Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2011

Phong Thủy - Phương vị trong Kiến Trúc


Lời bch

Khoa học Phong Thuỷ đã ra đời cách đây hàng ngàn năm và là một môn khoa học đồ sộ, nghiên cứu khoa học Phong Thủy ứng dụng cho chúng ta các lời khuyên về cách kiến tạo một môi trường sống thoải mái và tích cực. Hệ thống bài viết nghiên cứu về Phong Thuỷ ứng dụng chúng tôi sẽ trình bày đầy đủ các tri thức về khoa học Phong thuỷ đối với việc lựa chọn nhà ở nhằm giứp cho độc giả qua đó xem xét đối chiếu để ứng dụng nhằm tránh được các hung sát và tạo ra môi trường sống tốt đẹp hơn cho mình.
                Xưa Ông Cha ta thường chọn vị trí làm nhà ở nơi: “ Núi Cửu Hoa, chùa ẩn trong mây, sông Thanh Qua cầu vờn thành liễu”. Thôn xóm nằm gọn  trong vòng ôm của vòng liễu, có dòng nước uốn lượn, phía Bắc xa xa có núi xanh như bình phong chắn ngữ. Động và tĩnh hài hoà làm cho con người sinh sống trong môi trường thật dễ chịu.
                Nay Thầy phong thuỷ cũng như Kiến trúc sư đều nhất quán là công trình kiến trúc phải hài hoà với thiên nhiên. Nhà và môi trường chứa đựng ngôi nhà gắn bó với nhau, tôn thêm dáng vẻ và tiện nghi cho nhau là điều tốt nhất. Thầy phong thuỷ xưa muốn làm nhà bên sông, kề núi. Chúng ta bây giờ không có điều kiện lựa chọn đất làm nhà cho mình theo kiểu tự chọn như thế, nhưng khi thiết kế những nơi nghỉ ngơi, giải trí, chúng ta cũng chọn vị trí theo cách người xưa. Khi xem đất làm nhà, điều cơ bản của phong thuỷ xưa là xem thế núi, thế nước. Mạch và khí là hai thứ cơ bản. Cụ Tả Ao người được coi là Thánh địa lý của Việt Nam cách đây hơn 400 năm đã chỉ cho hậu thế cách tìm ra các mảnh đất kết (mạch và khí tốt) để chọn nơi làm nhà để con người sống ở đấy được sức khoẻ, được giàu sang, quyền quý…như sau:
…Mộc tiết văn đỗ Trạng Nguyên
Kim loan võ được tước quyền Quận Công…
…Muốn cho con cháu nên quan
Thì tìm Thiên Mã phương Nam ứng chầu…
(*). Chúng tôi sẽ có bài viết về cách nhận biết long mạch, và các cuộc đất tốt theo Phong thuỷ chính tông.
Phương Đông bây giờ lựa chọn mảnh đất hay căn hộ để ở và kinh doanh nhất nhất theo tiêu chí nhất cận thị - nhị cận giang - tam cận lộ, Phương Tây cũng dựa vào ba nguyên tắc bất biến để chọn nơi ở và kinh doanh đó là: 1-Vị trí;2-Vị trí; 3-Vị trí đấy là nói lên những điều quan trọng tạo lợi điểm khi mua đất cất nhà, từ Xưa đến Nay, từ Tây sang Đông vẫn không khác nhau bao nhiêu khi xét giá trị một bất động sản.
                Nhằm giúp độc giả lựa chọn được ngôi nhà đáp ứng được nhu cầu sống của mình mà phù hợp với Phong thuỷ chúng tôi xin giới thiệu các nguyên tắc cơ bản nhất của khoa Phong thuỷ ứng dụng như sau:
Nguyên tắc về Phương vị: Nguyên tắc đầu tiên chúng ta cần xem xét phương vị của khu đất có phạm vào Tứ lộ Hoàng tuyền hay Bát Sát Hoàng tuyền hay không?
                 Nói đến HOÀNG TUYỀN là nói đến 1 phương vị gần như bất khả xâm phạm trong Phong Thuỷ. Bởi các hung phương như THÁI TUẾ , NGŨ HOÀNG SÁT , TAM SÁT thì chỉ theo năm mà di chuyển đi , còn HOÀNG TUYỀN là phương vị cố định. Khi nhà , mộ mà xác định hướng nào đó là đã có 1 vài phương hướng không thể phạm. Chữ " phạm" ở đây ý nói ở những nơi ấy có thể kiêng kỵ : phóng thủy ( thãi nước ra ) , đường đi, nước chầu lại , lạch nước...vv...thậm chí ngay cả trổ cửa , chọn ngày giờ khởi công cũng phải tránh nó.
Nguyên tắc thứ hai: cần xem xét ngôi nhà đó có bị tiểu Không Vong, Đại Không Vong hay không?.Để biết được điều này phải cần tới Thầy Phong Thuỷ tới địa điểm khu đất hay ngôi nhà rồi sử dụng một dụng cụ gọi là La Kinh mới có thể phát hiện ra được.
Nguyên tắc Nhất vị nhị hướng: Khoa Phong thuỷ dựa trên nguyên tắc “Nhất vị nhị hướng”, tức là vị trí quan trọng nhất rồi mới đến hướng. Bởi bất cứ công trình nào cũng chịu ảnh hưởng bởi hai thứ khí gọi là Nguyên Khí và Thực Khí. Nguyên khí là dòng khí từ dưới đất bốc lên, khí của cửu cung trong vùng khí trường. Còn thực khí là khí nổi trên mặt đất, biến đổi linh hoạt không ngừng khoa phong thuỷ lấy bát khí để tượng trưng cho nó. Cái sát của Thực Khí do các vật thể và công trình kiến trúc bên ngoài gây ra như một góc nhọn, một con đường( góc Ao ,đao Đình) không hung hoạ bằng cái sát do Nguyên Khí xấu của bản trạch (âm khí) gây ra. Ví dụ nhà WC bố trí vào cung Âm quý nhân, bàn thờ vào Đại Sát, Thiên hình…
Chúng tôi xin nêu ra một số loại sát khí thuộc Thực Khí:
1.       Trực xung sát: Nhà phía trước mặt hoặc sau lưng bị một con đường hay dòng nước đâm thẳng vào.
2.      Tiêm xạ sát: là chỉ ngôi nhà bị hai con đường giao nhau tạo thành góc nhọn xung thẳng tới
3.       Tà hoành sát: Là bị một con đường hay dòng nước đam xéo tới.
4.      Liêm đao sát:Chỉ ngôi nhà phía trước mặt hay sau lưng có một con đường hay dòng sông ưỡn bụng hướng về tựa như cái lưỡi liềm đang cắt vào nhà.
5.      Thiên trảm sát (lưỡi đao trời): là chỉ nhà trước mặt hoặc sau lưng bị khoảng cách (khe hở) giữa hai nhầ cao tầng đối diện đâm thẳng tới.
6.      Phản quang sát:Nhà bị bức tường kính hoặc nhiều cửa kính lớn của một toà nhà đối diện phản chiếu ánh sáng vào.
Nguyên tắc để nhận biết nhà nằm trên vùng đất tốt: Bên tả(trái) có nước chảy là thế Thanh Long. Bên hữu( phải) có đường dài là thế Bạch Hổ. Thế đất có ao, đầm đàng trước là Chu Tước. Thế đất đằng sau có gò đống núi non là thế Huyền Vũ.
Long là dương, Hổ là âm. Long Hổ phải tương nhượng nhau thì gia đình hoà thuận, trai gái xum vầy.
Núi chủ tĩnh( đứng yên) là âm thì nước chảy( chủ động) là dương. Thế đất đẹp là thế có núi chủ tĩnh quay đầu như động, nước chủ động nở rộng lững lờ như chảy, như không, lưu luyến dùng dằng. Núi và nước cặp kè bên nhau, bảo vệ nhau, nuôi dưỡng nhau là thế đất tuyệt vời.
Nguyên tắc để định hướng ngôi nhà ?
1.      Hướng nhà: Là hướng của đường thẳng vuông góc với mặt tiền của nhà.
2.      Mặt tiền: Là mặt có chứa cửa chính của ngôi nhà.
3.      Toạ sơn: Là hướng của đường thẳng vuông góc với mặt hậu của ngôi nhà.
4.      Mặt hậu: Là mặt đối diện với mặt tiền nhà
5.      Hướng cửa, cổng: Là hướng của đường thẳng đi qua tâm nhà và tâm của cửa, cổng nhà (không phải là hướng vuông góc với cổng, cửa)
Mệnh cung phối hướng là gì?
                Là cách xác định ở mức độ đơn giản và chung nhất giữa con người và nhà cửa, bằng cách dùng phép Đại du niên biến quái để xem cung phi bản mệnh của những người ở trong ngôi nhà với hướng nhà. Sự biến đổi của bát quái thực hiện theo phép Đại du niên biến hình thành 8 khí như sau:
1.      Sinh khí:  Là cát khí, chủ sự thông suốt, sinh sôi, nảy nở. Sinh khí chủ về phát Phúc, thăng tiến, thông minh sáng suốt, hiếu lễ, sự trung hậu, trước sau cẩn trọng.
2.      Ngũ quỷ: Khí ra ngũ quỷ là hung;dễ gặp thị phi khẩu thiệt, gặp những sự quấy rối,phá ngang. Công việc tién hành gặp nhiều trắc trở, lận đận khó thành.
3.      Diên niên: Là cát khí biểu hiện dự vững vàng, thuận hoà, êm đẹp. Gặp khí Diên niên là gặp may mắn trong các quan hệ xã hội, kinh doanh thăng tiến, mưu sự đạt kết quả, tình duyên êm đềm.
4.      Tuyệt mệnh: Là hung khí. Tuyệt mệnh là hết đường, là sự chia cắt, ly tán, là tai ương tật ách. Gặp khí tuyệt mệnh gia đạo bất an, gặp sự chẳng lành, công việc, kin doanh vướng mắc, gẫy đoạn khó thành.
5.      Thiên Y: Là cát khí, biểu hiện sự tăng tài, tiến lộc. Quẻ biến thành thiên y là được hộ trì, mưu sự thành đạt.
6.     Lục Sát: Là Hung khí. Thể hiện có sự thiệt hại, đứt đoạn, mất mát những gì thuộc về chủ thể có quyền chăm sóc. Lục sát còn gọi là Vãng Vong chủ sự hao tán, mất mát, sức khoẻ suy kém, sinh khí hao tổn.
7.      Hoạ Hại: Là hung khí, cũng giống như Lục Sát là biểu hiện tình duyên chia cắt, giao dịch thua thiệt, bệnh gia tăng, khí lực tổn thất, gia đạo bất an.
8.     Phục vị: Là khí quân bình cát hung biểu hiện sự yên bình và ổn định
Ví dụ về mệnh cung phối hướng của Nam chủ nhà sinh năm Đinh Tỵ 1977, mệnh cung phối hướng là Khôn, nếu nhà hướng Cấn là được Sinh Khí. Con gái sinh năm 1981, mệnh cung là Cấn, nếu nằm giường ngủ hướng Tốn là gặp khí Lục Sát.

