Hai bài Thơ này Quảng Kiến viết theo thể ngũ ngôn đối ý nhau. Nội dung về Cảnh, Tình, Hình, Ý, mục đích nói về Tam Không của Phật Giáo (Không, Vô Tướng, Vô Tác)
Chủ Nhật, 18 tháng 12, 2011
Thien Tru - 01
Thứ Năm, 1 tháng 12, 2011
Gửi Ta
Thứ Tư, 30 tháng 11, 2011
Phong Thái Thiền Tông
"Ở đời vui đạo hãy tùy duyên
Đói ăn, khát uống, mệt nghỉ liền
Trong nhà có báu thôi tìm kiếm
Đối cảnh vô tâm chớ hỏi Thiền."
(Sơ Tổ Trúc Lâm Đại Đầu Đà - Trần Nhân Tông)Bài Cư trần lạc Đạo của ngài Điều Ngự Giác Hoàng Sơ Tổ phái Thiền Trúc Lâm nói lên gia phong, cốt cách Thiền của Ngài.
Có một vị Tăng hỏi ngài:
Gia phong Hòa thượng thế nào?.
Ngài đáp:
"Áo rách che mây, sáng ăn cháo, Bình xưa tưới nguyệt, tối uống trà."
Thật sâu sắc! Mặt trời lên cao, những gợn mây trôi lững lờ chỗ dày chỗ trống lỗ chỗ giống như ta mặc chiếc áo rách. Thật hay vì như thế Ta với Trời không khác. Mặc áo rách, sáng ăn cháo chiều tưới hoa và tối uống trà. Vậy là đúng với câu " Bình thường tâm thị Đạo", nghĩa là trong tất cả sự ăn mặc, lao động, uống trà, chư Tổ Trúc Lâm vẫn giữ tâm bình thường, đó là gia phong của ngài.Theo Lục Tổ Đàn Kinh, chuyện về Thiền sư Bạch Vân Thủ Đoan là vị Tăng nhân phái Dương Kỳ Tông Lâm Tế đời Tống nói với các đệ tử rằng: "Phật Thích Ca có tứ hoằng thệ nguyện là : Chúng sinh Vô lượng thề nguyện độ, Phiền não vô tận thề nguyện đoạn, Phật học vô lượng thề nguyện học, Phật Đạo vô thượng thề nguyện thành. Nay ta cũng có tứ hoằng thệ nguyện. Đó là : Đói thì phải ăn cơm, rét thì mặc ấm, lúc mệt thì duỗi chân ngủ, lúc nóng thì hóng gió mát." Điều này nói về quan điểm tu hành của Thiền Tông. Thiền tông không nhấn mạnh phương thức tu hành mà nhấn mạnh tới thực chất của việc tu hành. Mục đích tu hành của Thiền tông là muốn kẻ tu hành phải quay về với ý nghĩa trọng yếu của tự tính, mà phương thức tu hành là không nên câu nệ vào việc ngồi thiền đọc kinh giản đơn. Cho nên những hoạt động trong cuộc sống thường ngày chính là phương thức tu hành tốt nhất.
Khái niệm "Kiến tính thành Phật" của Thiền tông cho rằng Phật không phải là một thứ lý luận hay học thuyết mà là một thứ trạng thái của tâm tính, nếu như kẻ tu hành có thể kiến chứng được tự tính thanh tịnh, thì có thể thành Bồ Tát, thành Phật.
Nhân ngày Vía của ngài Điều Ngự Giác Hoàng Sơ Tổ phái Thiền Trúc Lâm, kẻ hậu học Quảng Kiến theo duyên và ý Thiền của Ngài xin đề mấy câu:
"Tùy duyên đối cảnh không đảo điên
Bỏ hết bao nhiêu nỗi ưu phiền
Ngày nay ta trụ nơi trần thế
Học Tổ Trúc Lâm một chữ Thiền."
(Quảng Kiến-Nguyễn Việt Hồng)
Thứ Hai, 21 tháng 11, 2011
Trí Tuệ Bát Nhã
Nhân ngày tôn vinh các bậc Thầy 20 tháng 11 Quảng Kiến có đề mấy câu kính tặng các Thầy của mình nay chia sẻ với bè bạn cùng chiêm nghiệm để cho sự học ngày càng rực rỡ, không phụ công ơn vô lượng của các bậc Đạo Sư.
Ở bốn câu kệ này Quảng Kiến nói về hai loại trí: Vô Sư Trí và Hậu đắc Trí hay Căn Bản Trí và Hữu Sư Trí. Trong các kinh điển thường hay nói đến hai loại trí tuệ này. Nói về Trí vô sư tức là nói về trí tuệ tự phát ra khi không có thầy dạy (Sư). Đức Bản Sư Thiền định 49 ngày dưới cội Bồ Đề chứng Quả vị Phật tức là đã có được Trí Vô Sư (không ai dạy mà tự tỏ ngộ). Hữu Sư Trí là trí tuệ có được sau khi đã được Thầy truyền dạy, người học trò nghiên cứu sâu xa (miên mật) các kiến thức đó để tỏ ngộ mọi vấn đề gọi là Hậu Đắc trí. Trong Kinh Duy Ma Sở Thuyết Ngài Bồ Tát Văn Thù đại diện cho Hậu Đắc Trí còn Ngài Duy Ma Cật đại diện cho Căn Bản Trí.
Theo Pháp môn của Đạo Phật: Tu Hạnh vô sở đắc là Nhân thì Đại Bát Nhã là Quả. Bát Nhã là trí tuệ của Phật và Bồ Tát. Câu Maha Bát Nhã trong Bát Nhã Tâm Kinh là nói đến Đại trí tuệ huyền diệu màu nhiệm cứu kính của Chư Phật.
Ngài Quán Tự Tại Bồ Tát là danh hiệu của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát khi thực hành hạnh Trí Tuệ. Việc rèn luyện trí tuệ này có ba phần.
1- Văn tự Bát Nhã: Là việc đọc và nghe giảng Kinh Bát Nhã
2- Quán Chiếu Bát Nhã: Quán tức là nghiên cứu sâu xa ý nghĩa của Kinh. Chiếu là đưa các ý nghĩa đã quán vào để soi xét bản thân diệt hết thiện ác hữu lậu thế gian, thể nhập vô lậu xuất thế gian.
3- Thật tướng Bát Nhã: Khi đã quán chiếu nhập Vô lậu xuất thế gian thì thể nhập vào vô lậu thiện Đại Thừa của chư Phật Bồ Tát. Từng bước tu theo Đại Thừa thì nhập vào Thật tướng Đại Thừa. Thật tướng này chính là Thanh Tịnh Pháp Thân Vaira Lỳ Lô Giá Na ( Đại Nhật ).
(còn tiếp)
Thứ Tư, 16 tháng 11, 2011
Giải Oan Tự
CHÙA GIẢI OAN NƠI ĐÂY PHẬT TRỤ
(1)
Chùa báu nơi đây Phật Bà thường trụ
Giải thoát thập phương vũ trụ chúng sinh
Oan giải, giải oan bỏ hết ưu phiền
Nơi Thiền môn người người an tính thiện
Đây núi cao Chùa hiện cảnh sắc lành
Phật độ trì, chúng sinh hành nghiệp thiện
Trụ thế đưa đò, Phật trụ nơi đây.
(2)
Oan oan, giải giải, oan đâu giải
Thân Pháp không không, Thân pháp không
Không tu, Không chứng, không tu chứng
Vô thỉ Không tâm, không tu Tâm
Không Thân, Không Pháp, không Tâm trụ
Không để đưa đò nên Không trụ thế thôi.
