinh ra, Tâm diệt là không còn pháp nào hết. Kinh Kim Cương nói: Muốn hàng phục tâm trước hết phải diệt mọi chấp trước, nhất là chấp 4 tướng: Nhân, Ngã, Chúng sinh, Thọ giả. Đó là tới đich ngay không còn cần đi cầu xin ở đâu nữa. 

Thứ Năm, 12 tháng 9, 2013

Ngữ lục vấn đáp của Vua Trần Thái Tông


NGỮ LỤC VẤN ĐÁP
Câu chuyện đối đáp Thiền ngữ của Vua Trần Thái Tông ( Ông Nội của Vua Trần Nhân Tông sơ tổ thiền phái Trúc Lâm Yên Tử ) 
1. Một hôm Vua đến chùa Chân Giáo, Ngài Tống đức Thành hỏi: Khi đức Thế Tôn chưa rời khỏi cung trời Đâu Suất mà đã xuống cung Vua, vẫn còn ở trong bào thai mà đã độ được cho người xong rồi thời như thế nào?
Vua nói: Thiên giang hữu thủy Thiên giang Nguyệt
     Vạn lý vô vân vạn lý Thiên
Dịch thơ:        Ngàn sông đáy nước trăng in khắp
​.    Muôn dặm mây quang vẫn một trời.
Ý nói: Phật tính vốn không có sinh-diệt, đến-đi, giống-khác, có-không đến hình tướng nói năng.Nhưng Phật Tính vẫn đầy đủ vô lượng công đức trí tuệ Vô lậu để cứu độ chúng sinh. Lại không chia                                                                thời gian, vị trí, một niềm bình đẳng. Như mặt trăng soi khắp mọi nơi hễ đâu có nước liền có bóng trăng hiện lên. Vậy ai có duyên đều được Phật độ, không hề phân biệt. Khi còn là chúng sinh bị màng vô minh che khuất. Tính Chân thật (Phật Tính) cũng như bầu trời u ám đầy mây đen che kín. Mây đen tan đi thì chỉ còn là cả một bầu trời trong sáng. Cũng như khi chúng sinh phá tan hết màng vô minh (si mê) đi rồi thì giác tính hiện ra, thị hiện thành Phật, cùng với mười phương chư Phật đồng một thể tính chân như bình đẳng ( Quy nguyên vô nhị, yếu thị chư Phật thể giai đồng ).

2. Hỏi: Khi chưa lìa ra khỏi đã được nhờ dạy bảo, lúc ra rồi thì việc đó thế nào?
Vua nói: Vân sinh phục đỉnh đô  bạch
Thủy đáo Tiêu tương nhất dạng thanh.
Dịch thơ:Ngọn núi kéo mây đen với trắng
Tiếu tương nước tới ánh trong xanh.
Ý nói:Bản tính Chân Như vốn không có sinh diệt. Sự sinh diệt chỉ là giả dối hiện ra như đám mây từ ngọn núi đùn lên, người đứng xa trông thấy có mầu đen và trắng. Nhưng người ở tại chỗ thì không thấy gì cả. Như nước theo thời gian xứ sở chảy đi khắp mọi nơi. Dù chảy đến đâu chăng nữa chất ướt của nước vẫn không hề thay đổi, khi gió yên sóng lặng vẫn trong xanh. Đấy là đạo lý Tùy duyên bất biến.