Sơ đồ mẫu các vấn đề cần chú ý khi thiết kế nhà theo khoa học Phong thuỷ:

 

Thứ Tư, 28 tháng 9, 2011

Phong Thủy - THIÊN VĂN, ĐỊA LÝ, DỊCH LÝ


       Ngôi nhà ở gần như là sự nghiệp của cả đời mỗi con người nên khi có điều kiện để xây nhà hoặc mua cho mình một ngôi nhà, ai cũng mong cho ngôi nhà của mình sẽ mang đến cho bản thân và toàn thể gia đình thật nhiều may mắn, công danh sự nghiệp hiển vinh, gia đình giàu sang phú quý, con cháu thành đạt… Chính vì vậy, theo phong tục của người Á đông nói chung và người Việt nói riêng từ xưa tới nay vẫn có phong tục dựa vào phong thuỷ khi tiến hành mua đất xây nhà. Theo quan niệm của phong thuỷ, một ngôi nhà được chọn phù hợp về phong thuỷ sẽ đem lại nhiều thuận lợi cho gia chủ về tài vận, sinh khí, sức khoẻ gọi là cát; ngược lại ở trong ngôi nhà có phương vị xấu khiến gia chủ lâu ngày phát bệnh, làm ăn lụi bại thậm chí còn nguy hiểm đến cả tính mạng cho bản thân và mọi người trong gia đình…
Giúp các bạn có một số cách chọn đất, mua và xây nhà, bút giả xin giới thiệu một số bước cơ bản áp dụng các nguyên lý của thuật Phong Thủy theo Thiên Văn, Địa Lý, Dịch Lý như sau:
-         Làm nhà theo Thiên Văn là việc chọn ảnh hưởng tốt nhất của mặt trời, mặt trăng và các tinh tú vào nhà.
-         Làm nhà theo địa lý là chọn vị trí thế đất, phương hướng, bố cục thích hợp với tâm sinh lý của con người, làm cho không khí trong không gian ở được điều hòa tạo ra môi trường sống tốt nhất.
-         Làm nhà theo dịch Lý là áp dụng các quy luật về âm dương ngũ hành, cửu cung bát quái để ngôi nhà có được sự ảnh hưởng tốt nhất của thiên nhiên.
Cụ thể có 8 bước chính khi tiến hành chọn hướng để xây nhà:
Bước 1:   Xác định tuổi của chủ nhà ( Tuổi áp dụng trong phong thuỷ phải là tuổi âm lịch)  Trong Phong thủy để chọn được tuổi làm nhà phải tìm mệnh cung, mệnh niên và mệnh can, ngoài ra phải tìm tuổi sao và cầm tinh con thú nào trong nhị thập bát tú.
Bước 2: Dùng la bàn để xác định hướng nhà, sau đó lấy toạ sơn ( Hướng gốc - Vị trí phương hướng của nhà)
                                 Đông nam                Chính Nam                   Tây nam