(Quảng Kiến- Tự Viên Minh)
Thứ Hai, 7 tháng 11, 2011
Phật Học - Lên Chùa Gặp Phật
Mây
trắng
ơi, con đường nào ta đi? Lời bài hát trong phim Tây Du Ký đã và
đang chiếu trên truyền hình qua bao thế hệ. Phim được chuyển thể từ kỳ
thư của Ngô Thừa Ân với nội dung là câu chuyện thỉnh kinh của thầy trò
Đường Tăng. Dùng văn để truyền tải đạo lý giải thoát của chư Phật.
Con đường nào ta đi? Câu hỏi của Mỹ
Hầu Vương, vào một ngày đẹp trời bỗng giác ngộ lẽ sinh tử của cõi đời là vô thường,
lập tức từ bỏ tất cả, lặn lội chiếc thân đi tầm sư học Đạo.
Hôm nay, ngày 19 tháng 6 khác với Mỹ Hầu
Vương chưa biết đi về đâu còn Chúng Tôi đã có con đường để tới Hương Tích Tự, Ngôi Chùa
tọa lạc trên đỉnh Ngàn Hống, nơi đây với cảnh đẹp xưa nay được mệnh danh
là "Hoan Châu đệ nhất danh lam".
Chúng tôi lên Chùa gặp Phật.(Thường
thì tôi sẽ nói là đi Chùa lễ Phật nhưng hôm nay khẳng định với các bạn là tôi lên
Chùa gặp Phật.)
Mỹ Hầu Vương phải cực nhọc chống
bè vượt biển tìm Thầy học đạo còn chúng tôi chỉ cố gắng nhẹ ga để
không bị bắn tốc độ thôi (hic nhưng lúc về không được đi bằng đường Hàng không (đi mây về gió)
mà vẫn chỉ đi đường bộ ). Nhân duyên đầy đủ đồng hành với tôi là cậu sinh viên
năm cuối với nhiều hoài bão và thắc mắc. Sau khi gửi xe vào bãi chúng tôi gặp ngay
sáu Ông xe ôm chặn đường (tưởng cướp, hóa ra là mời đi một đoạn đường đất nhằm
rút ngắn thời gian leo núi ). Nhân việc này nhớ lại trong truyện Tây Du Ký thầy
trò Đường Tăng trong chuyến đi thỉnh kinh cũng gặp lục tặc. Thâm ý của hồi truyện kể về sáu tên cướp chính
là sáu yếu tố phá hoại tâm thanh tịnh của con người, làm cho mê mờ đi vào tà đạo,
xa lìa chính đạo. Đó chính là Thất tình, Lục dục (hỷ, nộ, ái, ố, ai, lạc, dục
và sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp). Sáu thứ bui trần từ bên ngoài đột nhập
vào tâm con người thông qua lục căn (nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý). Theo duy
thức học, lục căn gặp lục trần sinh ra lục thức, làm cho tâm con người đối đãi
thị phi theo kiểu nhị nguyên. Quay lại câu chuyện khi giáp mặt lũ cướp Tôn hành
giả khẳng định vai trò của mình: “Ồ, các ngươi là sáu thằng giặc cỏ, không nhận
ra người xuất gia này là chủ của các ngươi sao mà lại dám chặn đường?”. Như
chúng ta đã biết con người là hình ảnh của hai cuộc đời. Không chế ngự được thì
lục căn sinh lục dục (lục tặc). Nếu chế ngự được thì lục tặc trở thành lục
thông là sáu món thần thông. Cụ thể như sau:
Thiên nhãn thông: tăng khả năng nhìn của mắt,
không bị trở ngại bởi khoảng cách, chướng ngại vật, thậm chí còn nhìn xuyên thời
gian, nhìn thấy những sinh vật ở thế giới khác. Cơ sở khoa học của Thiên Nhãn
Thông là: bình thường con người chúng ta chỉ nhìn thấy những sắc chất có quang
phổ từ màu đỏ đến màu tím. Nhờ luyện tập thiền định, hoặc một phép rèn luyện
tinh thần nào đó, sóng não của chúng ta mạnh lên, có thể "bắt sóng"
được những sắc chất ở tần số khác, ví dụ như sóng siêu ngắn (một loại sóng có thể
xuyên qua vật cản, dùng trong thông tin vũ trụ), vì vậy người đạt Thiên Nhãn
Thông có sức nhìn không hạn chế.
Thiên Nhĩ Thông: tăng khả năng nghe của
tai, không bị trở ngại của ngôn ngữ, giống loài, có thể nghe được mọi âm thanh
trên thế gian, hiểu được tiếng muôn loài. Cơ sở khoa học tương tự Thiên Nhãn
thông.
Tha Tâm Thông: khả năng biết được suy nghĩ
của kẻ khác. Cơ sở khoa học của Tha tâm thông: bộ não con người ví như một đài
thu và phát sóng, mọi tâm tư, ý nghĩ của chúng ta đều tỏa ra xung quanh dưới dạng
sóng. Nhờ tu tập Thiền định, hoặc một phép luyện tinh thần nào đó, chúng ta cải
thiện được sức thu của não bộ, thì khi đó ta có thể thu được sóng não của người
khác và hiểu họ đang nghĩ gì.
Thần túc thông: khả năng nhìn thấy được
trăm ngàn kiếp quá khứ của mình và người khác. Cơ sở khoa học của Thần Túc
thông: khoa học nhân điện ngày nay đã chụp được luồng điện trường xung quanh
con người, mà trong tôn giáo gọi là "Hào quang", gồm 7 tầng, phản ánh
tính cách, tình trạng sức khoẻ, suy nghĩ của người đó. Đặc biệt tầng thứ 7, nằm
ở ngoài cùng, lưu giữ ký ức của người đó không chỉ từ thuở nhỏ mà từ vô lượng
kiếp quá khứ. Người đạt thần túc thông có thể đọc hiểu tầng hào quang này.
Thần cảnh thông: khả năng di chuyển không hạn
chế: phi thân, di chuyển tức thời. Thậm chí còn có thể tàng hình, hiện thân to,
nhỏ tùy ý. Cơ sở khoa học của Thần cảnh thông: con người vốn dĩ được tạo thành
bởi vô số các tế bào. Khi luyện tập sức mạnh ý chí đến mức có thể làm chủ chính
mình, làm chủ từng bộ phận trong cơ thể, thì việc làm cho cơ thể nhẹ nhàng, co
nhỏ, phình lớn.. là điều hoàn toàn có thể. Nói thêm về khả năng di chuyển tức
thời: khoa học ngày nay thừa nhận có sự tồn tại của chiều không gian thứ 4, người
bước vào chiều không gian này có thể đi đến bất cứ đâu trong không gian 3 chiều
(là nơi ta đang ở).
Lậu tận không: khả năng làm chủ bản thân
tuyệt đối, ý nghĩ được kiểm soát, không còn vọng tưởng (suy nghĩ vẫn vơ), không
còn nghi ngờ, không bị nhiễm ô dù trong hoàn cảnh nào, tâm thức tĩng lặng, xóa
bỏ mọi nghiệp chướng (tốt hoặc xấu). Người đạt Lậu Tận Thông sau khi chết (gọi
là Viên Tịch hoặc Tịch Diệt) sẽ không còn luân hồi sinh tử, sẽ ở trong một trạng
thái vô cùng trong sáng, thoải mái, mà Nhà Phật gọi là Niết bàn.
Lậu tận thông là mục đích cuối cùng của bất
cứ người xuất gia theo Đạo Phật nào. Năm thần thông kia (ngũ thông) thì quỷ (tà
giáo), thần(người có phép mầu), tiên(người sống lâu), hoặc phàm phu(là chúng ta
đây) chỉ cần luyện tập đều có thể đạt được. Còn bậc Thanh Văn, Bích Chi Phật,
Phật Như Lai mới có Lậu Tận Thông.
