Thứ Sáu, 12 tháng 12, 2014

Thiền độ Vô cực


QUẢ THIỀN
-----------------
Ngồi ngồi ngồi,
cho lồi cái phiền não
Xào xáo xào,
cho thạo mọi cảnh-tiền.
Thiền thiền thiền,
cho tâm điên nó hết!
Phân biệt hết hết,
Cho chết cái tử sinh.
( Bài thơ QK viết tặng Thầy Kiến Nguyệt,Thiền viện trúc lâm Tây thiên ).




Bàn về thiền có nhiều, xưa nay có sự nhầm lẫn giữa quả thiền đạo Phật và quả thiền ngoại đạo, nhân ngày cuối tuần thưởng trà tản mạn bên dòng sông MêKoong, chúng tôi mạn đàm về Thiền học, mục đích bước-đầu tìm hiểu để những bước-sau được rõ ràng, tránh tạo ra cái nhân sai lầm rồi gánh phải cái quả báo trầm trọng.

Ngồi ngồi ngồi,
cho lồi cái phiền não…
(Ý nói, thiền toạ giúp cho cái thân được an ổn, làm duyên cho việc nhận diện các tâm hành).
Chúng tôi lâu nay về thiền cũng có thực tập, nói về lý thiền thì đi đứng nằm ngồi gì gì cũng thiền được, như đi có thiền hành, ngồi có thiền toạ, nằm thì có ngoạ thiền…, nghe đâu ở pháp môn Làng Mai bên Pháp còn phát triển thiền tắm, thiền đàn, thiền hát nữa…Về thực tập thiền có nhiều phương pháp, cốt yếu dựa trên tư duy chính-niệm, căn bản này giúp hành giả gột bỏ vọng niệm điều tâm đến cảnh giới vô-niệm gọi là nhất-tâm. Người tu đạo Phật, nói đến nhất-tâm là nói đến cảnh giới cao tột và cũng là mục đích hướng tới của các pháp môn khác nhau, dù là thiền tông, mật tông, tịnh độ tông hay duy thức tông...
Trong thiên kinh vạn quyển truyền lại, có môn khi dùng tướng để nhập tính như Duy thức tông thuộc về pháp-tướng hay chỉ thẳng về tính như kinh Bát Nhã thuộc về pháp-tính,… dù phương pháp chỉ bày có khác nhau nhưng tựu chung cũng để dẫn hành giả về nơi Bảo-sở, thấy được Bản lai diện mục hay cũng là lúc đạt được Thiền-độ-vô-cực. Khái niệm thiền-độ-vô-cực này chúng tôi nêu ra theo cảnh giới thiền chứng của ngài Khương Tăng Hội, vị Tổ sư Thiền của nước Việt.
Thiền-độ-vô-cực là trạng thái nhất-chân-như-tâm. Kinh Đại Định Thủ Lăng Nghiêm tu chứng mật nhân liễu nghĩa, Phật thuyết về giáo lý viên thông từ Tiểu thừa đến Đại thừa, xuyên suốt bộ kinh chỉ bày cho chúng sinh tỏ rõ được bản tâm vốn thanh tịnh, vốn thường nhất-tâm. Cốt yếu của kinh Thủ Lăng Nghiêm nằm ở đề mục của thần chú Thủ Lăng Nghiêm, mật ý ở câu: Maha, tát đát đa, bát lát ra. Trong đó Ma-ha là Nhất-chân-như-tâm nghĩa là kiên-cố, Tát-đát-đa là tự tính thanh tịnh tâm ( viên mãn), Bát-đát-ra là diệu dụng từ bi phổ độ chúng sinh ( cứu kính ). Về tu hành để đạt được định kiên cố Maha theo như kinh điển truyền lại là cả một chặng đường miên mật tu hành, quãng đường đó có khi dài tới ba A-tăng-kỳ-kiếp (theo Phật học danh số thì một kiếp là chuỗi số tự nhiên bắt đầu là số 1 và có 400 con số không) cũng có nghĩa là một kiếp sô vô lương, người tu Phật thì không mong chờ cái quả, bởi mong cầu dễ thành ra vọng tâm. Một con đường dù có xa xôi thế nào thì chăm chỉ tiến lên một ngày ắt sẽ tới:
Mọi sự đều phải tự ta
Cơm ăn áo mặc cũng thế mà
Đường xa vạn dặm đi là tới
Muôn nẻo luân hồi: bước chân ra!
Có người nói tu Thiền khó mà không khó, thiền khó ở chỗ làm sao để nhất tâm, cái tâm của chúng ta nghĩ lâu nay là cái tâm phân biệt, tâm ưa tâm ghét từ nguồn cấp vô tận ở mắt, ở tai, ở mũi, ở lưỡi, ở thân, ở ý, khi sáu căn tiếp xúc với sáu trần sẽ tạo ra các tâm thức sai biệt theo các hoàn cảnh khác nhau, những tâm niệm lăng xăng này liên tục sinh diệt không gián đoạn, cụ thể trong một sát na có tới 960 niệm sinh khởi,… Pháp tướng tông có 100 tâm pháp khác nhau, để đưa bách tâm vạn thức này trở về một-tâm ( nhất tâm) quả là rất khó, khó bởi sự đời của chúng sinh đôi khi chỉ yêu cái tiếng nói nhưng ghét cái dáng hình, rồi lúc khác lại ưa cái mềm mại bóng bẩy mà chối từ cái thô cứng kệch cỡm…Tuy vậy, việc đại sự này dù là khó nhưng chư Phật, chư Tổ đã làm được và chỉ bày lại cho chúng ta tới 84 ngàn phương pháp để đưa về nhất-chân-như-tâm, vì có đường đi rõ ràng của Phật mà nhất-tâm xem ra cũng không còn khó nữa, thông thường có sự gì việc gì chỉ cần ta kiên trì cố gắng đều thực hiện được, dù là to lớn như tát sông tát bể đến tinh vi như vẽ cỏ tạo kim.., đó là ý nghĩa như đã đi đúng đường rồi thì dù có xa thế nào đi mãi cũng sẽ tới, vấn đề ở chỗ chúng ta có quyết tâm đi hay không.
“Xào xáo xào,
cho thạo mọi cảnh-tiền.”
"Thiền không khó, khó ở nhất-tâm, nhất-tâm cũng không khó, khó ở quyết tâm."