chính Đông chính Tây


                                  Đông bắc                Chính Bắc                      Tây bắc
Bước 3: Phối hợp mệnh cung phối hướng bằng cách dùng phép Đại diên niên biến quái  để xem xét giữa quẻ cung phi bản mệnh của trạch chủ với hướng nhà để xác định sự hoà hợp giữa con người với hướng nhà.
Xác định mình thuộc loại Đông mệnh hay Tây mệnh; Những người có cung phi bản mệnh ra Khảm, Chấn, Tốn, Ly thuộc về Đông mệnh. Những người có cung phi bản mệnh ra Càn, Khôn, Cấn, Đoài thuộc về Tây mệnh.
Hướng nhà cũng được chia làm hai loại Đông trạch và Tây trạch. Nhà hướng Khảm, Chấn, Tốn, Ly thuộc Đông trạch, Càn, Khôn, Cấn, Đoài thuộc Tây trạch.
Người Đông mệnh ở Đông trạch, người Tây mệnh ở Tây trạch được hưởng cát khí, còn ngược lại người Đông mệnh ở Tây trạch, Tây mệnh ở Đông trạch thường phải nhận hung khí.
Bước 4: Áp dụng nguyên lý cơ bản: Khi mua nhà, xây nhà nên tránh Đông trạch gặp Tây trạch. Trong bát trạch có 8 khí thể hiện cho tính chất cát hung gồm tứ cát tinh và tứ hung tinh, tứ cát tinh là: Sinh khí (Đại cát), Diên niên (Đại cát), Thiên y ( Trung cát), Phục vị ( Tiểu cát); tứ hung tinh là: Tuyệt mệnh ( Đại hung), Ngũ quỷ ( Đại hung), Hoạ hại ( Trung hung), Lục sát ( Tiểu hung). Sắp xếp 8 khí  trên có rất nhiều quan điểm nhưng có một nguyên tắc phải tuân theo là nếu Tây tứ trạch gặp Đông tứ trạch là hung tinh. Chúng ta nên vận dụng theo nguyên lý chế khăc lấy cát chế hung, Sinh khí giáng Ngũ quỷ, Thiên y chế Tuyệt mạng, Diên niên yểm Lục sát, Phục vị yên Hoạ hại. Nguyên lý chế khắc này được người xưa vận dụng để khắc phục các hướng hung tinh, nếu nhà ở phạm Ngũ quỷ nên để cửa bếp quay sang hướng sinh khí, phạm Tuyệt mạng quay bếp sang hướng Thiên y… thì có thể hoán cải được phần nào.
Bước 5- Chọn vị trí cửa, hướng  để được các sao tốt: Việc mở cửa đi cử sổ phải căn cứ vào tính chất lành dữ của 24 sơn vị. Tuỳ theo hướng nhà 24 sơn vị được an theo hệ sao phúc đức bao gồm 24 sao: Phúc đức(tốt), ôn hoàng (hung), tấn tài (tốt), trường bệnh (hung) , tố tụng (hung), quan đới (tốt), quan quý (tốt), tự ải (hung), vượng trang (tốt), hưng phước (tốt), Pháp trường (hung), Điên cuồng (hung), Khẩu thiệt (Hung), Vượng tàm (tốt), Tấn điền (tốt), Khốc thấp(hung), Cô quả ((hung), Vinh phú (tốt), Thiếu vong (hung), Xương dâm (hung), thân hôn (tốt),  hoan lạc (tốt), tuyệt bại (hung), vượng tài (tốt).
Bước 6- Xem xét hướng nhà để xác định hung kiết: Các nhà địa lý cho rằng sự chuyển động của mặt trăng tạo ra sự hung hại cho chủ nhà tuỳ theo mối quan hệ giữa hướng nhà và vị của cửa gọi là phạm hoàng tuyền hoặc bát sát. Việc trổ cửa chọn hướng tránh hoàng tuyền và bát sát chúng ta cũng phải tránh các hướng xấu khác mà phong thuỷ gọi là hình, xung, phá, hại. Vì nếu gặp quan hệ tương phá, tương hại thì tài sản tiêu tan, gặp quan hệ tương xung tương hình thì bị thương, hình sự. Ví dụ: nhà hướng tỵ có thuỷ (đường đi) ở thân chảy vào minh đường thì hướng và thuỷ tương hình. Nhà hướng ngọ gặp sửu thuỷ chảy (hoặc đường đi) vào minh đường là hướng bị thuỷ (hoặc đường đi) tương hại…
Thuật phong thuỷ căn cứ vào hướng nhà để xác định đại hung hay đại kiết (tốt), căn cứ vào 24 cung của hệ phúc đức để xác định tiểu hung hay tiểu kiết.
 Ngoài ra chúng ta nên xem xét hướng nhà theo 64 quẻ của kinh dịch để biết lục thân: Phụ mẫu, huynh đệ, tử tôn, thê tài, quan quỷ, và để biết cát hung của lục thần: Thanh Long, Bạch hổ, Huyền vũ, Phi xá, câu trần và Chu tước. Việc chọn hướng nhà theo 64 quẻ cho phép kết hợp với ngày tháng năm và giờ khởi công, cất nóc để tạo được quẻ có vượng khí. Chủ động tạo được vượng khí của dụng thần theo ý muốn. Ví dụ muốn thăng quan tiến chức thì chọn ngày tháng để hào quan được vượng, sinh v.v…
Bước 7 - Phong thuỷ nội trạch:  Muốn cho một ngôi nhà hoàn chỉnh thì các công trình phụ không kém phần quan trọng mà còn có tác dụng biến ngôi nhà hung thành cát và ngược lại biến cát thành hung. Vì vậy ngoài những nguyên tắc chọn hướng nhà theo các bước trên, chúng ta còn phải xem xét một vấn đề trong bố cục nhà ở gọi là phong thuỷ nội trạch gồm như : Nhà vệ sinh,hướng thoát nước,  Nhà bếp. Thông thường dù ở trạch nào cũng không nên bố trí nhà vệ sinh ở giữa nhà mà phải căn cứ vào đại môn (cửa chính) của nhà mình chạy thần sát bạn sẽ tìm thấy cung nào có vị trí xấu để đặt. Phương án lựa chọn thoát nước thải (nước vệ sinh tắm giặt, rửa đồ dùng gia dụng, nước mưa) phải chọn hướng để tránh hoàng tuyền. nếu hoàng tuyền ở mé phải thì thoát nước ở mé trái và ngược lại.
Nhà bếp cũng nên đặt ở vị trí theo nguyên tắc người có mệnh cung là Đông mạng: Chấn, tốn, ly, khảm. Phải đặt nhà bếp ở phương vị Tây trạch: Càn, Khôn, Đoài, Cấn và ngược lại người có mệnh cung là Tây mạng: Càn, Khôn, Đoài, Cấn. Phải đặt nhà bếp ở phương vị Đông trạch: Chấn, tốn, ly, khảm.
Bước 8 – Chọn tuổi xây nhà:  Theo tập tục dân gian chọn tuổi làm nhà phải tránh 3 tuổi là kim lâu, hoang ốc và tam tai như sau: Các Tuổi kim lâu: 12,15,17,19,21,24,26,28,30,33,35,37,39,42,44,46,48,51,53,55,57,60,64,66,69,71,73,75.
Tuổi hoang ốc (gồm địa sát, thọ tử, hoang ốc) : 12,14,15,18,21,23,24,27,29,30,32,33,36,38,39,41,42,45,47,48,50,51,54,56,57,60,63,65,66,69,72,74,75.
Khi được tuổi xây nhà chúng ta cần chú ý chọn giờ, ngày, tháng khởi công xây dựng nhà là tiêu chí quan trọng nhất để tạo được khí sinh vượng của các quẻ, sinh vượng của các dụng thần theo ý muốn của chủ nhà như muốn thịnh về quan chức, giàu sang phú quý, hay tử tôn thịnh vượng v.v…
 Bài đăng trên tạp chí của VCCI (Tiềm năng Việt - Phòng thương mại công nghiệp Việt Nam) - Bút giả: Ths.KTS Nguyễn Việt Hồng