Đồng bọn với sáu tên giặc cướp trong
phim Tây Du Ký là Bảy con Yêu tinh, đối với bọn yêu nõn nà này cách xử lý của Tề
Thiên cũng khác hẳn: “Hành giả nghĩ: Ta mà đánh chúng cả lũ toi mạng hết, như
thế đáng thương lắm” Bảy con yêu nữ có loại vũ khí rất đặc biệt mà Tề thiên nhận
định về loại vũ khí này như sau: “Vật cứng còn có thể đánh đứt, thứ này mà mềm
đánh chỉ lún xuống thôi. Khéo nó biết, nó quấn chặt lấy mình, lại hóa dở” Đây
là sợi tơ của bảy con nhện tinh; sợi tơ nhu nhuyễn mềm mại mà khó dứt. Ý ở đây
đã rõ: tơ là tơ tình, không thể dứt ngay được. Việc chế ngự cái tình cảm con
người không phải chuyện dễ, vì con người ưa luyến tiếc, khoan nhượng với tình cảm
bản thân.
Thất
tình và lục dục, cấu kết nhau nội công ngoại kích, là mười ba con ma phá hoại
tâm thanh tịnh, gây phiền não chướng ngại cho chúng ta. Đấy là:
Thất tình lục
dục sớm trừ xong
Luyện tập
ngày đêm sửa tấm lòng
Khử diệt thất
tình an tính thiện
Tu hành phải
để chí không không
(Đại thừa chân giáo)
Trở lại
nội dung câu chuyện cuối cùng lũ cướp bị lão Tôn giết cả. Đây cũng là điều mà Quảng
Kiến đã lược ghi ở Hậu Học 01 rằng với người tu Phật hiếu sát hơn hiếu sinh.
Sát là dẹp là diệt các niệm bất thiện khởi lên hại mình hại người cả trong lời
nói ý nghĩ đến hành động.
Có đi ắt có đến. Anh em
chúng tôi cũng tới đường cùng của xe ôm.Lên chùa gặp Phật phải tự thân minh đi, không nhờ ai giúp được.
Hồi sau: Đường lên chùa gặp Phật
Chủ Nhật, 30 tháng 10, 2011
Số 08 - “CHÂN NGÔN” CỦA NGƯỜI LÀM QUAN
Câu chuyện lại trở nên sôi nổi hơn, sau “Chân ngôn” cầu-làm-quan: “KHỐNG, CỐNG, XUNG, PHỦNG, KHỦNG, RỖNG” tiếp theo chân ngôn làm-quan lại được tôi đưa ra để làm đề tài cho việc luận đàm. Những chữ này được đúc rút của người xưa để lại. Tùy thời "vât-dụng" khác nhau nhưng ý nghĩa thì không thay đổi.
Chân ngôn sáu chữ của người làm quan: “KHÔNG, CUNG, BĂNG, HUNG, LUNG, LỘNG”.
Nghĩa của sáu chữ này như sau:
2. Cung: Có nghĩa là cung
kính, khép nép, so vai, rụt cổ chia làm 2 loại trực tiếp và gián tiếp.
Trực tiếp là nói với cấp trên, gián tiếp là nói với bạn bè, thân thích,
lính của cấp trên và các ông nọ bà kia. (Mục tiêu thể hiện cái Lễ tướng của mình)
3. Băng: gọi là sự bệ vệ, một chữ trái nghĩa với chữ “Cung”: Nếu nói với cấp
trên và dân chúng thì chia làm hai cấp: Một là, biểu hiện bề ngoài tỏ ra
là một nhân vật oai nghiêm, không ai xúc phạm được; hai là, trong trò
chuyện tỏ ra đầy kinh sách, thông hiểu đại tài. Nói về chữ “Cung” đối
với bát cơm trên mặt đất thì phải coi là trên mặt đất (có nghĩa là thấy sao nói vậy, tránh bình phẩm trái quan điểm với sếp), Khi quyền của bát cơm không thuộc về cấp
trên; khi quyền cái bát cơm thuộc cấp dưới hoặc dân chúng (truyền thông, số đông), ta lại đổi
“Băng” thành “Cung”. Đạo lý của ta phải tỏ ra linh hoạt, vận dụng khéo
léo và chỉ nằm trong suy nghĩ mình biết màthôi (lợi chia còn mưu thì bất lộ).
4. Hung: Chỉ
có thể đạt được mục đích của ta khi bắt người khác quy phục (nắm điểm yếu hoặc nắm nhu cầu, dù phải
bán nhà bán xe cũng không được oán ghét nhưng phải chú ý một lớp vỏ nhân
nghĩa đạo đức, phải phủ trên chữ “Hung”.
5. Lung: Tức là
tai điếc: “Ai chê cười chửi mắng cũng mặc, làm quan ta cứ làm” nhưng
trong người điếc còn hàm nghĩa người mù nữa, nếu trên văn bản, đơn từ có
tỏ ra bực tức thì nhắm mắt không cần xem. Phải lấy tĩnh chế động vì khuấy thì bùn nổi, quậy thì bụi mù không tốt. Giải quyết thì nên dùng kế rút củi đáy nồi" nồi nguội rồi thì vô tư úp.
6. Lộng: Tức
là làm Tiền. Rồng bay đến đây kết huyệt, mười một chữ đặt ra từ để làm quan đến làm quan ở trên đều
phải nhằm vào chữ này. Chữ “Lộng” và chữ “Tống” trong cầu làm quan là
hai mặt đối chiếu nhau, có biếu thì có móc. Phải hết sức chú ý chữ
“Lộng” này là trong công việc làm sao phải chạy được việc mới thành công, có
khi không được việc dù phải móc túi ra cũng không sao; nếu được việc móc
bao nhiêu cũng không cần khách khí làm gì. Đó là để cho quan trường được mạnh tiến thì đều phải nhờ ở chữ "Lộng" cả.
Tôi chẳng qua mới hiểu
thô thiển mười hai chữ trên đây, còn nhiều nghĩa tinh vi của nó chưa thể
phát huy được. Những bậc làm quan có chí, có thể theo đó tìm ra bí
quyết, xin tự nghiên cứu lấy.
note: chân ngôn để làm quan (http://www.hauhocquangkien.com/2011/09/so-07-chan-ngon-e-lam-quan.html)
TRANSLATE with x
English
TRANSLATE with
Enable collaborative features and customize widget: Bing Webmaster Portal
Thứ Hai, 24 tháng 10, 2011
Phong Thủy - Tạo dựng Bất Động Sản
Xưa, những gia đình, dòng họ danh gia vọng tộc, khi tìm đất cất nhà, phong thủy là vấn đề đầu tiên được xem xét. Vị trí lựa chọn là nơi có dòng nước uốn quanh, đằng sau xa xa có đồi hoặc núi án ngữ. Ngôi nhà gắn với thiên nhiên, có màu xanh cây lá, có dòng nước mát dịu, nhà tôn cảnh, cảnh làm nổi bật nhà. Địa thế làm nhà như vậy là để đón nhận khí thiêng của sông núi, tinh hoa của mặt trời mặt trăng. Không gian khoáng đạt thuận lợi cho việc tu tâm dưỡng tính, rèn luyện ý chí.
Nay, điều kiện tìm đất tốt để tạo dựng bất động sản có giá trị để ở và kinh
doanh phải làm thế nào khi cảnh đất chật người đông. Xã hội phát triển nghiêng
về vật chất, con người nhìn thế gian thường dựa trên giá trị của từng sự vật.
Việc đầu tư vào bất động sản nếu chỉ căn cứ vào quan điểm của cá nhân mà phán
đoán và đánh giá thì sẽ dễ mắc sai lầm. Muốn đánh giá chính xác giá trị của một
bất động sản cần phải phân tích dưới nhiều góc độ khác nhau theo những quan điểm
khác nhau. Việc lựa chọn quan điểm nào là vấn đề vô cùng quan trọng, đặc biệt
là để tránh tổn thất khi quyết định đầu tư.
Ở bài viết này
chúng tôi giới thiệu tới độc giả một số quan điểm của phong thủy trong việc lựa
chọn địa điểm đầu tư để từ đây độc giả có thêm tiêu chí cho việc tạo ra những bất
động sản có giá trị.
Theo Phong thủy học
để tìm được vị trí và làm thế nào để biết chúng có giá trị đầu tư hay không đấy
là việc phải nắm được vận_khí địa điểm. Cuộc đất (địa điểm) tốt là nơi có nhiều
Sinh Khí, Ở góc độ Phong thủy bất động sản Sinh khí được sinh ra khi có sự điều
hòa giữa Thiên, Địa, Nhân gọi là tam tài. Quan niệm của người xưa khí có ba loại
là Thiên Khí, Địa Khí và Nhân Khí có ảnh hưởng tưng ưng theo bảng sau:
THIÊN
KHÍ
|
ĐỊA
KHÍ
|
NHÂN
KHÍ
|
THIÊN VĂN
|
ĐỊA LÝ
|
NHÂN SỰ
|
THỜI GIAN
|
KHÔNG GIAN
|
NHÂN GIAN
|
Bất
động sản với Thiên khí là bàn đến thiên văn đến thời gian chính là nói đến Thời
Vận.
Bất
động sản với Địa Khí là nói đến yếu tố Không Gian bởi vì nếu muốn kinh doanh
thành công thì phải có địa điểm kinh doanh tốt.
Bất động sản với Nhân Khí là nói đến
yếu tố con người, giá trị bất động sản thay đổi theo mục đích sử dụng.
Như vậy một địa điểm
tốt để đầu tư bất động sản phải đáp ứng được sự hài hòa của Thiên Địa Nhân, ở
đây chúng tôi đưa ra bốn yếu tố quan trọng theo phong thủy học bất động sản mà
các nhà đầu tư phải cân nhắc trước khi đưa ra quyết định đầu tư:
1. Phong Thuỷ (Yếu tố về địa lý): Đầu tiên Là
việc xem xét Thủy Khẩu, sau đó tìm hiểu hình thế của đất rồi quan sát hình dáng
công trình xung quanh, xem xét hệ thống cấp thoát nước. Cuối cùng là quan sát
núi và mặt nước
2. Môi trường
kinh doanh(Yếu tố sinh lợi):
Căn cứ vào mục đích ngành nghề kinh doanh mà lựa chọn địa điểm phù hợp nhằm giảm
chi phí để có lợi thế cạnh tranh.
3. Văn hóa (Yếu tố nhân tâm): Khổng tử nói
rằng: “ Nơi có nhân tâm hiền hòa là nơi đất tốt”. Khi tìm nơi sinh sống, nếu
không chọn nơi có phong tục tốt thì không những chỉ phương hại đến bản thân mà
còn tiêm nhiễm thói hư tật xấu cho con cháu.
4. Cảnh quan (Yếu tố Sơn Thủy): Núi sông làm
cho tinh thần thoải mái và tâm tính ôn hòa.
Như vậy cuộc đất tốt phải được xem xét dựa
trên điều kiện tổng quát lẫn đặc thù. Điều kiện tổng quát là điều kiện mang
tính lý luận chứ không rõ ràng cụ thể như điều kiện đặc thù. Theo điều kiện tổng
quát thì đất tốt là địa điểm hội tụ đầy đủ các yếu tố mà chúng tôi gọi là điều
kiện của Tứ Thần Sa (Thanh Long, Bạch
Hổ, Chu Tước, Minh Đường). Nếu theo quan sát thì bên trái là Thanh Long, bên phải
là Bạch Hổ, phía trước là Chu Tước, phía sau là Huyền Vũ. Vì thế mà phong thủy
âm trạch có câu: Tả Thanh Long , hữu Bạch Hổ, thượng Chu Tước, hạ Huyền Vũ.
Tứ thần sa thế nào là hợp
cách?.
Phong thủy xưa quan niệm
Thanh Long phải uốn mình ( Long chầu), Bạch Hổ thuần phục (Hổ phục), Chu tước
bay lượn, Huyền vũ cúi đầu. Tất cả để tạo ra thế Tàng Phong, cách cục Tích Thủy.
Ngày nay tiêu chí cho một
địa điểm tốt là nơi đáp ứng đầy đủ các điều kiện cần thiết cho từng loại ngành
nghề và người sử dụng. Giá trị của bất động sản sẽ thay đổi tùy theo mục đích sử
dụng. Con người là một yếu tố cấu thành nền tảng Phong Thủy do đó khí vận của
người và đất phải hợp nhau. Nếu đất mang khí Thủy và người mang khí Hỏa tương
khắc thì sẽ không tốt.
Khi tìm kiếm đất để xây
dựng và đầu tư bất động sản điều quan tâm hàng đầu phải là ‘Ngũ sát tiễn địa’ bao
gồm : Mộc sát, Phong Sát, Thổ sát, Thạch sát và Thủy Sát. Trong đó Phong
sát là gió mang sát khí thuộc Hỏa. Nếu con người gặp phải phong sát thì có thể
bị trầm cảm, còn nơi nhận phong sát sẽ dễ xảy ra hỏa hoạn. Thủy sát là hệ thống thủy lợi và giao thông nếu bố trí
không đúng cách sẽ gây ra sự thoát khí.
Bài toán đặt ra nếu
không có điều kiện tìm được các cuộc đất tốt thì chúng ta phải làm gì để các bất
động sản này có giá trị hơn theo quan điểm phong Thủy?
Thật vậy, ngày nay không
có địa điểm nào hội tụ được đầy đủ tất cả các yếu tố và điều kiện theo lý thuyết
Phong Thủy truyền thống. Vấn đề đặt ra là phương cách sử dụng phải bổ khuyết và
làm vượng các ưu điểm của đất. Phong thủy học gọi phép làm khí vận yếu mạnh lên
và quá mạnh thì phải nén xuống là phép Vượng Khí và phép Ngã Khắc.
Phép Vượng Khí phong thủy
dựa trên sự kết hợp tương hỗ giữa yếu tố văn hóa với núi, sông và hướng được
phân thành bảy loại như sau: Long Mạch,Tàng Phong,Tích Thủy,Hình dáng bố cục,Che lấp hung tướng, Ngừa hỏa khí, Thủy Khẩu.
Ngoài ra việc thiết kế xây dựng kiến trúc tại một
địa điểm sẽ làm thay đổi khí vận ở nơi đó, nếu chọn sai vị trí hay áp dụng quy
mô, hình thái, nguyên liệu không phù hợp sẽ tạo ra các sát khí. Phương pháp khả thi là dùng
phép vượng khí và ngã khắc theo khí. Đây là cách áp dụng các lý thuyết nền tảng
về Dịch học với thuyết Âm Dương, Ngũ hành. Tức là dùng thuyết ngũ hành tương
sinh tương khắc, tịnh âm tịnh dương, âm dương giao hòa, cực âm, cực dương, thiếu
âm thiếu dương để vượng khí.
(Trên đây, chúng tôi đã đưa
ra một số khái niệm cơ bản của Phong thủy học trong bất động sản. Ở bài viết tiếp
theo chúng tôi sẽ giới thiệu về các phép Vượng Khí Bất động sản dựa vào Kiến
trúc, Tượng, Vật…)
Bài đăng trên tạp chí Thế Giới Ảnh số 111 năm 2011 của VCCI
Bút giả: KTS. Nguyễn Việt Hồng
Thứ Ba, 18 tháng 10, 2011
Hành hương Thánh Tích - Kỳ Viên Tinh Xá
Tôi được nghe một thời đức Phật tại tịnh xá kỳ viên, ngài thường thuyết giảng dưới gốc cây bồ đề. thầy dạy rằng bồ đề là giác ngộ, tên gọi cây trước đây đã không còn dùng kể từ khi đức Phật thành đạo. Ngày 3 tháng 10 năm 2011 với nhân duyên đã vun trồng từ nhiều đời nhiều kiếp, nay thị giả Thượng toạ Thích Minh Hiền và Đại đức Thích Minh Đồng về chiêm bái, tu tập dưới cội bồ đề trong kỳ viên tịnh xá. nơi ngài Cấp Cô Độc đã xả bỏ hết tài sản để mua lại khu vườn của thái tử Kỳ Đà cúng dàng đức Phật. tôi cùng mọi người thành kính kinh hành nhiễu quanh và nhất tâm niệm danh hiệu Đức Bản Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. cùng với thời gian thiền quán dưới cội bồ đề giúp chúng tôi thấu rõ được phần nào thâm ý của đức Phật. gốc cây bồ đề được bao bọc bởi tường gạch, những viên gạch được lựa chọn kỹ lưỡng kết hợp với nhau tạo ra hệ thống tầng bậc theo mặt bằng hình vuông với bố cục bốn cửa (1) tại 4 hướng. phần đế của cội bồ đề được thiết kế năm cấp với độ mau thưa, cao thâp khác nhau .Ngạc nhiên hơn cả là sự sắ p xếp chuẩn xác của những viên gạch, với mạch vữa đều và bền chắc, tổng thể những cấu trúc này tạo ra hệ kết cấu bền vững đảm bảo cho cây bồ đề mãi trường tồn với thời gian. Bồ đề là giác ngộ, việc vun trồng cội phúc để xây dựng tâm giác ngộ phải dựa trên đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả. tứ vô lượng tâm này chính là bốn cửa (1) quan trọng để tiếp cận, bảo vệ và phát triển tâm bồ đề. Tâm và Thân của người tu hành là sự viên mãn của giới, định, tuệ, giải thoát, giải thoát tri kiến. tinh tiến tu trì ngũ phần giải thoát sẽ tạo ra nền tảng vững chắc cho tâm phát triển không ngứng, chống lại được mưa bão khắc nghiệt của phiền não vô minh. giáo nghĩa của đức phật thì thâm sâu mà lý mầu nhiệm xuất. lý và sự trên là điều cần để chúng ta xây dựng được tâm bồ đề kiên cố. Tiến tới đạt được viên mãn Chân Tâm và Chân Thân là viên mãn báo thân ( vô lậu tự tha) với thanh tịnh pháp thân ( vô tướng vô vi ) c ủa đức Phật.
Thứ Bảy, 15 tháng 10, 2011
Hành hương Thánh Tích - Vũ Khí TT
VŨ KHÍ CỦA NGƯỜI TU PHẬT
( Quảng Kiến)
---------------------------------------------
Ngày xưa Chu Du và Khổng Minh dùng kế
hoả công đốt cháy 100 vạn quân Tào Tháo . Sau đó Khổng Minh lại dùng hoả công đốt
hết binh lính của bộ tộc Ô Qua trong chuyến bình định phương nam. Hoả công là kế
thường dùng nhất của binh pháp xưa. Đấy là vũ khí giết được nhiều người nhất của
người xưa. Ngày nay một quả bom nguyên tử sẽ xoá sổ ngay lập tức một thành phố.
Dẫn chứng còn rất rõ ràng ở Hirosima - Nhật Bản. Thế giới hàng giờ vẫn có nhiều
người chết vì chiến tranh, khủng bố. Đấy là việc làm của những kẻ hiếu chiến có tâm địa độc ác.
Khác hẳn với người tu Phật, chúng ta sống và làm việc theo lời Phật dạy. Tạo ra
được sự bình đẳng với mọi người cho đến tất cả chúng sinh. Nhân duyên đầy đủ
trong chuyến hành hương về đất Phật chúng tôi khám phá ra được bí quyết chế tạo
một loại vũ khí có sức huỷ diệt lớn hơn nhiều nhiều lần bom nguyên tử!!!. Bí
quyết này có được từ Hoà Thượng Huyền Diệu. Một vị Thầy người Việt Nam tại Nepal. Tôi thấy ngài tươi
cười từ khi đón đoàn chúng tôi đến khi chia tay ngài tại biên giới Nepal- Ấn Độ.
Hoà Thượng là một người có công lớn trong việc tạo ra được Liên Hợp Quốc Phật Tự
tại Đất Phật. Tính Ngài gần gũi, hoà đồng, mỗi lời nói là một Pháp dụ với kinh
nghiệm giáo lý đã trải qua sự thể nghiệm sâu sắc thường giúp những người sơ cơ
như chúng tôi tinh tiến trên con đường tu Đạo. Hoà Thượng trụ trì tại Việt Nam
Phật Quốc Tự, ngôi chùa Việt Nam được xây dựng đầu tiên tại thánh địa Lumbini nơi Đức
Phật lịch sử đản sinh. Ấn tượng đối với ngôi chùa Việt Nam là 88 con Hồng Hạc,
sách kinh dịch xưa trong quẻ Thiên Trạch Lý có nói " Phượng hoàng hay kỳ
Lân đậu ở đâu ở đấy xuất hiện Thánh Nhân". Gặp ngài chúng tôi thấy được rằng
Tu lâu sẽ có được phẩm vị nhưng đủ duyên đủ Phúc để làm đuợc việc công đức lớn
cho Phật Đạo thì có được mấy ai.?
Thu hoạch lớn nhất của chúng
tôi là Vũ khí đặc biệt của Hoà Thượng. Nay ghi lại công nghệ chế tạo để mọi người
cùng sản xuất và sử dụng. Đối với các doanh nhân như chúng tôi sẽ nghĩ đến việc
kinh doanh triệt để loại vũ khí này vì
nó sẽ đưa lại giá trị lớn vô cùng cho mọi người.
Để sản suất loại vũ khí này đầu
tiên phải chuẩn bị nguyên liệu. Nguyên liệu này sẵn có trong mỗi người đó là Phật Tính. Việc Hành tứ vô lượng tâm sẽ là nguồi cung cấp vô lượng cho nguyên liệu
TT. Hình tướng của TT là các việc Thiện. Phương pháp kích hoạt là việc tu tập,
hành trì theo giáo lý của Đức Phật.
Trên đây Quảng Kiến xin được chia sẻ với mọi người vũ khí
TT, để cho tình thương yêu lan truyền khắp nơi nơi không hề quái ngại. Đó là:
Cho vui là chí
nguyện
Cứu khổ ấy thực
hành
Chính quả ắt Viên
Thành.
( Kệ của ngài Nhất
Không Tổ Sư)
--------------------------------------------------------------
Thứ Tư, 5 tháng 10, 2011
Phong Thủy - Địa thế đất theo Phong Thuỷ
Việc chọn địa thế đất, xây dựng
nhà cửa và bố trí nội thất có ảnh hưởng rất lớn đến sự hưng thịnh của mỗi gia
đình, mỗi dòng tộc. Ai nấy đều muốn bản thân, gia đình và dòng dõi nhà mình
ngày một hiển vinh nhưng chọn sao cho đúng là điều mà rất nhiều người còn bối rối.
Trong chuyên mục “Phong thuỷ - Kiến trúc - Ứng dụng” số này, bút giả tập hợp
và trả lời tới bạn đọc một số câu hỏi chung nhất giúp độc giả hiểu thêm và vận
dụng cho mình một cách hoàn hảo hơn theo thuật phong thuỷ.
Câu
hỏi 1: Các
khái niệm về phong thủy địa lý: Dương trạch, Âm trạch, Long mạch, Án sơn, Minh
Đường, Thanh Long Bạch hổ?
Trả lời :
1.Dương Trạch: là đất dùng vào mục đích
làm nhà ở, đình chùa miếu mạo, thôn xóm làng mạc, khu đô thị mới …Dương trạch
phải hài hòa với thiên nhiên, có môi trường tốt khiến con người cảm thấy tươi
vui hòa nhã. Theo sách phong thủy của Trung Quốc nhà không được làm trên nền giếng
cũ, không làm ở ngã ba đường mà bị một đường đâm thẳng vào nhà. Không để cây
khô trước nhà và trên nóc nhà. Không nên thoát nước ở hướng đối diện với cửa.
Các nhà xây cùng trên một dãy phải cùng trên một đường thẳng, cao thấp bằng
nhau, nhà nào nhô ra nhà đó bị độc….
2.Âm Trạch: Âm trạch là vùng đất dùng để
chôn cất người chết còn gọi là mồ mả. Quan niệm của Phong thủy âm trạch cho rằng
nếu người chết được chôn vào một đất tốt về phong thủy thì truyền được phúc cho
con cháu hậu thế. Âm trạch tốt về phong thủy nghĩa là đạt được các điều kiện
núi sông long hổ dòng chảy, nước tụ, phương vị, tụ khí…
3.Long mạch: Địa Lý Phong thủy gọi long mạch
là những dải núi, dải đất, dòng sông, dòng nước uốn lượn nhấp nhô uốn khúc như
con rồng nằm, rồng bay lượn lúc ẩn lúc hiện. Long mạch có thể ngắn có thể dài
hàng trăm cây số và được chia làm hai loại: sơn mạch và thủy mạch. Các nhà địa
lý Phong Thủy chia làm 9 loại long mạch:
a.
Hồi long là long quay đầu lại chầu tổ sơn (nơi mạch xuất phát)
b.
Xuất dương long là long chạy ra biển cả
c.
Giáng long là long rồng xà xuống nơi tụ huyệt
d.
Sinh long là rồng như sống động, đường nét sinh động
g.
Phi long là hình rồng bay uyển chuyển
e.
Ngọc long là hình ròng nằm im lìm thư thái
i.
Ém long là thế rồng ẩn, hình mờ mạch chìm.
h.
Đằng long là rồng bay lên, hình thể cao vợi.
k.
Linh quần long là nhóm hình thế như đuổi nhau, quấn quýt.
4.
Án sơn: Án có nghĩa là che chắn phía
trước (án ngữ). Án sơn là núi nhỏ chắn phía trước huyệt, nhà ở. Án dùng để che
chắn các xung xạ (khí xấu) ở môi trường bên ngoài cụ thể là tránh bị thiên đao
sát, tà hoành sát…
5.Minh Đường: Là nơi sinh khí tụ họp, có
nội minh đường, ngoại minh đường, trung minh đường. Minh đường ở trước huyệt gọi
là nội minh đường, minh đường ở trong long sơn và hổ sơn gọi là trung minh đường,
minh đường ở trong án sơn gọi là ngoại minh đường.
6.Thanh Long - Bạch hổ: Thanh Long là núi
bên trái, bạch hổ là núi bên phải. Có khi sơn mạch chạy đến huyệt rồi phân ra
hai nhánh như hai cách tay ôm lấy huyệt tạo thành thanh long bạch hổ. Thanh
long bạch hổ có thể bên dài bên ngắn, cốt sao phải hiền hòa, tình nghĩa.
Câu
hỏi 2: Cửa
chính vào nhà nên chọn hướng như thế nào là tốt nhất?
Trả lời: “Họa tòng khẩu
xuất, bệnh tòng khẩu nhập”. Cửa chính là nơi để đưa khí trực tiếp vào nhà. Vì vậy
nó có vị trí rất quan trọng, là yếu tố thứ 3 trong 5 yếu tố tiên quyết của
dương cơ. Để đặt cửa đúng phải tính sao cho cát khí nhập môn, tránh các hung
sát khí, ngoài ra còn phải chú ý đến yếu tố sinh vượng và yếu tố cát hung của
vòng phúc đức. Nếu được như thế là toàn mỹ.
Ở phạm vi bài viết này chúng tôi sẽ nêu
ra vị trí tốt nhất của việc trổ cửa theo nhị thập tứ cung phúc đức sẽ giúp nhà được
phát tài, lộc, sinh con quý tử như sau:
1.
Nhà
hướng Đông Nam, hướng Đông cửa tại 143-157 độ Bắc (thuộc hướng Nam)
2.
Nhà
hướng Tây Nam, hướng Tây cửa tại 323-337 độ Bắc (thuộc hướng Tây Bắc)
3.
Nhà
hướng Nam, hướng Tây Bắc cửa tại 233-246 độ Bắc (thuộc hướng Tây Nam).
4.
Nhà
hướng Tây Nam cửa tại 67-82 độ Bắc (thuộc hướng Đông)
5.
Nhà
hướng Bắc cửa tại 52-62 độ Bắc (thuộc hướng Đông Bắc)
Chú ý: Hướng cửa là hướng từ tâm nhà tới
tâm cửa.
Câu
hỏi 3: Những
kiêng kỵ của giường ngủ?
Trả lời: Phong thủy của
giường ngủ là một vấn đề phức tạp. Ngoài việc định vị và định hướng ra còn phải
xem xét đến những yếu tố xung quanh. Có một số điểm kiêng kị cần phải tránh khi
bố trí giường ngủ như sau:
Giường ngủ không được bị các sát khí từ
phía trên trần đề nén (dầm, xà, góc gấp của mái, không được treo quạt trần trên
đầu giường). Ngoài ra phía trên đầu giường cũng không dược bố trí khu WC, nhất
là lại để bệ xí ngay chính đầu giường. Giường ngủ không nên đối diện cửa ra vào
(cửa ra vào phòng ngủ, cửa ra vào khu vệ sinh).
Giường ngủ không được bố trí phía đầu
giường cạnh cửa sổ, lại càng không được hướng đầu giường về phía cửa ra vào.
Giường ngủ không được để gương chiếu vào.
Câu
hỏi 4: Với
người Á Đông thì hầu hết trong mỗi gia đình đều có một bàn thờ thần linh và tổ
tiên. Bàn thờ có thể ở dạng kệ thờ, một tủ thờ, hoặc một phòng thờ riêng hoặc
được bố trí lồng vào trong không gian của một phòng nào đố như phòng sinh hoạt
chung, phòng khách…Vì vậy khi thiết kế và bố trí bàn thờ những điều gì chúng ta cần chú ý những
gì?
Trả lời: Cũng như các Tiết
minh khác, bàn thờ cũng được bố trí theo nguyên tắc “nhất vị, nhị hướng” tức là
trước tiên phải xem xét vị trí đặt bàn thờ.
Vị trí đặt bàn thờ nên đặt vào vị trí để
được đại cát khánh, luôn được âm linh phù trợ theo phong thủy học gọi là cung
Âm quý nhân. Theo quan điểm của người xưa thì Quý nhân thiên ất là vị thần đứng
đầu các thần.
Hướng bàn thờ là hướng ngược với hướng của
người thắp hương. Hướng bàn thờ cần bố trí tại tứ cát: Sinh khí, Thiên Y, Diên
Niên, Phục vị. Tránh bố trí tại hướng hung.
Ngoài việc bố trí hợp lý vị và hướng, việc
bố trí bàn thờ cần phải đảm bảo tránh các yếu tơ sau:
1.
Bàn
thờ không được nhìn thẳng vào cửa phòng WC.
2.
Phía
trên bàn thờ không được bố trí phòng WC.
3.
Bàn
thờ không được dựa lưng vào nhà WC hay bếp đun.
4.
Bàn
thờ hạn chế bố trí trong phòng ngủ, phòng ăn.
5.
Không
đặt bàn thờ dưới gầm cầu thang hay áp sát gầm cầu thang.
6.
Sau
lưng bàn thờ và dưới bàn thờ không được bố trí cửa sổ
7.
Bàn
thờ không được đặt thẳng với cửa ra vào và cửa sổ ( nếu có thì phải đặt bức
bình phong chắn gió phía trước mặt bàn thờ.
Bàn thờ là thể hiện phần tâm linh của
con người Việt Nam, không thể không thường xuyên hương khói, đó cũng là đạo lý
uống nước nhớ nguồn mà trong mỗi con người chúng ta cần hướng tới. Vì vậy ngoài
những vần đề trên, bàn thờ cũng nên thường xuyên quét dọn, lau chùi và chăm
sóc.
Câu
hỏi 5: Bếp
và phòng ăn cũng như bàn thờ và giường ngủ là một trong các Tiết Minh đều cần
phải bố trí tại các cung ra cát tinh trong cửu cung trạch vận đồng thời đều đón
nhận được cát khí như Diên Niên, Sinh Khí, Thiên Y, Phục Vị. Tuy nhiên bếp và
phòng ăn có nhữngyếu tố cần chú ý như thế nào về mặt phong thủy?
Trả lời: Bếp khác với bàn
thờ, giường ngủ và cầu thang là vị và hướng; bếp ăn được bố trí theo nguyên tắc
3 cấp. Tức là ngoài việc phải bố trí ở vị trí cung tốt hướng tốt, còn phải lựa
chọn được vị trí tốt trong 24 sơn nữa.
Về vị trí đặt bếp tốt nhất là tại cung
Thiên Lộc, thứ đến Dương Quý nhân. Bếp là nơi cung cấp đồ ăn thức uống để tạo
ra sinh thực khí cho con người cho nên bếp đặt không đúng cách nhà cửa sẽ lạnh
lẽo, thiếu căn cơ. Vì vậy việc bố trí bếp hợp lý hết sức quan trọng.
Ngoài việc bố trí bếp theo cung, sơn và
hướng tốt như đã nêu trên, khi bố trí bếp cần lưu ý một số kiêng kị sau: Bếp kị
mở thẳng cửa trực xung vào bếp, kị bố trí vòi nước quá gần. Bếp ăn cần phải sạch
sẽ, thơm tho, không được để dơ bẩn, không được đặt dưới nhà WC, áp sát và đối
diện với cửa WC.
Phong thủy học chia trái đất thành 24 phần
bằng nhau gọi là 24 sơn (mỗi sơn 15 độ) để chọn vị trí đặt bếp được cát sơn ta
phải tìm được tứ khí Phúc, Quý, Tài, Thọ tinh. Dùng cung phi mệnh trạch chủ kết
hợp với vòng Di yên hạ hỏa theo phép Đại diên niên biến quái để bếp ra Sinh khí
(Phúc tinh) là tốt nhất. Bếp ra Diên Niên (tài tinh) là vị trí được đánh giá thấp
nhất, nó chủ về phát tài lộc. Lấy tài tinh là dùng nguyên lý ngã khắc giả vi
tài của Dịch lý là phép dùng Chân hỏa Hậu thiên hỗ trợ đốt chảy nguyên tinh của
thể phách mà dẫn nhập thành tài.Thế mới bảo con người ta lấy phúc quý làm đầu,
lấy thọ làm thứ, lấy tài làm thứ của thứ nữa. Lý lẽ huyền vi mà trong sáng
nhưng ít ai lĩnh ngộ. Con người sống trong vô minh (u mê tăm tối) thường lấy chữ
Tài làm trọng, chao đảo vì tiền tài mà đâu biết rằng tài là nguồn dưỡng mệnh
cũng chính là thể phách của chính mình. (Chữ tài liền với chữ tai một vần)
Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2011
Phong Thủy - Phương vị trong Kiến Trúc
Lời bạch
Khoa học Phong Thuỷ đã ra đời cách đây hàng ngàn
năm và là một môn khoa học đồ sộ, nghiên cứu khoa học Phong Thủy ứng dụng cho
chúng ta các lời khuyên về cách kiến tạo một môi trường sống thoải mái và tích
cực. Hệ thống bài viết nghiên cứu về Phong Thuỷ ứng dụng chúng tôi sẽ trình bày
đầy đủ các tri thức về khoa học Phong thuỷ đối với việc lựa chọn nhà ở nhằm
giứp cho độc giả qua đó xem xét đối chiếu để ứng dụng nhằm tránh được các hung
sát và tạo ra môi trường sống tốt đẹp hơn cho mình.
Xưa
Ông Cha ta thường chọn vị trí làm nhà ở nơi: “ Núi Cửu Hoa, chùa ẩn trong mây,
sông Thanh Qua cầu vờn thành liễu”. Thôn xóm nằm gọn trong vòng ôm của vòng liễu, có dòng nước uốn
lượn, phía Bắc xa xa có núi xanh như bình phong chắn ngữ. Động và tĩnh hài hoà
làm cho con người sinh sống trong môi trường thật dễ chịu.
Nay
Thầy phong thuỷ cũng như Kiến trúc sư đều nhất quán là công trình kiến trúc
phải hài hoà với thiên nhiên. Nhà và môi trường chứa đựng ngôi nhà gắn bó với
nhau, tôn thêm dáng vẻ và tiện nghi cho nhau là điều tốt nhất. Thầy phong thuỷ
xưa muốn làm nhà bên sông, kề núi. Chúng ta bây giờ không có điều kiện lựa chọn
đất làm nhà cho mình theo kiểu tự chọn như thế, nhưng khi thiết kế những nơi
nghỉ ngơi, giải trí, chúng ta cũng chọn vị trí theo cách người xưa. Khi xem đất
làm nhà, điều cơ bản của phong thuỷ xưa là xem thế núi, thế nước. Mạch và khí
là hai thứ cơ bản. Cụ Tả Ao người được coi là Thánh địa lý của Việt Nam cách
đây hơn 400 năm đã chỉ cho hậu thế cách tìm ra các mảnh đất kết (mạch và khí
tốt) để chọn nơi làm nhà để con người sống ở đấy được sức khoẻ, được giàu sang,
quyền quý…như sau:
…Mộc tiết văn đỗ Trạng
Nguyên
Kim loan võ được tước quyền
Quận Công…
…Muốn cho con cháu nên quan
Thì tìm Thiên Mã phương Nam
ứng chầu…
(*). Chúng
tôi sẽ có bài viết về cách nhận biết long mạch, và các cuộc đất tốt theo Phong
thuỷ chính tông.
Phương Đông bây giờ lựa chọn mảnh đất hay căn hộ
để ở và kinh doanh nhất nhất theo tiêu chí nhất cận thị - nhị cận giang - tam
cận lộ, Phương Tây cũng dựa vào ba nguyên tắc bất biến để chọn nơi ở và kinh
doanh đó là: 1-Vị trí;2-Vị trí; 3-Vị trí đấy là nói lên những điều quan trọng
tạo lợi điểm khi mua đất cất nhà, từ Xưa đến Nay, từ Tây sang Đông vẫn không
khác nhau bao nhiêu khi xét giá trị một bất động sản.
Nhằm
giúp độc giả lựa chọn được ngôi nhà đáp ứng được nhu cầu sống của mình mà phù
hợp với Phong thuỷ chúng tôi xin giới thiệu các nguyên tắc cơ bản nhất của khoa
Phong thuỷ ứng dụng như sau:
Nguyên tắc
về Phương vị: Nguyên tắc đầu
tiên chúng ta cần xem xét phương vị của khu đất có phạm vào Tứ lộ Hoàng tuyền
hay Bát Sát Hoàng tuyền hay không?
