Thứ Ba, 30 tháng 4, 2019

Tự bạch



Kẻ hậu học tôi không "tiến" cũng chẳng " sĩ", chỉ tuỳ duyên của mình mà đến mà đi. Mọi cái " ám" thì nên "chỉ" ( dừng). Là Phật tử hữu duyên được các Minh Sư chỉ dạy những điều chân thật, không bài bác, chê kẻ còn trẻ, khinh người mới tu. Theo hạnh của Bồ Tát Thường Bất Khinh, Mọi sự là có hay là không thì cũng phải hướng đến sự tiến lên. Tránh đấu thi hơn thua, chấp lời chấp chữ, như tâm nguyện Chư Phật Bồ Tát mà xa rời các pháp đối đãi thể nhập với Trung đạo. Sự tướng thường huyễn hư chỉ có thật Tính là thường trụ cùng khắp. Cái tướng ngồi thì lúc có lúc không, nơi ngồi nơi đứng không cùng cho nên nếu có chỉ là diệu hữu của tính Chân Không. Chấp vào tướng thì là vọng chấp, Kinh Kim Cương dạy nên kiến cái vô tướng. Ưa cái tướng là tâm chúng sinh, Tỏ cái Tính thường trụ là tâm Chư Phật Bồ Tát. Để tiến lên thì chúng sinh phải học theo, nhìn theo cái nhìn của bậc thánh hiền, hành cái hạnh của Chư Bồ Tát mới là tâm của người Phật Tử. Cũng như sen ở trong bùn thì phải vươn lên mặt nước mà trổ bông, cứ ưa chấp cái tướng bùn thì chỉ có vô thuỷ chứ chẳng có hữu chung. 
Nếu không được như vậy thì tiếc lắm thay!

Tử vi luận

Giờ Ngọ, ngày 5 tháng 12 năm Canh Ngọ (1990)
1.  Theo phép Tuyển Tăng Đồ của Tổ sư Thiện Vô Uý Đường Tam Tạng. Người sinh năm Canh ngọ tháng 12 ngày 5 giờ Ngọ có bốn sao chiếu tương ứng như sau: Thiên Phúc, Thiên Văn, Thiên Nhẫn, Thiên Hao. 
Luận giải theo pháp của Tổ sư Vô Uý, người có bốn sao Phúc Văn Nhẫn Hao chiếu đời trước đã từng tu đạo giải thoát, cho nên đời này lại có nhiều nhân duyên học rộng giáo lý Phật đà. Do biệt nghiệp quá khứ nên đời nay làm người, có nhiều việc phải nhẫn-nhịn. Công việc dễ bị ngoại cảnh làm cho hao tổn nguồn lực, thời gian và tinh thần. Vì có hai sao tốt là Phúc và Văn, hai sao kém là Nhẫn và Hao, do đó mọi sự để được cân bằng nếu như khéo dụng tâm tu hành. Cụ thể, trong thì tu pháp quán niệm trừ vọng tưởng, ngoài thì hành hạnh từ bi hỷ xả, cái Nhẫn sẽ được chuyển An. Theo Phật pháp, cái Nhẫn gồm có nhẫn-trong và nhẫn-ngoài. Nhẫn trong là nhẫn với cái ham muốn của lục dục. Đó là những cái mê mờ của tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến. Nhẫn ngoài là nhẫn với lục trần, gồm: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Đó là cách nhẫn được thì sẽ An. Khi đã có An sẽ duyên khởi theo cái Hao-tổn được chuyển thành sự Bố- Thí. Gọi là cho của được Phúc đức ở thế gian. 
2.  Nếu xét cảnh giới bốn đời gần nhất, bắt đầu từ cảnh giới Quỷ Thượng Phẩm tiến lên cảnh giới cõi Người, lại có hai đời gần nhất có duyên tu Phật. Vì là dư nghiệp cõi Quỷ nên phải tu Nhẫn để trừ cái sân hận, chấp thủ của tâm. Vì có hai đời tu Phật nên đời này tâm tính thiện lương. Nếu nhân cái thuận duyên đó mà tinh tiến thi hành thì hiện thời sẽ được phần nào tự tại mà tương lai đạo quả sẽ tốt lành. 
3.  Luận giải theo phép an sao tử vi của tổ sư Trần Đoàn. Người sinh năm 1990 tháng 12 ngày 5 giờ Ngọ, mệnh có Sao Thiên Lương tại Mùi, ứng với khí quẻ Lôi Địa Dự. Người có sao Thiên lương hợp với Bác sỹ, thầy giáo . Ngành nghề phù hợp với các nghề đào tạo, sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Có thể kinh doanh các thiết bị liên quan đến Y tế, giáo dục. Nếu như làm về khoáng sản hay vật liệu từ gỗ thì hợp, từ đá thì trung bình. 
Mệnh có sao Thiên Lương thì cả đời không gặp bệnh hiểm nghèo. Sao Thiên lương an tại cung Dần tốt hơn an tại cung Mùi. Mùi thuộc âm Thổ nên Quẻ có ngũ hành Mộc và Thổ, ứng với hành của quẻ Dịch là Trạch Phong Đại Quá ( xem phần thiền luận về quẻ Đại Quá ), Khí của hai quẻ đều là Ngũ Quỷ. Cho nên cần đề phòng người ta lợi dụng cái thiện tâm của mình mà quấy nhiễu làm hỏng việc của mình. Luận theo Phật pháp, cung Mệnh có quẻ Quán ( Phong Địa Quán ) là tượng trưng cho sự quán sát. Ứng với hạnh từ bi của Bồ Tát Quán Âm. Cho nên thuận khí trong thì quán chiếu phá vỡ vô minh, ngoài thì quát xét để giúp đời thì sự lợi ích cho hiện tại và tương lai là không thể nghĩ bàn.
Lược dùng phép quán tâm mà nói, nếu tinh tiến tu hành, cắt đứt lậu hoặc thì dùng diệu quán là 5 phép quán của Bồ Tát Quán Âm đã tu hành. Năm pháp quán đó anh Quảng Kiến đã viết thành bài thơ như sau:
Chính quán Quán Âm đã luyện tu
Quán Chân đã phá hết lao tù
Quán tâm thanh tịnh không còn nhiễm
Quán từ bi quán hết mê ngu
Quán chân trí tuệ là tinh tiến
Quảng đại Phật thừa nguyện tịnh tu
Chính tín chúng con nghe Phật dạy
Muôn đời muôn kiếp khó không từ.
Xét cung Phúc Đức, có sao Thiên Tướng an tại cung Dậu được cách Miếu Địa ứng với sao Thiên Phúc theo tử vi Ấn độ, người có Tướng ở Phúc hiện đời thường gặp may mắn, vì cung Phúc đức có sao báo hiệu xấu là Kình dương nên chú ý đến sát khí, có nghĩa là khi làm việc phúc đức hay cúng dường cần có sự chú ý lựa chọn đúng người đúng việc, kẻo lựa chọn sai làm hại mình hại người. 
Xét cung Tật Ách, có Tử Vi và Thiên phủ hãm địa nên bệnh chú ý về dạ giày và đại tràng. Có sao Phi liêm nên chú ý bị các vật kim loại làm bị thương.
Xét cung Công Danh, có sao Thái Dương an tại Hợi, được khí Phúc Đức nên thường có các bổ nhiệm uy tín trong con đường công danh, vì Thái Dương ở Hợi là ban đêm, như mặt trời buổi tối nên không còn sáng. Nếu như tâm biết đủ thì thuận theo dòng thế gian vừa phải để dành không gian và tâm trí tu hành thì mặt trời sẽ rực rỡ dù ngày hay đêm.
Xét về đại vận từ năm 23 tuổi đến năm 43 tuổi rất thuận lợi, nên tranh thủ đại vận từ 33 tuổi đến 43 tuổi mà tích trữ nguồn lực đến sau 43 tuổi được tự do về mặt tài chính. Để thuận duyên tu tập, đón đại vận tiếp theo thiên về xuất thế gian.
————————
Quảng Kiến Nguyễn Việt Hồng
————————