Thứ Hai, 26 tháng 9, 2011

Phong Thuỷ - Cấu trúc hình khối, màu sắc công trình


Trời đất là đồng nhất, âm dương là một thể, vũ trụ nhất nguyên.Người xưa đã nhận thức được rằng con người và trời đất đều quan trọng như nhau từ đó hợp thành tam tài. Khoa học phong thuỷ cho rằng thiên vận xoay chuyển thì địa khí phải thích ứng theo, địa vận chuyển dịch thì thiên khí cũng phải thuận theo, thiên khí chuyển dịch ở trên và con người thích ứng với nó.
Thuật Phong Thuỷ nghiên cứu phương pháp tạo ra sự hài hoà giữa đời sống con người với môi trường sống (trời và đất), để con người được mạnh khoẻ, mọi sự phát triển theo chiều hướng tốt. Bởi vậy về phương diện nào đó, một công trình kiến trúc khi đã hình thành và tồn tại thì luôn luôn có sự tương tác ảnh hưởng đến con người. Do đó quá trình thiết kế kiến trúc phải xét đến 5 yếu tố tối quan trọng khoa phong thuỷ gọi là dương cơ ngũ yếu:
1.       Địa thế đất
2.       Hình thể (cấu trúc hình khối)
3.       Cổng, cửa
4.       Nước và cấp thoát nước
5.       Bố trí nội thất
Ở phạm vi bài viết này chúng tôi giới thiệu cách đánh giá và xem xét tính chất ngũ hành hình thể  của công trình từ đó bạn đọc đối chiếu với hành của bản mệnh, thuận theo quy luật tương sinh để công trình có sự hài hoà và cân bằng về âm dương, ngũ hành. Được như vậy mới góp phần tạo ra sự hoà hợp tốt nhất của Thiên – Địa – Nhân, yếu tố tiên quyết cho sự phát triển bền vững. 
Thuật phong thuỷ coi trọng hình thể (hình khối) công trình bởi sự ảnh hưởng đến cuộc sống của những người cư ngụ. Cũng như trong nhân gian ta thường nói: “ ở bầu thì tròn ở ống thì dài”vì vậy việc nghiên cứu ứng dụng các nguyên tắc của Thuật phong thuỷ vào việc thiết kế hình khối công trình là rất cần thiết.
Hình khối công trình là sự tổng hợp các yếu tố của kết cấu và vật liệu hoàn thiện, xác định nên một cấu trúc chỉnh thể của công trình. Hình dáng công trình được tạo nên bởi sự kết hợp hài hoà có cân nhắc tính toán giữa các yếu tố như diện tích, cấu trúc mặt bằng, giải pháp xử lý đường nét kiến trúc, cảnh quan môi trường xung quanh…
Như  vậy, hình khối kiến trúc của công trình phụ thuộc vào 3 yếu tố chính:
1.       Diện tích, cấu trúc mặt bằng.
2.       Hình khối tổng thể (bao gồm phần thân và phần mái nhà).
3.       Đường nét kiến trúc, hoa văn và hoạ tiết.
Phòng thuỷ học hình thể kiến trúc của công trình được quy lý về ngũ hành, âm dương. Do đó khi đánh giá một công trình thuộc hành gì phải cân nhắc sự nặng nhẹ và mối quan hệ hài hoà giữa 3 yếu tố nêu trên, dựa vào sự phân loại ngũ hành về hình thể và màu sắc.
Ngũ hành về hình thể:
Hành Thổ: Có mặt bằng vuông phẳng, lùn, đầy đặn, khối hộp thô nặng. Hình cơ bản là hình vuông, hình chữ nhật ngắn nằm ngang hay hình lập phương.
Hành Hoả: Thường thể hiện dưới dạng gập ghềnh, đa giác, góc cạnh và đặc biệt trong kiến trúc là những công trình mang vần luật tiệm biến( to dần hoặc nhỏ dần đều theo quy luật). Hình cơ bản của hành Hoả là hình tam giác, hinh bình hành, hình sao, hìn thoi, hình đa giác.
Hành Kim: Có mặt bằng hình tròn, hình cung hoặc hình trụ, không có góc nhọn, sắc cạnh Hình cơ bản là hình tròn, hình elip, hình vòng cung, hình khối cầu, hình rụ tròn nhưng không quá cao gầy, hình bát úp, chảo úp.
Hành Thuỷ: Có mặt bằng hoặc hình khối  uốn lượn, mềm mại không có cạnh góc.mặt bằng tỷ lệ các cạnh có sự chênh lệch lớn (quá mỏng, quá dài)
Hành Mộc: Có hình dáng cao gầy thẳng đứng và có hình cơ bản là hình chữ nhật đứng. Hình khối nhẹ nhàng ít gờ phào trang trí.

                Tuy nhiên do thủ pháp thiết kế khác nhau của các kiến trúc sư nên hình thể công trình thường không thuần một hành mà hay lưỡng tính. Như Thổ đới Thuỷ, Thổ đới Kim, Kim đới Thuỷ… Như vậy chúng ta phải cân nhắc kỹ để xem công trình đó thuộc về ngũ hành gì, trong đó có bao nhiêu phần Thổ, bao nhiêu phần Kim... Một ngôi nhà thường có một đến hai hành. Cá biệt cũng có những ngôi nhà có tới 5 hành.
Căn cứ vào bản mệnh của trạch chủ thuộc hành gì để quyết định hình khối, màu sắc công trình phù hợp  dựa theo quy luật tương sinh.
Phần cuối bài viết này chúng tôi xin giới thiệu thêm về khái niệm âm dương, ngũ hành. Vấn đề được nhiều độc giả quan tâm sau khi nghiên cứu các bài viết trong các số báo trước đây như sau:
Khoa Phong Thủy quan niệm mọi vật trên quả đất này được chia làm 5 loại: Kim, Mộc, Thủy, Hoả và Thổ. Mỗi loại có một đặc tính riêng gọi là hành.Vật này tạo ra hay nuôi dưỡng, làm lợi cho vật khác gọi là tương sinh. Còn ngược lại, vật này hủy diệt hay cản trở vật kia thì gọi là tương khắc.Ngoài vật thể, phương hướng cũng bị chi phối bởi Ngũ Hành, cho nên mỗi hướng có một hành riêng, chẳng hạn, hướng Bắc thuộc hành Thủy, hướng Nam thuộc hành Hỏa, hướng Đông thuộc hành Mộc, hướng Tây thuộc hành Kim v.v…
Ở đây, chúng ta chỉ lưu ý đến hai nguyên tắc: Âm Dương hòa hợp và Ngũ Hành tương sinh. Trong lĩnh vực thiết kế nhà cửa, Âm Dương hòa hợp chẳng qua chỉ là sự phối trí giữa ánh sáng và bóng tối thế nào cho hợp lý.
Sau phần ánh sáng, màu sắc cũng là một yếu tố ảnh hưởng đáng kể trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Thiết kế, trang trí một căn nhà là một nghệ thuật phối hợp màu sắc, làm sao vừa thẩm mỹ, vừa giữ được sự tương sinhcủa Ngũ Hành: Kim sinh Thuỷ -> Thuỷ sinh Mộc -> Mộc sinh Hoả -> Hoả sinh Thổ -> Thổ sinh Kim.
Tóm lại, bức tranh cuộc đời của chúng ta, màu sắc vui tươi hay buồn thảm là do chính chúng ta tạo lên. Sự chọn lựa là do chính mình, Phong Thủy chỉ là một tác động ngoại thân, nhưng nếu có lòng tin, cuộc đời có thể thay đổi.