Nói đến HOÀNG TUYỀN là nói đến 1 phương vị gần
như bất khả xâm phạm trong Phong Thuỷ. Bởi các hung phương như THÁI TUẾ , NGŨ
HOÀNG SÁT , TAM SÁT thì chỉ theo năm mà di chuyển đi , còn HOÀNG TUYỀN là
phương vị cố định. Khi nhà , mộ mà xác định hướng nào đó là đã có 1 vài phương
hướng không thể phạm. Chữ " phạm" ở đây ý nói ở những nơi ấy có thể
kiêng kỵ : phóng thủy ( thãi nước ra ) , đường đi, nước chầu lại , lạch
nước...vv...thậm chí ngay cả trổ cửa , chọn ngày giờ khởi công cũng phải tránh
nó.
Nguyên tắc
thứ hai: cần xem xét ngôi nhà đó có
bị tiểu Không Vong, Đại Không Vong hay không?.Để biết được điều này phải cần
tới Thầy Phong Thuỷ tới địa điểm khu đất hay ngôi nhà rồi sử dụng một dụng cụ
gọi là La Kinh mới có thể phát hiện ra được.
Nguyên tắc
Nhất vị nhị hướng: Khoa Phong
thuỷ dựa trên nguyên tắc “Nhất vị nhị hướng”, tức là vị trí quan trọng nhất rồi
mới đến hướng. Bởi bất cứ công trình nào cũng chịu ảnh hưởng bởi hai thứ khí
gọi là Nguyên Khí và Thực Khí. Nguyên khí là dòng khí từ dưới đất bốc lên, khí
của cửu cung trong vùng khí trường. Còn thực khí là khí nổi trên mặt đất, biến
đổi linh hoạt không ngừng khoa phong thuỷ lấy bát khí để tượng trưng cho nó.
Cái sát của Thực Khí do các vật thể
và công trình kiến trúc bên ngoài gây ra như một góc nhọn, một con đường( góc
Ao ,đao Đình) không hung hoạ bằng cái sát do Nguyên Khí xấu của bản trạch (âm khí) gây ra. Ví dụ nhà WC bố trí
vào cung Âm quý nhân, bàn thờ vào Đại Sát, Thiên hình…
Chúng tôi xin nêu ra một số loại sát khí thuộc Thực Khí:
1.
Trực xung sát:
Nhà phía trước mặt hoặc sau lưng bị một con đường hay dòng nước đâm thẳng vào.
2.
Tiêm xạ sát: là
chỉ ngôi nhà bị hai con đường giao nhau tạo thành góc nhọn xung thẳng tới
3.
Tà hoành sát:
Là bị một con đường hay dòng nước đam xéo tới.
4.
Liêm đao
sát:Chỉ ngôi nhà phía trước mặt hay sau lưng có một con đường hay dòng sông ưỡn
bụng hướng về tựa như cái lưỡi liềm đang cắt vào nhà.
5.
Thiên trảm sát
(lưỡi đao trời): là chỉ nhà trước mặt hoặc sau lưng bị khoảng cách (khe hở)
giữa hai nhầ cao tầng đối diện đâm thẳng tới.
6.
Phản quang
sát:Nhà bị bức tường kính hoặc nhiều cửa kính lớn của một toà nhà đối diện phản
chiếu ánh sáng vào.
Nguyên tắc
để nhận biết nhà nằm trên vùng đất tốt:
Bên tả(trái) có nước chảy là thế Thanh Long. Bên hữu( phải) có đường dài là thế
Bạch Hổ. Thế đất có ao, đầm đàng trước là Chu Tước. Thế đất đằng sau có gò đống
núi non là thế Huyền Vũ.
Long là dương, Hổ là âm. Long Hổ phải tương
nhượng nhau thì gia đình hoà thuận, trai gái xum vầy.
Núi chủ tĩnh( đứng yên) là âm thì nước chảy( chủ
động) là dương. Thế đất đẹp là thế có núi chủ tĩnh quay đầu như động, nước chủ
động nở rộng lững lờ như chảy, như không, lưu luyến dùng dằng. Núi và nước cặp
kè bên nhau, bảo vệ nhau, nuôi dưỡng nhau là thế đất tuyệt vời.
Nguyên tắc
để định hướng ngôi nhà ?
1. Hướng nhà: Là hướng của đường thẳng vuông góc với
mặt tiền của nhà.
2. Mặt tiền: Là mặt có chứa cửa chính của ngôi nhà.
3. Toạ sơn: Là hướng của đường thẳng vuông góc với
mặt hậu của ngôi nhà.
4. Mặt hậu: Là mặt đối diện với mặt tiền nhà
5. Hướng cửa, cổng: Là hướng của đường thẳng đi qua
tâm nhà và tâm của cửa, cổng nhà (không phải là hướng vuông góc với cổng, cửa)
Mệnh cung
phối hướng là gì?
Là cách xác định ở mức độ đơn giản và chung nhất
giữa con người và nhà cửa, bằng cách dùng phép Đại du niên biến quái để xem
cung phi bản mệnh của những người ở trong ngôi nhà với hướng nhà. Sự biến đổi
của bát quái thực hiện theo phép Đại du niên biến hình thành 8 khí như sau:
1. Sinh khí:
Là cát khí, chủ sự thông suốt, sinh sôi, nảy nở. Sinh khí chủ về phát
Phúc, thăng tiến, thông minh sáng suốt, hiếu lễ, sự trung hậu, trước sau cẩn
trọng.
2. Ngũ quỷ: Khí ra ngũ quỷ là hung;dễ gặp thị phi
khẩu thiệt, gặp những sự quấy rối,phá ngang. Công việc tién hành gặp nhiều trắc
trở, lận đận khó thành.
3. Diên niên: Là cát khí biểu hiện dự vững vàng,
thuận hoà, êm đẹp. Gặp khí Diên niên là gặp may mắn trong các quan hệ xã hội,
kinh doanh thăng tiến, mưu sự đạt kết quả, tình duyên êm đềm.
4. Tuyệt mệnh: Là hung khí. Tuyệt mệnh là hết đường,
là sự chia cắt, ly tán, là tai ương tật ách. Gặp khí tuyệt mệnh gia đạo bất an,
gặp sự chẳng lành, công việc, kin doanh vướng mắc, gẫy đoạn khó thành.
5. Thiên Y: Là cát khí, biểu hiện sự tăng tài, tiến
lộc. Quẻ biến thành thiên y là được hộ trì, mưu sự thành đạt.
6. Lục Sát: Là Hung khí. Thể hiện có sự thiệt hại,
đứt đoạn, mất mát những gì thuộc về chủ thể có quyền chăm sóc. Lục sát còn gọi
là Vãng Vong chủ sự hao tán, mất mát, sức khoẻ suy kém, sinh khí hao tổn.
7. Hoạ Hại: Là hung khí, cũng giống như Lục Sát là
biểu hiện tình duyên chia cắt, giao dịch thua thiệt, bệnh gia tăng, khí lực tổn
thất, gia đạo bất an.
8. Phục vị: Là khí quân bình cát hung biểu hiện sự
yên bình và ổn định
Ví dụ về
mệnh cung phối hướng của Nam chủ nhà sinh năm Đinh Tỵ 1977, mệnh cung phối
hướng là Khôn, nếu nhà hướng Cấn là được Sinh Khí. Con gái sinh năm 1981, mệnh
cung là Cấn, nếu nằm giường ngủ hướng Tốn là gặp khí Lục Sát.
Sơ đồ mẫu các vấn đề cần chú ý khi thiết kế nhà
theo khoa học Phong thuỷ:
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)