Apr 30, 2019 at 12:13 AM

Thứ Hai, 29 tháng 4, 2019

PHONG THUỶ VỚI ĐẠO PHẬT

Mạn đàm thêm về Phong Thủy với Đạo Phật: 
----------------
Thế gian và xuất thế gian đều có phong thủy. Ở thế gian Phong Thủy là Sở Duyên Duyên, một duyên trong bốn duyên để làm cho cái nhân thiện-hữu-lậu thế gian phát triển dần lên thiện-vô-lậu xuất thế gian. Vì là chính Duyên nên Phong thủy chỉ hỗ trợ cho chúng ta phát huy được tâm chính-thiện để được quả báo thế gian là đủ cả Phúc-Lộc-Thọ. Tổ sư Quách Phát đời nhà Đường là người sáng lập ra bộ môn phong thủy có nói: Tiên tích đức, hậu tầm long. Nghĩa là muốn có được long mạch phong thủy tụ chính khí thì trước tiên hẵng hành thiện để tích tụ cái công Đức. Theo đó những kẻ luôn làm ác thì ban đầu dù có tìm được long Mạch nhưng vì kém phúc Đức khí Mạch đó sẽ tự tán, nói theo chuyên môn phong thủy là khí mạch từ tích-tụ sẽ biến ra cách hãm-hiểm tạo ra cái duyên ( môi trường) xấu kết hợp với cái nhân là cái tâm xấu sẽ thành ra cái quả xấu gặp nhiều tai họa. Đó là nói về phong thủy thế gian. 
Bàn về Phong thủy xuất thế gian là nói về cảnh giới bất khả tư nghì. Đây là cảnh giới được tạo thành từ Chính Nhân là tâm Bồ Đề với chính Duyên là tu hành theo các pháp môn giải thoát của chư Phật, từ chính nhân và chính Duyên đó mà thành tựu chính Quả là viên mãn cõi Tịnh Độ trang nghiêm thanh tịnh của thập phương Chư Phật ở vô lượng Hoa Tạng thế giới. 
Trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm Đức Phật có nói với Ngài Trì Địa Bồ Tát: làm các việc công Đức về nhà cửa đất đai cần phải làm với cái tâm tốt đẹp thì mới có được kết quả tốt đẹp. 
Như vậy phong thủy có tốt đẹp hay không chính là phụ thuộc vào bản tâm của chính chúng ta.

Chủ Nhật, 28 tháng 4, 2019

TRạch Phong Đại Quá

Thiền luận quẻ Trạch Phong Đại Quá



Thượng Đoài - Hạ Tốn

Âm: Đại Quá: Đống nạo; lợi hữu du vãng, hanh.
Nghĩa: Quẻ Đại Quá - tượng trưng cho khí dương quá mức khiến cho rường nhà oắn xuống như muôna gãy; tiến tới sẽ có lợi, mọi việc sẽ hanh thông.
Luận: Lược dùng pháp thế gian mà nói thì người lãnh đạo quốc gia hay doanh nghiệp, nếu dùng văn hoá hợp với đạo lý để phát triển thì sự thịnh vượng sẽ được lâu dài. Lược dùng Phật pháp mà nói thì các bậc long tượng dùng giáo lý để giáo hoá quần sinh, khiến Phật pháp được thấm nhuần và lưu hành rộng khắp. Lược dùng phép tự lợi là quán tâm mà nói thì công phu tăng tiến sẽ phá tan được vô minh. Lược dùng phép lợi tha mà nói thì đó là hạnh bố thí làm cho tâm người được an ổn. Được như vậy mọi sự sẽ tiến lên, trở nên lớn mạnh là ứng với chữ ĐẠI. 
Phàm chu kỳ phát triển của vật chất hay dòng sản phẩm nào cũng tuân theo quy luật thành trụ hoại không ( sinh - diệt ). Từ như xưa đến nay, phàm thái bình lâu đều nảy sinh mầm loạn. Cũng như tu hành mà chỉ lo tự lợi thì được an lạc tầm thường mà không thể nhập được với pháp giới tính. Việc mãi lo bố thí người mà quên tự sủa mình thì cái Ngã ngày thêm lớn. Trong tiến trình tu chứng của Thái tử Tất Đạt Đa, việc khổ hạnh quá làm cho thân thể mòn yếu, kéo theo tinh thần khí lực mờ mịt. Đó đều là hiện tượng của QUÁ.  Cho nên, như việc kinh doanh thì phải tính đến sự phát triển cân bằng bốn nguồn lực chính ( xu thế phát triển sản phẩm - Chăm sóc khách hàng - Công nghệ sản xuất - Phát triển nhân sự nội bộ ) nếu thiên lệch quá về một trong bốn nguồn lực thì thiếu sự cân dẫn đến cái quả bất ổn là cái nguyên nhân mới của suy thoái. Cũng như trong tu hành chỉ lo Định thân để có sự an ổn thì Tuệ giải khó phát sinh. Hành đạo mà nặng về quy mô hình tướng trong thời gian dài thì pháp hữu lậu dễ phát sinh ( tâm hưởng lạc, vì để có lợi dưỡng nên hù doạ, mê mờ người khác để trục lợi ). Vì vậy trong mọi sự mọi việc từ thế gian đến xuất thế gian cần phải có sự cân bằng, trên nền tảng quy củ, như khi công phu đã tiến thì vô minh sẽ bị phá, đó là cái khéo của dụng tâm, cũng là ý quẻ Đại Tráng muốn nhắc nhở ở câu “ lợi hữu du vãng, hanh” nghĩa là tiến lên thì có lợi, mọi việc sẽ được hanh thông. 

LUẬN HÀO THEO HẬU THIÊN BÁT QUÁI
1.  初六: 藉用白茅, 无咎.
Sơ lục: Tạ dụng bạch mao, vô cữu.
Dịch: Hào 1, âm: Lót (vật gì) bằng cây cỏ mao trắng, không có lỗi.
Âm: Tạ dụng bạch mao, vô cửu
Nghĩa: Dùng cỏ mao trắng để lót thì không lỗi
Giải luận: Hào sơ cửu ứng với gian đoạn đầu của sự việc, ứng với tuổi nhi đồng. Hào sơ cửu của quẻ Đại Tráng có can chi Quý Hợi, ngũ hành thuộc Thuỷ nên được Miếu-địa. Miếu là đạt là có các yếu tốt ở giai đoạn đầu tiên làm nền tảng cho các bước tiếp theo được thuận lợi. Ở giai đoạn này cần phải giữ Lễ đức để cho sự linh hoạt được phát huy tối đa, nếu lại phạm sai lầm thì sự việc sẽ trở nên trì trệ, đó là cách thật đức và hư đức của hào sơ cửu. 
Giải thích theo Phật pháp, trước do đã có nhân duyên với Phật học, nay lại khởi tâm tu hành, phát Bồ đề tâm nguyện gọi là có cơ duyên đầy đủ vững mạnh. Nếu dựa vào cái sơ tâm ban đầu đầy đủ đó mà thinh tiến thì kết quả sẽ được tự tại trong đời sống này và thành tựu trong thời tương lai.
2.  九二: 枯楊生稊, 老夫得其女妻, 无不利.
Cửu nhị: Khô dương sinh đề, lão phu đắc kì nữ thê, vô bất lợi.
Dịch: Hào 2, dương : cây dương khô đâm rễ mới, đàn ông già cưới được vợ trẻ, không gì là không lợi.
3.  九三: 棟橈, 凶.
Cửu tam: Đống nạo, hung.
Dịch: Hào ba, dương: cái cột cong xuống, xấu.
4.  九四: 棟隆, 吉.有它, 吝.
Cửu tứ: Đống long, cát. Hữu tha, lận.
Dịch: Hào 4, dương : như cây cột lớn, vững , tốt. Nếu có ý nghĩa gì khác thì hối tiếc.
5.  九五: 枯楊生華, 老婦得其士夫, 无咎, 无譽.
Cửu ngũ: Khô dương sinh hoa, lão phụ đắc kì sĩ phu, vô cữu, vô dự.
Dịch: Hào 5, dương : Cây dương khô ra hoa, bà già có chồng trai tráng, không chê cũng không khen.
6.  上六: 過涉, 滅頂, 凶, 无咎.
Thượng lục: quá thiệp, diệt đính, hung, vô cữu.
Dịch: Hào trên cùng, âm. Lội qua chỗ nước sâu, nước ngập đầu, xấu: nhưng không có lỗi.