 Bài đăng trên tạp chí của VCCI (Tiềm năng Việt - Phòng thương mại công nghiệp Việt Nam) - Bút giả: Ths.KTS Nguyễn Việt Hồng

Chủ Nhật, 25 tháng 9, 2011

Phật Học - 1000 năm Đông Du


Trích trong tập ký: 1000 năm Đông du – Quảng Kiến (Nguyễn Việt Hồng)

 (bài đăng tại trang 54,55,56,57 tạp chí Chùa Hương năm 2011)
...Trò hỏi: " Bạch Thầy thế nào là đạo?" Thầy đáp: "Núi đẹp quá".
Trò hỏi: "Bạch Thầy trò hỏi đạo sao Thầy đáp núi đẹp?" Thầy đáp: "Giờ ngươi chỉ biết có núi đẹp chớ có đạt đạo mà nói đạo!".
            Đệ tử từ khi sinh ra đến nay mắt thấy cái đẹp thì thích, tay chạm vật quý thì ham, nghe điều khen thì vui, gặp điều xấu thì buồn... mà không thấy được điều chân thật ẩn chứa bên trong.
... ngày 7 tháng 10 năm 2010...
Lần đầu mục sở thị đệ tử chỉ thấy được vẻ đẹp từ hòn đá, bụi cây, thảm cỏ, sỏi và cát toát ra từ một khu vườn. Nghệ thuật sắp đặt đã khoác lên vườn Nhật một vẻ đẹp đơn sơ mà cuốn hút, khiến cả thế giới hiện đại đang ra sức học hỏi vẻ đẹp đó, nhưng có được bao nhiêu người cảm nhận được giá trị thẩm mỹ Thiền ẩn dấu trong từng chi tiết của hòn đá vốn xù xì thô kệch, được tôn lên bởi biển cát mênh mông tưởng như vô tận hay bởi thảm cỏ xanh mướt êm đềm. Cái mà đệ tử có được ngay lúc này là khoảnh khắc yên bình tĩnh lặng hiếm có giữa cuộc sống hối hả nhộn nhịp thường ngày khi đứng trước khu vườn đá tại konzasan - osaka.Ở đây người ta gọi là vườn Thiền. Thầy dạy rằng trong Thiền phái, chủ nghĩa đơn giản và sự suy ngẫm trong yên lặng là những bước rất quan trọng để khai sáng tâm hồn cũng như lý trí. Như vậy mục đích thiết kế của Vườn Nhật một cách đơn giản với yếu tố chủ đạo là đá, chính là để tạo ra sự cô độc và tách rời khỏi thế giới hiện tại cho người đời chiêm ngưỡng. Điều này khiến ta trở nên tập trung hơn, có thể cảm nhận được sâu sắc hơn hương vị của không gian, với sự tôn nghiêm và thành kính. Đệ tử cảm tạ Thầy đã khai sáng và thấy trân trọng hơn cái giây phút “nhất kỳ nhất hội” này.
Trước mắt đệ tử từ phía đông đến phía tây là khu vườn dài khoảng 30 mét và từ phía bắc đến phía nam là 10 mét. Vườn thiền Ryôan-ji không trồng bất kỳ cây cối nào cả, trong khu vườn này có khoảng 15 khối đá xếp đặt rải rác với nhiều hình dạng khác nhau, một số khối đá phủ đầy rêu, nền của khu vườn được trải một lớp cát, sỏi màu trắng và được thay đổi hình dạng mỗi ngày.
Các khối đá thuộc nhiều hình dạng khác nhau, được sắp xếp trên 5 cụm viên cuội nhỏ màu trắng. Mặc dù khu vườn thiền có tất cả là 15 khối đá, nhưng dù đứng ở bất kỳ vị trí nào của khu vườn, đệ tử cũng chỉ thấy được có 14 khối.
Theo truyền thuyết, chỉ những ai được khai sáng tâm linh, đạt tới cảnh giới thiền tối cao mới có thể quan sát hết toàn bộ bí mật mầu nhiệm của khu vườn, đặc biệt là viên đá ẩn mình. Hình ảnh này không thể được lĩnh hội bằng phương pháp có chủ ý, chính bởi yếu tố huyền ảo trên sẽ tạo tâm lý rất tốt cho việc thiền định.Thầy dạy rằng đạo Thiền nhấn mạnh khái niệm cảm xúc sơ khai về sự lột bỏ các lớp bề mặt để khám phá bản thể bên trong. Các khu vườn Nhật được thiết kế mô phỏng theo thế giới thiên nhiên chỉ bằng những yếu tố cơ bản của tự nhiên. Người thiết kế vườn chủ yếu sử dụng vật liệu đá với đủ hình dáng sù sì, góc cạnh, kích cỡ... và các loại cây bụi để diễn tả một dòng suối khô. Kiểu vườn này thoạt trông có vẻ rất phức tạp, thô kệch, tầm thường nhưng đó chính là giá trị thẩm mỹ thiền cao nhất của khu vườn. Loại vườn này đòi hỏi người ngắm cảnh phải ngồi trầm tư, mặc định tập trung tư tưởng, thông qua trực giác để hiểu ý nghĩa sâu sắc bên trong những hình dáng đơn giản hay thô kệch bên ngoài. Những hòn đá có hình dáng sù sì, gồ ghề được sắp xếp một cách hài hoà với các độ cao thấp khác nhau nên vẻ đẹp tự nhiên của những hòn đá mọc lên một cách độc lập giữa biển cát. Những hòn đá này được xếp thành những nhóm theo số lẻ (3, 5). Đó là những con số theo triết lý nhà Phật là Giới, Định, Tuệ, Giải thoát, Giải thoát tri kiến...
... ngày 25 tháng 11 năm 2010...
Trên tay đệ tử là những bức ảnh vườn Thiền của Thầy cộng với cảm nhận khi đứng trước các khu vườn tại Kozasan, giờ đây đệ tử mới thấy được phần nào những ý tưởng lớn của chủ nghĩa tượng trưng ẩn sâu bên trong. Mặc dù vườn khô không chứa đựng cây cối, cỏ hoa và nước, nhưng vẫn được thiết kế nhằm tái hiện những dãy núi và cảnh quan tự nhiên khác của Nhật Bản. Cát hay đá nhỏ được cào theo những quy cách đặc biệt ,tượng trưng cho những cơn sóng trào .Một tảng đá lớn hay mô đất cao làm cho người ta liên tưởng đến ngọn núi hay hòn đảo. Các chi tiết bên trong vườn được bố trí hài hoà trong một màu xanh được tạo ra bởi rêu ở bên dưới đất và cây xanh ở bên trên. Khu vườn tạo cho người ngắm một cảm giác đồng nhất, chan hoà và không tách biệt với thiên nhiên. Hình dáng kiến trúc của ngôi nhà và dáng vẻ tự nhiên của khu vườn như hoà quyện được vào nhau. Vào mùa thu, khi lá của một cây rụng sớm trở nên đỏ, héo, chúng thường được quét vun vào một gốc cây tạo nên một sự tương phản không gay gắt mà còn làm nổi bật lên cảm giác về một cuộc sống tạm thời. Và đệ tử hiểu hơn về điều Thầy dạy cái hữu hình hữu tướng chỉ là giả tạm còn cái thực vĩnh cửu vốn vô hình vô tướng. Nhưng sự sống vĩnh hằng cũng không thể tìm ngoài cái Vô thường ảo mộng. Ta hãy bình thường trong mọi hoạt động của cuộc sống, và tìm cách giải thoát ngay trong cảnh bình thường đó. Đây cũng là cảm giác còn lại khi một lần hữu duyên tĩnh tâm trước vườn Thiền Nhật Bản. Để thấy và biết:
"Công danh cái thế màn sương sớm
Phú quý kinh nhân giấc mộng dài
Chẳng hiểu bản lai vô nhất vật
Công phu luống uổng một đời ai"

(Thơ của Thiền sư Thanh Đàm.)