3. Hỏi:Tạnh rồi trông rõ núi. Mây đi trong hang sáng. Vậy cái gì gọi là ẩn và hiện chỉ một.
Vua nói: Trừ thị Ngã gia chân đích tử
Thùy nhân cam hướng lý đầu hành
Dịch thơ:Phải là dòng giống nhà ta
Người ngoài ai dám vào ra chốn này?
Ý nói: Phải là những người giác ngộ thấy được Chân Tâm, tỏ được Phật tính mới thấu triệt giáo lý Sắc tức là không. Sắc không chỉ là một chứ không phải là hai. Tất cả mọi sắc tướng nhìn thấy trước mắt đều do các cực vi hợp thành. Có đến 825.943 cực vi hợp lại thành một hạt bụi. Cực vi đều có bốn chất: rắn, ướt, nóng, động ( địa, thủy, hỏa, phong) tạo thành. Theo luận câu xá trang 208 bản Viện Phật học Vũ Xương in năm 1934: tất cả núi sông… là các sự tướng đều luôn luôn biến động thay đổi không ngừng, không có chi là vĩnh viễn. Cũng như đám mây ở giữa hư không hiện ra một thời gian rồi lại tan về với hư không.

4. Hỏi: Xưa nay không có đường nào khác, người đi tới nơi cũng vẫn là một, Sao lại có việc Thế Tôn đắc đạo?
Vua nói: Xuân Vũ vô cao hạ
Hoa chi hữu đoản trường
Dịch thơ:Xuân vê mưa khắp gần xa
Cành kia dài ngắn chỉ là tại đây
Ý nói: Những phương pháp Phật dạy mục đích chính là độ cho chúng sinh thoát vòng si me khổnão, vì chỗ hoàn toàn sáng suốt tiêu dao tự tại, hết luân hồi sinh tử, lên ngôi Chính Giác ( thànhPhật) những pháp ấy không phải tự nhiên có, đều do chư Phật ra công gắng sức tìm tòi nghiên cứu.Sau đó tu luyện nhiều đời nhiều kiếp mới chứng được đạo Vô thượng. Lại đem chính Đạo ra dạy bảo chúng sinh đều thành chính quả như chư Phật. Nhưng trình độ hiểu biết ( căn cơ) cũng như tu hành đều không giống nhau. Do đó sự tiếp thu và kết quả cũng lại khác nhau. Không khác chi trời mưa mùa xuân tuy chỉ có một mà cây cỏ cao thấp không đều. Nên sự thấm nhuần nước mưa nhiều ít cũng lại tùy sức từng loài, chính do tại cây chứ không phải tại mưa có thiên vị.

5. Hỏi: Ai ai cũng đầy đủ cả, người nào cũng toàn vẹn rồi. Vậy đức Thế Tôn còn phải vào núi tu Đạo làm gì nữa?
Vua nói: Kiếm vị bất bình khai báo hạp
Dược nhân liệu bệnh xuất kim bình.
Dịch thơ:Thuốc cần trị bệnh nên mở lọ
Bởi thấy bất bình rút kiếm ra.
Ý nói: Chư Phật vì thấy chúng sinh khổ não nên tìm đạo giải thoát để cứu giúp cho. Cũng như các anh hùng thấy sự áp bức bất công mới tìm cách xóa bỏ bất công ấy, để đem lại tự do binh đẳng cho nhân dân. Cũng vì có nhiều tật nên các danh y phải chế ra nhiều loại thuốc chữa bệnh. Vậy khi nào chúng sinh hết khổ thì Phật cũng hết việc cứu khổ chúng sinh. Cho nên kinh kim cương nói: Phật độ vô lượng chúng sinh mà không có một chúng sinh nào được Phật độ cho cả.

6.Hỏi: Trong mắt còn để bụi, trên thịt bị khoét thủng. Như thế thì đối với người tu học đã được phần nào gọi là tu chứng chưa?
Vua nói: Lưu thủy hạ sơn phi hữu ý
Bạch vân xuất trụ bản vô tâm.
Dịch thơ:Suối chảy xuống chẳng thể lên
Mây kia xuất hiện chẳng tên tuổi gì.
Ý nói: Chúng sinh làm việc gì cũng mong cầu phúc lộc danh lợi, sao cho được sung sướng ở cõi người cõi trời. Chư Phật Bồ tát dạy chúng sinh tu theo Đại Thừa, Tâm thân hành Đạo phải không mong cầu chứng Đắc ( Vô đắc ) thì mới chứng Đắc được Đạo Vô sở đắc là Phật quả cao siêu không gì có thể hơn được. Sự chứng Đắc cái “ Vô sở Đắc” này được thể hiện rõ ở nới tu hạnh Bồ Tát, đến mức độ dù thịt bị khoét thủng cũng vẫn không có sân giận, không sinh tâm ưa ghét đối đãi phân biệt. Giống như dòng suối khi chảy xuống núi không có ý muốn mong cầu gì, như mây trắng ra khỏi nguồn gốc và chỗ dựa vốn chẳng có tâm niệm hy vọng gì.

