Thứ Hai, 31 tháng 3, 2014

VÔ SINH

NHÂN SINH NÓI VÔ SINH
------------------------------
Hôm nay nhân ngày 30/3, kỷ niệm ngày sinh nhật của Quảng Kiến. Nương theo đạo lý sinh nhật hướng thượng, nguyện cầu Tam Bảo thường trú khắp cả mười phương gia trì hộ niệm cho song thân phụ mẫu đời này cũng như ở các đời kiếp trước thường được an lạc, tinh tiến tu hành trên con đường vô thượng để sớm giác ngộ, thể nhập với pháp giới tính như Phật. 
Tiếp theo các bài luận về Phật pháp căn bản, hôm nay hội tụ nhiều nhân duyên, chúng tôi xin chia sẻ về đạo lý " Vô sinh " của Phật Giáo. 

     Vô sinh là thiết yếu của nhà Phật, hiểu được Vô sinh là hiểu được Phật pháp, tu pháp Vô sinh là chính tu, chứng pháp Vô sinh là thật chứng thánh quả. Vậy Vô sinh là thế nào, chúng ta cần phải để tâm nghiên cứu. 
    Hôm nay gồm nhiều nhân duyên chúng tôi xin tóm lược lại các bài luận về đạo lý "Vô sinh":
    Chúng sinh không rõ bản thể bình đẳng vốn không sinh diệt, nên chính nơi diệu dụng của bản thể lầm lạc phân biệt, có năng liễu biệt và sở liễu biệt, thành ra có thân thể, có hoàn cảnh ngoài thân thể, phát sinh ra vọng tưởng càn loạn làm cho tâm niệm lăng xăng, theo cảnh mà có: ưa ghét buồn sợ, theo thân mà có đau già sống chết.  
     Chúng ta không biết vọng tưởng giả danh, lại nhận cái thân thể là mình, cái hoàn cảnh là thật tồn tại, nên cái gì thân thể ưa thì chúng ta ưa, cái gì thân thể ghét thì thảy chúng ta ghét, cái gì thân thể ưa thì chúng ta muốn ôm ấp về mình, cái gì thân thể chúng ta ghét thì muốn đẩy cho kẻ khác, vì vậy trong tâm đầy rẫy tham sân si, ngoài thân thì làm những nghiệp sát đạo dâm; đầu lưỡi thì phát ta những vọng ngôn, ác ngữ, ác khẩu, lưỡng thiệt, gây ra những nghiệp dữ rồi phải chịu quả báo dữ trong tam đồ ác đạo. 
     Chư Phật, Bồ tát thương xót chúng sinh khổ sở nên dạy cho chúng sinh các pháp tu tập cho biết rõ thân thể, hoàn cảnh, bản lai là Vô sinh, thiết thật là Vô sinh, để dứt sạch nguồn gốc mê lầm và trừ diệt các sự khổ não. 
    Nói về lý Vô Sinh có rất nhiều luận của chư Tổ sư truyền lại, nay cắt nghĩa bốn câu kệ của Trung Quán luận để làm rõ đạo lý " Vô sinh":

"NHÂN DUYÊN SỞ SINH PHÁP
NGÃ TỨC THUYẾT THỊ KHÔNG
DIỆC DANH THỊ GIẢ DANH
DIỆC DANH TRUNG ĐẠO NGHĨA"

Câu "Nhân duyên sở sinh pháp", ý là vạn pháp đều do nhân duyên sinh. Nhân là nguồn gốc là nguyên nhân sinh ra quả, thông qua duyên là trợ lực làm cho nhân thành quả. Ví dụ như chiếc bàn, cấu tạo từ chân bàn, mặt bàn...kết hợp với nhân công thợ tạo thành đồ vật gọi là cái bàn, chứ thật ra chẳng có gì đáng gọi là cái bàn cả. Cho nên mới nói "nhân duyên sở sinh pháp". 
Câu "Ngã tức thuyết thị không", ý nói: các nhân duyên sở sinh pháp đó là chân không. Không ở đây là không có thể tính nhất định. Như cái bàn tuy gọi là bàn nhưng khi tháo rời các bộ phận thì không còn gọi là bàn được nữa. Hoặc như nói một toán quân 100 người, khi 100 người tách ra về nhà, mặc dù những con người đó vẫn không đổi nhưng toán quân đã không còn, nghĩa là cái " toán quân" vốn là Không, chỉ là giả danh không thật có. 
Có người lại hỏi: biết là không thật có tại sao khi nhìn cái bàn lại không lẫn sang cái ghế", chúng ta phải dùng câu thứ ba để trả lời. 
Câu thứ ba: " Diệc danh thị giả danh". Ý là chỉ có danh từ giả dối chứ không có thật thể. 
    Chúng ta vì không rõ mà nhận lầm cái thân thể này là mình, rồi đối đãi với hoàn cảnh mà có lớn bé, đẹp xấu , gần xa... Cái gì ở bên mình thị gọi là gần, cái gì không bên mình thì gọi là xa, cái gì lớn hơn thân thì gọi là to, cái gì nhỏ hơn thân thì gọi là bé. Cái gì ngăn ngại thân thì chúng ta cho là hữu hình, cái gì đối với thân này không ngăn ngại thì gọi là vô hình. Những cái đó toàn là những danh từ đối đãi so sánh do cái tâm phân biệt tạo thành, chứ không có thật thể. Chúng ta lại nương vào danh từ xa gần lớn nhỏ đó mà đặt tên cho muôn sự muôn vật, rồi cho là thật thể mà theo các danh từ đó mà tham mà sân mà si, mà gây những nghiệp vô thường, mà chịu những quả báo vô thường. 
   Các thói quen vọng tưởng đó làm cho chúng ta nhận cái không thành cái có, nhận cái danh làm thật. Muôn sự muôn vật đều từ vọng tưởng mà in tuồng là có. Vậy nên chúng ta xét lại tự tâm mà biết rằng cái bàn hiện đây chỉ là cái giả danh do tâm phân biệt của chúng ta tạo thành, chứ không chi khác. 
   Có người lại hỏi rằng: " vẫn biết cái bàn không có thật thể, cái bàn chỉ là giả danh, song nào có lợi ích chi cho sự tiến hoá của tâm trí".
   Đáp lại câu hỏi ấy, chúng ta nên lặp lại câu kệ thứ tư là câu "DIỆC DANH TRUNG ĐẠO NGHĨA".
  Trong kinh Phật thuyết kinh bốn mươi hai chương Đức Phật có nói bản hoài của Chư Phật mười phương ba đời đều mong muốn chúng sinh "rõ được Trung Đạo mà ra ngoài các pháp đối đãi". Vậy trung đạo đây chính là đường tu tập không chênh lệch, không thiên về bên Hữu, không thiên về bên Vô vậy. Nếu chúng ta thấy được toàn thể các pháp đều là chân không, đến khi thật chứng được chân không ấy, thì trong không có tâm, ngoài không có cảnh, còn chi đâu nữa mà ưa, ghét, buồn, sợ; còn ai đâu nữa mà đau, già, sống, chết. Được như vậy thì những nghiệp chướng tham, sân, si, những lối chấp có thật ngã, có thật pháp mới dứt trừ sạch và cái tính chân không mới hiện ra rõ ràng minh bạch. Chúng ta phải nương ở nơi tâm với cảnh đối hiện mà chứng cái tính chân không ấy, chứ không phải diệt tâm diệt cảnh mà chứng, như lối tu thiên không của ngoại đạo. 
    Chứng được Chân không rồi thì tâm tính mới vượt ra ngoài các hạng lượng của thời gian và không gian mới được tự tại giải thoát. Song giải thoát như vậy mới là giải thoát cho riêng về phần mình, chứ chưa đúng với toàn thể toàn dụng, rộng lớn với tự tâm. Chúng ta phải nơi chân không mà hiện các giả danh, tu hạnh lục độ để dìu dắt chúng sinh, đến khi Không tức là Giả, Giả tức là không mới thật chứng Trung Đạo. Mới nhập với toàn thể toàn dụng của pháp giới tính tự tâm.  Lúc đó trên mới đồng thể với chư Phật, dưới mới đồng thể với chúng sinh, tuỳ theo cơ cảm mà hoá độ, tuỳ theo căn duyên mà ứng hiện, nhưng cũng không lúc nào rời Trung Đạo cả. 
    Toàn thể các pháp đều là Chân Không, đều là giả danh, đều là trung đạo, nên đương khi nhân duyên hiệp lại tạo thành có sinh mà thật chưa hề có sinh, cái nghĩa " đang sinh bất sinh" đó, chính là đạo lý "Vô Sinh" của Phật giáo. 
    Rõ được cái Vô sinh trung đạo ấy rồi thì đối với gia đình, thị hiện làm người con thảo, đối với xã hội thị hiện làm người hành thiện lợi mình lợi người, không bổn phận gì là không hoàn thành, không việc lành gì là không làm, mà không lúc nào ra ngoài trung đạo. 
   Sinh diệt là tính chúng sinh, Vô sinh là tính giải thoát. Nhân những ngày Phật tử cả nước hướng tâm về đỉnh lễ Giác Linh Hoà Thượng Thích Trí Tịnh, kẻ hậu học chúng con nguyện tinh tiến tu học theo đạo hạnh của Ngài, nay ghi chép lại luận giải này chia sẻ với chư đạo hữu nguyện cùng "đồng sự" và sống theo đạo lý "Vô sinh" để báo đáp ơn đức hoá độ của Chư Phật Bồ tát và chư Tổ sư trong muôn một. 