Quyết tâm thì ai cũng sẵn, chúng ta có quyết tâm Thiền tập nghĩa là chúng ta có quyết tâm tu hành để được cái an vui mãi mãi, cần lắm hạnh phúc chân thật đó bởi chúng ta khổ đau đã nhiều rồi. Khi đã có kinh nghiệm về Khổ đau, chúng ta dựa vào "tri-khổ" mà quán xét các nguyên nhân dẫn đến những cái đau ở thân, những cái khổ ở tâm, nghĩa là mổ xẻ kinh nghiệm đã tạo ra các nỗi khổ niềm đau đó, việc chúng ta nghiệm lại các hành động gây ra từ thân-khẩu-ý để tỏ rõ được nguyên nhân phiền não từ tham-sân-si, như vậy có thể nói vui: “kinh nghiệm là nghiệm lại mà thấy kinh”.! Việc soi xét nhân quả giúp chúng ta tiến tới đoạn trừ các nguyên nhân gây khổ gọi là đoạn-tập. Tiến trình loại bỏ kết-sử này, là loại bỏ các kết-tập trong tâm gồm các thói quen mê lầm như tà kiến, giới cấm thủ kiến, những kết sử này sẽ sai-sử chúng ta tạo nghiệp thông qua thân-khẩu-ý. Phương pháp giải quyết vấn đề cụ thể ở đây nhà thiền gọi là" thắp sáng hiện hữu", nghĩa là chính niệm trong các hoạt động của thân của khẩu của ý.
Bàn về chính niệm có hai, gồm ức-niệm và quán-niệm. Ức niệm là mỗi hành động chúng ta thường nhớ tới tứ ân, biết ơn chư Phật đã chỉ bày cho chúng ta con đường thoát khổ, biết ơn cha mẹ đã sinh thành dưỡng dục, biết ơn bè bạn hỗ trợ trong công ăn việc làm, biết ơn xã hội đã cho ta môi trường thuận lợi... Ức niệm giúp cho mỗi mỗi hành động của thân của tâm hướng tới việc đưa lại lợi ích cho mình cho người ngăn không cho các vọng tâm tà niệm phát khởi. Quán niệm là quán sát các pháp vốn hư huyễn không có thật thể, quán như vậy để loại trừ tâm chấp đắm có nhân-ngã và pháp-ngã, quán niệm để thấy thế gian là huyễn ảo là giả là không thật nhưng chúng ta vẫn theo hạnh của Bồ Tát, phát tâm làm các việc công đức để giúp chúng sinh từ bỏ vọng niệm trở về với bản tính chân thật. Có ức niệm và quán niệm nghĩa là có được “tam luân không tịch” tức là chúng ta hành đạo mà không thấy có người hành đạo, không thấy có pháp phải hành và không thấy có người phải cứu độ, đây chính là ý của câu: "...độ nhất-thiết khổ ách..." trong kinh Bát Nhã. Chữ nhất-thiết nghĩa là không có số mục, vì không số mục nên là vô lượng vô biên, cũng là khái niệm toàn thể toàn dụng của pháp giới, đồng với công đức viên mãn của chư Đại Bồ Tát đã đắc quả vị Phật.
…Thiền thiền thiền,
cho tâm điên nó hết!...
Nói tổng quát theo kiểu quan sát viên về thiền học; câu khẩu lệnh về thiền của ngài Bồ Đề Đạt Ma như sau: “Giáo ngoại biệt truyền, bất lập văn tự, trực chỉ nhân tâm, kiến tính thành Phật”, tức là pháp môn truyền lại không hệ thuộc vào giáo nghĩa, không căn cứ vào văn tự, đi thẳng vào lòng người, thấy được bản tính là thành Phật.
Hay quá!,
chúng ta chỉ cần thấy được bản tính là thành Phật, vậy bản tính là thế nào?, Quảng Kiến tôi cách đây ba năm, hồi mới Quy Y, rất bồng bột, đã ôm ấp và tìm kiếm hai chữ bản-Tính này, loay hoay ở Việt Nam rồi sang Trung Quốc, tới Nhật Bản rồi qua Ấn Độ (đi du lịch thôi! )… nói chung hầu như lúc nào cũng muốn nhặt ngay được ở đâu đó cái bản-Tính của Tổ Đạt Ma, mưu: cũng là để nhanh chóng được thành tựu. Nhân duyên Tam Bảo gia hộ thế nào mà chuyến hành hương chiêm bái tứ động tâm ở Ấn Độ tôi mơ hồ nhajnaj được Bản-Tính.
Đây rồi!
Bạn biết tôi tìm thấy như thế nào không?
Xin dài dòng kể lể như sau:
Nhân tránh cơn mưa, tôi vào sâu trong một ngôi tháp tưởng niệm tại bồ đề đạo tràng, nơi tuần thứ hai sau khi giác ngộ đức Phật đã ngồi thiền trong bảy ngày, ngài gướng về cội Bồ Đề đã che chở mình trong suốt 49 ngày đêm thiền định để tỏ lòng tri ân. Chiều hôm đó mưa rào kéo dài, tránh mưa đã lâu tôi lấy máy iphone3, bật roaming vào internet. Rồi, cái gì tới nó cũng tới, thật là may mắn, tôi đã tìm thấy được Bản-Tính!!!
Vâng!, nói đúng ra tôi đã tìm thấy câu định nghĩa về Tâm và Tính trong Google. Định nghĩa này khá hay!, xin được chép lại như sau:
Tâm là bể của vạn pháp, do từ một thật tế mà sinh ra. Tính là gốc của vạn hạnh, do từ một tâm mà hiện dùng. Diệu minh đầy đủ, tuệ giải tròn thông. đầy muôn trọn pháp duy một Lý, xuyên suốt muôn thuở chỉ một Tâm. Buông ra thì lấy ít làm nhiều, thu vào thì lấy nhiều làm ít. Buông ra lớn không gì ngoài, thu vào nhỏ không gì trong.”
Như vậy đủ để chứng minh Bản-Tính có thể tìm thấy ở bất cứ nơi đâu, không phải là về tận quê hương của Phật lịch Sử mới thấy. ( bởi internet hiện đâu cũng có).
Chúng ta sẽ cắt nghĩa theo cái hiểu của mình về Tâm ở phần sau, bây giờ chúng ta nói về cái Tính đã được tìm ra ( từgoogle ):
 “…Tính là gốc của vạn-hạnh…”.
Theo đó Để tỏ rõ được bản tính phải dò tìm ở cái hạnh, từ Hạnh chúng ta mới tìm ra Tính-gốc. Nói về hạnh của Bồ Tát tiêu biểu ở thập hạnh của ngài Phổ Hiền. Cụ thể:
1. Lễ kính chư Phật,
2. Xưng tán Như Lai,
3. Quảng tu cúng dường,
4. Sám hối nghiệp chướng,
5. Tùy hỷ công đức,
6. Thỉnh chuyển pháp luân,
7. Thỉnh Phật trụ thế,
8. Thường tùy Phật học,
9. Hằng thuận chúng sinh,
10. Phổ giai hồi hướng.
Người tu Đạo Phật thường hành theo mười đại hạnh của Bồ tát Phổ Hiền sẽ dần dần thể nhập với bản Tính thường trụ như Phật. Vào thế kỷ thứ III ở nước Việt, thiền sư Khương Tăng Hội trong lời tựa cho bản kinh An Ban Thủ Ý nói rằng: “cũng như khi đã ở trên đỉnh núi cao rồi thì không có dòng nước nào có thể làm cho mình ngập lụt, cũng không sợ mưa lũ làm cho mình bị chìm đắm, từ đó tuỳ duyên mà lưu xuất dòng chảy thiện lành giúp cho vạn vật tốt tươi”. Dòng nước lưu xuất này chính là nguồn hạnh từ bản Tính thanh tịnh hiện dùng. Tính-thanh-tịnh này kinh điển có nhiều tên khác như: tính Vô vi, tính Nhất như, tính Chân Như, tính Chân không, tính Phật...Thật tính của vạn vật là tính trùng trùng duyên khởi cũng là tính bất sinh bất diệt. Vạn pháp chỉ có một tính chân thật đó, ngoài tính Chân đó không còn tính nào khác nên gọi là tính Chân-Không, vạn pháp cũng từ một tính-chân như-nhau đó nên gọi là tính Chân-Như, cũng từ Tính đó mà vạn hạnh hiện có, vạn hữu hiện hình, lại gọi chung là Diệu-Hữu. Chân-Không-Diệu-Hữu là bản thể đầy đủ gồm cả Tướng-Tính-Dụng của pháp giới. Tướng và Tính là Thể, thể là Tâm, theo thật-tế phát ra diệu dụng, cho nên mới nói " Tâm là bể của vạn pháp, do từ một thật-tế mà sinh ra. Tính là gốc của vạn hạnh do từ một tâm mà hiện dùng..."
Trên đây đã nói dài dòng về Tâm về Tính, chê trách sự nói nhiều bởi vì Đạo Phật không ở chỗ biết, chỗ hiểu theo danh tự mà cốt yếu ở chỗ tu chứng, đó là ý của câu nói " ...bất lập văn tự, ngoại giáo biệt truyền...". Vậy tu thế nào để chứng? Phương pháp tu thiền có nhiều, tựu chung ở Chỉ và Quán, dụ như Kinh Viên Giác Phật thuyết có 25 pháp thiền quán về Không-Giả-Trung, thiền tông Trung Hoa có thiền công án, thiền câu thoại đầu...
 “…Thiền thiền thiền
cho Tâm-điên nó hết
Phân-biệt hết hết
Cho hết cái tử sinh”
 ( Bốn câu thơ này ý nói, các pháp thiền tựu chung cũng để loại trừ đi các vọng-tâm tà-niệm là những tâm-điên làm cho chúng ta mê mờ không thấy được bản Tính chân thật. Tu Thiền cốt đạt được Vô tâm, là cái tâm rời năng sở đối đãi)
Để nghiên cứu về thiền Đạo Phật chúng ta cũng nên tìm hiểu về tứ thiền ngoại đạo và tứ Thiền Đạo Phật.
Về tứ thiền ngoại đạo gồm: Không vô biên xứ, Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ, Phi tưởng phi phi tưởng xứ.
1. Không vô biên xứ: là tâm của hành giả đồng nhất với không gian vô biên. Trong không gian vô biên ấy mọi hiện tượng vật chất và mọi hình sắc đều tan biến và không gian trở nên nền tảng của vũ trụ vạn hữu.
2. Thức vô biên xứ: Cái hư không vô biên ở định Không vô biên xứ không còn là đối tượng của tâm thức nữa mà chính là tâm thức của hành giả.
3. Vô sở hữu xứ: là cảnh giới mà hành giả nhận thấy mọi hiện tượng trong vũ trụ đều do tâm thức tạo nên. Tri giác của hành giả như là vị hoạ sĩ vẽ ra hết mọi hình tượng. Hành giả ở trong định Vô sở hữu xứ thấy được rằng không có một hiện tượng nào thật sự hiện hữu như tri giác của ta tưởng tượng.
4. Phi tưởng phi phi tưởng xứ: cảnh giới của định vô sở hữu xứ, cái không không còn là không gian, cái không cũng không còn làm tâm thức nói chung, mà chỉ còn là tri giác. Tri giác tức là tưởng, mà còn tưởng tức là còn đối tượng của tưởng, còn tri giác là còn đối tượng của tri giác. Định phi tưởng phi phi tưởng xứ là vượt thoát tri giác, tức là đạt tới trạng thái tâm lý trong đó hai khái niệm về hữu tri và vô tri đều được loại trừ.
Giới hạn của định Phi tưởng phi phi tưởng xứ là chỗ an trú, đến khi xả định thì cái nhận thức phi tưởng vẫn không thay đổi cái tình trạng của thực tại sinh tử, nó không phải là chìa khoá mở cửa thực tại bởi bốn định này luôn luôn tìm cách tách rời khỏi thế giới của thọ và tưởng, nghĩa là của cảm giác và tri giác. Việc chối từ sự an lạc do thiền định đưa tới làm cản trở con đường đi đến giác ngộ là cánh cửa giới hạn của tứ thiền ngoại đạo.

Tứ thiền Đạo Phật
1. Sơ thiền: còn gọi là Ly-sinh-hỷ-lạc-địa nghĩa là hỷ lạc có được do ly dục. Sự thực tập Sơ thiền là để trừ khử đối tượng tham ái và những lệch lạc do năm thứ say đắm gây ra như khi mắt thấy sắc thì tâm sinh dâm cuống, khi tai nghe tiếng, mũi ngửi mùi, lưỡi nếm vị và thân xúc chạm những thứ êm dịu thì sinh tâm tham đắm. Những ai có chí hành đạo thì phải xa lánh ngũ dục lục trần. Ngoài ra còn phải diệt trừ năm loại ngăn che: tham đắm, giận hờn, mê ngủ, lăng xăng, hối hận và nghi ngờ. Các vấn đề về đạo về Phật về kinh đã được thông tỏ… tâm, ý và thức được gạn lọc bởi chính niệm trở nên thanh tịnh không cấu nhiễm; tâm sáng thấy được chân lý, đạt tới trình độ không gì là không biết. Lúc này trời rồng và yêu ma quỷ quái không còn mê hoặc được hành giả nữa. Đạt được sơ thiền thoát được mười loại oán thù. Bởi xa lìa được dục tình nên cảm thấy bên trong được thanh tịnh và tâm ý yên ổn.
2. Nhị thiền: còn gọi là Định-sinh-hỷ-lạc-địa trong định sơ thiền thì thiện và ác còn đối lập nhau, hành giả lấy thiện để diệt ác, ác lui thì thiện tiến tới; ở nhị thiền thì tâm vui mừng (hỷ lạc) ngưng lắng lại, hành giả không còn lấy thiện diệt ác nữa, và vì vậy hai yếu tố vui mừng và thiện đều tự không còn. Mười điều ác đã tự tiêu tán và chấm dứt, không còn ddiefu kiện nào cho vọng thức từ bên ngoài xâm nhập vào tâm hành giả được nữa. Suối nguồn từ bi lưu nhuận ra từ nội tâm của chính hành giả và những ác pháp cũng không thể đi vào từ mắt tai mũi lưỡi thân ý. Chế ngự được tâm như thế bắt đầu hướng đến quả tam thiền.
3. Tam thiền: Hành giả ở định tam thiền duy trì chính niệm của tâm ý một cách kiên cố, cả hai ý niệm thiện ác cũng không lung lạc được tâm mình; tâm an ổn như núi Tu Di, các điều thiện cũng không phải xuất phát từ bên ngoài; vì lý do là cả thiện và ác cũng không thể xâm nhập được. Tâm như cành rễ hoa sen dưới đáy hồ, nụ hoa còn ngâm mình trong nước. Thiền thứ ba, sự thanh tịnh cũng giống như hoa sen, các yếu tố tiêu cực được trừ khử đi, thân và ý đều an ổn.
4. Tứ quả thiền: Ý niệm về thiện và ác đều đã hoàn toàn khử bỏ, tâm không nhớ thiện cũng không giữ ác, nội tâm sáng trong như ngọc lưu ly. Khi vị Bồ tát do tâm ý đoan chính đạt được thiền thứ tư thì bè lũ tà ma cấu uế không còn có cách gì che lấp được tâm ý của mình nữa. Như nhà hoạ sĩ, có thể tự do sử dụng màu sắc mà mình ưa thích, như người thợ kim hoàn tuỳ theo ý muốn mà chế tạo ra hàng trăm hàng ngàn thức trang sức xảo diệu, vị bồ tát làm cho tâm thanh tịnh, đạt tới định thứ tư thì có thể làm được bất cứ cái gì mình muốn, như bay bỗng lên, phi hành trên không, đi dưới nước, phân tán thân thể, ra vào không ngăn cách, sinh tử tự do, sờ mó được cả mặt trời mặt trăng, làm rung động cả trời đất, thấy suốt nghe xa, không gì là không nghe thấy. Tâm đã định, quán đã minh dần đạt được nhất thiết trí, thấu được cả tình trạng khi chưa có trời đất và chúng sinh, biết được cả tâm ý hiện tại của chúng sinh trong mười phương, nói tóm lại không gì là không hay biết. Đó là hạnh quả của tứ thiền.