Chủ Nhật, 25 tháng 8, 2013

BINH PHÁP


   



Binh Pháp
THỂ DỤNG TƯỚNG TÍNH



 (Quảng Kiến Nguyễn Việt Hồng)


Bấy lâu nay thiên hạ đóng băng, dòng tiền ra vào khó khăn. Doanh nghiệp trong thì cạn lương thảo (Thiếu tiền) ngoài thì giặc vây (thóc ít gà nhiều --; cạnh tranh cao) nên không tiến lên được. Rảnh rang đọc lại người xưa rồi trông lại nay là một việc nên làm. Bây giờ Quản trị doanh nghiệp mong sao cho thông tỏ được Thể và Dụng để trong yên được anh em ngoài mở rộng được thị trường. Điều này CÓ khó KHÔNG !!!


Bàn v TH BINH PHÁP chính là bàn v TƯỚNG cng TÍNH
TƯỚNG thì nên ging Khương T Nha 90 tui ngi bên b sông V buông câu. TÍNH không đ câu cá mà là câu Vua, hay như gia cát Khng Minh nm khnh lu tranh ch chân chúa. TÍNH đ " Long trung quyết kế, thiên h chia ba" Hay cht nh li Hưng Đo Vương vườn không nhà trng TÍNH ch cho gic Nguyên Mông mi mt mi tràn xung đánh...Chao ôi, nhng v y du đã khut vào c cây nhưng s sách vn lưu truyn danh thơm muôn thu. Đến ti đây năm 2013 ngày 25 tháng 8 k nim 101 tui Đi tướng Võ Nguyên Giáp, Ông cũng như các danh tướng Vit Nam trong lch s, TƯỚNG là chú trng ngh thut ly ít đch nhiu, ly yếu chế mnh, ly thô sơ thng hin đi. TÍNH phi "Thn tc, thn tc hơn na; táo bo, táo bo hơn na; tranh th tng phút, tng gi; xc ti mt trn; thng nht đt nước!"
Bàn v DNG BINH PHÁP có câu:
Ngun sâu nên nước chy, nước chy là cái lý sinh ra con cá. R sâu nên cây ln, cây ln là cái lý sinh ra qu. Người quân t cùng chí hướng nên hp nhau, hp nhau là cái lý sinh ra s vic. Đ phc lòng người Ông T ca binh pháp Khương T Nha đã đáp li li vn hi ca Văn Vương làm thế nào đ có được thiên h rng:
- Tri có thi, đt có ca, cùng hưởng vi người là có nhân. Nhân đâu thiên h theo v đy.
- Gii cái khó ca người, cu người lúc hon nn, giúp người khi khn khó là Đc. Đc đâu thiên h theo v đy.
 TƯỚNG TÍNH TH DNG chính là yếu t căn bn ni dung ca giáo lý nhà Pht. Khi nghiên cu tìm hiu phi biết được cái gì là TH là DNG mi không chp ngón tay là Trăng. Như vy kinh doanh theo Th Dng chính là vic thc hin Thin Nghip. Vic to ra li ích cho mình, li ích cho đi tác và giá tr cho xã hi là hành Nghip Thin. Đây chính là Binh pháp Th Dng, có được Chân binh pháp này ri thì đâu phi dng mưu trong mi ly được lòng người ngoài mi có th trường bn vng.