Thứ Sáu, 28 tháng 3, 2014

Nghiệp với tử vi

Mạn đàm
TỬ VI TƯỚNG SỐ VỚI NGHIỆP LUÂN HỒI
------------
Nhân duyên người bạn hỏi về góc nhìn nhân quả thông qua lá số tử vi. Thuận theo mong muốn chia sẻ của bạn Phúc Thái về các pháp thế gian, hôm nay xin mạn đàm chung về phương diện lý số. 
    Chúng tôi nhân trước có được học phép dự đoán căn cơ tu hành truyền lại của Tổ sư Thiện Vô Uý Đường Tam Tạng, Ngài là người đầu tiên truyền mật tông vào Trung Quốc. Sau khi nghiên cứu về kinh dịch, tử vi, Tổ sư kết hợp với phép thiên văn của Ấn độ cổ mà chế ra pháp gọi là "tuyển tăng đồ", để phương tiện làm căn cứ cho việc dự đoán nhân duyên tu hành thuận nghịch của người đời. Phép này căn cứ vào ngày tháng năm sinh và giờ sinh cụ thể mà an liên tiến trên 12 cung địa chi từ cung Tý đến cung Hợi, cụ thể từ sao Thiên Quý, Thiên Ách, Thiên Quyền... Đến sao Thiên thọ. Các sao dự báo tốt có, dự báo xấu có tổng gồm 12 sao. Xét về căn cơ tu hành thì người nào có nhiều sao tốt quá hay xấu quá thời khó tu, những sao không xấu không tốt như Thiên Cô, Thiên Di... thì dễ tu hơn, đây là cái lý trung đạo nhà Phật. Còn những người sao xấu như Thiên Ách, Thiên Nan... muốn tu thì phải rất cố gắng để vượt các chướng ngại thế gian. Những người nhiều sao tốt báo hiệu sự sung túc đầy đủ ở thế gian là có sao Thiên Quyền, Thiên Nghệ... muốn tu xuất thế gian thời phải có tâm xả lớn. Đặc biệt, đối với những người có ít căn duyên tu hành nếu phát tâm kiên cố thì cái khổ cái sướng về mặt thế gian đó lại chính là Tăng thượng duyên rất tốt giúp cho Chính nhân sớm thành Chính Quả. Xét vậy mới hay sự tu chứng cốt lõi vẫn là ở cái tâm giác ngộ mà tinh tiến trong đời hiện tại. 
    Việc thông hiểu các pháp môn thế gian về toán số cũng chỉ là pháp  phương tiện thuộc Công xảo minh trong Ngũ Minh. 
   Môn Tử vi lý số nói về phép dự đoán tương lai của con người thông qua ý nghĩa của 108 sao, an vị căn cứ theo ngày tháng năm sinh cụ thể của mỗi người. Cấu trúc của một lá sô tử vi gồm 12 cung, từ cung mệnh đến cung huynh đệ. 12 cung này cũng theo luật bát quái ngũ hành mà có. Tử vi, tướng số được luận giải theo 16 đức và hư đức của 8 quẻ bát quái mà biểu hiện tốt xấu.
    Các vị hành tướng pháp thường nói:
 " Vô tướng, hữu tâm. Tướng tuỳ tâm sinh. 
Hữu tướng, vô tâm. Tướng tuỳ tâm diệt". 
Nghĩa là: tướng xấu nhưng tâm thiện thì tướng tốt theo tâm thiện đó mà sinh. Có tướng tốt nhưng ác tâm thì tướng theo ác tâm mà diệt. 
   Môn tử vi thuộc phép Lý Số, trong đó Số gồm số ngày, tháng, năm sinh, giờ sinh. Các số này là số không đổi chứ không phải là số mệnh con người không đổi. Lý là nghĩa lý của con người, đó là các giá trị sống, nếu sống theo nghĩa lý đó thì cuộc sống từ vật chất đến tinh thần sẽ được mọi bề tốt đẹp. Mà mọi sự trọn vẹn thì cái Lý đã quyết định được cái Số. 
    Lý là nói về nghĩa lý, con người ta sinh ra cần phải phải sống cho hợp với luân lý để làm nhân làm duyên từ thế gian xuất thế gian. 
    Bàn về hai chữ luân lý: chữ " luân" có nghĩa là trật tự, luân lý là nghĩa lý hay nguyên tắc sống, là trật tự làm cho xã hội con người được ổn định phát triển, trên dưới, lớn bé rõ ràng không lộn xộn. Như Bậc Cha Mẹ đối với con cái theo chữ Từ, con với cha mẹ theo chữ Hiếu, anh phải Thuận, em phải Kính, vợ chồng phải Hoà... gọi là ngũ thường. 
Chúng ta sinh ra và phát triển có đầy đủ tính cách, các đức tính này không tự nhiên có, mà do sự huân tập từ lâu đời. Theo luật nhân quả luân hồi, những người nào có nhiều đời nhiều kiếp thường thực hành hạnh phóng sinh và giữ giới bất sát sinh thì đời này được Nhân đức thể hiện ở tướng hình là cằm trên mặt được tròn hơi vuông, hồng, sáng, cao. Cuộc sống thế gian được thuận lợi. Lễ đức là do nhiều đời kiếp trước đã giữ giới chung thuỷ trong quan hệ vợ chồng, bạn bè, cha mẹ, con cháu, giữ trọn vẹn giới bất tà dâm, một trong ngũ giới. Nghĩa đức là nhiều đời trước đã thường hay cúng dàng và làm việc bố thí, lại giữ giới bất thâu đạo. Tín đức là do nhiều đời kiếp trước đã nói lời thật thà, giữ giới bất vọng ngữ...Nhân, Lễ ,Nghĩa, Trí, Tín này gọi là ngũ đức. Các đức tính, bệnh tật... này sẽ thể hiện ở tướng hình và trong lá số tử vi của mỗi người. Như: cung bản mệnh có sao báo hiệu xấu quẻ Càn là có bệnh về óc, dây thần kinh, tính tình kiêu ngạo, có thể có ác kiến ( thân kiến, biên kiến, kiến thủ kiến, giới cấm thủ kiến, tà kiến ). Đây là ngược lại với quẻ Càn chân kim chữ Kiện ( Khoẻ ) là chữ Nhược hư kim là yếu. Ba sao đó là: Địa kiếp, Kình dương, Đà la. Ba sao quẻ Đoài báo hiệu xấu gây nên sự buồn rầu (ai) ngược lại với chân Kim của quẻ Đoài là chữ Duyệt ( vui). Gây nên bệnh về lông tóc, viêm xoang, viêm phổi. Ba sao đó là: Kiếp sát, Đại Hao, Điếu khách...
     Như vậy việc xem tướng hình hay lá số tử vi chính là việc xem dự báo cái quả đời này từ cái nhân của các đời kiếp trước ( biệt nghiệp ). Nhiều người sai lầm coi tử vi từ lá số đã quyết định sướng khổ, lợi này hoạ nọ là không đổi. Hiểu như thế là sai, cũng như việc thấy: Nhà bác học thường hay đãng trí, lại nhầm lẫn mà quyết định rằng: những người lãng trí là bác học!!!. Cái lẫn đó bởi họ chưa hiểu biết về luật nhân quả, hạt giống xấu nhưng chăm bón tốt thì sẽ ra quả tốt hơn hạt giống tốt mà ko chăm bón. 
      Khi bàn tới luật nhân quả luân hồi. Có người hỏi, đời người có khi làm thiện có khi làm ác, lẫn lộn các nghiệp như thế thì biết theo nghiệp nào để đầu thai?. Về phần có ảnh hưởng đầu thai có thể chia theo thứ tự nghiệp nhân ra làm bốn món là: 
1- Cực trọng nghiệp: trong đời có làm một nghiệp lành hay nghiệp dữ to tát lớn lao, thời phải đầu thai theo nghiệp đó.  
2- Cận tử nghiệp: xu hướng nghiệp làmh hay dữ giai đoạn gần chết, 
3- Tập quán nghiệp: nghiệp theo thói quen hàng ngày ưa việc chi, làm việc chi, xu hướng theo đó mà đầu thai, 
4- Tích luỹ nghiệp: tức là nghiệp đời trước để lại. 
     Phép tử vi lý số chỉ dự đoán được phần nào về nghiệp nhân chứ khó nói hết về quả báo. Bởi giống nghiệp đời trước có thể được bồi bổ cho lớn thêm hay bị tiêu diệt đi ở việc làm lành hay làm dữ trong đời hiện tại. Đó là chỗ thọ báo không nhất định, điều này bác đi cái luận thuyết cho rằng số con người là ko đổi đã an bài. Hiểu như vậy là rơi vào thuyết ngoại đạo ( thường kiến thượng đế và đoạn diệt kiến). 
     Các thiên tinh ( sao tử vi) chiếu tại các cung tử vi được coi là dự báo biệt nghiệp. Biệt nghiệp là quả báo đã gây ra từ trước. Để biết được tử vi tốt xấu và nguyên nhân của sự tốt xấu đó, chúng ta cần phải hiểu đúng về nghiệp tránh tâm mê tín, để từ đó mà điều chỉnh thói quen trong cái nghĩ cái làm, giúp chuyển nghiệp xấu thành nghiệp tốt. 
Bàn về bản chất Nghiệp và cách chuyển nghiệp:
    Nói về phạm vi của nghiệp thì rất to lớn, trời đất cỏ cây muôn loài đều do nghiệp sinh ra, đều theo nghiệp mà chuyển biến. Ăn cũng nghiệp, thất tình, lục dục, tam cương, ngũ thường, thời gian từ vô thuỷ cho tới vô chung, không gian từ vô biên vi tế cho tới vi trần, cái gì cũng tự nghiệp mình sinh ra. Năng lực của nghiệp to tát như vậy, mà thật ra nghiệp không phải tự có, không tự có mà có, là vì tâm mình còn mê. Tâm chúng ta vốn thanh tịnh, tuy hiện ra vạn thức mà vẫn một thể chân như, vì ko biết chân như mà sinh ra manh tâm ( bất giác ) chia bờ rẽ bạn, có thân sơ, nhân ngã. Đã manh tâm thì có nghiệp, mà có nghiệp thì muôn vật hiện ra đó cả. Chân tâm vốn thanh tịnh, manh tâm ra thì Chân tâm biến thành tạng thức. Tạng thức là cái kho chứa, chúng ta có suy nghĩ, có hành động thời cái giống nghiệp ấy chất chứa vào trong tạng thức. ( tạng là chứa, thức là tính biết). Cái kho vô tận này ta chứa vàng thì được vàng chứa thóc thì được thóc. Cho nên ở đời làm ác thì hưởng lại cái ác, hành thiện thì được an vui, đều cũng từ tạng thức huân tập và phát khởi. Mê thì tâm biến thành tạng thức, ngộ thì tạng thức là Tâm. Tâm cũng như gương, ác như bụi, lành như nước, dội vào thì gương sáng, đeo bụi mãi thì mờ, gương sáng thì bóng được rõ ràng, gương tối thì bóng phải ám. Từ chư thiên cho tới địa ngục, vẫn là một tâm, tâm sáng láng thì cảnh giới tươi đẹp, tâm lờ mờ thì cảnh giới khổ não, tuy không ai thưởng phạt mà tựu chung vẫn có thưởng phạt rõ ràng. 
    Tóm lại, cái lá số tử vi có tốt hay không tốt cũng là dự báo phần nào của biệt NGHIỆP. Mà đời này của chúng ta muốn có vui nhiều buồn ít, có sướng không có khổ thời phải xem ở cách chúng ta xử lý cái nghiệp thế nào, huân tập thiện ác vào tạng thức ra sao. Như Kinh Lăng Nghiêm có câu: " Nhất nhân phát chân quy nguyên, thập phương thế giới tận thành tiêu vẫn", hễ ngộ được tâm rồi thì chi chi cũng là tâm, còn đâu mà sắc mà không, còn đâu mà thập phương, mà thế giới. Mà để ngộ được tâm chúng ta phải tinh tiến tu theo các pháp môn của chư Phật chỉ bày để chứng được cái bản tâm vốn có, Ngộ như vậy thì ba nghiệp dứt sạch, nghiệp dứt thì hết khổ,  bốn đức từ bi hỉ xả hiện tiền. 
Cho nên:
Không chỗ đến đi không chốn về
Đạo đâu có "hữu" để tung hê
Ngày ngày chính niệm thường tinh tiến
Chưa được Pháp-Thân cũng Bồ-Đề.  

Thứ Hai, 24 tháng 3, 2014

Đạo Phật là một triết học?

Mạn đàm
ĐẠO PHẬT CÓ PHẢI LÀ MỘT TRIẾT HỌC?
-----
Buổi thưởng trà trưa nay chúng tôi có mạn đàm với một số anh em về Đạo Phật, cụ thể là trao đổi nội dung Đạo Phật có phải là triết học hay không?.
    Đạo Phật gồm đủ bốn món là giáo, lý, hạnh, quả. Gọi là ba tạng kinh điển, lý là nghĩa lý trong kinh điển, hạnh là tu hành theo giáo lý, quả là thật chứng như giáo lý. Vẫn biết Đạo Phật do nơi tâm lý phổ thông mà kiến lập, gồm đủ triết lý sâu xa, nhưng tôn chỉ của Phật thật nằm ngoài phạm vi tư tưởng loài người, huống chi là triết học. Vả lại đạo Phật ngoài giáo lý ra còn có thực hành, còn có chứng quả. Theo giáo lý của Phật mà thực hành cải tạo tâm tính. Cho đến khi tiêu diệt hết tất cả tư tưởng giả dối, dù là tư tưởng triết học, thì mới chứng quả. Như vậy người tu Phật sau khi xác định được vấn đề ( tri khổ ) nhận thấy mọi sự, mọi vật đều ở lý duy tâm, từ đó tiến hành cải cách tâm lý cho đến khi viên mãn. Cái Tâm rời phân biệt thì phiền não tiêu tan, gọi là Chứng diệt ( chứng cái diệt của Ngã tướng, chứng cái diệt của Pháp tướng )

Thứ Bảy, 22 tháng 3, 2014

VÔ MINH


Thấy khổ vô tình

Chẳng gần thật tính

Theo Giả xa Chân

Sống chỉ mỗi mình 

Vô minh !!!

.....

Đời xưa có người hoạn quan hỏi một vị Quốc Sư, " Chi là vô minh ". Vị Quốc sư không trả lời, dạy lại rằng " thời mạt pháp này, bọn ngu si cũng tìm tòi hỏi đạo Phật". Người hoạn quan kia nổi giận đỏ mặt. Ngài Quốc sư cười nói rằng " đó là vô minh, vô minh là đó, ông còn hỏi tôi làm chi nữa". 

     Suy đó mới biết có tham có sân là vô minh, có ngoại cảnh, có thân riêng mình, có tâm của riêng mình là vô minh, cho đến có mình ngộ, mình chứng, có chứng, có ngộ đều là vô minh cả. 

   Vô minh như bụi, Phật tính như gương. Tu cho bụi vô minh lau sạch hết rồi, thì gương Phật tính hiện ra trong suốt. 

(Tu Pháp môn Bố thí, trì giới, An nhẫn thành tựu, được trí xuất thế gian là Đại Viên Kính Trí. )


ĐẠO PHẬT

Bàn về chữ "ĐẠO"  PHẬT

---

 Có người thấy chúng tôi thường viết thơ hay viết luận về Phật pháp thì nghĩ là không nên, và cho rằng chưa chứng đạo thì chưa nên nói. Thật ra hiểu vậy là chưa đầy đủ về đạo Phật. 

       Phần nhiều người ta nghe nói đến đạo Phật thì trong trí đã tưởng tượng những phép thần thông có thể làm cho lòng yêu cầu của thế gian đều đạt được mục đích. Lại có người tưởng rằng đạo Phật là môn triết học cao thượng do một bậc hiền triết khác dựng nên. Nhưng thật ra đạo Phật không phải là ở nơi thần thông và cũng không phải là triết học nữa.

       Chúng ta những người Phật tử tu đạo suốt quá trình Văn Tư Tu để đi đến nơi "Bảo Sở" là chỗ không còn phiền não mê lầm. Khi học hỏi, bàn luận về nghĩa Kinh cốt nắm bắt chỗ chân vọng để tư lương để làm nhân, làm duyên cho sự tu hành được Chính. 

Có câu:

" Thiền Đạo vô ngôn, hoa cỏ nói

Kinh thư đa nghĩa, nước trăng cười"

Kinh Phật thuyết có nhiều, gồm kinh liễu nghĩa, kinh bất liễu nghĩa..., nếu sơ suất không suy xét kỹ càng thời "y kinh giải nghĩa tam thế Phật oan" cho nên khi nói về nghĩa kinh dễ bị nước và trăng nó cười là ý của câu thơ thứ hai.

      Biết vậy nhưng đối với những kẻ hậu học sơ cơ như chúng ta, khi đã có lòng tin Phật, phát tâm nương tựa Tam Bảo, thời phải nghiên cứu kỹ lưỡng giáo lý, tránh như kẻ vớ được bát mật, lo ôm bát chạy, không nhìn đường mà rơi xuống hố hiểm. 

      Tiếp theo chuỗi bài viết chiêm nghiệm về Phật học, hôm nay nhân duyên từ bạn sinh viên có nick FB: Tom Tom, chúng tôi chia sẻ về chữ " Đạo" trong Đạo Phật.

       Nói về Đạo thì có nhiều: đạo ăn, đạo uống, đạo cha con chồng vợ, đạo sinh, đạo tử... Những đạo này xét kỹ đều không cố định, thay đổi theo quan niệm, thay đổi theo vùng miền nên không phải là chữ đạo nhà Phật. Cụ thể, đạo ăn thì ở Trung Quốc khác Nhật Bản, phương Đông khác phương Tây. Xét đạo tử ở các nước Đông Nam Á, khi có người chết thời phải làm lễ khâm liệm, rồi tiến hành chôn cất ( an táng) kỹ lưỡng mới đúng với luân lý, nhưng đạo tử ở Ấn độ thì bỏ xác xuống sông Hằng mới là phải lẽ. 

      Về phương diện tôn giáo, người thờ lửa thì cho người thờ nước là sai. Người thờ thánh thì cho rằng người thờ thần là quấy, nên chữ "đạo" cũng theo đó mà thay đổi, không có thể tính nhất định. Mà không nhất định thì không phải là "đạo" nhà Phật. 

       Xét chữ "đạo" theo nghĩa đen là con đường mới đúng với chữ "đạo" nhà Phật. Con đường ở đây không phải là con đường đi của thân thể mà là con đường tiến hoá của tâm thức, phải có nghĩa lý rõ ràng mới là con đường nhà Phật. Tuy nhiên, lấy đường đi của thân để so sánh cũng không phải là không chính xác. Như thân thể chúng ta muốn đi Sài Gòn thời ta cần phải xác định rõ phương hướng, đang ở miền Trung thì phải đi về phía Nam, nếu đi hướng khác là sai lệch không biết bao giờ mới đến nơi. Trước khi đi phải  tìm hiểu bản đồ, địa lý và nhờ sự hướng dẫn của người từng trải để biết lộ trình với các mốc giới, cảnh quan tại từng điểm đến trên đường đi để tránh lầm đường lạc lối, cứ như vậy mới tới được Sài Gòn một cách chính xác. Tu Đạo Phật cũng như vậy, cần phải học và tìm hiểu kỹ giáo lý, người từng trải ở đây là Đức Phật, người đã đi đến đích cuối cùng, ngài chỉ bày lại cho chúng ta thông qua tam tạng kinh điển. Quá trình học hỏi gọi là tri đạo. Học chắc chắn, đến khi thấy như rõ ràng con đường trước mắt gọi là kiến đạo. Sau đó mới thực hành từng bước, đi đến đâu biết đến đó gọi là tu đạo. Dần dần tiến đến đích cuối cùng là nơi chỉ có khổ không có vui, chỉ có thường không có vô thường, chỉ có thật không có giả... Đó chính là Phật địa. Lộ trình đến đó mới chính là con đường mà chư Phật đã đi và đã đến. 

Xét vậy mới biết Đạo Phật không phải là tôn giáo thần quyền mà là một con đường, để chúng ta đi đến sự giải thoát, cũng gọi là chứng quả Niết Bàn.

Niết Bàn là quá trình tu hành để thành tựu được ba đức sau:

1- Đại Pháp thân: vô tướng vô vi là nhập một với pháp giới tính

2- Đại Bát Nhã là trí tuệ soi rõ, cùng tột nguồn gốc của các pháp

3- Đại giải thoát là lìa các tập nhân, dứt sạch chủng tử phiền não, rời hai món ngã chấp và pháp chấp. 

Ba đức vô thượng Niết Bàn này phải tự thân mỗi người dụng công tu hành, vì không có ai đi thay chúng ta được. Cho nên:

Mọi sự đều phải tự ta

Cơm ăn áo mặc cũng thế mà

Đường xa vạn dặm đi là tới

Muôn nẻo luân hồi: bước chân ra!


( Quảng Kiến Nguyễn Việt Hồng )




Thứ Tư, 19 tháng 3, 2014

Ta là Ai? ( tiếp theo và hết )

Mạn đàm

TA LÀ AI và AI LÀ TA! ( tiếp theo )

Hôm trước chúng tôi đang đi tìm cho ra cái ta thật sự, cái ta chân thật là gì. Những cái thấy được như thân thể, nghe, nhớ và nghĩ cũng không phải là ta bởi chúng thay đổi luôn luôn và chỉ có danh chứ không có thật, mà không có thật thì biết chỉ cái gì là ta. 

Hay thử lấy cái biết có ta làm cái ta chăng? Cũng không được. Như ta nói " biết có cây ", thì cái cây khác, cái biết khác. Không phải là một. Như vậy " biết có ta" thì có cái ta riêng và cái biết riêng. Nếu không phải thế chẳng lẽ có một cái biết suông lại tự hoá thành cái "biết có ta" được. 

Chúng ta muốn vì cái Ta, thì phải tìm cho ra cái ta thật sự, nếu không suốt đời chỉ lo cung phụng cái chẳng phải ta mà cứ tưởng là ta. Dụ như cái thân coi là mình, nhưng mình có tự chủ được đâu, muốn cho nó lành thì nó vẫn đau, muốn cho nó trẻ thì nó cứ già, muốn cho nó sống thì nó cứ chết. Cho nên cái ta chân thật quan trọng biết bao. Không tìm được thì mọi cố gắng vì ta sẽ trở nên vô ích. 

Chúng ta chỉ vì biết có ta nên mới biết có người khác không phải ta, có vật khác không phải ta. Như vậy cái ta nó nằm ngoài phạm vi của cái biết thì cái ta đó bình đẳng, không thân không sơ, không nhân ngã. 

Vậy cái ta chân thật là không có phân biệt, cho nên người người cũng là ta, vật vật cũng là ta, là tất cả pháp giới đều là ta cả. 

Hôm nay nhằm ngày 19 tháng hai năm Giáp Ngọ, là ngày Khánh Đản Bồ Tát Quán thế Âm. Bồ Tát ở kiếp lâu xa đã giác ngộ được cái ta chân thật, Ngài thường dùng 32 ứng hoá thân vào khắp nẻo luân hồi để hoá độ chúng sinh. Kinh có nói "Bồ tát hoá độ chúng sinh nhưng thật chẳng có chúng sinh nào được hoá độ", đó là ở cái lý Nhất Chân pháp giới của Bồ tát thể nhập được, là chỗ Bồ Tát nhận rõ được và hằng sống vì chúng sinh, cũng chính là vì cái ta chân thật bình đẳng.  

Như vậy khi biết được cái ta chân thật là cái ta không có phân biệt rồi thì chúng ta tu mà không chấp mình tu, bố thì mà không chấp vào năng sở là người bố thí, vật bố thí và người được bố thí..., không giới hạn ở tướng số mục thì được cái vô lượng vô biên. Tự tại tu cái vô tu, niệm cái vô niệm mà hành cái hạnh thượng cầu Phật đạo hạ hoá chúng sinh. 

Thứ Hai, 17 tháng 3, 2014

Bàn về cái Ta

Vị ngã ( Vì Ta )

     Hồi trước tôi thường tìm hiểu về khoa học, mê về cách sáng tạo các sản phẩm ứng dụng công nghệ hiện đại như máy tính,ô tô cho đến các mặt hàng tiêu dùng mang tính chất xa xỉ. Ngoài tìm hiểu từ sách vở về chuyên môn, rảnh rang thường tìm đọc về tứ thư ngũ kinh rồi Kinh dịch, phong thuỷ, tử vi, độn toán... là các môn khoa học phương Đông, nhân duyên được gặp một số cao nhân chỉ điểm thêm cho mà được tự tại ứng dụng trong công việc nên ít phải gu-gờ và nhờ vả. 

     Mấy năm gần đây học được Phật pháp, mới biết Phật pháp rất thích hợp cho trí tuệ nghiên cứu. Phật pháp chẳng phải bắt người ta tin về những việc mù mờ viễn vông, mà chính là dạy cho người ta biết suy nghiệm về nghĩa về lý chân chính mà tin, tin là tin ở chỗ mình đã suy nghiệm ra, chứ không phải tin xằng tin bậy. Phật pháp lại là một giáo lý quý báu, hễ ai hiểu được, tin được, thời tự nhiên phiền não nhẹ nhàng, tinh thần khoan khoái, tự mình làm chủ được mình, khỏi bị cảnh giới xô đẩy ràng buộc mà rơi vào khó khăn phiền não.  (thế mất trắng, như kiểu đầu tư bầy đàn bị các nhà đầu cơ tạo sóng, vì không sáng suốt mà thua từ bất động sản, buôn vàng cho đến một số mặt hàng kinh doanh kỳ quái như thu mua con đỉa ( quý vị tìm xem trò lừa của một số thương nhân TQ ở Việt nam)... Đó là nói về việc kinh doanh. Còn trong đời sống thì tránh được nhiều phiền nhiễu gay ra từ cái hơn cái kém, các được cái mất, cái ưa cái ghét... )

     Chúng tôi nhờ tin ở Phật pháp được lợi ích như vậy, lại biết được chư Tổ xưa, đến một số vị có sở Tu sở Chứng hiện nay từ Tu Phật mà được cái tự tại an lạc, vì thế nên chúng tôi phát nguyện tinh tiến vừa làm vừa tu và thường chia sẻ với bạn bè hữu duyên về Phật học. Cũng nhờ vậy mà học hỏi thêm được nhiều. Nay có người bạn hỏi về cái Ngã ( cái Ta ), chúng tôi không ngại cái sở học kém cỏi mà phô bày ra để cùng bàn luận cho thấu suốt cũng là để cho được lợi ích chung. Những điều chúng tôi nói ra cũng là học được từ các bậc Thầy đi trước đã từng chiêm nghiệm, nay chúng ta tiếp bước theo sau phải nên vừa học hỏi, học tập, rồi ứng dụng vào đời sống để cho có ích là lợi cho mình, lợi cho người và lợi cho xã hội. 

     Pháp Phật thì nhiều vô lượng nhưng chung lại cũng không ngoài pháp tứ đế là: Tri Khổ (biết cái khổ). Đoạn Tập  ( đoạn các nguyên nhân gây ra khổ), Tu Đạo ( phương pháp diệt các nguyên nhân khổ ), Chứng Diệt ( chứng cái hiệu quả " phiền não chướng diệt" và " sở tri chướng diệt ". Trong cái học cái tu Phật phải chú ý rằng: tu đạo chẳng phải để biết những lý thuyết cao siêu, mà ở chỗ xét tìm một đạo lý chân chính, để đủ năng lực dứt trừ các tập nhân rồi tu tập là ứng dụng trong cuộc sống để cho thoát ly ra ngoài các sự khổ não và được tự tại giải thoát. 

     Cho nên trong khi chúng ta học kinh là học cho rõ đường lối tu hành, chứ không phải là nhớ thêm ít câu chuyện huyền diệu; điều này chư Tổ sư đã dạy bảo rất kỹ. 


• Nay bàn riêng và kỹ lưỡng về cái Ta ( về Ngã ).

     Chúng ta làm việc cho ta, lo lắng cho ta, cho đến làm lành, tu tập cho ta cũng là đều vì Ta cả. 

Lòng vì ta đó là thường tình, nhưng muốn vì ta cho đúng thì phải biết cái ta cho chắc chắn. Như muốn giúp ai việc gì thì phải biết tên biết mặt biết việc rõ ràng rồi mới giúp được. Cho nên làm gì cho ta thì cũng phải xét cho biết cái ta kia thế nào mới được. 

Vậy Ta là gì?, cái gì là ta?

     Thân thể này là ta chứ gì? Hầu như ai cũng nói vậy, nhưng xét ra thân lúc nhỏ khác, lớn lên khác, lúc đau ốm khác, thân lúc già khác, vậy biết chỉ thân nào là ta?. Như trong một hơi thở, thán khí đi ra, dưỡng khí đi vào, thân thể thay đổi, biết lấy thân trước hơi thở là ta hay thân sau hơi thở là ta?. Huống chi thân thể ta gom góp bởi các tế bào, mà tế bào thì lại ko sống lâu, một thời gian ngắn đã chết, vậy tế bào lớp mới là ta, hay tế bào lớp cũ là ta?

Đã vậy, thân quá khứ không còn, thân vị lai chưa tới, thân hiện tại  thay đổi luôn luôn, nháy mắt đã là thân quá khứ. Vậy làm sao chỉ cái thân nào là ta được. 

Khi đã có Ta thì phải có cái tính chất nhất định. Cái thân không phải là ta vậy cái thấy cái nghe là ta?

Nếu cái thấy cái nghe là ta thì khi ngủ cái thấy cái nghe liền mất, mất thì cái ta chết theo. Hoặc khi vừa thấy vừa nghe một lần, chẳng lẽ lại có hai cái ta cùng tồn tại?.

Xét cái nhớ nghĩ là ta xem sao!?. 

Chúng ta ngày nay biết có ta thật là nhờ trí nhớ, nếu không khi ngủ dậy quên sạch, thành ra người khác không biết mình là ai nữa. Nhưng nếu lấy suy nghĩ tưởng nhớ làm ta thì khi không nhớ nghĩ nữa cái ta phải mất đi, vậy ta cũng mất theo. Làm sao khi ngủ còn sống, mơ và còn thức dậy được nữa. 

Hay xét ta là hiệp lại của những cái trên?. Cũng không được vì chúng đều thay đổi luôn luôn chỉ có danh không có thật, thì biết chỉ cái gì là ta?

---

Trưa nay gõ đến đây vậy, hôm sau sẽ bàn tiếp để tìm cho ra cái ta thật sự, cái ta chân thật là gì. 


Thứ Năm, 13 tháng 3, 2014

Tử vi theo góc nhìn nhà Phật

Chư pháp thật tướng gồm tính tướng thể dụng. Tướng cộng với tính là Thể, thể có Lực tạo ra Tác dụng có Quả Báo. Tất cả đều có nguyên Nhân. Quá trình như thế gọi là Duyên... Trùng trùng như vậy là điều kiện giúp cho một sự vật mới xuất hiện và chuyển biến, Đạo Phật gọi đó là tính bản nhiên của pháp giới, là luật Nhân Quả.
     Nhân duyên người bạn hỏi về góc nhìn nhân quả tu hành thông qua lá số tử vi. Nay thuận theo pháp thế gian, cùng bàn về phương diện lý số. Lâu nay chúng tôi có học được phép xem căn cơ tu hành truyền lại của Tổ sư Thiện Vô Uý Đường Tam Tạng, ngài là người đầu tiên truyền mật tông vào Trung Quốc. Sau khi nghiên cứu về kinh dịch, tử vi, Tổ sư kết hợp với phép thiên văn của Ấn độ cổ mà chế ra pháp gọi là " tuyển tăng đồ" để phương tiện làm căn cứ cho việc dự đoán nhân duyên tu hành thuận nghịch của người đời. Phép này căn cứ vào ngày tháng năm sinh và giờ sinh cụ thể mà an liên tiến trên 12 cung địa chi từ cung Tý đến cung Hợi, cụ thể từ sao Thiên Quý, Thiên Ách, Thiên Quyền... Đến sao Thiên thọ. Các sao dự báo tốt có, dự báo xấu có 6. Xét về căn cơ tu hành thì người nào có nhiều sao tốt quá hay xấu quá thời khó tu, những sao không xấu không tốt như Thiên Cô, Thiên Di... thì dễ tu hơn, đây cũng là cái lý trung đạo nhà Phật. Còn những người sao xấu như Thiên Ách, Thiên Nan... muốn tu thì phải rất cố gắng để vượt các chướng ngại thế gian. Những người nhiều sao tốt báo hiệu sự sung túc đầy đủ ở thế gian có sao Thiên Quyền, Thiên Nghệ... muốn tu xuất thế gian thời phải có tâm xả bỏ. Đặc biệt, đối với những người có ít căn duyên tu hành nếu phát tâm kiên cố thì cái khổ cái sướng về mặt thế gian đó lại chính là Tăng thượng duyên rất tốt giúp cho Chính nhân sớm thành Chính Quả. Như vậy sự tu chứng cốt lõi vẫn là ở cái tâm giác ngộ mà tinh tiến trong đời hiện tại.
    Việc thông hiểu các pháp môn thế gian về toán số cũng chỉ là phương tiện thuộc Công xảo minh trong Ngũ Minh.
    Về tử vi lý số là pháp thế gian nói về phép dự đoán tương lai của con người thông qua ý nghĩa của 108 sao, an vị căn cứ theo ngày tháng năm sinh cụ thể của mỗi người. Cấu trúc của một lá sô tử vi gồm 12 cung, từ cung mệnh đến cung huynh đệ. 12 cung này cũng theo luật bát quái ngũ hành mà có. Tử vi, tướng số đều theo 16 đức và hư đức của 8 quẻ bát quái mà biểu hiện tốt xấu.
    Các vị hành tướng pháp thường nói " vô tướng, hữu tâm. Tướng tuỳ tâm sinh. Hữu tướng, vô tâm. Tướng tuỳ tâm diệt". Nghĩa là: tướng xấu nhưng tâm thiện thì tướng tốt theo tâm thiện đó mà sinh. Có tướng tốt nhưng ác tâm thì tướng theo ác tâm mà xấu.
   Môn tử vi thuộc phép Lý Số, trong đó Số gồm số ngày, tháng, năm sinh, giờ sinh. Các số này là số không đổi chứ không phải là số mệnh con người không đổi. Lý là nghĩa lý của con người, đó là các giá trị sống, nếu sống theo nghĩa lý đó thì cuộc sống từ vật chất đến tinh thần sẽ được mọi bề tốt đẹp. Mà mọi sự trọn vẹn thì cái Lý đã quyết định được cái Số.
    Lý là nói về nghĩa lý, con người ta sinh ra cần phải phải sống cho hợp với luân lý để làm nhân làm duyên từ thế gian xuất thế gian. Bàn về hai chữ luân lý, chữ " luân" có nghĩa là trật tự, luân lý là nghĩa lý hay nguyên tắc sống, là trật tự làm cho xã hội con người được ổn định phát triển, trên dưới, lớn bé rõ ràng không lộn xộn. Như Bậc Cha Mẹ đối với con cái theo chữ từ, con với cha mẹ theo chữ hiếu, anh phải thuận, em phải kính, vợ chồng phải hoà... gọi là ngũ thường.
Chúng ta sinh ra và phát triển có đầy đủ tính cách, các đức tính này không tự nhiên có, mà do sự huân tập từ lâu đời. Theo luật nhân quả luân hồi, những người nào có nhiều đời nhiều kiếp thường thực hành hạnh phóng sinh và giữ giới bất sát sinh thì đời này được Nhân đức thể hiện ở tướng hình là cằm trên mặt được tròn hơi vuông, hồng, sáng, cao. Cuộc sống thế gian được thuận lợi. Lễ đức là do nhiều đời kiếp trước đã giữ giới chung thuỷ trong quan hệ vợ chồng, bạn bè, cha mẹ, con cháu, giữ trọn vẹn giới bất tà dâm, một trong ngũ giới. Nghĩa đức là nhiều đời trước đã thường hay cúng dàng và làm việc bố thí, lại giữ giới bất thâu đạo. Tín đức là do nhiều đời kiếp trước đã nói lời thật thà, giữ giới bất vọng ngữ...Nhân, Lễ ,Nghĩa, Trí, Tín này gọi là ngũ đức. Các đức tính này sẽ thể hiện ở tướng hình và trong lá số tử vi của mỗi người. Như: cung bản mệnh có sao báo hiệu xấu quẻ Càn là có bệnh về óc, dây thần kinh, tính tình kiêu ngạo, có thể có ác kiến ( thân kiến, biên kiến, kiến thủ kiến, giới cấm thủ kiến, tà kiến ). Đây là ngược lại với quẻ Càn chân kim chữ Kiện ( Khoẻ ) là chữ Nhược hư kim là yếu. Ba sao đó là: Địa kiếp, Kình dương, Đà la. Ba sao quẻ Đoài báo hiệu xấu gây nên sự buồn rầu (ai) ngược lại với chân Kim của quẻ Đoài là chữ Duyệt ( vui). Gây nên bệnh về loing tóc, viêm xoang, viêm phổi. Ba sao đó là: Kiếp sát, Đại Hao, Điếu khách...
Ví dụ cụ thể lá số cung mệnh có sao: Ân quang, Thiên không, Đào hoa, phá toái. Luận theo thật đức và hư đức của các sao về bệnh tật có dự báo như sau: Ân quang thuộc Hoả tại Dậu kim là bình địa có nghĩa là được ân huệ, giúp đỡ của người trên. Sao Thiên Không báo hiệu tai hoạ về gió và nước với những người làm việc ác. Sao Đào Hoa là sự tốt đẹp khi được các thuên thần cứu giúp, sự được người khác giới yêu mến. Sao Phá toái thuộc quẻ Dương Mộc quẻ Chấn báo hiệu sự mắc các bệnh về mật, bệnh viêm họng.
     Như vậy việc xem tướng hình hay lá số tử vi chính là việc xem dự báo cái quả đời này từ cái nhân của các đời kiếp trước ( biệt nghiệp ). Nhiều người sai lầm coi tử vi từ lá số đã quyết định sướng khổ, lợi này hoạ nọ là không đổi. Hiểu như thế là sai, cũng như thấy: Nhà bác học thường hay đãng trí, lại nhầm lẫn mà quyết định rằng: những người lãng trí là bác học!!!. Cái lẫn đó bởi họ chưa hiểu biết về luật nhân quả, hạt giống xấu nhưng chăm bón tốt thì sẽ ra quả tốt hơn hạt giống tốt mà ko chăm bón.
Khi bàn tới luật nhân quả luân hồi. Có người hỏi, đời người có khi làm thiện có khi làm ác, lẫn lộn các nghiệp như thế thì biết theo nghiệp nào để đầu thai?. Về phần có ảnh hưởng đầu thai có thể chia theo thứ tự nghiệp nhân ra làm bốn món là: 1- Cực trọng nghiệp: trong đời có làm một nghiệp lành hay nghiệp dữ to tát lớn lao, thời phải đầu thai theo nghiệp đó.  2- Cận tử nghiệp: xu hướng nghiệp làmh hay dữ giai đoạn gần chết, 3- Tập quán nghiệp: nghiệp theo thói quen hàng ngày ưa việc chi, làm việc chi, xu hướng theo đó mà đầu thai, 4- Tích luỹ nghiệp: tức là nghiệp đời trước để lại.
     Phép tử vi lý số chỉ dự đoán được phần nào về nghiệp nhân chứ khó nói hết về quả báo. Bởi giống nghiệp đời trước có thể được bồi bổ cho lớn thêm hay bị tiêu diệt đi ở việc làm lành hay làm dữ trong đời hiện tại. Đó là chỗ thọ báo không nhất định, điều này bác đi cái luận thuyết cho rằng số con người là ko đổi đã an bài. Hiểu như vậy là rơi vào thuyết ngoại đạo      ( thường kiến thượng đế và đoạn diệt kiến).
     Các thiên tinh ( sao tử vi) chiếu tại các cung tử vi được coi là dự báo biệt nghiệp. Biệt nghiệp là quả báo đã gây ra từ trước. Để biết được tử vi tốt xấu và nguyên nhân của sự tốt xấu đó, chúng ta cần phải hiểu đúng về nghiệp, để từ đó mà điều chỉnh thói quen giúp chuyển nghiệp xấu thành nghiệp tốt.
Bàn về Nghiệp:
    Nói về phạm vi của nghiệp thì rất to lớn, trời đất cỏ cây muôn loài đều do nghiệp sinh ra, đều theo nghiệp mà chuyển biến. Ăn cũng nghiệp, thất tình, lục dục, tam cương, ngũ thường, thời gian từ vô thuỷ cho tới vô chung, không gian từ vô biên vi tế cho tới vi trần, cái gì cũng tự nghiệp mình sinh ra. Năng lực của nghiệp to tát như vậy, mà thật ra nghiệp không phải tự có, không tự có mà có, là vì tâm mình còn mê. Tâm chúng ta vốn thanh tịnh, tuy hiện ra vạn thức mà vẫn một thể chân như, vì ko biết chân như mà sinh ra manh tâm ( bất giác ) chia bờ rẽ bạn, có thân sơ, nhân ngã. Đã manh tâm thì có nghiệp, mà có nghiệp thì muôn vật hiện ra đó cả. Chân tâm vốn thanh tịnh, manh tâm ra thì Chân tâm biến thành tạng thức. Tạng thức là cái kho chứa, chúng ta có suy nghĩ, có hành động thời cái giống nghiệp ấy chất chứa vào trong tạng thức. ( tạng là chứa, thức là tính biết). Cái kho vô tận này ta chứa vàng thì được vàng chứa thóc thì được thóc. Cho nên ở đời làm ác thì hưởng lại cái ác, hành thiện thì được an vui, đều cũng từ tạng thức huân tập và phát khởi. Mê thì tâm biến thành tạng thức, ngộ thì tạng thức là Tâm. Tâm cũng như gương, ác như bụi, lành như nước, dội vào thì gương sáng, đeo bụi mãi thì mờ, gương sáng thì bóng được rõ ràng, gương tối thì bóng phải ám. Từ chư thiên cho tới địa ngục, vẫn là một tâm, tâm sáng láng thì cảnh giới tươi đẹp, tâm lờ mờ thì cảnh giới khổ não, tuy không ai thưởng phạt mà tựu chung vẫn có thưởng phạt rõ ràng.
    Tóm lại, cái lá số tử vi có tốt hay không tốt cũng là dự báo phần nào của biệt NGHIỆP. Mà đời này của chúng ta muốn có vui nhiều buồn ít, có sướng không có khổ thời phải xem ở cách chúng ta xử lý cái nghiệp thế nào, huân tập thiện ác vào tạng thức ra sao. Như Kinh Lăng Nghiêm có câu: " Nhất nhân phát chân quy nguyên, thập phương thế giới tận thành tiêu vẫn", hễ ngộ được tâm rồi thì chi chi cũng là tâm, còn đâu mà sắc mà không, còn đâu mà thập phương, mà thế giới. Mà để ngộ được tâm chúng ta phải phát tâm tinh tiến tu theo các pháp môn của chư Phật chỉ bày để chứng được cái bản tâm vốn có, Ngộ như vậy thì ba nghiệp dứt sạch, nghiệp dứt thì hết khổ,  bốn đức từ bi hỉ xả hiện tiền.
Chon nên:

Không chỗ đến đi không chốn vềĐạo đâu có "hữu" để tung hêNgày ngày chính niệm thường tinh tiếnChưa được Pháp-Thân cũng Bồ-Đề.  

Thứ Ba, 11 tháng 3, 2014

Chùm thơ tết Quảng Kiến

Lý Sự viên thông là khai Trí
Face Book hướng thượng ý khai Tâm. 

... Chúc hành giả năm mới Hành được Thâm, nhập sâu Bát nhã!.

Mở cửa sáng nay vệt nắng vàng
Nghe Trầm hương thoảng rõ Xuân sang
Trong nhà ríu rít tiếng cười trẻ
Ngoài ngõ Ngựa xe đã sẵn sàng...
...Giáp Ngọ đây rồi.. Đời, Đạo thênh thang, Đạo hữu ơi!... Tinh tiến lên đàng... Bến giác sớm sang!

Xuân về cũng thấy giống Thu sang,
Ngoài ngõ trong nhà vẫn nắng vàng.
Xuôi ngược bôn ba theo sự-lý,
Chi bằng dừng tại chốn không-mang!

Rõ cái nghiệp nhân ở thế gian,
Tam ân, tứ trọng chẳng còn bàn.
Buồn chờ Xuân tới trông đào nở,
Vui đến lặng nghe tiếng trúc than.
Ý vụng, học sâu tăng trí tuệ,
Tâm không, phá vỡ mọi nguy nan.
Rồi khi rảnh rỗi lên đầu núi,
Mượn đám mây trôi, dạo phím đàn. 

Tết người Phật tử vui muôn nơi
Tam Bảo lộc ban sự thảnh thơi
Hỷ Xả Từ Bi làm mứt kẹo
Yêu đời đẹp Đạo bó hoa tươi
Sáng câu niệm Phật chiều Thần chú
Tối lại hành trì, não phiền trôi
Xuân tới Đạo tràng chia chiếc bánh
Kim cương bốn đũa gắp ta mời. 

CUNG kính chúc nhau từ tấm lòng
CHÚC mừng năm mới, thoả ước mong
TÂN niên sự sự đều như ý
XUÂN mới nhà nhà được ấm nồng
VẠN nẻo muộn phiền đều xả hết
SỰ cùng với lý rõ sắc không
NHƯ Đào Mai nở ngày Xuân tới
Ý tự tâm thành, vạn sự thông!

Rảnh rỗi Xuân sang: sách với trà
Năm qua nhìn lại: vạn đường xa
Cũ-mới, xong-chưa mà như đã...
Mọi sự đúng là: tại Tâm ta. 

Cũ mới cuối năm luận đúng sai
Tu còn giải đãi, hành sơ sài
Qua ba mươi tết là năm mới
Giáp Ngọ đến rồi: phi nước đại!

... Đường còn dài... Tinh tiến, Quả nay mai!

CHÚC mới đến thì cũ sẽ thay
XUÂN về vui đạo gặp duyên may
GIÁP niên đón cảnh nhà tươi đẹp
NGỌ hoả trí thiền hết cái say
AN ổn thế gian cùng tiến đến
LẠC, Định, Tĩnh rồi thấy Xuân ngay.