Đức Phật với Phật giáo
Trước hết nói về mục đích của Phật giáo. Nói về Phật giáo là nói gộp của Phật pháp và Phật đạo.
- Phật pháp diễn đạt tánh-tướng giác ngộ của Phật.
- Ðạo Phật cung cấp những chỉ dẫn tu tập về thân và tâm để đến được với bản Tính và tự do, cũng là nghĩa của giải thoát, vượt qua những phiền não cảm nhận từ một cái ngã như huyễn.
Phát huy trí tuệ và tỉnh thức đối với bản tính tức Phật pháp. Ðến được với thực chứng trong ta và sống tùy thuận thực tại tức Phật đạo.
Ðây là một bảng chỉ đường thâm sâu làm thế nào để viên dung hai mặt của Phật giáo -tức Phật pháp và Phật đạo.
Cụ thể Phật giáo có 4 mục đích như sau:
1- Làm cho chúng sinh nhận rõ Phật tính, ( nghĩa là biết mình cũng có tính thanh tịnh sáng suốt như Phật ), từ đó tinh tiến tu hành để tự giải thoát
2- Chỉ rõ cho chúng sinh nhận thức rõ các pháp hữu vi là vô- thường, khổ không, vô ngã, bất tịnh.
3- Phát tâm Bồ- đề, tu hạnh Bồ tát, độ thoát chúng sinh.
4-Vui sống với Chân - Thường, Chân - lạc, chân- ngã, chân- tịnh.
Đối với đạo Phật: vào phải có TÍN, vượt qua phải có TRÍ.
Tín là chính tín là tin theo lẽ phải theo chính lý. Nghĩ là tin chắc Phật là bậc giác ngộ toàn giác, lời Phật dạy là con đường giúp mình thấy và sống được với chân lý.
Có tin mới yên tâm thực hành thể thành đạo quả.
Trí là nói về Trí Bát nhã, là trí tuệ nhận thấy thực tướng, thực tính của vạn vật, đó là cái thấy bình đẳng vô phân biệt.
Ví dụ gặp người kém mình không khinh, gặp người giàu có mình không lụy thì đó là biểu biện của người sống với tâm trí Bát nhã.
Từ đó khởi ra tâm từ bi, là giúp người kém được như mình ( là hạnh Bố thí) , học hỏi người hơn mình để tương lai mình được như họ là hạnh Tinh- tiến.
Hiểu và sống như vậy thì tâm không còn phiền não chi phối cuộc sống. Gặp khó thì an nhiên đối mặt để chuyển hóa, gặp thuận lợi thì tiến lên mà không bị cái bản ngã là cái tôi tối tăm chi phối.
Bố- thí, Tinh tiến là hai trong Lục độ ba la mật, là hạnh tu hành của một người từ sơ phát tâm Bồ đề đến khi thành Phật đạo.
Tiến trình đó là Phát Bồ đề tâm- tu Bồ tát đạo - hành Bồ tát hành để thành Bồ để quả. Lục độ thuộc Bồ tát đạo gồm: Bố thí, trì giới, an nhẫn, tinh tiến, thiền định, Bát nhã.
3 cái đầu là Chân lý là diệu dụng của bản lai diện mục. Điều thứ 4 là con đường thể nhập Chân lý.
Phần 2: Đức Phật
Người tu hành quan trọng nhất là phải hiểu Phật. Đức Phật có dạy rằng: " nếu tin ta mà không hiểu ta, thì là phỉ báng ta". Vậy Phật là gì? Cần phải hiểu cho tường minh, nếu ko sẽ nhầm lẫn với các thánh nhân của các đạo giáo khác.
Cụ thể, Phật có ba đức như sau:
1- Đoạn đức: Tức là diệt sạch tất cả những hiện trạng phát hiện ra ngoài, và những động lực tiềm tàng bề trong, của các phiền não tham, sân, si ba thứ độc căn, ( tam độc ) gây ra tham tàn, giết chóc và manh động.
2- Trí đức: Tức giác ngộ một cách cùng tột tất cả các hiện tượng riêng biệt và những đặc tính tương qua hiện hữu, tính, tướng, dụng không mặt nào không chứng ngộ, tức thể nghiệm được tính cách của vạn hữu, biết rõ được biến thái của hiện tượng, và hoạt dụng được năng lực của các pháp.
3- Ân đức: Tức cứu độ một cách bình đẳng tuyệt đối và phổ biến tất cả các loài chúng sinh, làm cho chuyển mê thành ngộ, bỏ ác làm lành để hết khổ được vui.
Đó là 3 đức để cấu tạo nên một đức Phật, một vị “hoàn nhân”. Nhưng ba đức như vậy cũng chỉ là biểu hiện toàn thể của Phật tính mà ai cũng vốn có, khả năng ấy, như đức Phật đã xác định, nó có 3 phần:
1) Đức DŨNG, tức năng lực thực hiện đoạn đức, nói cách khác đoạn đức là biểu hiện của đức dũng
2)Đức TRÍ, tức năng lực thực hiện trí đức
3) Đức BI, tức năng lực thực hiện ân đức, nói một cách khác, ân đức là sự biểu hiện cụ thể của đức Bi.
Bi trí dũng là thành phần của Phật tính, đức Phật đã phát huy đầy đủ Phật tính ấy nên được đạt đến địa vị Phật-đà.
Thơ rằng:
Có Không vô trược thể Giác-Viên
Bản thể Chân-Như ấy quán Thiền
Diệu-dụng Bồ-đề là đắc đạo
Thập Ba-la-mật độ nhân thiên.
( Hậu học Quảng Kiến )