Thứ Bảy, 24 tháng 9, 2011

Số 07 - Chân Ngôn để làm Quan



     Trận tiếp khách nào gần đây cũng vậy, nội dung chỉ xoay quanh việc các vị anh hùng hào kiệt thời nay. Nói về sự thành bại của các Đại Doanh nhân chán lại xoay sang bàn về hai chữ Chính trị. Câu chuyện lại trở nên sôi nổi hơn, sáu chữ “Chân ngôn” cầu làm quan: “KHỐNG, CỐNG, XUNG, PHỦNG, KHỦNG, RỖNG” lại được tôi đưa ra để làm đề tài cho việc luận đàm. Ý nghĩa của sáu chữ này của học giả Tôn Ngô rất nổi tiếng như sau: 
1. Khống:  Tức là rỗi rãi, chia làm hai loại: Một là, nói về công việc, người cầu làm quan phải bỏ mọi công việc ra ngoài đã, không làm thợ, không buôn bán, không nghĩ đến việc cày bừa, cấy hái, cũng không học hành, người làm quan phải kiên nhẫn, không thể vội vàng, hôm nay không được thì ngày mai lại tới, năm này không được thì sang năm lại tới 2. Cống:  Chữ cống này mượn trong tục ngữ của Tứ Xuyên - Trung Quốc. Ý nghĩa của nó tương tự như xiên thủng “Xiên vào rồi lại xiên ra”, có thể nói là “Cống nạp vào lại rút lấy ra được”. Cầu làm quan thì phải xiên thủng, đó là điều ai nấy đều biết, những định nghĩa thật không dễ, có người nói: “Định nghĩa của chữ Cống là có lỗ thủng thì phải xiên vào”. Tôi nói: “Thế thì sai! Nói như vậy mới được một nữa, có lỗ thủng phải xiên, không có lỗ thủng làm sao xiên vào được”. Định nghĩa của tôi là: “Có lỗ thủng phải xiên, không có lỗ thủng cũng phải xiên. Có lỗ thủng rồi phải khoan rộng ra, không có lỗ thủng thì phải lấy cái dùi xiên một lỗ thủng mới”3. Xung:  Lời nói phổ thông là: “Huyênh hoang, khoác lác”, ngôn ngữ của tứ xuyên là: “Bỏ đi cái đội đầu”, vứt bỏ trong lời nói và trên cả chữ nghĩa. Trong lời nói lại chia thành nói với dân thường và đứng trước mặt “cụ lớn”, trên chữ nghĩa cũng lại chia thành hai loại: báo, tạp chí và các thiếp trần4. Phủng:  Tức là nịnh, có dáng điệu nịnh nọt, giống như Hoa Hâm khúm nqúm trước Ngụy công trên sân khấu là một điển hình5. Khủng:  Có nghĩa là làm cho sợ hãi, là một động từ cập vật. Đạo lý của chữ này rất tinh vi, sâu sắc, tôi không dám nhiều lời. Chức quan là một vật cao quý nhường nào, làm sao có thể cho người khác một cách dễ dàng được? Có người chia chữ “Phủng” thành 12 vạn phần mà vẫn không đạt hiệu quả, vì không hiểu hết ý nghĩa của chữ “Phủng”.Phàm là vị quyền cao chức trọng đều có chỗ yếu kém, chỉ cần tìm ra được điểm yếu của vị ấy, điểm nhẹ một huyệt, vị ấy sẽ hoảng hốt sợ hãi, lúc ấy lập tức đem chức quan ra tặng anh. Người học cần phải biết “Khủng” và “Phủng” có tác dụng tượng hỗ. Người giỏi chữ “Phủng” thì trong nịnh có “Khủng”, người ngoài nghe những lời anh ta nói trước mặt “cụ lớn” thì câu nào cũng thấy đón đưa, vâng dạ, thực ra họ lại ngầm đánh vào điểm yếu. “Cụ Lớn” nghe rồi toát mồ hôi hột. người giỏi chữ “Phủng”, trong “Khủng” có nịnh, người ngoài coi anh ta là ngạo mạn, câu nói nào cũng trách cứ “cụ Lớn” thật ra người được nghe thì hài lòng, hân hoan và gân cốt lại “rã rời”, “trời mà sáng suốt, người khác được nhờ”, “người thợ giỏi cho người quy cách, không thể cho người tay nghề giỏi”. Người cầu làm quan phải hiểu từng ly từng tý là điều rất cần thiết, khi dùng chữ “Khủng” phải hết sức thận trọng, suy xét kỹ, nếu dùng quá mức, những bậc bề trên sẽ từ chỗ bị sỉ nhục thành phẫn nộ, làm như thế không phải là phản lại cái tôn chỉ lớn của việc cầu làm quan hay sao? Đó là điều khó xiết bao, khi hoặc cần đến mới dùng, không thể dùng chữ “Khủng” một cách nông cạn.6. Tống:  Tức là biếu quà, có thể chia làm 2 loại lớn nhỏ: Biếu lớn: đem những bọc tiền, số tài khoản; Biếu nhỏ: thực hiện tặng quà tết, chân giò thui và mời đến quán ăn. Chia người được biếu làm hai loại: một là người có chức vụ thao túng quyền lực, hai là người chưa nắm quyền lực, nhưng lại có thể là trợ thủ của ta.
Thực hiện được 6 chữ trên, chắc chắn mỗi chữ đều đem lại những hiệu quả kỳ diệu. Các vị tai to mặt lớn khi ngồi một mình thường nghĩ và tự nói: “Anh X muốn làm quan, đã nói nhiều lần (đó là tác dụng hiệu quả của chữ “Khống”). Hắn và ta có quan hệ gì? (đó là tác dụng của chữ “Cống”). Anh X có nhiều tài trí (đó là tác dụng hiệu quả của chữ “Xung”), hắn đối với ta rất tốt (đó là hiệu quả của chữ “Phủng”), nhưng người này có lắm mưu mẹo, nếu không bố trí, sẽ xẩy ra rắc rối (đó là hiệu quả của chữ “Khủng”), nghĩ đến đây, quay đầu lại nhìn những đống đen sì hoặc sáng long lanh đầy ắp trên bàn (đó là tác dụng hiệu quả của chữ “Tống”), không có gì phải nói thêm nữa, treo bài ngà lên, khuyết điểm nào đó là do anh X đưa lại.
Cầu làm quan đến đây coi là mọi việc đã làm viên mãn. Vì thế cứ việc lên xe nhận chức, rồi thực hành chân ngôn 6 chữ của người làm quan (còn tiếp)