Đạt tới tứ thiền là đạt tới trí tuệ cao tột mà vẫn còn một lòng quyết chí gần gũi độ đời, thì đó là thiền-độ-vô-cực nhất tâm chân như của Bồ tát vậy…

 (Còn tiếp…)

Thứ Ba, 18 tháng 11, 2014

Thoại đầu "em" !

 
Thoại đầu "em" hợp rồi tan
Bóng Chân-lý "kết" lại "tàn" theo hương
Hoá ra " em" vốn vô thường
Hoá ra "em" để cúng dường Pháp-thân
...
Chuông chùa không đánh mà ngân...
Vô vi tịnh tĩnh cũng ngần ấy thôi!.
 

         Nói về Thiền công án là nói đến việc ứng dụng câu thoại đầu giúp cho thiền sinh đi sâu vào suy tư để nhận rõ được bản tính của vạn hữu. Công án "thoại đầu" có khi lấy người, có khi lấy cảnh, có khi lấy vật, có khi lấy một ý niệm vu vơ nào đó... mục tiêu của người thầy đưa ra câu thoại đầu là giúp trò chiêm nghiệm sâu xa về thực tại để đánh phá sự vướng mắc về Ngã chấp tướng và Pháp chấp tướng. Người trò tiếp nhận câu thoại đầu để quán sát, để suy tư. Đến một lúc nào đó tâm-cảnh hợp nhất, sự hợp nhất này là nhận thức được tính tương-tức của vạn pháp. Tâm cảnh tương tức chính là việc quy sự thấy và vật được thấy về thể tính chung của cái thấy, sự thấy (năng kiến) và vật được thấy (sở kiến) chính là duyên khởi như huyễn, nhận thức được như vậy liền đó rõ được ngoài tâm không có cảnh và ngoài cảnh không có tâm, rõ được tính bình đẳng của vạn pháp mà xa rời đối đãi phân biệt, sơ lược khái niệm tương tức của chư pháp là như vậy.

Sau khi giác ngộ được Chân lý, hành giả dần thâm nhập vào cảnh giới tịch-mặc vô-ngôn. Cái cảnh giới này là thông tỏ thực tại nhiệm màu vốn tịch nhiên bất động, cái biến dịch hay những cái được gọi là vật đó chẳng qua do móng (vọng) tâm mà có chứ vạn pháp vốn đồng một thể tính, thấy như thế là thấy được lý Vô ngôn của chư pháp, nghĩa là ở tính thường trụ "tịch tĩnh". Rồi từ đó thế giới trong và ngoài hành giả giác ngộ không còn sự so đo nghi hoặc, với tâm tự tại, đến đi theo duyên mà không còn vướng mắc. Vạn hữu bây giờ chính là phương tiện để khai mở cho các vọng thức sai lầm của mình, của người. Ngài Trí Giả Đại sư từng dùng Thiền để giải Dịch, mục tiêu cũng là để cho người dựa theo pháp thế gian mà vào pháp xuất thế gian. Trong Kinh Hoa Nghiêm, ý niệm về Ngài Tự Tại Chủ hiện thân trong hình tướng đứa trẻ nghịch cát trên bờ biển là phương tiện giáo huấn cho Thiện Tài đồng tử về toán pháp vô tận của pháp giới vũ trụ...Mỗi mỗi phương tiện như vậy, mỗi mỗi câu thoại đầu như thế đều là công án để giúp người trở về với pháp-thân thường trụ của chính mình. Đó là ý của câu thơ "Hoá ra "em" để cúng dường Pháp-thân". Hoá-ra-em là phương tiện ngôn ngữ để giúp hành giả trở về với pháp thân thường trụ.
Cũng như một căn phòng tối, khi thắp đèn lên thì ánh sáng chan hoà, liền đó bóng tối biến mất. Phương tiện (thoại đầu) cũng vậy. Khi cần thì phát huy diệu dụng (kết), sáng tỏ rồi thì trở về với pháp giới tịch nhiên. Thơ viết "tàn theo hương", hương ở đây chúng tôi muốn nói đến chính là ngũ phần danh hương, gồm: hương giới, hương định, hương tuệ, huơng giải thoát, hương giai thoát tri kiến. Khái niệm "kết" rồi "tàn" chính là bản tính vô thường của tâm thức. Gọi tâm thức nghĩa ở tướng của tâm chứ không phải ở bản-Tâm (Tính) thường trụ. Bản tâm sau khi giác ngộ của chúng sinh không có thêm không có bớt. Chỉ có kết sử là vô minh tan rã cùng lúc với sự giác ngộ mà thôi.

Kinh Thủ Lăng Nghiêm tu chứng mật nhân liễu nghĩa, phần Đức Phật từ bi chỉ bày cho Ngài A Nan về cái Tâm vốn thường trụ cùng khắp. Như khi gõ tiếng chuông thì nghe tiếng, đến khi không gõ nữa thì không nghe tiếng. Như vậy Tính-nghe không phụ thuộc vào âm thanh có hay không…cho đến sắc, hương, vị, xúc, pháp. Thấu rõ được bản Tâm cùng khắp như vậy thì cũng là nghe được tiếng “chuông-chùa-không-đánh- mà-ngân”. Thông tỏ bản Tâm gồm đủ tính Diệu-Minh, nghĩa là thấy biết được Tính bản nhiên cùng khắp tuỳ niệm mà hiện khởi. Phát hiện là tính Minh, hiện khởi là tính Diệu. Dù là Diệu biến nhưng bản Tâm là trùm khắp không có sinh không có diệt, không có đến-đi…đó là tính Vô Vi tịch tĩnh của Chân Tâm vậy. Cũng là ý chính của hai câu thơ:
Chuông chùa không đánh mà ngân...
           Vô vi tịnh tĩnh cũng ngần ấy thôi!.
(còn tiếp...)

