Thứ Năm, 30 tháng 3, 2023

Nhẫn trong Phật giáo

 NHẪN

Phật giáo chia có hai thứ nhẫn: Sinh nhẫn và pháp nhẫn.

Bàn về Sinh nhẫn:

-          Một là đối với Tam Bảo, cha mẹ cung kính phụng dưỡng, không sanh lòng mỏi chán, sơ suất;

-          Hai là bị người đánh đập chửi mắng, không giận mà cũng không oán.

Bàn về Pháp nhẫn:

-          Quan trọng là “phi tâm“ (không để ý) nghĩa là nhịn chịu sự nóng rét, mưa gió, đói khát, ốm đau, già chết; thứ nhì “tâm pháp" (những cái biến hiện trong tâm), nghĩa là nhịn chịu những nỗi giận hờn, ưu sầu dâm dục. Tóm Lại mà nói, không luận việc nào, đều nên nhịn nhục, huống chi việc xa lìa cảnh giới sanh tử, phiền não do ba độc gây ra để sang bờ Giác ngộ (mà chẳng nhịn nhục sao?) Nếu không nhẫn được, ắt phải nổi nóng. Vậy thì nhẫn là để đối trị tánh nóng nảy.

-          Như vậy, về tâm, về thân hạnh NHẪN là để được an. An Nhẫn là một trong lục Ba la mật của Bồ tát đạo.