Bảy tầng tháp cổ giữa hàng cây
Chuông điểm pháp âm tiếng vọng đầy
Thoang thoảng trầm hương vơi tục lụy
Chuông điểm pháp âm tiếng vọng đầy
Thoang thoảng trầm hương vơi tục lụy
Mơ màng danh vọng chợt tan ngay
Bến xưa thanh tịnh đang chờ đợi
Thuyền lạc chốn nào hãy tới đây
Phật tích chuyển lưu Hương Giang chảy
Bóng chùa Thiên Mụ ẩn trong mây.
Bến xưa thanh tịnh đang chờ đợi
Thuyền lạc chốn nào hãy tới đây
Phật tích chuyển lưu Hương Giang chảy
Bóng chùa Thiên Mụ ẩn trong mây.
.HHQK.
Bình thơ
Tháp Phước Duyên chùa Thiên Mụ có 7 tầng, mỗi tầng tôn trí thờ một vị Phật.
Bảy vị Phật gồm: Phật Tỳ Bà Thi, Phật Thi Khí, Phật Tỳ Xá Phù, Phật Câu Lưu Tôn, Phật Câu na hàm Mâu Ni, Phật Ca Diếp, Phật Thích Ca.
Chư Phật từ quá khứ đến hiện tại đều giáo hoá chúng sanh bằng pháp Trung Đạo. Nên thơ viết:
" Bảy tầng tháp cổ giữa hàng cây”. Giữa- hàng-cây" là mô tả sự tánh không thiên chấp vào pháp nào dù là tịnh hay nhiễm, dù là hơn hay kém, dù là có hay không, nghĩa là lìa tất cả đối đãi thế gian thế tục. Tất cả đều là phương tiện hoá độ, một niềm bình đẳng dù có vô số nhánh pháp duyên khởi thiện ác trong cõi lục đạo. Đệ nhất nghĩa đế Trung Đạo là nói đến Tôn chỉ tối thượng dù hiện hay ẩn, dù đang thuyết pháp hay tịch tĩnh Niết Bàn.
Tuỳ tâm chúng sanh từng thời mà có ít người học hay nhiều người ngộ. Nên thơ viết tiếp " Chuông điểm pháp âm tiếng vọng đầy”. Chuông chùa tượng trưng cho pháp Phật, là pháp vi diệu có năng lực chữa lành. Lời dạy của Phật giúp chúng sanh hiểu được thế giới vô thường, khổ, không ,vô ngã, từ đó vơi đi khổ não phiền muộn bằng cách xoay ác làm lành, cải hoá đời sống hiện tại, không còn mơ mộng cái danh lợi nhất thời, tiến lên loại trừ các nỗi niềm không thực, tự tại với cái có cái không… Hai câu thơ sau nói đến những điều như vậy :
" Thoang thoảng trầm hương vơi tục luỵ.
Mơ màng danh vọng chợt tan ngay ".
Phật chỉ bày cho chúng sanh về Phật tánh thường trụ, không có thêm ở thánh, không có bớt ở phàm, chỉ vì chúng sanh tham ánh trăng tà mà lạc chốn mê. Nay nghe giáo pháp tỉnh thức “ chuông vọng,", nhận được niềm an vui những khi hành thập Ba la mật, từ hạnh : bố thí, trì giới, an nhẫn, tinh tiến, thiền định, Trí tuệ, Đại Phương tiện, Đại nguyện, Đại Lực, Đại trí. Tu hành theo Thập Ba La Mật như vậy dần sẽ chứng diệt được từng phần giải thoát hương, dù ban đầu mới " thoang thoảng", miễn có lòng tin thì " Bến xưa thanh tịnh đang chờ đợi. Thuyền lạc chốn nào hãy tới đây".
Dòng sông vẫn chảy, dòng đời vẫn trôi, chư Phật vì lòng bi nguyện Pháp thân các Ngài vẫn ngự ở nhân gian, không quái ngại độ sanh hết đại kiếp này đến đại kiếp khác từ Phật quá khứ đến Phật hiện tại rồi phú chúc hạnh nguyện lại cho chư Phật tương lai. Dòng chảy Phật pháp không ngừng nghỉ như dòng Hương Giang muôn đời kiếp chưa từng ngừng chảy.
Tam Bảo hiện tướng trong các ngôi chùa thanh tịnh, ở đó có tăng bảo đêm ngày tu học và phương tiện giáo hoá chúng sanh. Chỉ với chúng sanh nào đã vơi bớt mê mờ ( hữu duyên ) thì mới thấy ánh đạo vàng mà cầu tìm pháp giác ngộ. Nên mới nói
" Phật tích chuyển lưu Hương Giang chảy.
Bóng chùa Thiên Mụ ẩn trong mây".
Như vậy chúng sanh mê vọng tài sắc thanh thực thuỵ là bị đám mây vô minh che mờ nên không thấy được ngôi Chùa thanh tịnh ngay trong tâm mình, còn nếu nhìn với tâm vọng cầu thì chỉ thấy tướng chùa thấp thoáng ẩn trong mây mờ mà thôi, và mãi không thể tới nơi được.