Thứ Ba, 23 tháng 9, 2014

Phương tiện chư Phật

      
Việc đàm luận đối với quá trình học Phật là rất cần thiết, khi đang ở bước đầu trên con đường Văn- tư- tu, trao đổi kiến thức và kinh nghiệm là để có được những lợi ích chung . Quảng Kiến tôi xưa nay không thích bài bác điều gì, bởi nhận thấy các vấn đề hiện hữu thường coi là trong tâm hay ngoại cảnh đều là hiện tướng của Tâm, chư pháp được xây dựng bằng các khái niệm, nghĩa là từ danh tự, quy ước, thông qua trung tâm là con người, với chất liệu so đo phân biệt. Dụ như ở trên đất nước Việt Nam thì đầu là hướng trên, chân gọi là dưới, mà không biết rằng ở nước Pháp thì cái gọi là dưới đó lại là hướng trên ( trái đất tròn ); cái hiển nhiên  như vậy mà ở nơi này lại khác nơi kia (tính tương đối ). Con người chúng ta khi nhỏ thì dại lớn thì khôn, xã hội có người biết ít có người uyên bác, hiểu biết nhiều, như sự học, bắt đầu từ tiểu học tiến dần lên đại học rồi đến cao học... Đây là chỗ chúng tôi nói đến tiến trình học thuật, phàm  sự việc gì cũng vậy, phải từ chưa biết đến biết ít rồi mới thành thạọ được. Nói như vậy để thấy rõ mọi sự phát triển, tiến hóa hay chuyển hóa thời phải có tầng bậc, từ thấp đến cao, từ nhỏ lên lớn.
     Nhân một người bạn có sự trao đổi và phân biệt giữa pháp môn Thượng Tọa Bộ ( tiểu thừa) với pháp môn Đại thừa (bạn gọi là Phật giáo phát triển) mà đủ duyên để Quảng Kiến viết tiểu luận này. Mục tiêu để rộng nói về phương tiện tu hành.
     Đức Phật xuất hiện hóa độ, vì lòng từ bi vô hạn đối với chúng sinh, suốt cuộc đời Ngài chỉ bày từ đứa trẻ đến các vị cao niên, từ người hầu cho đến bậc vương giả. Vì sự hiểu biết và nhận thức khác nhau nên pháp môn Phật dạy cho đứa trẻ theo đó khác với bậc trí thức, cách thức tu trì của vương giả có khác với người hầu. Mặc dù khác nhau về phương pháp nhưng mục tiêu cũng chỉ có một mà thôi. Sau này, các đệ tử Phật cũng như vậy, tùy thuận theo căn cơ của người mà ứng dụng linh hoạt, mọi phương tiện chỉ hướng tới một mục đích duy nhất là đoạn tập, tu đạo để chứng diệt. Vũ trụ vốn vô cùng vô tận, khoa học hiện đại đã chứng minh giúp ta nhận rõ điều này. Gần gũi như xã hội loài người chỉ cách con sông mà hai làng đã có tập tục khác nhau, tiếng nói vùng này cũng khác vùng kia, tập tục văn hóa khác, quan niệm khác thì cái nguyên nhân khổ chắc chắn sẽ khác, cái sự khác này có chỗ rất nhỏ nhiệm cho đến có chỗ khác hẳn . Để diệt khổ cho nhiều nguyên nhân thì hiển nhiên phải có nhiều phương pháp, nhiều phương tiện. Con số 84.000 pháp môn phương tiện của Phật cũng là con số để chỉ số nhiều chứ không hẳn phải là 84 ngàn.
Lại nữa, vào thời trước Phật lịch sử, chúng sinh bị ngoại đạo cho ăn bánh vẽ nhiều, chúng dùng thuyết thiên mệnh để ràng buộc và đe dọa, đó là việc có sự sinh diệt sướng khổ từ các vị vô hình... làm cho chúng sinh càng thêm mê muội khổ não, từ đó sinh ra việc chấp có thật Ngã là căn cốt của nỗi khổ niềm đau. Phật ra đời phá những tà kiến thời đó mà dạy chúng sinh thuyết Vô Ngã để trừ bệnh chấp Ngã. Pháp của Phật vốn vi diệu, chỉ nói về Vô ngã thôi cũng ít người kham nổi, ở đời ít người chứng được vô ngã, nhưng nghe Phật dạy về Vô ngã thì có lợi ích trừ chướng. Chướng của chúng sinh là chấp mọi sự là thật có ( thường) mà không biết  tính là vô thường. Trừ được chướng thì được cái an vui ở đời sống thế gian. Như có kẻ mê lầm hướng Đông với hướng Tây gặp người nói hướng Tây là hướng đông, kẻ đó tin theo, mặc dù vẫn ở trong mê lầm nhưng được cái lợi ích là đi về đúng hướng. Phương tiện như thế cũng chỉ để đạt được mục đích cụ thể chứ không phải là chân lý. Đây cũng chính là ý niệm về ngón tay chỉ trăng, nếu chấp ngón tay là trăng thì mất luôn cả trăng và ngón tay, thật là thương xót.
    Mọi vật dù là có tính Vô thường nhưng xét cùng " như-sở-hữu-tính" của nước, dù thay đổi từ chất lỏng đến khí hay rắn ( đá lạnh ) thì cái tính ướt riêng vẫn không thay đổi; như lửa dù ở trạng thái ngọn lửa hay trạng thái nào đó thì cái tính riêng là tính nóng vẫn không đổi... Như vậy ngoài cái tính chung là Vô thường tiến sâu vào bản chất của sự vật lại có tính riêng khác, xét theo "tột-sở-hữu-tính" của tính ướt, tính khô, tính nóng tính lạnh lại do đối đãi mà có gọi là tính duyên khởi. Sự vật này khởi ra vật khác, tính chất này khởi ra tính chất khác rồi tác động nhiều tầng nhiều lớp, gọi là tính trùng trùng duyên khởi. Đây mới là thật tính của pháp giới, ngoài tính này ra thật không có tính nào khác. 
Đoạn trên, chúng tôi nói về diệu dụng phương tiện của Phật từ đạo lý đơn giản đến sâu xa. Giống như một trận mưa, cây cỏ tùy theo vị trí mà tiếp nhận khác nhau, cơn mưa vốn bình đẳng không có phân biệt thiên vị lớn bé cao thấp, pháp Phật cũng vậy. Đã phương tiện thì cốt yếu giúp người giải quyết được chướng ngại riêng mang. Mỗi mỗi ích lợi khác nhau như vậy gọi là "Vị Nhân tất đàn", Phật lại dựa theo quan niệm từng vùng từng thời kỳ mà thuyết pháp gọi là "Thế giới tất đàn". 
    Về phương tiện tu hành chư Phật Bồ tát chỉ bày có khi quyền khi thật, tùy cơ mà các ngài dùng pháp-Tướng để thuyết, tùy căn bản mà các ngài dùng pháp-Tính để dạy, sát nữa các ngài chỉ bày cách nghĩ cách sống hiện thời của thế gian để dần dần thông qua hoạt động của chính mình (theo tạng-giáo) mà chúng sinh thông tỏ được thật-Tính, thật-Tướng của pháp giới để trở về với "Bản-lai-diện-mục" chính là việc tiến tới nhập một với pháp-giới-tính.
     Theo tiến trình tu chứng cụ thể chia làm năm giai vị, nay chúng tôi căn cứ vào các bản  Luận của chư Thầy Tổ đi trước đối với từng pháp môn, xin giới thiệu sơ lược các giai đọan tu để chứng như sau:
1- Theo Tạng-Giáo 
Giai đoạn đầu, Sơ-Nghiệp: là giai đoạn tư lương, tu theo Tứ-Niệm-Xứ ( Quán thân bất tịnh, Quán thọ thị khổ, Quán tâm vô thường, Quán pháp Vô ngã )
Giai đoạn hai là Gia hành Vị: gồm bốn giai đoạn, như cái cây đầu tiên phải làm đốn ngã xuống đến héo đến khô cuối cùng là đốt cháy, bước thứ nhất gọi là Noãn ( làm cho ngã xuống ) tu theo Tứ-Chính-Cần ( Cái ác đã sinh làm cho diệt, Cái ác chưa sinh không cho nó sinh, Cái thiện đã sinh làm cho phát triển, Cái thiện chưa sinh làm cho sinh ra). Bước thứ hai tu theo Ngũ căn (Tín, Tấn, Niệm, Định, Tuệ). Bước thứ ba là Nhẫn tu theo Ngũ-lực ( Tín lực, Tấn lực, Niệm, Định lực, Tuệ lực ). Bước bốn tên là Thế-đệ-nhất tu theo Tứ-thần-túc ( Dục thần túc, Tinh tiến thần túc, Nhất tâm thần túc, Quán thần túc).
Giai đoạn ba là Kiến-Đạo tu theo Bát chính đạo (Chính kiến, Chính tư duy, Chính ngữ, Chính nghiệp, Chính mạng, Chính tinh tiến, Chính Niệm, Chính Định )
Giai đoạn 4 là giai đoạn Tu-Đạo theo Thất - giác - chi gồm ( Trạch pháp giác chi, Tính tiến giác chi, Hỷ Giác chi, Khinh An giác chi, Xả giác chi Niệm giác chi, Định giác chi ). Giai đoạn tu chứng của Ngũ địa Bồ Tát từ Sơ địa đến Hiện tiền địa.
Giai đoạn năm là giai đoạn Cứu-Kính-Vị
2- Theo Pháp - Tính ( Tâm Bồ Đề của Luận Đại Trí Độ):
- Giai đoạn một là Phát tâm Bồ đề, Tam Bồ đề ở giai đoạn này mới ở giai đoạn ước nguyện
- Giai đoạn hai là Phục-tâm-Bồ đề, là việc hàng phục phiền não khởi động tu theo Lục độ Ba la mật.
- Giai đoạn ba là Minh-Tâm-Bồ-Đề, giai đoạn phân tích sâu về tổng tướng và biệt tướng, hành Lục độ và nhận rõ được tính thanh tịnh của vạn pháp.
- Giai đoạn bốn là Xuất-đáo-Bồ-đề, thành tựu Lục độ Ba la mật.
- Giai đoạn năm là Vô-thượng-Bồ-Đề. Đạt nhất thiết chủng trí ( đầy đủ Vô sư trí, Tự nhiên trí và Vô ngại trí )
3- Theo Pháp - Tướng tông:
- Giai đoạn đầu gọi là Tư-lương-Vị, chuẩn bị thanh lọc tâm thức, lọai trừ các kiến chấp thô trọng. Mục tiêu của giai đoạn này là hành thiện để tích trữ Phúc đức và thành tựu trí hữu lậu.
- Giai đoạn hai gọi là Gia-hành-vị, giai đoạn phân tích sàng lọc những tích lũy của giai đoạn tư lương
- Giai đoạn ba là Thông-đạt-vị, giai đoạn tổng hợp để có nhận thức tổng quát về thực tại tối hậu giả định.
- Giai đoạn bốn là Tu-tập-vị, thực hiện từng phần hình ảnh đã được tổng hợp của giai đoạn trước.
- Giai đoạn năm là Cứu-kính-vị, thực nghiệm toàn phần, Biến bát thức thành tứ trí xuất thế gian, thành tựu Phật quả.

Thứ Năm, 28 tháng 8, 2014

Kinh dịch

64 quẻ kép Chu Dịch ( Quảng kiến Nguyễn Việt Hồng )
--------------------------------------------------------------------
A. Cách lập quẻ kép và 6 hào của từng quẻ kép
1. Cách lập quẻ kép
Các quẻ Thuần Càn, Thuần Đoài, Thuần Khảm, Thuần Chấn, Thuần Tốn, Thuần Ly, Thuần Cấn và Thuần Khôn, mỗi một quẻ thuần biến 7 lần thành 7 quẻ cùng họ của từng quẻ thuần như sau:
Biến hào 1 thành quẻ kép họa hại, biến hào 1 và hào 2 thành quẻ kép thiên y
Biến hào 1,2,3 thành quẻ Diên Niên, biến hào 1,2,3,4 thành quẻ Ngũ quỷ, biến hào 1,2,3,4,5 thành quẻ sinh khí, biến hào 12345 và hào 4 lần thứ 2 thành quẻ kép lục sát, biến hào 12345 và hào 4 lần 2 và hào 123 lần thứ 2 thành quẻ kép tuyệt chí
2. Cách lập 6 hào từng quẻ kép:
Quẻ thuần Càn hào 456 là Nhâm, hào 123 là Giáp
Quẻ thuần Chấn từ hào 1 đến hào 6 đều là Mậu
Quẻ thuần Khảm từ hào 1 đến hào 6 đều là Bính
Quẻ thuần Cấn từ hào 1 đến hào 6 đều là Canh
Quẻ thuần Khôn hào 456 đều là Kỷ, hào 123 là Ất
Quẻ Thuần Tốn từ hào 1 đến hào 6 đều là Quý
Quẻ thuần Ly từ hào 1 đến hào 6 đều là Đinh
Quẻ thuần Đoài từ hào 1 đến hào 6 đều là Tân.
4 quẻ Dương: Càn Khảm Cấn Chấn hào 1 là Tý hào 2 là Dần, hào 3 là Thìn, hào 4 là Ngọ, hào 5 là Thân, hào 6 là Tuất
4 quẻ âm Tốn Ly Khôn Đoài hào 6 là Sửu hào 5 là Mão hào 4 là Tỵ hào 3 là Mùi hào 2 Dậu hào 1 là Hợi.
Như vậy sáu hào của một quẻ kép đều có tên Can Chi cụ thể của 60 hoa giáp và hành cụ thể của Can Chi từng hoa giáp.
Ví dụ: Quẻ Bát thuần Càn hào 1 là Giáp tý (Hải trung Kim) hào 2 Giáp Dần ( Đại Khê Thủy) hào 3 Giáp Thìn (Phú Đăng Hỏa) hào 4 Nhâm Ngọ (Dương Liễu Mộc) hào 5 Nhâm Thân (Kiếm phong Kim), Nhâm Tuất (Đại Hải Thủy)

B. Nhận biết và dự đoán cát hung của 64 quẻ kép:
- Nhận biết khí quẻ: Quẻ Thuần là Phục Vị, Thuần Càn là lưỡng Kim thành Đại Bảo Ngọc, Thuần Đoài lưỡng Kim thành bảo Khí, Thuần Khảm lưỡng thủy thành Giang, Thuần Chấn lưỡng Mộc thành Đại Lâm, Thuần Tốn lưỡng Mộc thành tiểu Lâm, Thuần Ly lưỡng hỏa thành Lư, Thuần Cấn lưỡng Thổ thành Đại Sơn, Thuần Khôn lưỡng thổ thành tiểu Sơn. Quẻ thuần có quẻ thượng và quẻ hạ giống nhau.
- Quẻ Thiên Y là quẻ kép có hào 4 hào 5 khác hào 1 hào 2
o Quẻ Diên Niên là hào 123 khác 456
o Quẻ Sinh Khi là hào 6 khác hào 3
o Quẻ Họa hại là hào 4 khác hào 1
o Quẻ Ngũ Quỷ là hào 65 khác hào 32
o Quẻ Lục Sát là hào 64 khác hào 31
o Quẻ Tuyệt Chí là hào 5 khác hào 2

- Thật đức và Hư Đức của tám quẻ bát quái:
o Quẻ Càn thật đức là Kiện (khỏe), hư đức là nhược (Yếu)
o Quẻ Đoài thật đức là Duyệt (Vui), hư đức là Ai (buồn)
o Quẻ Khảm thật đức là Tụ (tích tụ), hư đức là Hãm (kìm hãm)
o Quẻ Chấn thật đức là Động (linh động), hư đức là Trệ (trì trệ)
o Quẻ Tốn thật đức là Nhập (hòa nhập), hư đức là Thuẫn (mâu thuẫn)
o Quẻ Ly thật đức là Lệ (tráng lệ), hư đức là Rỗng (trống rỗng)
o Quẻ Cấn thật đức là Chỉ (đình chỉ), hư đức là Ỳ ( ì ạch)
o Quẻ Khôn thật đức là thuận, hư đức là nghịch.

