Gia Cát Lượng là bậc kỳ tài trong thiên hạ, một trong những người giỏi mưu nhất trong thời Tam Quốc. Khi gặp Tư Mã Ý cũng không làm gì nổi, ông ta quyết tâm “Phải cúc cung tận tụy cho đến chết thì thôi”, cuối cùng không dành được tấc đất nào ở Trung Nguyên nữa. Về sau Tào Tháo, Lưu Bị, Tôn Quyền nối tiếp nhau chết cả, cha con họ Tư mã thừa cơ nổi lên. Ông thâu tóm cả sự tham lam của Tào, Lưu, đã thành công.
Như vậy bí quyết là ở cha con nhà Tư Mã Ý.
Có thể thấy cái tài phò tá nhà vua cũng không phải là địch thủ của những kẻ nắm được bí quyết.
Cha con nhà Tư Mã Ý thành công theo tôi đấy là do tâm địa đen hơn Tào Tháo, mặt dày hơn Lưu Bị. Lại khéo dùng kế rút củi đáy nồi và kế biến chủ thành khách ( kế thứ mấy của Tôn Tử tôi cũng không nhớ nữa).
Nhân nói về mưu kế tôi có ngừoi bạn thân thời cấp 3 học về ngành công an cách đây hơn chục năm đã bổ sung thêm cho tôi hai kế ngoài 36 kế của ngài Tôn Tử đã tạm đặt tên là kế " quẳng xương cho chó cắn nhau" và một kế nữa tên cũng độc đáo không kém đó là kế " cướp trứng trên mộ người chết". Như vậy để dùng được kế thì phải có "xương" và tìm được " mộ ".
Bản chất của việc kinh doanh thành công theo trường phái MBA hiện đại cũng tương tự với nhiều khái niệm thị tường loạn xạ, mà mấu chốt là phải Tạo Ra.
Vâng! tạo ra Nhu cầu là kết quả cuối cùng và cũng là cao nhất của Maketting. Câu chuyện sau sẽ dẫn chứng cho vấn đề này. Nội dung chính làm thế nào để bán lược cho các Thầy Chùa?
Tam @ Quốc có đoạn nói về việc Đổng Trác giao cho 3 nhân viên nhiệm vụ đi bán lược cho các Thầy Chùa. Nhân viên thứ nhất đến Chùa chào hàng bị các vị hộ tự " đập cho trận gần chết" (tôi mô tả thế vui thôi chứ ở Chùa ai cũng theo Chư Phật lấy Từ Bi và Trí Tuệ làm căn bản để tu hành mong sớm sang bên bờ giải thoát, đâu có chuyện bạo lực được), vấn đề xảy ra với anh nhân viên cố gắng nài nỉ các vị sư mua lược, trong khi đó các vị lại không có nhu cầu sử dụng ( kể đến đây lại thấy bực mình với Ông Đổng Trác không giao mặt hàng gì khác lại giao Lược). Kiên nhẫn thuyết phục mãi cuối cùng cũng có một vị thương tình mua một chiếc. Kết quả anh nhân viên chỉ bán được một sản phẩm.
Anh nhân viên thứ 2 quá trình lên chùa chú ý thấy thập phương du khách về chùa lễ Phật, Chùa ở trên núi cao, gió lớn làm cho mọi người tóc bị gió thổi rối tung cả lên. Nắm được tình cảnh đó anh ta tới gặp vị Trụ Trì bạch như sau: Bạch Thầy con thấy cửa Phật là nơi thanh tịnh, các Phật tử tóc tai rối bời cứ thế mà hành lễ thì không được trang nghiêm. Mong Thầy Trụ Trì hoan hỷ mua lược của con để mọi người có phương tiện sử dụng. Thầy trụ trì thấy cũng có lý nên nhẩm tính trong chùa có 10 ban nên quyết định mua 10 chiếc lược. Như vậy anh nhân viên thứ hai bán được 10 sản phẩm.
Anh nhân viên thứ 3 tới một ngôi chùa lớn, anh ta cắm đầu cắm cổ đi một mạch không chú ý quan sát như anh nhân viên kia. Vào Chùa anh xin gặp ngay Thầy trụ trì, không hiểu anh nói gì mà Thầy trụ trì đặt mua ngay 1000 chiếc lược. Mọi người hết sức tò mò, còn anh nhân viên tủm tỉm kể lại, sau khi vào chùa anh bạch với Trụ trì « Phàm người đi lễ Phật ai cũng có tấm lòng thành, Chùa ta nên có vật phẩm gì đó để tặng lại nhằm khuyến khích người làm việc thiện. Con có một số lược mong Thầy sử dụng thư pháp hơn đời của mình viết lên ba chữ ‘Lược Tích Thiện’ làm tặng phẩm. Thầy trụ trì nghe bùi tai liền mua ngay, thế là anh nhân viên thứ ba bán được 1000 chiếc lược.