LUẬN HÀO THEO TIÊN THIÊN BÁT QUÁI
1.  Hào sơ cửu có ngũ hành thuộc Thuỷ nên được Miếu địa ( tốt đệ nhất). Có nghĩa công việc khởi động ban đầu đều được thuận lợi đầy đủ, đó là đức của chữ Tụ. Sự tích tụ nguồn lực, cơ sở vật chất cũng như tinh thần. Cho nên để khai thác cơ hội ban đầu cần có tâm như “Thuỷ” có nghĩa là linh động trong các hoàn cảnh, luôn hướng đến mục tiêu để tiến tới, tránh lan man ( sẽ bị bốc hơi ). Về đối ngoại cần phải giữ chữ Tín, bởi nếu mất sự tin tưởng thì hoá ra cách hãm hiểm là bị mất nguồn lực và gặp tai hoạ. Để bồi cho Thuỷ khí được vượng cần sống có Lễ đức và Nghĩa đức.
Luận theo Phật pháp, mọi tuệ phát sinh đều bắt nguồn từ An -  Tĩnh, gọi là Thiền Định. Tĩnh có nghĩa là tụ là tập trung. Tụ là thiền Chỉ, tập trung là việc Quán chiếu về pháp giới. Đó là việc bắt đầu từ quán Tứ Niệm Xứ đến Chân Không Quán. Thuỷ khí mà vượng tiến thì xuất thế gian ứng với trí tuệ Thành Sở Tác Trí, đại diện cho trí tuệ phương Bắc của Phật Bất Không Thành Tựu.
2.  Hào Cửu nhị:
Hào có can chi Quý Dậu thuộc Kim, tương khắc với khí quẻ nên rơi vào cách Hãm-địa. Vì là đại quá nên dễ đổ vỡ, đó là phạm vào khí hãm, hãm có nghĩa là bị kìm hãm, công việc thiếu nguồn lực, thiếu khách hàng, sản phẩm bị lỗi... Vì là Kim khắc Mộc nên cần sự hoá giải bằng Thuỷ khí. Đó là tăng cường và duy trì cái tốt ở giai đoạn đầu, tránh sự mất uy tín, các sự việc xấu nếu cảy ra cần có sự dàn xếp thoả đáng đó là cần đủ cả Lễ và Nghĩa vậy.
Luận theo Phật pháp, việc tu sửa thân tâm, trước cần phải học hỏi để thông tỏ các khái niệm các phương pháp hoá giải, sau đó mới đến tu Thiền Định, nếu không trong lúc tâm nhu nhuyến và các vọng tưởng giao xen hoá hiện ra các cảnh hư huyễn ( ấm ma ) sẽ làm cho tâm thêm loạn. Thấy cảnh xấu thì rối, thấy cảnh tốt thì kiêu mạn khởi. Cho nên, con đường tu chứng đúng là sau khi phát Bồ đề tâm, tiến tới tu Bồ tát hạnh, để hoàn thiện mình, giúp người nhằm tích trữ phúc đức và trí tuệ thế gian, làm tư lương cho con đường Bồ tát đạo.   
3.  Hào Cửu Tam:
Giai đoạn cuộc đời đến 30 tuổi, giai đoạn thứ ba của sự việc, vận ứng với 3 tháng, 3 năm. Hào tam có ngũ hành thuộc Mộc nên vào cách Đắc địa. Đắc địa là mọi việc đều chắc chắn. Thuận duyên ở giai đoạn này có được là do trước sống luôn giữ lễ với người nên công việc được sự linh động.
Giải thích theo Phật pháp, người tu có được tín tâm sâu sắc vào chư Phật, vào con đường giải thoát, nghĩa là nhận thức được bản tâm vốn thanh thịnh, để từ đó tuỳ duyên mà tu hành để tự lợi và lợi tha gọi là nhập-địa ứng với hào cửu tam là cách đắc địa vậy.
4.  Hào Cửu tứ:
Can chi hào cửu tứ thuộc hành Thổ, xung khắc với hành của quẻ Đại Quá nên bị hãm-địa. Nghĩa là giai đoạn gặp phải khó khăn do một số nghịch duyên. Chủ yếu bị người phản nghịch, có nhiều chuyện phải lo lắng mà hoá hiện thành bệnh liên quan đến dạ giày. Để hoá giải cần phải năng quán sát sự việc cẩn trọng, làm việc phải trên nền tảng cân nhắc kỹ các rủi ro, trong các mối quan hệ phải thận trọng, không tin người khi chưa hiểu biết được dụng ý của họ, tránh khởi lòng tham bởi “ham dễ gặp hố”.
Luận theo Phật pháp, phàm đã phát tâm tu hành thì chính là con đường đi ngược dòng thế gian, vì là ngược nên tất yếu có nhiều chướng ngại. Để hoá giải chướng duyên cần năng hành hạnh bố thí tài vật, phóng sinh, làm việc Phật sự để cho cái khí hư Thổ của hào cửu tứ này từ nghịch chuyển hoá thành thuận. Cũng là việc đối trị phiền não thành Bồ đề.
5.  Hào cửu ngũ:
Canh Thân thuộc hành Mộc ứng với hành quẻ Đại Quá nên là cách Đắc địa, ứng với giai đoạn từ 50 đến 60 tuổi của đời người. Theo tượng quẻ lục ngũ dương cương trung chính, nhưng ở vào thời Đại Quá chớ nên ỷ vào sự thông minh tài trí để tìm sự vui thú cho riêng mình. Nói chung giai đoạn sự việc ứng với hào cửu ngũ khá thuận lợi, nhất là việc tu đạo để chuẩn bị cho một bước nhảy lớn “ qua bờ bên kia”.
Giải thích theo Phật pháp, nếu tri kiến quá nhiều mà không quán chiếu thiền định để giữ gìn và chuyển hoá, thì làm sao có thể phát sinh thắng quả. 
 6.  Hào Thượng lục:
 Can chi Canh Tuất âm thổ thuộc Khôn khí bình địa là chữ Thuận có nghĩa là hanh thông. Các hướng Tây Nam và Đông Bắc, hướng Bắc và Nam thì được hướng và toạ. Người sinh năm 1990 nên chọn bốn hướng đó để thiết lập phương vị của mọi việc thì sẽ có thuận duyên về mặt thế gian thế sự. 
Trong kinh văn của các sách Dịch bàn về Thượng lục có âm: Quá thiệp diệt đỉnh, vô cửu. Nghĩa là: Lội qua sông để nước ngập đầu, tuy hung hiểm nhưng không mắc lỗi. Việc gán ghép âm nghĩa hào này có ý nói về phàm việc gì ở vào thế cùng cực của Đại-quá, tuy có đức nhu chính, nhưng không có tài cứu nạn cho đời, nên sớm muộn cũng gặp chuyện hung hiểm. Đó chính là cái hoạ của công nghiệp chứ phông phải là lỗi.
Lược dùng Phật pháp mà nói thì định mà không có Tuệ thì khi xả định lại bị đoạ xuống cảnh giới thấp. Cho nên tự lợi phải đi với lợi tha, thiền chỉ và thiền quán phải cân bằng để định tuệ duyên khởi phát triển. Đó mới thuận với khí Bình-địa của hào thượng cửu.

•  Luận biến của quẻ Trạch phong Đại Quá
1.  Quẻ Đại Quá nếu gặp thuận duyên thì biến thành quẻ Sơn Lôi Di, Di tượng trưng cho sự nuôi dưỡng; nghãi là hễ giữ gìn sự ngay chính thi tốt đẹp. Nói theo phép thế gian thì dùng đức để sửa mình và giúp người. Lược dùng Phật pháp mà nói thì tự lợi lợi tha, hành thiện pháp, tu thiện hạnh chính là tư lương Bồ đề để nuôi dưỡng Đạo quả. Cái dở của quẻ Di là khí Lục - Sát. Có nghĩa là tốt sẽ bị nghịch cảnh làm cho xấu, để hoá giải cái sát thì thường nên hành hạnh phóng sinh cứu mạng các loài để lấy cách “ tham sinh quên khắc” là phép đối trị lấy phúc bù hoạ, lấy sinh diệt sát. Như người tu hành thường quán niệm thì vọng tưởng không khởi lên, không khởi thì không còn phải điều phục. Người như vậy gọi là Vô-sự chân nhân. Nhu trong cuốn sách của Thầy Nhất Hạnh có trích câu của Tổ sư Lâm Tế : “ kẻ thần thông không bằng người tầm thường mà vô sự “
2.  Mệnh người hay sự việc được quẻ Đại quá mà gặp nghịch duyên thì khí quẻ sẽ biến đổi như sau: 
DI —> BÁC —> MÔNG—> CỔ—> ĐỈNH—>CẤU—>TỐN.
Thuận thì trước sau như một, biến thì khó lường. Quẻ Di hành Mộc ( theo tiên thiên bát quái ), vì là khí lục sát nên Mộc khí hoá thành cảnh trì trệ, cho nên cần phải miên mật giữ ngũ giới đến tu thập thiện thì sẽ hoá cái sát thành cái sinh khí mới là quẻ Sơn Địa Bác, “Bác” là rơi rụng đi các phiền não thế gian, các chướng ngại trong công việc. Nếu nư vậy mà không chịu tinh tiến thì quẻ sẽ biến sang Sơn Hoả Mông là mất phương hướng, mọi việc bị quấy nhiễu, thế gian gọi là Ngũ-quỷ, nhà Phật gọi là Ngũ-Ấm ma. Làm cho tinh thần suy giảm là cách tuyệt chí của quẻ Sơn Phong Cổ. Giai đoạn này cần kết giao với các thiện tri thức để học hỏi, cùng tìm ra các định hướng mới để hoá giải cái cái tuyệt-chí mà có được sự ổn định về mặt tinh thần. Nếu được như vậy thì khí quẻ sẽ biến sang Hoả Phong Đỉnh có hành thuộc âm Mộc, ứng với mọi việc được hoà nhập. Nếu không hành hạnh An-nhẫn thì sẽ biến thành khí quẻ Thiên Phong Cấu là khí hoạ hại, đó là cái hoạ bị kẻ xấu lợi dụng hại mình vậy. Để hoá giải cái hoạ phải dùng Phúc, là việc hành hạnh bố thí cúng dường. Để hoá giải cái Hại phải dùng Đức, là việc sống có trước có sau. Đối với bạn, với khách hàng thì phải giữ chữ tín, đối với tình cảm thì phải chung thuỷ, đối với người dưới thì phải chăm lo, với người trên thì phải kính trọng... Nếu được như vậy thì mọi việc sẽ được hài hoà, hoà nhập để có hướng tiến lên vũng chắc đó cũng là tượng của quẻ Thuần Tốn ( Tốn vi Phong) vậy.   
•  Tổng luận
Trạch Phong Đại Quá:
“Lý + Mộc. Hư Đức: Ai, Bất hòa. Khí: Lục Sát
Tượng: Làm việc báo thù phải biết kiềm chế thì tốt. Nếu làm quá mức thì sẽ hóa thành làm ác. Ví như người bị nợ ít nhưng đòi nợ nhiều hơn hóa ra thành kẻ cướp tiền quá mức với con nợ. Biết tự kiềm chế thì hậu vận sẽ tốt”
. Đó là lời khuyên của cao nhân đối với quẻ Quá, có nghĩa bốc ra quẻ Quá thì phải thận trọng dễ gặp phải kẻ bất Lễ, tìm cách lợi dụng, làm thiệt hại về thời gian, tiền bạc và uy tín của mình. Chữ QUÁ là đừng để cho sự sân hận lên tới đỉnh điểm mà thành ra bất hoà đổ vỡ mọi chuyện tốt của chính mình. 
Lược dùng pháp thế gian và Phật pháp mà nói thì đang thời kỳ Đại quá đều nên dùng cương nhu để cứu lẫn nhau mới được. Cương quá hay nhu quá đều sai. Như hào sơ lục dùng âm nhu để ở dưới cùng của quẻ Tốn, mà ở tại ngôi vị dương, không để công danh phú quý làm luỵ cái tâm. Duy lấy sự chính đáng và sở học của mình để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Lược dùng Phật pháp mà nói, trong có Định sẽ có Tuệ, ngoài dùng giới hạnh tinh nghiêm để giữ gìn thì mọi cái hoạ đều chuyển được thành cái phúc lành ở thế gian và cái thắng duyên xuất thế gian.
————————
Quảng Kiến Nguyễn Việt Hồng
————————

Apr 28, 2019 at 1:10 AM

Thứ Tư, 24 tháng 4, 2019

Thập Ba La Mật

Luận giải về Thập Ba La Mật


Để viên mãn mọi việc, theo Tam vô lậu học của nhà Phật, đó là Giới – Định – Tuệ, là Thập Ba la mật, bao gồm : Bố thí, trì giới, An nhẫn, Tinh tiến,Thiền định, Trí tuệ, Đại nguyện, Đại phương tiện, Đại Lực, Nhất thiết chủng Trí. Chỉ có chư Phật và các vị Đại Bồ Tát mới đầy đủ Thập Ba la Mật.
Chúng ta tu hành ai cũng muốn chóng thành Phật đó là phát Tâm Bồ Đề. Bồ Đề tâm có hai phần là Bồ đề Tâm Nguyện và Bồ Đề Tâm Hạnh. Riêng Bồ đề Tâm nguyện, tự nó đã mang sẵn nhiều quả báo lành nhưng vẫn chưa bằng Bồ Đề Tâm Hạnh, nguồn gốc của tất cả công đức.
Tu đạo là phát triển Tâm Bồ đề, đó là sự Bố - Thí, sự hy sinh sâu sắc để mang lại hạnh phúc cho mọi chúng sinh với Tâm bình đẳng. Khi đã coi chúng sinh với mình không khác thì chẳng bao giờ lại đi giết hại, ăn thịt chúng sinh cả (ăn chay). Coi chúng sinh đều là Phật sẽ thành, mà phát lòng Tử-Bi trợ giúp để chúng sinh sớm thấy được Tính Phật thoát khỏi nhà Vô minh. Tinh  tiến tu theo Đại Thừa chính Pháp sẽ dần dần thể nhập được thật tướng Đại thừa tức là TRÌ GIỚI. Chúng sinh vọng tưởng nhiều đời nhiều kiếp ( kết sử sâu dày) muốn cho thấy vấn đề để nhận diện và tiến tới giải quyết cần TINH - TIẾN, kiên trì đến khi thành công, quá trình này gọi là AN - NHẪN. Biết rõ Tâm nguyên của chúng sinh với Phật vẫn đồng nên không trụ vào tướng của Tâm, tức là tùy duyên với hạnh tinh tiến mà hành hạnh Từ Bi nhưng không trụ vào đối đãi (có việc để làm và có chúng sinh để độ) sẽ đạt được ĐỊNH. Thấu rõ được Tự - tính thanh tịnh Tâm theo duyên mà không đổi, không dổi mà theo duyên, thông tỏ vạn pháp là trùng trùng duyên khởi thì được TRÍ – TUỆ ( Trí Bát nhã).  Thấy chúng sinh vốn đầy đủ Pháp giới tính sáng suốt không thêm không bớt so với chư Phật, chẳng qua do tâm phân biệt mà bị luân hồi trong sáu đường, nên khi có được TRÍ-TUỆ BÁT NHÃ rồi thì nguyện độ khắp cả chúng sinh là ĐẠI - NGUYỆN. Tinh tiến Đại - kiếp này đến Đại - kiếp khác, Hoa - tạng thế giới này đến Hoa - Tạng thế giới khác là có ĐẠI – LỰC dần dần thông tỏ hết thảy thì được NHẤT-THIẾT-CHỦNG-TRÍ thị hiện thành PHẬT.

Thứ Hai, 22 tháng 4, 2019

Bát Thuần Càn


Thiền luận về Bát Thuần Càn 
(乾 qián)

Mạnh mẽ về tinh thần và sức khoẻ. Càn tượng trưng cho sự thủ lĩnh, chủ soái. Đủ cả Nguyên-Hanh-Lợi-Trinh
    Sáu hào đều dương nên là Càn ( Kiền). Kiền là mạnh vậy. Tại trời khí dương, tại đất là cứng, tại người là trí là nghĩa, tại tính là chiếu, tại tu là quán. Lại nữa tại vật ( khí thế giới ) là che, tại thân thể là đầu, là thiên quân, tại nhà là chủ, tại nước là vua; tại thiên hạ là đế. Mạnh mẽ thuận duyên thì việc làm không bị ngăn ngại, cho nên gọi là nguyên, hanh. Nhưng phải dụng cái mạnh cho chính, nếu không lại thành cách suy yếu đó là sự răn của thánh nhân trong quẻ ở hai chữ Lợi-Trinh.
Luận về mặt tâm linh:
Phàm mạnh mẽ về thượng phẩm thập ác tất rơi vào chốn địa ngục. Mạnh mẽ về trung phẩm thập ác tất rơi vào cõi súc sinh. Mạnh mẽ về hạ phẩm thập ác tất rơi vào chốn ma quỷ. Mạnh mẽ về hạ phẩm thập thiện tất thành AtuLa. Mạnh mẽ về trung phẩm thập thiện tất sinh vào cõi người. Mạnh mẽ về thượng phẩm thập thiện mà còn kiêm tu thiền định tất sinh vào cõi sắc, vô sắc giới. Mạnh mẽ về trung phẩm thập thiện mà còn kiêm tu tứ đế, thập nhị nhân duyên tất đạt được quả chứng nhị thừa. Mạnh mẽ về thượng phẩm thập thiện, mà có thể tự lợi lợi tha thất thành Bồ tát. Mạnh mẽ về thượng thượng phẩm thập thiện, mà liễu tri thập thiện tức là pháp giới là Phật tính ắ tựu thành Vô thượng Bồ Đề.
Mười cõi đều là Nguyên-Hanh. Tam ác là tà, tam thiện là chính. Lục đoạ hữu lậu là tà, tam thừa vô lậu là chính. Nhị thừa thiên lệch là tà, Bồ tát độ người là chính; quyền thừa nhị đế là tà, Phật giới trung đạo là chính; phân biệt không trung biên không đồng là tà, tất cả chẳng có gì không là Trung đạo là chính. 

I. Luận về hào từ


初 九: 潛 龍 勿 用

•  Âm: Sơ cửu. Tiềm long vật dụng
Nghĩa: Hào sơ cửu: Rồng ẩn 
Luận giải: Ẩn mình thì an được thân, tích trữ trau dồi phẩm hạnh nguồn lực. Chờ cơ hội tốt gặp gỡ giáo hoá người để cùng tiến lên. Phương tiện giáo hoá là “vật-dụng” là pháp bố thí. Nói theo pháp môn nhà Phật thì là hạnh bố thí, tự lợi lợi tha. Chữ “ Tiềm” tiến lên chính là pháp An Nhẫn trong Lục độ ba la mật của bồ tát đạo vậy. 

九 二 : 見 龍 在 田 . 利 見 大 人 .
•  Âm: Cửu nhị: Hiện long tại điền, lợi kiến đại nhân
Nghĩa: Rồng hiện trên mặt ruộng, gặp được đại nhân thì có lợi
Luận: Như hình ảnh Rồng, là con vật có thể lớn, có thể nhỏ, có thể co có thể duỗi. Ban đầu ẩn “tiềm” dưới sâu “ thâm tàng bất lộ” bây giờ lên trên mặt đất. Sự ẩn hiện đó không cùng bởi do thời mà thành hoàn cảnh như vậy. 
Luận theo Phật pháp thì phàm làm việc công đức phải có tâm nhẫn ( nhẫn nại, nhẫn nhịn), phải xuất phát từ hạnh từ bi. Cái tâm Vô-lậu đó là tâm không có chướng ngại, cho nên như Rồng khi lớn khi bé, khi co khi duỗi không cùng về mặt sự tướng nhưng bản thể là không thay đổi. Từ cái Nhân trong thì nhẫn với các ham muốn dục lạc ở đời, ngoài thì nhẫn với các cảnh hư huyễn. Cái Quả là hoá giải được nỗi khổ niềm đau của mình và tha nhân, được mọi sự tốt đẹp gọi là “ được gặp đại nhân thì có lợi”, từ nhân đến quả đó thông qua cái Duyên tu hành theo tinh thần của kinh bậc Đại Nhân ( Kinh Bát Đại Nhân Giác ). Đó là quá trình bắt đầu giác ngộ được tâm cảnh vô thường, đến đối trị được tâm tham sân si, nhận thức được pháp giới như huyễn như hoá, hành bồ tát đạo là tự lợi lợi tha đến vô cùng vô tận. 
Như vậy là thuận theo sức mạnh tinh tiến của khí tượng quẻ Bát thuần càn mà dù ẩn hay hiện, dù thuận hay nghịch vẫn đều có hướng tiến lên về mặt thế gian và xuất thế gian.  

九 三: 君 子 終 日 乾 乾, 夕 惕 若. 厲, 无 咎.
•  Âm cửu tam: Quân tử chung nhật kiền kiền, tịch dịch nhược lệ, vô cửu.
Nghĩa: Người quân tử suốt ngày hoạt động hăng hái, đến chiều tối vẫn còn lo toan, như đối diện với nguy hiểm; cho nên không mắc lỗi.
Luận hào tam: Ứng với mặt thời gian tháng là 3 tháng, với năm là 3 năm, với tuổi là 30 đến 40 tuổi. Hào tam có hoa giáp là Giáp Thìn, ngũ hành thuộc hoả, tương khắc với khí quẻ Kiền là Kim nên bị hãm. Cách hãm địa là giai đoạn bước vào các khó khăn, đối diện với các nguy cơ xấu xảy ra, cho nên phải lao lực ngày đêm không ngừng. Việc hao tâm tổn trí này chính là để chống lại với hoàn cảnh, cũng là tượng lúc yên không quên lúc nguy của người thiện. Yên là thầm lặng để tích tụ, nguy thì đối diện để chuyển hoá.
Giải thích theo Phật học: đã là thân phàm phu duyên khởi với tâm phân biệt tạo ra đời sống hôm nay chính là hiện nghiệp của hiện tại và quá khứ, nhân quả biến hiện trùng trùng không khi nào ngừng nghỉ. Nhân quá khứ sinh quả hiện tại, nhận hiện tại sinh quả hiện tại tạo ra đủ cảnh tượng như huyễn như hoá. Chúng sinh bị ràng buộc trong vòng luân hồi sinh tử, không được tự chủ, nếu lại không biết thiện ác thì nỗi khổ niềm đau đó ngày càng thêm chất chồng. Đó là hiện tướng hãm của hào cửu tam. Chư Phật xuất hiện ở đời chỉ cho chúng sinh biết được cái khổ của sinh lão bệnh tử, những ai giác ngộ mà theo tuệ giác của Phật soi lại con đường đời hiện tại thì đó chính là thiện duyên tu tập theo pháp môn thiên quán, hằng sống với trí tuệ bình đẳng chính là ứng thuận với khí Hoả ( Giáp Thìn ) của hào cửu tam vậy.


九 四: 或 躍, 在 淵, 无 咎.

•  Âm Cửu tứ: Hoặc dược tại uyên. Vô cửu
•  Nghĩa: Hào cửu tứ: Hoặc ở lại hoặc nhảy khỏi vực sâu.
Luận giải: Hào tứ (4) tượng cho giai đoạn bốn của dụng sự, cho đại vận từ năm 40-50 tuổi. Hoa giáp Nhâm Ngọ, hành Mộc, xung khắc với khí quẻ nên là Bình địa. Vào các năm Mộc ( Mậu Tuất, Kỷ Hợi ) và người Mệnh Mộc ( 1972 ) thì hợp hành của hào cửu tứ sẽ có xu hướng tiến lên về mặt thế gian và tâm linh. Cũng nghĩa là gia đoạn xây dựng và kiến tạo, nếu theo thiện duyên hành thiện hạnh tu thiện pháp thì có thể vượt thoát khó khăn thế tục. Nếu lại sa đoạ vào ác kiến ác hành thì sẽ bị các xung khắc tạo cảnh éo le, thân thì khổ bệnh mà tâm thì rối loạn. Đó là dự báo của chữ “ Hoặc...tại uyên: hoặc ở vực sâu. Hoặc dược tại uyên: nhảy thoát từ vực sâu” của âm hào từ cửu tứ này.
Giải thích theo Phật pháp, như câu đầu tiên trong Duy thức tam thập tụng của Pháp tướng tông: “ Nhân chi sơ, tính vô ký” nghĩa là, chúng sinh ban đầu sinh ra bản tính vốn không thiện không ác, thiện ác là do huân tập từ môi trường, lối sống. Cũng như hoàn cảnh thuận nghịch không phải do cái năng lực của người mà do vận cuộc xã hội tạo ra. Theo duyên đó nếu sa đoạ thì bị phiền não khổ đau nhấn chìm xuống hố thẳm sông mê, để phải chịu cảnh ngụp lặn trong sinh tử luân hồi, theo duyên nghiệp xấu hoá hiện ra cảnh sinh lão bệnh tử, không khi nào ngừng nghỉ. Nếu đã tin Phật, hành thiện pháp, bắt đầu từ giữ ngũ giới đến tu thập hạnh Phổ hiền thì như con rồng có thể vươn mình bay lên thoát khỏi bí ách của hố sâu chật hẹp mà được cái tự tại vô ngại ở tương lai. 


九 五 : 飛 龍 在 天 , 利 見 大 人.

•  Hào Cửu Ngũ:
Âm: Phi long tại thiên. Lợi kiến đại nhân
Nghĩa: Rồng bay lên trời, gặp được bậc đại nhân thì có lợi.
Luận giải: Rồng bay lên bởi trước đó có “ Tiềm, Hiện, Dược, Kiền”. Tiềm là ẩn để tích nguồn lực, sàng lọc công việc, mở rộng quan hệ. Hiện là tuỳ duyên mà hành động. Dược là chớp thời cơ để quyết định. Chữ Kiền trong “ chung nhật kiền kiền” là hoạt động không ngừng nghỉ. Vì có starup right nên có great success. Khi Rồng đã bay lên thì xung quanh không còn tiểu nhân ám-hại, chỉ thường gần các bậc đại nhân để cùng làm việc đại sự. Vận khí hào cửu ngũ có hoa giáp Nhâm Tuất hành Kim, cùng ngũ hành với chính quẻ nên là cách đắc địa. Đắc địa là đắc thời, ứng với giai đoạn từ 50 tuổi đến 60 tuổi. Người xưa có nói”  Gia ngã sổ niên, Ngũ thập dĩ học Diệc, khả dĩ vô đại quá hỹ” có nghĩa là tới đại vận từ 50 tuổi thì trước đó nên bắt đầu học Diệc để cho mọi việc từ đây không còn sai lầm. Diệc học chính là văn minh của người Bách Việt. Đó chính là cơ cấu Tam tài, ngũ hành. Rõ được biến hoá trong trời đất thì được chữ thuận biến của hào cửu ngũ thành quả ( quả là âm quẻ của Diệc học ) là Trạch Thiên Quải để có được sự chắc chắn quyết đoán trong mọi sự việc ở đời.
Luận về Phật học “ phi long tại thiên “ chính là khi chúng sinh đã phát tâm tinh tiến tu hành theo giáo lý của Phật đà. Việc giữ giới thân cùng với thiền quán phòng hộ tâm miên mật, thì bên trong được Định, từ định phát ra Tuệ giác , bên ngoài thường hành thập thiện, cứu giúp người thoát khỏi nỗi khổ niềm đau. Đó là thuận theo chính Duyên thông qua nội nhân là sự mạnh mẽ của quẻ chủ khí Bát Thuần Càn. Nghĩa là Mạnh mẽ về thượng phẩm thập thiện, mà có thể tự lợi lợi tha tất thành Bồ tát. Mạnh mẽ về thượng thượng phẩm thập thiện, mà liễu tri pháp giới là thể nhập được Phật tính ắt tựu thành Vô thượng Bồ Đề. 

九 五 : 飛 龍 在 天 , 利 見 大 人.
•  Hào Thượng cửu: Kháng long hữu hối
Nghĩa: Rồng bay lên quá cao sẽ có hối hận.
Kháng có nghĩa là tột cùng của thời thế. Hối là đạo ứng xử khi ở ngôi vị cao. Hào thượng cửu Nhâm Tuất có ngũ hành thuộc Thuỷ nên là cách vượng-địa. Hào thượng cửu ứng với giai đoạn cuối của sự việc, của cuộc đời kể từ năm 60 tuổi. Thế gian pháp vốn là sự đối đãi, phàm sự gì, việc gì mà quá thì như hết đỉnh lại xuống dốc đó là cách “ tương thừa thành ra quỷ khí”. Cho nên người thiện sống ở đời phải biết khi nhiều mà nhớ tới khi ít, khi mạnh tâm không có kiêu ngạo, chèn ép người khác thì không có việc gì phải “Hối” hận.
Luận theo Phật học, cái thành tựu của thế gian dù có tột cùng, cũng chỉ là huyễn có các vật ngoài thân, không có bền chắc. Tâm người có 52 tâm sở thì chỉ có 11 tâm sở thiện, còn lại là các tâm sở bất thiện và vô ký, nên khi đã đầy đủ về mặt vật chất thì lòng tham dễ khởi, nếu như về mặt tâm không có biết-đủ, về mặt thân không tri- túc thì cái hoạ của sự huyễn hư sẽ xuất hiện ( đó chính là tướng tiến vượng của hào biết thành suy thoái là cách hãm hiểm của hào thượng cửu Nhâm Tuất). Sau khi quẻ Bát Thuần Càn biến đủ sáu hào thành Quẻ Bát Thuần Khôn là quẻ phục vị, khôn là sự nhu nhuyến, an nhẫn,  bao dung. Cũng như chúng sinh khi đã trải nghiệm khổ đau đến cùng cực, hoặc chán nản dục lạc huyễn hư mà tỉnh ngộ đi theo con đường giải thoát của Phật thì vạn pháp như có như không được tự tại an lạc ở trong mọi hoàn cảnh cả về mặt thời gian lẫn không gian. Cũng là cách để trở thành người hạnh phúc nhất, người giàu nhất như Phật dạy đó là “người biết đủ” vậy.



用 九 . 見 群 龍 無 首 . 吉 .
Dụng cửu: Kiến quần long vô thủ. Cát
Giải thích theo Phật pháp thì dụng cửu chính là Dụng trong thập như thị của pháp giới. Bao gồm: Thể, Dụng, Tướng, Tính, Lực, Tác, Nhân, Duyên, Quả Báo, Mạt bản cứu kính. Dụng là diệu dung của bản Tâm, chính là cái tâm thức duyên khởi như huyễn đối với cảnh trần. Quẻ Bát Thuần Càn có khí Phục vị, quẻ thượng và quẻ hạ đều là Càn kim. Cũng như việc tu đạo mà có đủ cả Bi và Trí, Định và Tuệ.    





  
II. Luận về biến đổi của quẻ

1.  Gặp thuận duyên thì biến thành Quẻ Bát Thuần Khôn: Thuận lợi mọi mặt. Tâm của người thiên về hạnh Bố Thí Ba la mật. 
2.  Gặp nghịch duyên quẻ biến đổi như sau:


坤 → 復 → 臨 → 泰 →大壯 → 夬 → 需 → 比

Khôn Phục Lâm Thái   Đại Tráng Quải Nhu Tỷ. 

Có nghĩa ban đầu thì mọi sự thuận theo như ý của quẻ Khôn, sang đến đoạn quẻ Phục thì bị trì trệ nên phải nằm phục chờ cơ hội đến khi biến thành quẻ Lâm thì có khí thiên y là có các mối quan hệ tốt, biến quẻ ra Thái thì được bình ổn về mọi mặt, tất cả đều vui vẻ. Phàm bình lâu sẽ loạn đó là khí quẻ chuyển sang Đại Tráng, lôi thiên đại tráng là cách ngũ quỷ ( tương thừa thành ra quỷ khí quấy nhiễu, đó là nếu cậy sức cậy tài chèn ép người khác thì đang là cách thần hoá thành ra cách quỷ cũng gọi là hung thần ). Khí Ngũ quỷ là sự trắc trở của quẻ Trạch Thiên Quải, nếu từ đây không thường hành thiện hạnh thì quỷ khí của quẻ Quải sẽ tạo các sự việc phải chống lại kẻ ác. Người thiện thuận theo quẻ Nhu mà nhún nhường tránh cái hung hăng của kẻ ác, nhằm vào cái tham lam ích kỷ của nó thì sẽ giáo huấn được nó thành người tốt. Nếu không kết thúc biến thành quẻ Tỷ. Tỷ là hòa hoãn. Tạm thời hòa hoãn với kẻ xấu khi chúng còn đang hung hăng để chờ thời cơ mới thì sẽ thành công trong việc giáo hóa của chúng. Tỷ cũng có nghĩa là so sánh. Người thiện phải có cái tư tuệ là cái tuệ tư duy so sánh kỹ lưỡng mọi việc. Nếu thấy thiện nhiều hơn thì cứ làm. Nếu thấy ác nhiều hơn thì phải tránh ngay từ đầu. Như thế sự việc sẽ thành công mỹ mãn ở tương lai.

————————

 TỔNG LUẬN 


Hào 1 G.Tý, Hào 2 G. Dần. Hào 3 G.Thìn, Hào 4 N.Ngọ, Hào 5 N.Thân, Hào 6 N.Tuất. Hào 1 và hào 5 là Kim nên đắc địa, hào 2 và hào 6 là thủy nên vượng địa, hào 4 là mộc bình địa, hào 3 là hỏa hãm địa. Đây là quẻ có khí là lưỡng Kim thành Đại Bảo ngọc. Đức Kiện vì là phục vị. Đủ 5 nghĩa lớn là Nguyên, hanh, lợi, chính, trung. Tượng quẻ : Đại nhân làm việc thiện phải có đủ các đức tính như trên. Hậu vận có hai hào vượng và đắc nên là tốt. Trung vận có một hào bình và hãm nên là trung bình. Tiền vận có hai hào vượng và đắc nên là tốt. (Cả 6 hào đều dương). Thượng Càn hạ Càn.

Dùng Phật pháp mà luận về sáu hào của quẻ Kiền thì rồng là vật biến hoá, dụ như Phật tính, ở phương diện thế gian thì Phật tính bị phiền não che lấp gọi là “ vật dụng”, ở phương diện tu hành thì cần tham kiến thầy và bạn nên gọi là “ lợi kiến đại nhân”. Ở phương diện tự lợi thì phải tinh tiến không ngừng mới có thể vượt thoát bay lên gọi là “ tịch dịch” Ở phương diện hành đạo lợi tha tích tụ công đức làm tư lương thì không được ngã mạn, nhất thiết phải theo tam-luân-không-tịch mà hành gọi là “ hoặc nhược tại uyên”. Ở phương diện hoá độ cúng sinh theo bát chính đạo, dù được tự tại nhưng vẫn hoá hiện lăn trôi sinh tử để cứu vớt chúng sinh gọi là “ hữu hối”.

Tông chỉ của pháp Phật luận này của Quảng Kiến kiêm cả tính và tướng. Nếu lấy tu đạo thì khí quẻ ban đầu là biệt nghiệp, là quả của quá khứ lai sinh. Như đã mạnh mẽ và đủ duyên tu hành rồi thì cái nhận thức ban đầu thuộc Càn tuệ địa là cái tuệ khô cứng cần phải được vun tưới bằng dòng nước của Phật pháp, để bước đầu vào Khai Phật tri kiến ứng với hào hai, hào ba là thị Phật tri kiến, hào bốn là Ngộ Phật tri kiến, hào năm là Nhập Phật tri kiến. Hào sáu là thành tựu tự lợi để rộng độ chúng sinh trong tam giới.
Luận chung về biến hiện của sáu hào thì thông suốt cả pháp thế gian và xuất thế gian.
Nếu lấy tam tài của người Việt mà tóm lược thì hai hào trên là Thiên, hai hào giữa là Nhân, hai hào dưới là Địa.
Nếu lấy các cõi trời trong dục giới mà tóm lược thì hào đầu là cõi trời Tứ Thiên Vương, hào hai là cõi trời Đao Lợi, hào ba là cõi trời Dạ Ma, hào bốn là cõi trời Tha hoá, hào năm là cõi trời Hoá Lạc, hào trên cùng là cõi trời Tha Hoá tự tại.
Nếu lấy tam giới mà tóm lược thì hào đầu là dục giới, các hào hai ba bốn năm là sắc giới, hào trên cùng là vô sắc giới.
Nếu lấy địa lý mà tóm lược thì hào đầu là vực sâu, hào hai là ruộng, hào ba là cao nguyên, hào bốn là hang núi, hào năm là sườn núi, hào sáu là đỉnh núi.
Nếu lấy phương vị mà tóm lược thì hào đầu là hướng Bắc, hào hai hướng Nam, hào ba hướng Đông, Hào bốn hướng Tây Bắc, hào năm hướng Đông Bắc, hào sáu hướng Tây.
Nếu lấy cách cục gia đình mà tóm lược thì hào đầu là ngoài của, hào trên cùng là vườn sau, bốn hào giữa là nhà và sân.
Nếu lấy một đời người mà tóm lược thì hào đầu là nhi đồng, hào hai là lúc thiếu niên, hào ba là lúc tráng niên, hào bốn là lúc mạnh mẽ ổn định, hào năm là lúc trung niên, hào trên cùng là lúc tuổi già.
Nếu lấy mười cõi ( Thập đạo ) mà tóm lược thì hào đầu là tứ ác đạo () hao hai là cõi người và trời, hào ba là cõi sắc và vô sắc, hào bốn là cảnh giới nhị thừa, hào năm là cảnh giới Bồ tát, hào trên cùng là cảnh giới Phật.
Nếu lấy con đường tu chứng mà luận thì hào sơ là văn tuệ, hào hai là tư tuệ, hào ba là tu tuệ, văn-tư-tu thuộc về tư lương, hào bốn là tổng tướng, hào năm là thể nhập, hào trên cùng là cứu cánh đắc toàn thể toàn dụng của pháp giới tính.
Như vậy lấy điểm cốt yếu mà nói thì đây là phép nhập thế và xuất thế, gồm đủ cả như lớn như nhỏ, như thiên lệch như trung chính, như thiện như ác...gồm cả đối đãi biến hiện sinh diệt đều là tượng biểu hiện của sáu hào. Có hào nào lại không thu nhiếp trọn sáu hào?  Có hào nào mà lại không thu nhiếp trọn nhất thiết pháp? 

————————
Quảng Kiến Nguyễn Việt Hồng

Apr 22, 2019

Thứ Sáu, 19 tháng 4, 2019

Kinh 42 Chương

Một số khái niệm trong 42 chương của khế kinh Tứ Thập Nhị Chương

Gọi là khế kinh vì khế có nghĩa là phù hợp, kinh là chân lý đức Phật nói.  
Tất cả lời chư Phật nói trong quá khứ và hiện tại đều nhằm mục đích để cho chúng sinh hiểu ( Giác ), tỉnh được sự mê muội ( Ngộ )
Lời chư Phật nói phù hợp với mọi trình độ từ thấp lên cao của chúng sinh, làm cho chúng sinh căn cứ vào đó để thực hiện nói và nghĩ tự cứu chúng sinh khỏi kiếp luân hồi khổ não. 
Tất cả mọi sự vật có thể nói được, có thể nghĩ được, tiếng Phạm or Phạn ( Shangcri) gọi là Pháp ( Pharma) Các pháp đều có giới hạn riêng của từng pháp gọi là giới. Về thời gian thì có ba thời kỳ ( quá khứ, hiện tại, vị lai )gọi là Thế, cũng gọi là trụ. Về không gian có ba chiều, dàu rộng cao và chéo. 
Theo nhận thức của người Ấn độ cổ thì thế giới là vật thể nhỏ là nơi sinh sống cho các loài. Vũ trụ là khoảng không gian có nhiều thế giới ở bên trong. 
Vì thế giới nhiều vô lượng vô biên, nên vũ trụ cũng rộng lớn vô viên
Vũ trụ là tính Bản-hữu, nghĩa là có sẵn từ rất lâu ở đời quá khứ, vì là bản hữu nên ko có Thượng đế hay Tạo hoá tạo ra, do đó gọi là VÔ THUỶ. Vũ trụ chứa nhiều thế giới lúc thì hiện ra hình tướng vật chất gọi là Hữu-tướng- sắc-pháp, khi các hình tướng này biến thành khí thì gọi là Vô-tướng-sắc-pháp. Thời gian chất khí đọng lại dần dần thành hình đầu tiên gọi là Thành-Kiếp, phát triển vững chắc có nhiều loài chúng sinh ở thì là Trụ-Kiếp. Thời gian một thế giới bắt đầu có sự huỷ hoại, chúng sinh dần bị tiêu diệt gọi là Hoại-Kiếp. Sau đó quay về giai đoạn thể khí gọi là Không-Kiếp. Đó là quy luật Thành-Trụ-Hoại-Không của thế giới cũng là của vật chất ( tướng ). Như vậy Đại thiên thế giới này Không thì đại thiên thế giới khác Thành cho nên nói vũ trụ hay pháp giới là VÔ CHUNG, tức là không có ngày tận thế cuối cùng. 
Có hai loại đại thiên thế giới trong pháp giới hay vũ trụ. 
1- Tịnh độ thế giới = Phật Quốc= Phật Sái= Phật Sát. Trong các khế kinh thường nói tam thiên đại thiên thế giới nghĩa là 1000 triệu thế giới. Một đại thiên thế giới tịnh độ cũng có đủ 1000 triệu thế giới nhỏ. 
Gọi là Tịnh độ vì chỉ có các bậc Đại Giác Ngộ ở đó, thế giới này rất thanh tịnh nên gọi là Tịnh Độ. 
Tịnh độ cũng có nghĩa là trường dạy học của một Đức Phật. Trong pháp giới có vô số Tịnh độ là có vô số Phật. Trường đại học này cũng gọi là Luân Viên Cụ Túc = Mạn đà la = Đạo Tràng ( trong mật giáo thờ Mạn dà la có nghĩa là hướng tâm về tịnh độ của các vị Phật và các vị Viên giác Bồ tát ). 
Chư Phật gọi là tối thượng thánh or Tối thượng thừa. Thánh là sự sáng suốt, viên thông, thông đắc…
Tối thượng thánh là cực điểm cao nhất của Thánh. Vì thế cứu độ chúng sinh được nhiều nhất ví như xe lớn ( đại thừa, chữ Thừa trong tiếng Hán là chở, vì chở ( độ ) được nhiều người nhất nên gọi là Tối thượng Thừa. 
Có ba loại học trò của Đức Phật:
1- Bồ tát tức đại thánh của Đại Thừa
2- Bích Chi = Độc Giác= Duyên Giác là Trung thánh của Trung Thừa
3- A la hán là tiểu thánh của Tiểu Thừa
Bốn bậc thánh này đều ở trong từng đại thiên thế giới Tịnh độ. 
Trong pháp giới vũ trụ có vô lượng vô biên thế giới như thế. 