- Tâm Linh của bát quái:
o Quẻ Ly thuộc Hỏa là nguyên thần (sự thông minh sáng suốt)
o Quẻ Cấn, Khôn thuộc Thổ là nguyên Ý (Sự ghi nhớ tốt)
o Quẻ Càn, Đoài thuộc KIM là nguyên phách ( Sự can đảm)
o Quẻ Khảm là Thủy là nguyên Chí (Ý chí bền vững không thay đổi)
o Quẻ Chấn, Tốn là Mộc là nguyên Sinh Khí ( tỉnh ngộ hay mê muội)

- Đức của người quân tử Thiện:
o Càn Đoài (Kim) là nghĩa đức = lợi
o Khảm (Thủy) là tín đức = Trung, hiếu
o Chấn Tốn (Mộc) là Lễ Đức = Chính
o Ly (Hỏa) là trí đức = hanh
o Cấn Khôn (thổ) là Nhân Đức = Nguyên = Thiện

- Tượng của quẻ kép : là hình tướng và tác dụng của từng quẻ kép. Ví dụ quẻ Sơn Thiên đại súc là sự súc tích lớn tài đức :
- Tương sinh tương khắc giữa quẻ thượng và quẻ hạ trong quẻ kép : Nếu tương sinh của các quẻ thượng hạ ở các quẻ Diên Niên Thiên Y sinh khí thì càng thêm tốt cho các quẻ đó.
Nếu tương sinh cho các quẻ Lục sát, Ngũ quỷ, Họa hại, Tuyệt Chí thì giảm bớt được cái xấu chút ít, chuyên làm việc thiện thì hậu vận tốt đẹp.

Nếu tương khắc ở các quẻ Lục sát, Ngũ quỷ, Họa hại, Tuyệt Chí thì càng thêm xấu.
- Các hào 5 và hào 6 là hậu vận từ 50 tuổi đến già. Nếu hào 5 và hào 6 có ngũ hành giống như hành của quẻ kép là được đắc địa. Nếu có hành tương sinh ra hành của quẻ kép là được vượng địa. Nến hành của quẻ kép tương sinh ra hành của hào 5 và hào 6 là được Miếu địa. Ba cách này là cách hậu vận tốt. Hào 3 và hào 4 là trung vận từ 30 đến 49 tuổi. Hào 2,3 là tiền vận từ 1 đến 29 tuổi.

Ví dụ quẻ Bát thuần Càn : Hào 6 Nhâm Tuất là Thủy được hành của quẻ kép là dương Kim sinh ra cho nên là vượng địa. Hào 5 Nhâm Thân là Kim cùng hành dương kim với quẻ kép nên là đắc địa. Vậy hào 5 và hào 6 từ 50 đến già là hậu vận tốt.

Nếu hành của quẻ kép khắc hành của hào là bình địa.
Nếu hành của Hào khắc hành của quẻ kép là hãm địa.

- Nếu quẻ thượng và quẻ hạ cùng là Tây trạch (Càn Đoài Cấn Khôn) hoặc cùng là Đông trạch (Khảm Chấn Tốn Ly) thì quẻ kép đó sẽ là quẻ kép Diên Niên Thiên Y Sinh Khí Phục Vị. Nếu quẻ thượng và quẻ hạ Đông Tây trạch khác nhau thì sẽ là quẻ kép Lục Sát Ngũ Quỷ Họa hại tuyệt chí.

- Nếu hào 1 hào 3 hào 5 là hào dương thì được chính vị. Nếu hào 2 hào 4 hào 6 đều là âm thì được chính vị. Ngược lại 6 trường hợp trên là bất chính vị. Chính vị sẽ được nhiều người tốt giúp đỡ. Bất chính vị gặp nhiều kẻ ác quấy nhiễu. Hào 2 là âm là được trung vị. Hào 5 là dương cũng được trung vị. Trung vị là được nhiều người tốt trung thành với mình.

C. Quá trình biến của từng quẻ thuần

- 8 quẻ của 8 quẻ thuần trong đó một quẻ thuần sinh ra 7 quẻ cùng hành với quẻ thuần như sau :
1. 8 quẻ kép Càn (+Kim) như sau :

1. Bát thuần Càn : Hào 1 G.Tý, Hào 2 G. Dần. Hào 3 G.Thìn, Hào 4 N.Ngọ, Hào 5 N.Thân, Hào 6 N.Tuất. Hào 1 và hào 5 là Kim nên đắc địa, hào 2 và hào 6 là thủy nên vượng địa, hào 4 là mộc bình địa, hào 3 là hỏa hãm địa. Đây là quẻ có khí là lưỡng Kim thành Đại Bảo ngọc. Đức Kiện vì là phục vị. Đủ 5 nghĩa lớn là Nguyên, hanh, lợi, chính, trung. Tượng quẻ : Đại nhân làm việc thiện phải có đủ các đức tính như trên. Hậu vận có hai hào vượng và đắc nên là tốt. Trung vận có một hào bình và hãm nên là trung bình. Tiền vận có hai hào vượng và đắc nên là tốt. (Cả 6 hào đều dương). Thượng Càn hạ Càn.


2. Thiên Phong Cấu : Quẻ thượng Càn Kim khắc quẻ hạ Tốn mộc. Bị thất đức cho nên Càn Kim thành nhược, Tốn mộc thành bất hòa. Khí quẻ là họa hại. Tượng quẻ là kẻ ác cấu kết với nhau gây ra họa hại. Nếu hối cải thì hậu vận nhâm thân kim đắc địa ở hào 5, Nhâm tuất Thủy vượng địa ở hào 6 sẽ tốt, Hào 4 Nhâm Ngọ (B), Hào 3 G.Thìn(H), Hào 2 G.Dần (V), Hào 1 G.Tý (D). Thế là trung vận trung bình, tiền vận tốt và hậu vận tốt. (Hào 23456 là dương, hào 1 là âm). Thượng Càn hạ Tốn.





3. Thiên Sơn Độn : Quẻ này có các Hào 6543 là dương, 21 là âm. Thượng là Càn, Hạ là Cấn. Hào 6 là nhâm Tuất (V). Hào 5 N.Thân (Đ). Hào 4 N.Ngọ (B). Hào 3 C.Thìn (Đ). Hào 2 C.Dần (B). Hào 1 C.Tý (M). Khí là thiên Y. Đức là Kiện, Chỉ. Tượng : Ẩn nấp trốn tránh tạm thời để sau này giáo hóa kẻ ác. Hậu vận tốt.




4. Thiên Địa Bĩ : Quẻ thượng Càn, Quẻ Hạ Khôn
Hạ Khôn Thổ sinh thượng Càn Kim. Khí Diên Niên. Đức Kiện, Thuận. Tượng : tiền vận bế tắc hậu vận hanh thông. Làm việc thiện sẽ tốt về sau.




5. Phong Địa Quán : Thượng Tốn Hạ Khôn
Khí Ngũ Quỷ Thất đức, bất hòa trái nghịch. Tượng : Trước khi làm việc gì suy nghĩ kỹ tránh bị quỷ quấy nhiễu đại sự sẽ thành công. Hậu vận tốt.




6. Sơn Địa Bác : Thượng Cấn hạ Khôn đều là Thổ. Khí : Sinh Khí. Đức Chỉ Thuận. Tượng : Bác bỏ cái ác, đổ vỡ rơi rụng là có thiệt hại về vật chất nhưng cái lợi về tâm linh sẽ đến sau. Phát huy điều thiện thì hậu vận sẽ tốt. Kẻ ác sẽ hại lẫn nhau, người thiện sẽ được thành công mọi việc.




7. Hỏa Địa Tấn : Thượng Ly hạ Khôn. Thổ Kim tương sinh. Khí Lục Sát. Thất đức : Rỗng , nghịch. Tượng : Tiến lên làm việc thiện phải cẩn thận sẽ tráng được nguy hiểm. Hậu vận tốt.




8. Hỏa thiên Đại hữu : Thượng Ly hạ Càn. Hỏa khắc Kim. Khí : Tuyệt chí. Thất đức : rỗng, nhược. Tượng : Có của cải lớn chưa chắc đã tốt. Tốt nhất là có tài đức lớn.



Về tâm linh thế gian hữu lậu như sau
· Quẻ Càn thuần đủ đức : kiện, nguyên, hanh, lợi , chính, trung, hiếu
· Quẻ Cấu là kẻ ác sẽ bị các thiên thần phạt làm cho chúng yếu cái khí nguyên sinh (+Kim Càn khắc –Mộc Tốn), nghĩa là bị mê muội.
· Quẻ quán người thiện cần cảnh giác xem xét kỹ để khỏi bị yếu cái khí nguyên ý, nghĩa là làm việc không bị lãng quên
· Quẻ Đại Hữu nhắc nhở khi đã có thành công to thì phải khiêm tốn để khỏi bị mất cái khí nguyên phách vì Ly hỏa khắc Càn Kim
· Quẻ Độn, Bĩ, Bác, Tấn do quẻ thượng tương sinh với quẻ Hạ, hoặc cùng ngũ hành cho nên đối với quẻ Tấn dù bị lục sát nhưng hậu vận vẫn tiến lên tốt. Các quẻ Độn, Bĩ, Bác là thiên Y, diên niên, sinh khí cho nên tiền hung mà hậu cát tường.