Thứ Năm, 22 tháng 9, 2011

SỐ 04 - THƯƠNG HIỆU NỔI TIẾNG

  General Motors (GM) là một hãng sản xuất ôtô lớn nhất nước Mỹ. Năm 2009 GM đã đệ đơn xin phá sản do khoản nợ 172,8 tỷ $ trên tổng tài sản 82,3 tỷ $. Nguyên nhân nào mà một tập đoàn lừng danh phải trả một cách khủng khiếp như vậy?. Vấn đề của GM không phải là vấn đề cạnh tranh, mặc dù sự cạnh tranh có tăng và đó cũng không phải là vấn đề chất lượng. Nó rõ ràng là vấn đề tiếp thị. Nhiều công ty xuống dốc tới bờ phá sản bởi vì đã phạm sai lầm, ở thời đại công nghệ thông tin hiện nay AI Ries và Jack Trout nói rằng bạn đã phạm luật tiếp thị.
Đúng vậy, chúng ta có thể sản xuất ra chiếc máy bay có dáng vẻ tuyệt vời, nhưng nó sẽ không cất cánh bay trừ phi nó tuân thủ các luật vật lý học, nhất là luật hấp dẫn. Một công trình kiến trúc sẽ bị cơn bão đầu tiên hủy hoại nếu chúng được xây dựng trên một cồn cát.
Vấn đề cơ bản nhất đã bị vi phạm. Nhiều người tin rằng vấn đề cơ bản trong tiếp thị đó là triển vọng có sức thuyết phục rằng chúng ta có một sản phẩm hoặc dịch vụ tốt hơn. Không đúng. Nếu chúng ta có một thị phần nhỏ và phải chiến đấu với các nhà cạnh tranh lớn hơn, được tài trợ mạnh hơn, thì chiến lược tiếp thị của chúng ta đã không tốt ngay từ đầu. Chúng ta đã vi phạm luật đầu tiên của tiếp thị.
Luật đó là gì?
Cocacola là nước giải khát đã phát triển như thế nào mà Asa Candler ông chủ của nó được mệnh danh là người đàn ông gây nghiện của thế giới.
hành công của Coke là tạo ra dòng sản phẩm nước giải khát có ga đầu tiên trên thị trường. Mà Luật tiếp thị gọi là luật dẫn đầu. Khi đã có thị phần Coke lại tuân thủ với nguyên tắc chiến lược nếu không "chắc chân trên thị trường” thì rất dễ mất thị phần, một điều mà Coca Cola không hề mong muốn. Nhiều chuyên gia phân tích cho rằng đây hoàn toàn là một chiến lược đúng đắn không chỉ với Coca Cola mà còn đối với nhiều công ty khác. Sẽ rất dễ mắc phải sai lầm nếu ta cứ cố gắng mở rộng thị trường trong khi những thị trường truyền thống còn chưa được khai thác hết tiềm năng của nó.
Như vậy vấn đề cơ bản của luật tiếp thị đấy là DẪN ĐẦU. Chúng ta tốt nhất nên là người dẫn đầu hơn là người có sản phẩm tốt hơn. Thâm nhập vào ký ức đầu tiên thường dễ hơn nhiều so với nỗ lực thuyết phục ai đó rằng bạn có sản phẩm tốt hơn sản phẩm đã có đầu tiên ở đó.
Dẫn chứng cho vấn đề này rất nhiều: Bia Heineken là bia được nhập khẩu đầu tiên đã tạo ra tên tuổi cho một thương hiệu bia lớn nhất nước Mỹ. Máy tính IBM. Máy in lase Hewlett-Packard. Thương hiệu dao cạo râu an toàn đầu tiên Gillette...
   Trở lại câu hỏi của Hậu Học 02, nếu đã có thương hiệu đẫn đầu trên thị trường thì chiến lược của chúng ta là gì?
Đơn giản: anh ăn bánh mỳ kẹp thịt thì tôi ăn mỳ bơ!!!
Sau khi Heineken trở thành một nhân vật thành công lớn. Michelob nghĩ rằng "nếu có một loại bia nhập khẩu giá cao thì tại sao lại không có loại bia nội địa giá cao". Và sau đó Michelod đã xúc tiến bia nôi có giá cao đầu tiên, mà ngày nay bán chạy hơn Heineken hai ăn một.
Như vậy nếu không thể là người đầu tiên trong một loại hình, tôi và bạn hãy xác lập một loại hình mới mà chúng ta có thể là người đầu tiên thâm nhập.

SỐ 03 - BÁN LƯỢC CHO NHÀ CHÙA

      Gia Cát Lượng là bậc kỳ tài trong thiên hạ, một người giỏi nhất trong thời Tam Quốc. Khi gặp Tư Mã Ý cũng không làm gì nổi, ông ta quyết tâm “Phải cúc cung tận tụy cho đến chết thì thôi”, cuối cùng không dành được tấc đất nào ở Trung Nguyên nữa. Về sau Tào Tháo, Lưu Bị, Tôn Quyền nối tiếp nhau chết cả, cha con họ Tư mã thừa cơ nổi lên. Ông thâu tóm cả sự tham lam của Tào, Lưu, đã thành công.
        Như vậy bí quyết là ở cha con nhà Tư Mã Ý.
Có thể thấy cái tài phò tá nhà vua cũng không phải là địch thủ của những kẻ nắm được bí quyết.
Cha con nhà Tư Mã Ý thành công theo tôi đấy là do tâm địa đen hơn Tào Tháo, mặt dày hơn Lưu Bị. Lại khéo dùng kế rút củi đáy nồi và kế biến chủ thành khách ( kế thứ mấy của Tôn Tử tôi cũng không nhớ nữa).  
      Nhân nói về mưu kế tôi có Ông bạn thân thời cấp 3 học về ngành công an cách đây hơn chục năm đã bổ sung thêm cho tôi hai kế ngoài 36 kế của ngài Tôn Tử đã tạm đặt tên là kế " quẳng xương cho chó cắn nhau" và một kế nữa tên cũng độc không kém đó là kế " cướp trứng trên mộ người chết". Như vậy để dùng được kế thì phải có "xương" và tìm được " mộ ". Hic!
Bản chất của việc kinh doanh thành công không phải là có Xương và tìm được Mộ, mà mấu chốt là phải Tạo Ra.
      Vâng! tạo ra Nhu cầu là kết quả cuối cùng và cũng là cao nhất của Maketting. Câu chuyện sau sẽ dẫn chứng cho vấn đề này. Nội dung chính làm thế nào để bán lược cho các Thầy Chùa?
     Tam @ Quốc có đoạn nói về việc Đổng Trác giao cho 3 nhân viên nhiệm vụ đi bán lược cho các Thầy Chùa. Nhân viên thứ nhất đến Chùa chào hàng bị các vị hộ tự " đập cho trận gần chết" (tôi mô tả thế thôi chứ ở Chùa ai cũng theo Chư Phật lấy Từ Bi và Trí Tuệ làm căn bản để tu hành mong sớm sang bên bờ giải thoát, đâu có chuyện bạo lực được), vấn đề xảy ra với anh nhân viên cố gắng nài nỉ các vị mua lược, trong khi đó các vị lại không có nhu cầu sử dụng ( kể đến đây lại thấy bực mình với Ông Đổng Trác không giao mặt hàng gì khác lại giao Lược). Kiên nhẫn thuyết phục mãi cuối cùng cũng có một vị thương tình mua một chiếc. Kết quả anh nhân viên chỉ bán được một sản phẩm.
      Anh nhân viên thứ 2 quá trình lên chùa chú ý thấy thập phương du khách về chùa lễ Phật, Chùa ở trên núi cao, gió lớn làm cho mọi người tóc bị gió thổi rối tung cả lên. Nắm được tình cảnh đó anh ta tới gặp vị Trụ Trì bạch như sau: Bạch Thầy con thấy cửa Phật là nơi thanh tịnh, các Phật tử tóc tai rối bời cứ thế mà hành lễ thì không được trang nghiêm. Mong Thầy Trụ Trì hoan hỷ mua lược của con để mọi người có phương tiện sử dụng. Thầy trụ trì thấy cũng có lý nên nhẩm tính trong chùa có 10 ban nên quyết định mua 10 chiếc lược. Như vậy anh nhân viên thứ hai bán được 10 sản phẩm.
       Anh nhân viên thứ 3 tới một ngôi chùa lớn, anh ta cắm đầu cắm cổ đi một mạch không chú ý quan sát như anh nhân viên kia. Vào Chùa anh xin gặp ngay Thầy trụ trì, không hiểu anh nói gì mà Thầy trụ trì đặt mua  ngay 1000 chiếc lược. Mọi người hết sức tò mò, còn anh nhân viên tủm tỉm kể lại, sau khi vào chùa anh bạch với Trụ trì « Phàm người đi lễ Phật ai cũng có tấm lòng thành, Chùa ta nên có vật phẩm gì đó để tặng lại nhằm khuyến khích người làm việc thiện. Con có một số lược mong Thầy sử dụng thư pháp hơn đời của mình viết lên ba chữ ‘Lược Tích Thiện’ làm tặng phẩm. Thầy trụ trì nghe bùi tai liền mua ngay, thế là anh nhân viên thứ ba bán được 1000 chiếc lược.  
       01, 10 và 1000. Sản lượng của anh nhân viên thứ 3 so với hai anh kia thật kinh khủng. Bí quyết ở đây là gì ?. Chúng ta có thể thấy rõ việc tạo ra nhu cầu cho khách hàng và khi khách hàng có nhu cầu thì sản lượng tiêu thụ sẽ vô cùng lớn. Hãng Apple là một điển hình khi tạo ra một phong cách và định hình các giá trị mang tính tiêu chuẩn cho các sản phẩm của mình. Hiệu quả là cả thế giới sẵn sàng bỏ ra khoản tiền lớn cho các sản phẩm của họ và luôn luôn chờ đợi (tới tầm mong mỏi) các sản phẩm tương lai của quả táo.
         Thật tuyệt vời, nếu tạo ra được NHU CẦU. 
Co người hỏi nếu nhu cầu đã được người khác tạo ra thì chiến lược cạnh tranh phải thực hiện thế nào? Hậu học 04 sẽ mạn đàm về vấn đề này.