Ngược lại với Tịnh độ là uế độ. Nghĩa là cái thế giới của những chúng sinh phàm phu ở. Gọi là phàm phu có hai nghĩa:
•  1 là: Có sống chết đau khổ trong các phạm vi thành trụ hoại không của một đại kiếp. Sự đau khổ này gọi là hữu lậu. Có một phạm vi nhỏ nhất định gọi là hữu vi. Những chúng sinh làm được việc thiện ở trong cõi luân hồi sống chết gọi là làm được điều thiện hữu lậu. 
Thượng phẩm thiện hữu lậu là cõi của các Thần. Các thần làm việc quan trọng nhất thì ở trên các cõi gọi là cõi trời. 
Các vị Thần khác cũng ở trên trời nhưng có việc phải cứu giúp cõi người thì gọi là Địa thần, Lâm thần và Thuỷ thần… Chớ hiểu rằng các Thần này ở các chỗ ấy mà mắc lỗi coi thường các thần. 
Trung phẩm thiện hữu lậu là cõi người. 
Hạ phẩm thiện hữu lậu là loài Atula. Nam giới Atula gọi là LA HẦU. Nữ giới Atula gọi là KẾ ĐÔ. Loại Atula sống ở trên trời cùng với các thần gọi là Thiên Atula. Những người hay đánh nhau cãi nhau gọi là Nhân atula. 
Những việc làm lời nói và ý nghĩa làm lợi cho các thần người và Atula và cho chính bản thân các vị đó gọi là Thiện Hữu Lậu hay là thiện trong vòng hữu vi sinh diệt. Ngược lại các việc ác có hại cho đa số Thần người và Atula gọi là ác hữu lậu, ác hữu vi. 
Có 3 cấp ác hữu lậu là:
1) Quỷ: Thượng phẩm ác hữu lậu
2) Súc sinh: Trung phẩm ác hữu lậu
3) Địa ngục: Hạ phẩm ác hữu lậu. 
Ác xuất phát từ 5 việc quan trọng nhất là: Giết hại, Trộm cướp, Tà Dâm, Dối trá, Dùng chất kích thích. 
Đã không giết hại lại phóng sinh gọi là bố thí tính mạng. Đã không trộm cắp lại cho người khác tài sản là bố thí tài sản. Đã không tà dâm lại giữ sự thuỷ chung của vợ chồng, khuyên bảo người khác làm như thế thì là bố thí tình ái. Đã không nói dối lại nói lời thành thật là bố thí tín nhiệm. 
Tiếng Phạn cổ Ấn độ gọi là Da na pa ra vi ta nghĩa là bố thí. ( Bố là rộng rãi và bình đẳng. Thí là cho )

còn tiếp

Quẻ Địa Trạch Lâm

Việt Dịch Thiền Luận 
Quẻ Địa Trạch Lâm

Âm: Nguyên, Hanh, Lợi, Trinh. Chí vu bát nguyệt hữu hung
Địa Trạch Lâm
Nghĩa: Quẻ Lâm đem lại thành công to lớn bởi nội khí thuộc Thiên Y, sự việc được thuận lợi, thành công lớn. Đến tám tháng sau thì dễ có sự không tốt nếu hành động từ bây giờ đi ngược lại với chính khí của quẻ.
Luận: 
Theo đạo lý thế gian mà nói thì sau khi uốn nắn sửa chữa mọi việc mà hướng đến lợi ích cho mọi người thì được thuận khí Thiên Y mà có sự an ổn từ thân thể đến tinh thần. Cũng là việc sau khi nhận diện và điều chỉnh loại trừ các bất cập và tệ đoan, đạo lý giáo hoá lại được lưu hành. Ngược lại, những tư tưởng, những hành động suy vi không được uốn nắn sửa chữa thì như quẻ dịch gọi là bị nghịch khí, từ khí Thiên-Y biến thành khí Ngũ-Quỷ, hiện tướng trong thì bệnh tật, ngoài bị quấy nhiễu.
Lược dùng Phật pháp, khi thuận theo pháp quán tâm chân chính thì trừ được thiền bệnh, tiến tới cắt đứt các [lậu-hoặc cho nên được “ nguyên và hanh”, nguyên là dần trở về với bản tâm thanh tịnh an lạc, “hanh” là vạn sự đều được thuận duyên. 
Thế gian pháp, Phật pháp nếu thuận theo sự chính mà hành, hạnh chính mà tu thì không có lỗi, không ngại thay đổi. Khí thiên y của quẻ Lâm tiến dần thì 8 tháng sau biến thành quẻ Độn, khi đã có sự thay đổi thì phải biết dừng lại, tránh sự đối kháng tương phản mà thành ra cách “ cực thịnh độn thành suy yếu”.  
Cho nên, theo quẻ Địa Trạch Lâm thì khi thuận không được kiêu ngạo chủ quan, lúc nghèo không được bi quan nản chí. Lại phải thuận theo điều kiện mà tu mà sửa,  như người ốm gặp thầy thuốc giỏi thì hết yếu lại khỏe hơn. Như trẻ nhỏ được dạy dỗ chu đáo thì sẽ lớn thêm về tài đức. Người làm việc thiện lớn lên nữa về đức và tài. Lâm cũng có nghĩa là rừng. Sự lớn lên của nhiều người về tài đức cũng là như nhiều cây hóa thành rừng cây đó gọi là đức lâm, cũng gọi là phúc lâm.
————————
Ghi chú:

1.  Lậu-hoặc: Lậu là tên gọi khác của phiền não (tham, sân, si).  
Lậu là âm Hán, nghĩa thứ nhất là chảy ra. Vì loài hữu tình trong ba cõi, thông qua sáu căn mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý chảy ra phiền não không ngừng, nên gọi là lậu. Nghĩa thứ hai là lưu, là rơi rớt. Vì loài hữu tình do nó mà lưu lại trong ba cõi, không thể giải thoát, nên gọi là lậu. Nghĩa thứ ba là sót mất. Vì do đây mà bỏ mất chánh đạo, nên gọi là lậu. 
Hoặc là mê mờ. Do mê cảnh mà điên đảo sự lý nên gọi là hoặc. Do mê lầm đối với cảnh được nhận biết mà sinh phiền não, nên gọi là lậu hoặc. 
Muốn không phiền não, muốn giải thoát thì phải hàng phục cho được phần lậu hoặc này
2.  Khí Thiên Y: Chủ về sức khỏe tốt, lợi cho phụ nữ, vượng tài lộc, tiêu trừ bệnh, tâm tính ổn định, có giấc ngủ ngon, thường có quý nhân phù trợ, luôn đổi mới. Về hướng xuất thế gian, khí Thiên Y chính là hạnh ban vui cứu khổ.
3.  Khí Ngũ Qu là 5 vấn đề xấu bắt nguồn từ Ngũ căn ( mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý), bệnh thì ở Ngũ tạng ( tâm, can, tỳ, phế, thận). Nói đầy đủ theo kinh Phật là sự ngăn ngại của Ngũ ấm gồm: sắc, thọ, tưởng, hành, thức.
————————
————————

Apr 18, 2019 at 5:46 PM