01, 10 và 1000. Sản lượng của anh nhân viên thứ 3 so với hai anh kia thật kinh khủng. Bí quyết ở đây là gì ?. Chúng ta có thể thấy rõ việc tạo ra nhu cầu cho khách hàng và khi khách hàng có nhu cầu thì sản lượng tiêu thụ sẽ vô cùng lớn. Hãng Apple là một điển hình khi tạo ra một phong cách và định hình các giá trị mang tính tiêu chuẩn cho các sản phẩm của mình. Hiệu quả là cả thế giới sẵn sàng bỏ ra khoản tiền lớn cho các sản phẩm của họ và luôn luôn chờ đợi (tới tầm mong mỏi) các sản phẩm tương lai của quả táo.
Thật tuyệt vời, nếu tạo ra được NHU CẦU.
Co người hỏi nếu nhu cầu đã được người khác tạo ra thì chiến lược cạnh tranh phải thực hiện thế nào? Mưu kế TAM QUỐC 04 sẽ mạn đàm về vấn đề này.
Bản chất của việc kinh doanh thành công theo trường phái MBA hiện đại cũng tương tự với nhiều khái niệm thị tường loạn xạ, mà mấu chốt là phải Tạo Ra.
Vâng! tạo ra Nhu cầu là kết quả cuối cùng và cũng là cao nhất của Maketting. Câu chuyện sau sẽ dẫn chứng cho vấn đề này. Nội dung chính làm thế nào để bán lược cho các Thầy Chùa?
Tam @ Quốc có đoạn nói về việc Đổng Trác giao cho 3 nhân viên nhiệm vụ đi bán lược cho các Thầy Chùa. Nhân viên thứ nhất đến Chùa chào hàng bị các vị hộ tự " đập cho trận gần chết" (tôi mô tả thế vui thôi chứ ở Chùa ai cũng theo Chư Phật lấy Từ Bi và Trí Tuệ làm căn bản để tu hành mong sớm sang bên bờ giải thoát, đâu có chuyện bạo lực được), vấn đề xảy ra với anh nhân viên cố gắng nài nỉ các vị sư mua lược, trong khi đó các vị lại không có nhu cầu sử dụng ( kể đến đây lại thấy bực mình với Ông Đổng Trác không giao mặt hàng gì khác lại giao Lược). Kiên nhẫn thuyết phục mãi cuối cùng cũng có một vị thương tình mua một chiếc. Kết quả anh nhân viên chỉ bán được một sản phẩm.
Anh nhân viên thứ 2 quá trình lên chùa chú ý thấy thập phương du khách về chùa lễ Phật, Chùa ở trên núi cao, gió lớn làm cho mọi người tóc bị gió thổi rối tung cả lên. Nắm được tình cảnh đó anh ta tới gặp vị Trụ Trì bạch như sau: Bạch Thầy con thấy cửa Phật là nơi thanh tịnh, các Phật tử tóc tai rối bời cứ thế mà hành lễ thì không được trang nghiêm. Mong Thầy Trụ Trì hoan hỷ mua lược của con để mọi người có phương tiện sử dụng. Thầy trụ trì thấy cũng có lý nên nhẩm tính trong chùa có 10 ban nên quyết định mua 10 chiếc lược. Như vậy anh nhân viên thứ hai bán được 10 sản phẩm.
Anh nhân viên thứ 3 tới một ngôi chùa lớn, anh ta cắm đầu cắm cổ đi một mạch không chú ý quan sát như anh nhân viên kia. Vào Chùa anh xin gặp ngay Thầy trụ trì, không hiểu anh nói gì mà Thầy trụ trì đặt mua ngay 1000 chiếc lược. Mọi người hết sức tò mò, còn anh nhân viên tủm tỉm kể lại, sau khi vào chùa anh bạch với Trụ trì « Phàm người đi lễ Phật ai cũng có tấm lòng thành, Chùa ta nên có vật phẩm gì đó để tặng lại nhằm khuyến khích người làm việc thiện. Con có một số lược mong Thầy sử dụng thư pháp hơn đời của mình viết lên ba chữ ‘Lược Tích Thiện’ làm tặng phẩm. Thầy trụ trì nghe bùi tai liền mua ngay, thế là anh nhân viên thứ ba bán được 1000 chiếc lược.
01, 10 và 1000. Sản lượng của anh nhân viên thứ 3 so với hai anh kia thật kinh khủng. Bí quyết ở đây là gì ?. Chúng ta có thể thấy rõ việc tạo ra nhu cầu cho khách hàng và khi khách hàng có nhu cầu thì sản lượng tiêu thụ sẽ vô cùng lớn. Hãng Apple là một điển hình khi tạo ra một phong cách và định hình các giá trị mang tính tiêu chuẩn cho các sản phẩm của mình. Hiệu quả là cả thế giới sẵn sàng bỏ ra khoản tiền lớn cho các sản phẩm của họ và luôn luôn chờ đợi (tới tầm mong mỏi) các sản phẩm tương lai của quả táo.
Thật tuyệt vời, nếu tạo ra được NHU CẦU.
Co người hỏi nếu nhu cầu đã được người khác tạo ra thì chiến lược cạnh tranh phải thực hiện thế nào? Mưu kế TAM QUỐC 04 sẽ mạn đàm về vấn đề này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét