Thứ Sáu, 1 tháng 1, 2021

Tối thượng thừa Thiền

 


Bao gồm cả Hiển giáo và Mật giáo. Hiển giáo là các đạo lý dùng ngôn ngữ văn tự để thể hiện. Riêng tiểu thừa, Trung Thừa thì cũng có hiển giáo như Đại Thừa. Nhưng Mật Giáo thì chỉ có Đại Thừa. Vì Mật giáo tuy cũng dùng ngôn ngữ văn tự nhưng là những ngôn ngữ văn tự đặc biệt chỉ có chư Phật với chư Phật mới hiểu hết được hêt ý nghĩa. Ngôn ngữ văn tự của Mật Giáo là tóm tắt tinh hoa đại ý của các bộ khế kinh Đại Thừa bằng những câu chữ tiếng Phạn (shancri), những ngôn ngữ này là tiếng cổ của miền bắc Ấn Độ cách đây khoảng 6000 năm. Cho nên Mật Giáo Đại Thừa cũng chính là tối thượng thừa Thiền Đại Thừa. Ý nghĩa giống nhau nhưng hình thức biểu hiện ngôn ngữ là khác nhau.

Tối thượng thừa Thiền được biểu hiện trong Mật Giáo qua các bài mẫu tự Đa- ra- ni ở hai bộ khế kinh Đại phương quảng hoa nghiêm ( Đại Thừa Viên giáo) và Đại bát Niết Bàn ( Đại thừa Chung giáo và Đại thừa Đốn Giáo). Còn biểu hiện ở khế kinh Thủ Lăng Nghiêm (Đại thừa thông giáo). 

Tối thượng Thừa Thiền được biểu hiện trong hiển giáo qua các bộ khế kinh THủ Lăng Nghiêm, Đại Bát Nhã và Đại bát niết bàn cùng Đại phương quảng hoa nghiêm và nhiều bộ khế kinh Đại thừa khác.

Ở nơi Mật Giáo qua các bộ khế kinh Đại Thừa nói trên thì ý nghĩa tối thượng thừa thiền biểu hiện là: chỉ rõ chúng sinh bản lai từ vô lượng kiếp trước đã có đầy đủ Như Lai trí tuệ đức tướng ( Nhất thiết chúng sinh bản lai cụ túc Như Lai trí tuệ đức tướng) như khế kinh Đại phương quảng hoa nghiêm đã nói. Lại như khế kinh Đại bát niết bàn Đức Phật Thích Ca đã dạy “Nhất thiết chúng sinh bản lai cụ túc phật tính thường trụ bất sinh bất diệt”. Khế kinh Thủ Lăng Nghiêm đức Phật Thích Ca cũng dạy “ Nhất thiết chúng sinh bản lai cụ túc viên thông nhị thập ngũ tính thường trụ hiển thị tại nhị thập ngũ viên thông pháp môn”. Tất cả ý nghĩa tối thượng thừa này đều biểu hiện ở ngôn ngữ phẩm Đà la ni mẫu tự ở khế kinh Đại phương quảng hoa nghiêm, Đại bát niết bàn và Chân ngôn Thủ Lăng Nghiêm.

Ở hiển giáo khế kinh Thủ Lăng Nghiêm cũng chỉ rõ pháp môn viên thông là 25 pháp môn đều nhằm mục đích giúp chúng sinh tu luyện đắc tính viên thông. Tính viên thông này là viên mãn (đầy đủ mọi công đức vô lậu, vô vi). Kiên cố (thường trụ bất sinh bất diệt) và cứu kính (cao siêu đệ nhất cũng gọi là vô thượng). Khế kinh Đại phương quảng hoa nghiêm nói rõ 10 hạnh nguyện của đức Đại hạnh Phổ Hiền Bồ Tát là thật giáo Đại thừa. Chúng sinh nào có cơ duyên Đại Thừa tu 10 hạnh nguyện này thời vị lai sẽ đắc Đạo vô thượng đại Bồ đề đầy đủ tính viên mãn kiên cố cứu kính như kinh Đại phương quảng hoa nghiêm nói. Khế kinh Đại bát niết bàn Đức Phật dạy nếu chúng sinh nào phát tâm tối thượng thừa dù chỉ nghe hai chữ thường trụ mà kính cẩn phụng trì thì đời vị lai cũng sẽ đắc đạo thành Phật viên mãn cái Phật tính thường trụ mà chúng sinh đã sẵn có từ vô thủy kiếp. Khế kinh Diệu pháp liên hoa là đại thừa Chung giáo Đức phật thụ ký cho rất nhiều đệ tử là A La Hán tu theo Đại Thừa sẽ đắc đạo thành Phật ở đời tương lai. Ở đây Đức Phật lại nhắc lại hạnh tu viên thông nhĩ căn của đức Quán Thế Âm Bồ Tát của khế kinh Thủ Lăng Nghiêm qua phẩm Phổ Môn thứ 25 ở đoạn nói hạnh Quán Thế Âm nghe tiếng chúng sinh cầu nguyện, niệm danh hiệu đức Quán Thế Âm mà thị hiện các thân thế gian và xuất thế gian (32 ứng thân) để đến cứu độ những chúng sinh đó.

( còn tiếp )