SỐ 02 - MBA HAY BÍ QUYẾT THỜI TAM QUỐC

Ngày 4/7/2011 đi nhận việc tại Thanh Hóa cùng anh Trần Thắng UVHĐQT công ty tôi, là vị Tộc Trưởng họ Trần (nơi ban ấn Thánh Trần) mở miệng ra là nói mình phải làm thế nào để đoạt thiên hạ, Ông ấy nói thiên hạ còn tôi hiểu là thị trường thôi (hic chém gió ác lắm). Ngày nay hào kiệt đương thời là các bậc Đại Doanh nhân tài sản tiền ngàn tỷ (híc công ty tôi chỉ thua họ có ba số không thôi). Nuôi chí bao năm nay mài sách hết vài trăm lần xạc pin mong tìm được quy luật, hướng đi theo các Hào kiệt ngày xưa. Đã tìm học Tứ Thư, Ngũ Kinh đều thấy hoang mang, lại tìm đọc các tác phẩm của Bách Gia Chư Tử, cả sử nữa, vẫn không đạt được gì, cho rằng các vị anh hùng hào kiệt xưa tất phải có một bí quyết nào đó không truyền lại , có lẽ tôi là kẻ dốt nát, không sao tìm được . Cùng quẫn không tài gì hiểu được, nhiều khi đang ăn lại cắn nhầm Kindle, ngủ quên tắt Ipad, cứ thế trong thời gian dài. Một hôm bỗng thấy Ông Cậu em vợ vừa trông cháu vừa đọc truyện tranh Tam Quốc lại nghĩ tới câu nói của một học giả Trung Quốc từng thốt lên “Thấy rồi! Thấy rồi! các vị anh hùng hào kiệt xưa kia chẳng qua chỉ là những kẻ mặt dày tâm địa đen tối mà thôi” HẢ!
Nghiên cứu kỹ thì thấy cũng đúng đúng. Những vị anh hùng thời Tam Quốc, trước hết phải nêu lên Tào Tháo, sở trường đặc biệt của ông, tất cả đều ở tâm địa đen tối: Ông giết Lữ Bá Sa, giết Khổng Dung, giết Dương Tu, giết Hoàng Hậu, Hoàng tử, ngang nhiên làm tất cả, hơn nữa còn trắng trợn nói: “Thà phụ người, không để người phụ ta”. Quả là tâm địa đen tối đến cực điểm.Tiếp đến phải kể đến Lưu Bị, sở trường đặc biệt của ông ta đều tất cả trên bộ mặt dày. Ông ta dựa vào Tào Tháo, dựa vào Lã Bố, dựa vào Lưu Biểu, dựa vào Tôn Quyền, dựa vào Viên Thiệu, chạy khắp đông tây, dựa dẫm vào người ta rồi lại bỏ, hic. Hơn nữa suốt cuộc đời chỉ giỏi khóc, người viết Tam Quốc Chí đã mô tả ông ta thật khéo tài tình, hễ gặp việc gì không thể giải quyết được là khóc một hồi trước mặt người đối thoại, lập tức chuyển bại thành thắng. Cho nên tục ngữ Trung Quốc có nói: “Giang sơn Lưu Bị là nhờ có khóc mà được!”. Đó cũng là một anh hùng có bản lĩnh. Ngoài ra còn có Tôn Quyền, ông ta với Lưu Bị là đồng minh, hơn nữa còn là chỗ anh vợ thân tình, bỗng nhiên lại cướp đoạt kinh châu, giết chết Quan Vũ, tâm địa đen tối phảng phất như Tào Tháo, cái tâm địa đen tối ấy lại cầu hòa với Thục. Mức độ đen tối của Tôn Quyền kém một chút so với Tào Tháo, Tôn Quyền đã cũng Tào Tháo sánh vai xưng anh hùng đã từng chống lại không chịu thua, bỗng nhiên lại xưng thần với Tào, thế là mặt dày mặt dạn phảng phất giống Lưu Bị, dày đến mức độ lại tuyệt giao với Ngụy, bộ mặt dày cũng chỉ kém Lưu Bị một chút mà thôi. Tôn Quyền tuy không đen tối như Tào, nhưng lại có đủ cả hai thứ cũng không thể không coi là một anh hùng.
Về sau Tào Tháo, Lưu Bị, Tôn Quyền nối tiếp nhau chết cả, cha con họ Tư mã thừa cơ nổi lên. Ông thâu tóm cả sự tham lam của Tào, Lưu, đã thành công. 
Như vậy bí quyết là ở cha con nhà Tư Mã Ý.

SỐ 01 - MBA VỚI THIỆN NGHIỆP

Kể từ khi tôi kết thúc chương trình MBA theo giáo trình của đại học Mirama – Califonia Mỹ. Nhớ nhất là ông hiệu trưởng (quốc tịch Mỹ da đen hơn người Angola, nơi tôi tới làm dự án nhà ở năm 2003, nhưng được 3 tháng bỏ về Việt Nam vì…nắng quá). Bài học đầu tiên Ông hiệu trưởng hỏi tôi Lãnh Đạo khác Quản Lý ở chỗ nào? Bài học thứ hai là sử dụng nhân lực hiệu quả nhất không phải cứ trả lương cao mà là vẽ được tháp nhu cầu và đáp ứng được nhu cầu của nhân viên theo từng giai đoạn…Bài cuối cùng mà tôi lưu tâm là làm thế nào để tăng trưởng mà không phải cạnh tranh?…Đấy là các bài học makettinh hiện đại của phương Tây mà câu trả lời thế nào là quản lý chính là hành động của Ông Hiệu trưởng dùng ngón cái di chết con kiến hiệu quả nhất và bỏ ít sức nhất. Tôi cũng như nhiều người khác nếu được việc mà hại người khác thì không được. Win Win là cái mà người phương Tây hướng đến còn chúng ta thì hướng đến cái gì? Hay là học theo họ?.
Trong Bát chính Đạo Đức Phật dạy Thiện Nghiệp là làm việc mà kết quả có lợi cho mình, có lợi cho người và có lợi cho xã hội. Như vậy là vượt qua win win của makettinh hiện đại Phương Tây rồi. MBA dạy cách quản lý hiệu quả là giết Kiến mất ít sức nhất lại là việc tạo nghiệp là sai.Theo giáo lý nhà Phật Hiếu Sát hơn hiếu Sinh lại là đúng. Sao hiếu Sát lại là đúng? Vâng! Sát ở đây là sát là diệt các niệm bất thiện khởi lên hại mình hại người cả trong ý nghĩ lời nói đến hành động.