2. Tám quẻ kép Đoài âm Kim :
1. Bát thuần Đoài :
· Lý là âm Kim, Đức là Duyệt, khí là phục vị
· Tượng : Lưỡng Kim thành bảo khí ( đồ quý báu)




2. Trạch Thủy Khốn :
· Lý họ âm KIM. Hư đức là Ai (buồn) và hãm (kìm hãm). Khí là họa hại
· Tượng : gặp lúc khốn đốn gian nan hãy làm việc thiện thì hậu vận sẽ có sự an vui (Duyệt) và tích tụ được phúc đức ( Tụ).




3. Trạch Địa Tụy :
· Lý là –Kim, đức là Duyệt (Vui) và thuận. Khí là thiên Y.
· Tượng là tụ họp tận tụy làm việc thiện thì hậu vận sẽ được vui và hòa thuận.



4. Trạch Sơn Hàm :
· Lý họ - Kim, đức Duyệt (Vui), Chỉ (ngăn chặn cái ác). Khí là Diên Niên.
· Tượng chứa đựng bao hàm thêm tài đức sẽ được an vui vững chắc về hậu vận.



5. Quẻ Thủy Sơn Kiển :
· Lý họ âm Kim hư đức là hãm và ỳ ạch. Khí là ngũ quỷ
· Tượng : làm ác thì bị phạt. Sám hối làm việc thiện thì hậu vận sẽ tiến lên tốt đẹp



6. Quẻ Địa Sơn Khiêm :
· Lý họ - Kim. Đức Thuận, Chỉ. Khí : sinh khí.
· Tượng : Khiêm tốn nhường nhịn không phải là hèn nhát mà là lùi để tiến. Hậu vận sẽ được hòa thuận vững chắc



7. Quẻ lôi sơn tiểu quá :
· Lý họ - Kim. Hư đức : Trệ Ỳ. Khí lục sát
· Tượng : làm việc hơi quá mức thì phải sửa đổi ngay hậu vận sẽ được linh hoạt vững chắc




8. Quẻ Lôi trạch quy muội :
· Lý họ - Kim. Hư đức : Trệ Ai. Khí Tuyệt Chí
· Tượng giống như gái về nhà chồng thì phải theo luật lệ của nhà chồng. Cứ làm việc thiện thì hậu vận sẽ linh hoạt an vui



Ý nghĩa Tâm linh thế gian :
· Quẻ Thuần Đoài có khí nguyên phách tốt.
· Các quẻ Tụy, Hàm, Khiêm, Thượng, Hạ quẻ tương sinh nên đều tốt về tâm linh.
· Quẻ Trạch Thủy Khốn nguyên chí là khí bị suy yếu và thay đổi vì Thủy Khảm sinh ra Đoài Kim thì sẽ bị hao tốn.
· Quẻ Thủy Sơn Kiển: Hạ Cấn khắc Thượng Khảm cho nên khí nguyên chí cũng bị hao tốn
· Quẻ Lôi Sơn Tiểu Quá: Thượng Chấn khắc Hạ Cấn khí nguyên ý bị hao tổn cho nên hay bị lãng quên.
· Quẻ Lôi Trạch Quy Muội: Hạ Đoài khắc Thượng Chấn cho nên nguyên sinh khí bị hao tổn gây ra mê muội.
3. Tám quẻ kép Khảm âm/dương Thủy:
1. Bát thuần Khảm:
· Lý: +-Thủy. Đức: Tích tụ. Khí: Phục Vị
· Tượng Lưỡng thủy thành giang (hai dòng nước thành một sông lớn)
· Hậu vận tốt



2. Thủy Trạch Tiết:
· Lý -+ Thủy. Hư đức: Hãm, Ai. Khí: Họa hại
· Tượng: tiết giảm, tiết kiệm sẽ có hậu vận tốt. Tiết kiệm không phải là keo kiệt. Phải tiết kiệm sẽ có phúc đức. Gọi là Kiệm đức



3. Thủy Lôi Truân:
· Lý -+ Thủy. Đức: Tụ, động. Khí: Thiên Y
· Tượng: lúc đầu gặp gian truân sau sẽ thành công ở hậu vận.



4. Thủy Hỏa Ký Tế:
· Lý-+ Thủy. Đức: Tụ, Lệ (tráng lệ). khí: Diên Niên
· Tượng: -+ Cân Bằng, đã làm xong việc, đã sang đến bờ bên kia. Hậu vận tốt



5. Trạch Hỏa Cách:
· Lý -+ Thủy. Hư đức: Ai (buồn), rỗng. Khí: Ngũ quỷ
· Tượng: Cải cách là bỏ cái ác làm cái thiện. Hậu vận tốt




6. Lôi Hỏa Phong:
· Lý-+ Thủy. Đức: Động (Linh động), Lệ. Khí: Sinh Khí
· Tượng: Phong trào làm việc thiện là cộng đồng nghiệp tốt của nhiều người sẽ tạo ra hậu vận tốt cho nhiều người



7. Địa Hỏa Minh Di:
· Lý-+ Thủy. Hư Đức: Trái nghịch, rỗng. Khí: Lục sát
· Tượng: Mờ ám, Di hại về sau. Nếu bỏ ác làm thiện hậu vận sẽ tốt.



8. Địa Thủy Sư:
· Lý -+Thủy. Hư đức: trái ngược, hãm. Khí: Tuyệt Chí
· Tượng: Làm việc thiện sẽ là thầy giáo tốt. Quân đội tốt sẽ diệt trừ được kẻ ác hại dân. Hậu vận tốt khi bỏ được việc ác



Ý nghĩa Tâm Linh thế gian:
· Quẻ Cách là Ly hỏa khắc Đoài Kim cho nên khí nguyên phách bị yếu sẽ trở thành nhút nhát.
· Quẻ Địa Thủy Sư. Khôn thổ khắc khảm thủy nên khí nguyên chí bị yếu hóa thành tính ba phải không có lập trường đúng đắn làm việc gì dễ bỏ dở dang.
· Quẻ Thuần Khảm là cùng ngũ hành quẻ Truân, quẻ Phong, quẻ Minh Di. Thượng Hạ tương sinh, hậu vận sẽ tốt.
· Quẻ Thủy Hỏa Ký Tế tuy tương khắc thượng hạ nhưng là Thái Âm Thái Dương lại có duyên hỗ trợ nhau cho nên ý nói xong việc này sẽ có việc khác phải làm tiếp. Chớ có nghỉ ngơi vội vàng thì sẽ sai lầm.

4. Tám quẻ kép Chấn dương Mộc:

1. Bát Thuần Chấn:
· Lý +Mộc. Đức: Động linh. Khí: Phục Vị
· Tượng: Sấm sét tiêu biểu cho sức mạnh của người thiện, trừng phạt kẻ cố ý làm việc ác. Là sự linh hoạt biến hóa cần thiết khi làm việc thiện



2. Lôi Địa Dự:
· Lý + Mộc. Hư đức: Trì trệ, trái nghịch. Khí: Họa hại
· Tượng: Trong lúc vui vẻ phải nhớ lời cụ Mạnh Tử dạy: Quân tử, phòng tử an lạc (người thiện trong lúc vui vẻ phải đề phòng sự nguy hiểm chết người)




3. Lôi Thủy Giải:
· Lý +Mộc. Đức: Linh Động, Tích tụ. Khí: Thiên Y
· Tượng: Cởi trói gọi là giải, ý nói giải trừ được tai nạn, cứu được bệnh tật nan y. Hậu vận tốt.



4. Lôi Phong Hằng:
· Lý+Mộc. Đức: Linh động. hòa nhập. Khí: Diên Niên
· Tượng: Hằng là thường xuyên làm việc thiện, bỏ việc ác. Hậu vận sẽ tốt.




5. Địa Phong Thăng:
· Lý +Mộc. Hư Đức: Nghịch, bất hòa. Khí: Ngũ Quỷ
· Tượng: Khi ở địa vị cao phải biết khiêm tốn, phải biết cứu giúp người dưới. Nếu làm ác thì lên cao bao nhiêu sẽ ngã đau bấy nhiêu. Bỏ được việc ác thì hậu vận tốt.

6. Thủy Phong Tỉnh:
· Lý + Mộc. Đức: Tích tụ, hòa nhập. Khí: sinh khí
· Tượng: Kiên trì đào đất xuống sâu sẽ thấy mạch nước như người đào giếng. Ý nói làm việc thiện phải nhẫn nại thì hậu vận sẽ tốt.



7. Trạch Phong Đại Quá:
· Lý + Mộc. Hư Đức: Ai, Bất hòa. Khí: Lục Sát
· Tượng: Làm việc báo thù phải biết kiềm chế thì tốt. Nếu làm quá mức thì sẽ hóa thành làm ác. Ví như người bị nợ ít nhưng đòi nợ nhiều hơn hóa ra thành kẻ cướp tiền quá mức với con nợ. Biết tự kiềm chế thì hậu vận sẽ tốt




8. Trạch Lôi Tùy:
· Lý +Mộc. Hư Đức: Ai, trệ. Khí: Tuyệt chí
· Tượng: Yếu tài, kém đức thì sẽ bị người khác sai khiến. Vậy tùy theo người phải biết học hỏi cái tốt của người, tránh được cái xấu của người, tương lai sẽ vươn lên được như người. Hậu vận sẽ tốt.
Ý nghĩa tâm linh:

· Quẻ Dự: Chấn Mộc khắc khôn thổ: Nguyên ý khí bị yếu hóa thành hay quên tâm bất an. Không quá tham cái vui sẽ có tâm linh tốt đẹp trong tương lai.

· Quẻ Thăng: tốn mộc khắc không thổ cũng như quẻ Dự nhưng chú ý thêm là phải khéo hòa nhập bằng cách làm việc thiện thì sẽ bỏ hết được mâu thuẫn đã có với mọi người, sẽ có tâm linh tốt đẹp trong tương lai.

· Quẻ Đại Quá: Đoài kim khắc tốn mộc cho nên khí nguyên sinh kém dễ bị mê muội. Nếu biết dừng lại làm vừa đủ thì sẽ được an vui ở hậu vận, sẽ có tâm linh tốt đẹp trong tương lai.

· Quẻ Tùy: Đoài Kim khắc Chấn Mộc cũng tương tự như Đại quá nhưng phải biết khôn khéo làm việc thiện thì sự linh hoạt mới này sẽ giải quyết được mọi mâu thuẫn. Lúc đó chủ và thợ sẽ đều được hậu vận tốt đẹp, sẽ có tâm linh tốt đẹp trong tương lai.

· Quẻ Thuần Chấn: Cùng là hành Mộc thượng hạ. Quẻ Giải, Quẻ Tỉnh đều là thượng hạ tương sinh. Quẻ Hằng thượng hạ cùng là hành Mộc. Do đó các quẻ này đều có tâm linh tốt.

