Bàn Luận về Vô- Vi
Ngày
chủ nhật thưởng trà ngắm mưa Huế. Lần mò Facebook, thấy trích dẫn từ một học giả, nói về khái niệm Vô vi của Đạo Lão và Đạo Phật, rảnh
rang mạn đàm về Vô vi.
Trước
tiên bàn về câu:
“Tướng
tuỳ tâm sinhTướng
tuỳ tâm diệt”
Câu
này nói về cái tướng dù sinh ra có xấu, nhưng nếu sống với tâm tốt thì cái tướng
dần dần sẽ tốt lên, từ tướng xấu sẽ thành tướng hiền lương, thành tướng phúc hậu
ưa nhìn thì gọi là tướng đẹp sinh ra. Ngược lại nếu sinh ra có tướng đẹp nhưng
sống hàng ngày với tâm xấu ác thì cái tướng xấu lén lút hèn nhược của mắt do
tâm làm ác lo sợ người ta phát hiện, rồi tướng gầy yếu do tâm bủn xỉn hay thác
loạn tạo ra. đó là tướng đẹp do tâm xấu mà bị diệt mất cái đẹp.
Câu nói: “Tướng tuỳ tâm sinh, Tướng
tuỳ tâm diệt” là kiểu nói tắt, vì sự nói tắt nhiều khi làm cho người ta khó hiểu,
dẫn tới dễ bị hiểu nhầm. Ví dụ, khái niệm Vô vi của đạo Lão và Vô vi hay nói đến
trong sách Phật vốn có ý nghĩa hoàn toàn khác nhau, xưa nay có nhiều học giả đã
nhầm lẫn điều này. Khái niệm Vô vi mà Cụ Lão Tử nói là cái “Vô vi nhi bất vi” đơn
giản là không làm cái này để cái kia không xảy ra, cụ thể nếu quan không tham
thì dân không nổi loạn, khuyên dân không phạm tội ác thì không phải làm nhà tù....
Điều này về mặt hoạt dụng thì giống với cách giữ giới của Đạo Phật, về mặt bản
chất thì khác, Đạo Phật coi vạn pháp bình đẳng nên làm ác sẽ bị quả báo ác đó
là luật nhân-quả. Còn Đạo lão thì coi đó là thuận tự nhiên, cái giới hạn ở đây đạo
Lão coi tự nhiên là “hành vô vi chi Đạo” nghĩa là tin rằng có một quyền năng lớn
bao trùm thế giới đó là Đạo, đây là nguyên lý “hữu thần” trong hầu hết giáo lý
của các tôn giáo ngoại trừ Đạo Phật. Phật chỉ ra có nhiều thế giới thần linh nhưng
tất cả đều chịu chi phối bởi luật nhân quả. Các cảnh giới khác nhau do tâm thiện
ác tạo thành. Thần hay Thiên là do tu tâm thiện mà thành.
Sống theo “hành vô vi chi Đạo” của
Đạo Lão là không làm cái không nên làm. Khi nói về “Vô vi” thì đối lại là “hữu
vi”, nghĩa là cái có-làm của Đạo Nho, cốt lõi của nho học là sống phải (hữu) có
nhân-lễ-nghĩa-trí-tín. Ngũ - thường đó cùng với Tam-cương để duy trì trật tự xã
hội. Cái vô-vi và hữu-vi này đều bị giới hạn bởi chính nó, như cái “sống” bị giới
hạn bởi cái “chết”, cái “vui” bị giới hạn bởi cái “buồn” …
Vô-vi của Đạo Phật khác hẳn cái
vô-vi bị giới hạn của đạo Lão. Việc sống ẩn dật của những người tu theo đạo Lão,
không làm việc này để tránh không bị điều cái kia là tốt, nhưng kém ở chỗ chấp
vào số Ông Trời.
Vô-vi của Đạo Phật nói đến cái
không có năng sở đối đãi, đó là cái không bị giới hạn bởi phạm vi có-không,
dài-ngắn, cao-thấp, rộng-hẹp, sinh-diệt, phiền não-giải thoát. Có nghĩa Vô-vi của
nhà Phật là thoát khỏi cái phạm vi đối đãi của chúng sinh. Sống cùng chúng sinh
mà không nhiễm ô cái đối đãi là hơn-kém, buồn-vui, sướng-khổ của chúng sinh, để
dạy bảo cho chúng sinh thoát khỏi cái nhiễm ô do chúng sinh tự gây ra. Không có
năng sở đối đãi mới có bình đẳng, “chúng sinh với Phật trên đồng một từ lực, dưới
đồng một bi ngưỡng”. Sống như vậy thì chúng sinh là Phật sẽ thành, thành tựu do
tự mình sống và hành động, chứ không phải ôm bom giết người sẽ được lên thiên đàng
như các đạo nhân gian xưa và nay nói.
Thật ra Cụ Lão Tử vỗn nói rất đơn
giản, đó là ở đời không nên sống tham chấp vào tiền tài, danh vọng, ăn mặc, ngủ
nghỉ mà tự gây ra phiền muộn cho mình. Về nhiều đời sau người ta viết thêm
thành ra sai lời Cụ Lão tử rồi xây dựng thành lý thuyết vô vi sai lệch nói ở trên.
Như vậy trình độ của cụ Lão tử cũng đã tương đương với các giai đoạn tu hành
ban đầu của Đạo Phật là sống không có tạo ác nghiệp để thân tâm được an ổn, rồi
theo lời dạy bảo của Phật mà sống và làm việc, dần dần trí tuệ được sáng suốt
tiến tới đạt Nhất thiết chủng trí của Phật.
Phật là chúng sinh đã có tu tâm dưỡng
tính để hoàn thiện 3 đức như sau:
1-
Đoạn đức: diệt hết phiền não do Tham-Sân-Si là ba thứ gây ra tham tàn, giết
chóc và manh động
2-
Trí đức: là giác ngộ hiểu biết một cách cùng tột tất cả các hiện tượng riêng biệt
và những đặc tính tương quan của vũ trụ vô tận vô biên. Nghĩa là thể nghiệm được
tính cách của vạn hữu, biết rõ được biến chuyển của hiện tượng và hoạt dụng được
năng lực của vạn vật.
3-
Ân đức: Cứu độ một cách bình đẳng tuyệt đối và phổ biết tất cả các loài chúng
sinh, làm cho chúng sinh chuyển mê được ngộ, bỏ ác làm lành, hết khổ được vui.
Như vậy chúng ta là Phật sẽ thành nếu thực hiện dần dần 3 đức
nêu trên đến khi viên mãn. Bằng cách dùng hạnh DŨNG để hành đoạn-đức, dùng hạnh
TRÍ để hoàn thiện trí-đức. Dùng hạnh Bi để hoàn thiện Ân-đức. Bi-Trí-Dũng này sẵn
có trong mỗi người, cho nên Phật khẳng định ai cũng có thể thành Phật. Đó là đạo
lý, là Chân lý của Đạo Phật khác hoàn toàn với các tôn giáo khác.