5. Tám quẻ kép TỐN âm Mộc:

1. Bát Thuần Tốn:
· Lý – Mộc. Đức: Hòa nhập. Khí Phục vị
· Tượng: lưỡng mộc thành Lâm (nhiều cây thành rừng cây). Một người làm được việc thiện sẽ hòa nhập được với nhiều người. Hậu vận sẽ tốt.
2. Phong Thiên Tiểu Súc:
· Lý – Mộc. Hư Đức: Bất hòa, Nhược.
· Tượng: Tích trữ được việc thiện nhỏ thì sẽ thành việc thiện lớn. Việc ác nhỏ góp lại lâu ngày sẽ thành việc ác lớn. Bỏ ác tích thiện thì hậu vận sẽ tốt


3. Phong Hỏa Gia Nhân:
· Lý – Mộc. Đức: Hòa Nhập, Tráng Lệ. Khí Thiên Y
· Tượng: Gia nhân là người trong một nhà phải biết trung thành với nhau cùng làm việc thiện thì hậu vận sẽ tốt.

4. Phong Lôi Ích:
· Lý – Mộc. Đức: Linh động, hòa nhập. Khí Diên Niên
· Tượng: Ví như sấm sét mưa gió hợp thời thì tốt cho mùa màng. Làm việc gì phải đúng thời cơ sẽ giúp được cho người. Các việc đó gọi là thiện sẽ có hậu vận tốt.

5. Thiên Lôi Vô Vọng:
· Lý – Mộc. Hư đức: nhược, trệ
· Tượng: Không làm càn bậy thì tốt. Làm việc ác sẽ hết mọi hy vọng tốt đẹp ở tương lai. Làm việc thiện hậu vạn sẽ tốt.

6. Hỏa Lôi Phệ Hạp:
· Lý: - Mộc. Đức: Tráng lệ, Linh động. Khí: sinh khí
· Tượng: Lúc ăn cắn phải vật rắn sẽ đau cả răng và lợi. Ví như phải vượt qua được sự nguy hiểm thì sẽ thành công được việc thiện lớn giúp ích được nhiều người ở tương lai.

7. Sơn Lôi Di:
· Lý: - Mộc. Hư đức: Ỳ ạch, trì trệ. Khí Lục Sát
· Tượng: Ví như con vật được nuôi cho béo thì sẽ có ngày đem ra giết mổ. Được nuôi dưỡng mà không phải bị sai làm việc thì phải đề phòng có ngày kẻ nuôi sẽ giết người được nuôi. Vậy lúc nghỉ ngơi thì phải nghĩ cách làm việc thiện sẽ tránh được cái họa chết người.

8. Sơn Phong Cổ:
· Lý:: - Mộc. Hư Đức: Ỳ ạch, bất hòa. Khí Tuyệt Chí
· Tượng: Cổ ví như cái nhà cũ đổ nát. Chỉ có cách phá đi làm lại nhà mới. Vậy phải bỏ cái ác cũ, làm việc thiện mới thì hậu vận sẽ tốt đẹp.

Ý nghĩa Tâm Linh:
· Quẻ Tiểu Súc: Càn Kim khắc Tốn mộc khí nguyên sinh yếu sẽ hóa ra bị mê muội
· Quẻ Vô vọng cũng tương tự như quẻ tiểu súc nhưng không làm càn bậy thì vẫn sáng suốt
· Quẻ Sơn Lôi Di: Chấn mộc khắc Cấn thổ: Khí nguyên ý bị kém cho nên hay quên tâm không được an ổn.
· Quẻ Sơn Phong Cổ: Tốn Mộc khắc Cấn thổ cũng như quẻ Di nhưng phải chú ý thêm là lúc thấy bế tắc thì phải biết dừng lại chớ có tiến thêm sẽ gặp nguy hiểm. Sau đó làm việc thiện sẽ tìm ra con đường đi mới tốt đẹp cho mình.
· Quẻ Gia Nhân, Ích, Phệ Hạp: thượng hạ đều tương sinh cho nên nguyên khí đều tốt cho dù hiện tại có xấu nhưng tương lai sẽ tươi đẹp

6. Tám quẻ kép Ly âm dương Hỏa:
1. Quẻ Bát thuần Ly:
· Lý +- Hỏa. Đức: Tráng Lệ. Khí: Phục Vị
· Tượng: Lưỡng Hỏa thành Lư (hai ngọn lửa thành một lò lửa). Ý nói đã là cái hỏa chân thật thì càng thêm sáng suốt. Hậu vận sẽ tốt nếu làm việc thiện

2. Hỏa Sơn Lữ:
· Lý+- Hỏa. Hư Đức: Trống rỗng, ỳ ạch. Khí: Họa hại.
· Tượng: Ở quê hương gặp nhiều chướng ngại phải xa quê làm khách lưu vong để kiếm sống. NHưng nếu lúc đó làm việc thiện bỏ việc ác thì hết vận lưu vong sẽ có ngày vinh quang trở về quê hương và có hậu vận tốt


3. Hỏa Phong ĐỈnh:
· Lý +- Hỏa. Đức: Tráng lệ, hòa nhập. Khí: Thiên Y
· Tượng: Người quân tử gặp kẻ ác tiểu nhân thì khôn khéo giữ sự cân bằng tương đối để hỗ trợ bạn bè và cùng nhau chế ngự kẻ ác. Như thế hậu vận sẽ tốt


4. Hỏa thủy vị tế:
· Lý+- Hỏa. Đức: Tráng lệ tích tụ, khí diên niên
· Tượng: Kẻ ác làm việc chưa xong thì mau giác ngộ chớ có đi tiếp vào đường mê mà chuốc lấy sự thất bại. Người thiện làm việc chưa xong thì phải kiên trì làm cho đến lúc xong việc. Khi đó kẻ ác sẽ quy phục và biến thành bạn tốt của người thiện. Hậu vận hai bên sẽ tốt đẹp.

5. Sơn Thủy Mông:
· Lý +- Hỏa. Hư đức: Ỳ ạch, kìm hãm. Khí ngũ quỷ
· Tượng: mới sinh ra thì còn non dại. Cần chăm chỉ làm việc thiện thì sẽ lớn lên cả tài lẫn đức, có ích cho cuộc đời và hậu vận sẽ tốt


6. Phong Thủy Hoán:
· Lý+- Hỏa. Đức: Hòa nhập, tích tụ. Khí: Sinh Khí
· Tượng: Thay dổi vị trí để có địa lợi hợp thiên thời được nhân hòa và sẽ thành công trong mọi việc thiện. Hậu vận sẽ tốt đẹp



7. Thiên Thủy Tụng:
· Lý +- Hỏa. Hư đức: Nhu nhược, kìm hãm. Khí Lục Sát.
· Tượng: Khi có tranh chấp sẽ có kiện tụng. Việc kiện tụng nếu cố tình vu cáo bịa đặt thì sẽ có cái họa chết người hoặc tù đày. Vậy khẩu nghiệp phải thanh tịnh thì nguy sẽ hết, an vui sẽ tới.



8. Thiên Hỏa Đồng Nhân:
· Lý-+ Hỏa. Hư đức: Nhu nhược trống rỗng. Khí tuyệt chí
· Tượng: Phải đoạn tuyệt cái ý chí ích kỷ của mình để đồng tâm cùng mọi người làm việc thiện. Gặp chướng ngại không nản chí thì sẽ thành công sự nghiệp và có hậu vận tốt.


Ý nghĩa tâm linh:
· Quẻ Lữ: Tuy có họa hại nhưng thượng Hỏa sinh hạ Thổ cho nên tương lai là tốt.
· Quẻ Mông: Thượng Cấn khắc hạ KHảm làm cho cái khí nguyên chí bị suy kém dễ sinh bỏ dở công việc lúc nửa chừng đang làm
· Quẻ Tụng: Tuy thượng càn tương sinh ra hạ khảm nhưng dễ bị làm quá mức, nói quá lời thì sẽ thành tai họa.
· Quẻ Đồng nhân: Hạ Ly khắc thượng Càn thì cái khí nguyên phách bị suy yếu hóa ra hèn nhát thay đổi ý chí. Vậy phải theo nhiều người tốt thì sẽ thành công, ví như gần chỗ có nhiều hương thơm thì mình cũng được thơm lây.
· Quẻ ĐỈnh: Mộc Hỏa tương sinh là tốt.
· Quẻ Vị tế: Thủy Hỏa tuy khắc nhau, nhưng khéo cân bằng âm dương thì lại hay
· Quẻ Thuần Ly: Cần tiến lên làm việc thiện thì càng thêm sáng suốt
· Quẻ Hoán: Mộc Hỏa tương sinh thì thay đổi bỏ đi chỗ kém, đến chỗ khá thì dù có thay đổi nhiều cũng vẫn có ích cho mình và người.


6. Tám quẻ kép Cấn dương Thổ:

1. Bát Thuần Cấn:
· Lý + Thổ. Đức: Chỉ (biết dừng lại khi gặp việc ác dù có lợi cũng không làm. Khí: phục vị
· Tượng: Lưỡng thổ thành Sơn ( hai quả đồi thành một quả núi cao). Ý nói người đã là hay làm việc thiện thì làm việc thêm nữa cái tài đức càng lớn cho nên hậu vận sẽ tốt đẹp.

2. Sơn Hỏa Bí:
· Lý + Thổ. Hư Đức: Ỳ ạch, trống rỗng. Khí: Họa hại
· Tượng: Bí là sự trang sức bề ngoài để che đậy cái bên trong. Kẻ ác hay tạo cho mình cái vỏ đẹp để che đậy ác tâm gây họa hại cho mọi người. Vậy nếu bỏ ác tâm thì thành người thiện, trong ngoài đều tươi đẹp như nhau.


3. Sơn Thiên Đại Súc:
· Lý + Thổ. Đức: Chỉ, Kiện. Khí: Thiên Y
· Tượng người thiện tiết kiệm cái đức cái tài dần dần sẽ súc tích được tài đức rất lớn, hậu vận rất tốt đẹp.



4. Sơn Trạch Tổn:
· Lý + Thổ. Đức: Chỉ, Duyệt. Khí: Diên Niên
· Tượng: Người thiện phải luôn nhớ khi mới làm việc thiện thì mình phải chịu chút ít hao tổn, thiệt thòi về công sức, về thời gian. Cứ kiên trì làm việc thiện thì cái tổn ban đầu sẽ được bù đắp bằng cái ích lâu dài. Đó là hậu vận tốt đẹp.



5. Hỏa Trạch Khuê:
· Lý+ Thổ. Hư đức: Rỗng, Ai. Khí: Ngũ Quỷ
· Tượng: Khuê là việc riêng của một gia đình. Gia đình có hòa thuận hiếu nghĩa thì sẽ tốt đẹp. ngược lại chỉ bằng mặt không bằng lòng là nuôi lấy cái mầm ác về sau, chẳng khác gì bị quỷ ám nhập làm cho rối loạn thân tâm.

6. Thiên Trạch Lý:
· Lý + Thổ. Đức: Kiện, Duyệt. Khí sinh khí
· Tượng: Cái đạo Lý của các thiên thần là mạnh khỏe về thân tâm, làm cho mọi người được an vui tốt đẹp. người thiện phải theo gương các thiên thần làm đúng cái thiên lý này thì hậu vận sẽ tốt đẹp.

7. Phong Trạch Trung Phu:
· Lý + Thổ. Đức : Bất hòa, Ai. Khí Lục Sát.
· Tượng: Trung phu là quan đại thần trên trung với vua tốt, sau đó có nghĩa khí tốt khi đối xử với mọi người. Người thiện phải học hỏi và thực hành cái nghĩa khí trung kiên đó của các bậc đại phu của một triều đình tốt đẹp thì hậu vận sau này sẽ rất hay.

8. Phong Sơn Tiệm:
· Lý + Thổ. Hư Đức: bất hòa, ì ạch. Khí tuyệt chí.
· Tượng: Đã có ý chí giúp dân cứu nước thì phải làm việc thiện. Làm thì phải từng bước vững chắc mới hay. Đó gọi là tiệm. Nếu vội vàng chủ quan coi thường kẻ địch thì sẽ mắc cái lỗi làm liều bỏ qua từng bước. Như vậy càng leo cao càng nhảy xa thì ngã càng đau đớn. Cần nhớ như vậy thì thiện tâm mới bền chắc, việc thiện mới thành công tốt đẹp.

Ý nghĩa tâm linh:
· Quẻ Thuần Cấn: Thượng Hạ đều là dương thổ là cái tâm tốt có linh nghiệm cứu giúp được mọi người.
· Quẻ Bí tuy Hỏa Thổ tương sinh nhưng chớ mắc cái tâm bệnh cố chấp cái hình tướng bề ngoài, coi thường cái tâm bên trong thì m ới được tốt đẹp về sau.
· Quẻ đại súc: Đã tích đức, tích tài thì chớ kiêu ngạo, phải đem tài đức ra cứu giúp mọi người thì bản thân sẽ được lâu bên mãi mãi. (THượng Cấn sinh Hạ Càn)
· Quẻ Tổn: Có hao tổn thì không được nản chí phải làm thêm nhiều việc thiện thì sẽ thành công tốt đẹp. Đó là thượng Cấn sinh Hạ Đoài).
· Quẻ Khuê: Thượng Ly khắc hạ Đoài làm cho cái khí nguyên phách bị suy yếu sẽ trở thành nhút nhát si mê.
· Quẻ Lý: Thượng Càn Hạ Đoài cùng hành Kim là lưỡng kim thành bảo khí. Thiên ý là quý nhất hơn mọi thứ tài sản thế gian.
· Quẻ Trung Phu: Đức trung nghĩa là cao quý nhất của bậc đại trượng phu. Sau này sẽ có ích lớn cho quốc gia xã hội.
· Quẻ Tiệm: Nhắc nhở làm việc gì chớ nóng vội đốt cháy giai đoạn. Lý thì có thể đốn ngộ, sự thì phải tiệm tu. Không bao giờ có đốn tu. Đốn ngộ tiệm tu thì lý sự sẽ viên dung vô ngại, sẽ được siêu phàm nhập thánh.

8. Tám quẻ kép Khôn âm Thổ:

1. Bát thuần Khôn:
· Lý Âm thổ. Đức: Thuận theo cái thiện. Khí: Phục vị
· Tượng: Lưỡng thổ thành quảng (đất bằng thêm đất bằng thì thành đất rất rộng). Ý nói người thiện đi theo bậc tiền bối thiện thì tài đức sẽ thêm rộng rãi ở tương lai



2. Địa Lôi Phục:

· Lý – Thổ. Hư Đức: nghịch, trì trệ. Khí: họa hại
· Tượng: Như người đánh giặc ngoại xâm. Khi giặc mạnh thì ta phải mai phục cho tốt để diệt chúng. Việc đời lúc suy thì ẩn nấp cái ác gọi là ác phục. khi cái ác bị yếu cái thiện mạnh lên được phục hồi thì gọi là thiện phục. Như thế hậu vận sẽ tốt đẹp.


3. Địa trạch Lâm:
· Lý – Thổ. Đức: thuận, duyệt. Khí: thiên y
· Tượng: Như người ốm gặp thầy thuốc giỏi thì hết yếu lại khỏe hơn. Như trẻ nhỏ được dạy dỗ chu đáo thì sẽ lớn thêm về tài đức. Người làm việc thiện lớn lên nữa về đức và tài. Lâm cũng có nghĩa là rừng. Sự lớn lên của nhiều người về tai đức cũng là như nhiều cây hóa thành rừng cây đó gọi là đức lâm, cũng gọi là phúc lâm.


4. Địa Thiên Thái:
· Lý – Thổ. Đức: Thuận, Kiện. Khí Diên niên
· Tượng: Người thiện càng làm thiện thì càng già dặn chín chắn cả tài lẫn đức. Một quốc gia có nhiều người thiện này sẽ là hưng thịnh cũng gọi là thái bình.

5. Lôi Thiên Đại Tráng:
· Lý – Thổ. Hư đức: Trệ, nhược, khí ngũ quỷ
· Tượng: Thiên thần cứu người là sự hùng tráng lớn. Người làm việc thiện phải theo thiên thần làm thêm việc thiện thì hậu vận sẽ tốt đẹp. Nếu cậy sức, cậy tài, cậy khỏe đi áp chế mọi người thì đó là cách thần hóa thành quỷ cũng gọi là hung thần. Cho nên hung thần khỏe như la hầu kế đô ( Nam, Nữ Atula). Thì cũng sẽ thất bại khi gặp sự trừng phạt của các thiên thần ở cõi trời tứ thiên vương và tam thập tam thiên.(Đao lợi thiên)

6. Trạch Thiên Quải:
· Lý-Thổ. Đức: Kiện, duyệt. Khí: sinh khí
· Tượng: Quải là gian nan trắc trở. Người thiện làm việc thiện lúc đầu sẽ có nhiều kẻ ác ngăn chặn. Vậy phải tiến lên không lùi thì sự nghiệp sẽ thành công ở hậu vận.

7. Thủy Thiên Nhu:
· Lý- Thổ. Hư đức: hãm, nhược. Khí: Lục sát
· Tượng: Mềm dẻo, khôn khéo, đối phó với kẻ ác thì gọi là nhu. Người thiện tránh chỗ mạnh hung hăng của kẻ ác, nhằm vào cái yếu điểm của kẻ ác là tính kiêu ngạo ích kỷ thì sẽ giáo hóa được họ thành người tốt.

8. Thủy Địa Tỷ:
· Lý- thổ . Hư đức: Hãm, nghịch. Khí tuyệt chí
· Tượng: Tỷ là hòa hoãn. Tạm thời hòa hoãn với kẻ ác khi chúng còn đang hung hăng để chờ thời cơ mới thì sẽ thành công trong việc giáo hóa của chúng. Tỷ cũng có nghĩa là so sánh. Người thiện phải có cái tư tuệ là cái tuệ tư duy so sánh kỹ lưỡng mọi việc. Nếu thấy thiện nhiều hơn thì cứ làm. Nếu thấy ác nhiều hơn thì phỉa tránh ngay từ đầu. Như thế sự việc sẽ thành công mỹ mãn ở tương lai.

Ý nghĩa tâm linh:
· Quẻ thuần Khôn: Thượng hạ đều là âm thổ, ý nói phải mãi mãi thuận theo cái thiện thì mãi mãi sẽ tốt đẹp.
· Quẻ Phục: hạ Chấn khắc thượng khôn. Ý nói cái khí nguyên ý bị thương tổn sẽ sinh ra nhầm lẫn lãng quên.
· Quẻ Lâm: Thượng Khôn sinh hạ đoài là sự duyệt (an vui), sẽ được lâu bền.
· Quẻ Thái: Thượng Khôn sinh hạ Càn. Đây là ý của Cụ Mạnh Tử ở câu nói: Thiên thời không bằng địa lợi, địa lợi không bằng nhân hòa. Nếu Vua quan thiện làm việc quốc gia thuận theo ý dân là thuận theo ý trời, như thế sẽ được thái bình lâu dài.
· Quẻ Đại Tráng: Hạ Càn khắc Thượng Chấn. Ý nói cái khí nguyên sinh bị yếu sẽ sinh ra si mê trì trệ. Vậy người thiện quân tử phải lấy cái đạo nhân đức của các thiên thần là sức mạnh lớn nhất để giáo hóa kẻ ác. Như thế thì 5 loại quỷ sẽ hóa thành dân lương thiện.
· Quẻ Quải: Thượng Đoài Hạ Càn đều là tính Kim tương sinh với lý của quẻ kép là âm thổ. Ý nói cái khí nguyên phách là mạnh khiến cho các loài quỷ đều phải cung kính quy phục.
· Quẻ Nhu: Hạ Càn sinh thượng Khảm. Tuy gọi là có sát khí nhưng nếu kiên trì bỏ ác làm thiện thì nguy sẽ hóa thành an, hung sẽ hóa thành cát.
· Quẻ Tỷ: Hạ Khôn khắc thượng Khảm. Ý nói cái chí khí bị thay đổi. vậy cần phải tìm mọi cách so sánh kỹ lưỡng để tìm ra cái chí khí tốt. Sau đó làm các việc thiện để cho chí khí đó lớn lên thì hậu vận sẽ tốt đẹp.

GHI CHÚ: Tất cả 64 quẻ kép này vì cấu tạo Can Chi của 6 hào từng quẻ đều có từ 1 đến 2 hào có hành cùng họ với hành của quẻ kép. Vì thế đây dùng cho để tính với những người làm việc thiện mới thích hợp nhất. Vì quẻ kép nào cũng có hào cùng họ ngũ hành là ý nghĩa có cái nhân là hào thì sẽ có cái quả là toàn bộ quẻ kép. Vì thế dù tên quẻ kép có kém nhưng có cái nhân tốt thì cũng sẽ thành quẻ tốt ở hậu vận. Nếu quẻ kép có tên khá thì có hào họ cùng ngũ hành đã tốt lại càng thêm tốt nữa. Đây là cái đạo của người thiện quân tử mà Ông Phạm Trọng Yêm là thừa tướng của vua Tống Chân Tông đã nói: Người thiện quân tử trước tiên lo cái lo của thiên hạ, nhưng vui sau cái vui của thiên hạ. Đây cũng là lời dạy của cụ Lão Tử: Tri ác kỷ vi anh ( biết cái ác của mình để sửa gọi là anh). Diệt ác kỷ vi hùng (Diệt được cái ác của mình để mình thành người thiện gọi là hùng). Như thế gọi chung là ANH HÙNG
(Quảng Kiến Nguyễn Việt Hồng)