Việc đàm luận đối với quá trình học Phật là rất cần thiết, khi đang ở bước đầu trên con đường Văn- tư- tu, trao đổi kiến thức và kinh nghiệm là để có được những lợi ích chung . Quảng Kiến tôi xưa nay không thích bài bác điều gì, bởi nhận thấy các vấn đề hiện hữu thường coi là trong tâm hay ngoại cảnh đều là hiện tướng của Tâm, chư pháp được xây dựng bằng các khái niệm, nghĩa là từ danh tự, quy ước, thông qua trung tâm là con người, với chất liệu so đo phân biệt. Dụ như ở trên đất nước Việt Nam thì đầu là hướng trên, chân gọi là dưới, mà không biết rằng ở nước Pháp thì cái gọi là dưới đó lại là hướng trên ( trái đất tròn ); cái hiển nhiên như vậy mà ở nơi này lại khác nơi kia (tính tương đối ). Con người chúng ta khi nhỏ thì dại lớn thì khôn, xã hội có người biết ít có người uyên bác, hiểu biết nhiều, như sự học, bắt đầu từ tiểu học tiến dần lên đại học rồi đến cao học... Đây là chỗ chúng tôi nói đến tiến trình học thuật, phàm sự việc gì cũng vậy, phải từ chưa biết đến biết ít rồi mới thành thạọ được. Nói như vậy để thấy rõ mọi sự phát triển, tiến hóa hay chuyển hóa thời phải có tầng bậc, từ thấp đến cao, từ nhỏ lên lớn.
Nhân một người bạn có sự trao đổi và phân biệt giữa pháp môn Thượng Tọa Bộ ( tiểu thừa) với pháp môn Đại thừa (bạn gọi là Phật giáo phát triển) mà đủ duyên để Quảng Kiến viết tiểu luận này. Mục tiêu để rộng nói về phương tiện tu hành.
Nhân một người bạn có sự trao đổi và phân biệt giữa pháp môn Thượng Tọa Bộ ( tiểu thừa) với pháp môn Đại thừa (bạn gọi là Phật giáo phát triển) mà đủ duyên để Quảng Kiến viết tiểu luận này. Mục tiêu để rộng nói về phương tiện tu hành.
Đức Phật xuất hiện hóa độ, vì lòng từ bi vô hạn đối với chúng sinh, suốt cuộc đời Ngài chỉ bày từ đứa trẻ đến các vị cao niên, từ người hầu cho đến bậc vương giả. Vì sự hiểu biết và nhận thức khác nhau nên pháp môn Phật dạy cho đứa trẻ theo đó khác với bậc trí thức, cách thức tu trì của vương giả có khác với người hầu. Mặc dù khác nhau về phương pháp nhưng mục tiêu cũng chỉ có một mà thôi. Sau này, các đệ tử Phật cũng như vậy, tùy thuận theo căn cơ của người mà ứng dụng linh hoạt, mọi phương tiện chỉ hướng tới một mục đích duy nhất là đoạn tập, tu đạo để chứng diệt. Vũ trụ vốn vô cùng vô tận, khoa học hiện đại đã chứng minh giúp ta nhận rõ điều này. Gần gũi như xã hội loài người chỉ cách con sông mà hai làng đã có tập tục khác nhau, tiếng nói vùng này cũng khác vùng kia, tập tục văn hóa khác, quan niệm khác thì cái nguyên nhân khổ chắc chắn sẽ khác, cái sự khác này có chỗ rất nhỏ nhiệm cho đến có chỗ khác hẳn . Để diệt khổ cho nhiều nguyên nhân thì hiển nhiên phải có nhiều phương pháp, nhiều phương tiện. Con số 84.000 pháp môn phương tiện của Phật cũng là con số để chỉ số nhiều chứ không hẳn phải là 84 ngàn.
Lại nữa, vào thời trước Phật lịch sử, chúng sinh bị ngoại đạo cho ăn bánh vẽ nhiều, chúng dùng thuyết thiên mệnh để ràng buộc và đe dọa, đó là việc có sự sinh diệt sướng khổ từ các vị vô hình... làm cho chúng sinh càng thêm mê muội khổ não, từ đó sinh ra việc chấp có thật Ngã là căn cốt của nỗi khổ niềm đau. Phật ra đời phá những tà kiến thời đó mà dạy chúng sinh thuyết Vô Ngã để trừ bệnh chấp Ngã. Pháp của Phật vốn vi diệu, chỉ nói về Vô ngã thôi cũng ít người kham nổi, ở đời ít người chứng được vô ngã, nhưng nghe Phật dạy về Vô ngã thì có lợi ích trừ chướng. Chướng của chúng sinh là chấp mọi sự là thật có ( thường) mà không biết tính là vô thường. Trừ được chướng thì được cái an vui ở đời sống thế gian. Như có kẻ mê lầm hướng Đông với hướng Tây gặp người nói hướng Tây là hướng đông, kẻ đó tin theo, mặc dù vẫn ở trong mê lầm nhưng được cái lợi ích là đi về đúng hướng. Phương tiện như thế cũng chỉ để đạt được mục đích cụ thể chứ không phải là chân lý. Đây cũng chính là ý niệm về ngón tay chỉ trăng, nếu chấp ngón tay là trăng thì mất luôn cả trăng và ngón tay, thật là thương xót.
Mọi vật dù là có tính Vô thường nhưng xét cùng " như-sở-hữu-tính" của nước, dù thay đổi từ chất lỏng đến khí hay rắn ( đá lạnh ) thì cái tính ướt riêng vẫn không thay đổi; như lửa dù ở trạng thái ngọn lửa hay trạng thái nào đó thì cái tính riêng là tính nóng vẫn không đổi... Như vậy ngoài cái tính chung là Vô thường tiến sâu vào bản chất của sự vật lại có tính riêng khác, xét theo "tột-sở-hữu-tính" của tính ướt, tính khô, tính nóng tính lạnh lại do đối đãi mà có gọi là tính duyên khởi. Sự vật này khởi ra vật khác, tính chất này khởi ra tính chất khác rồi tác động nhiều tầng nhiều lớp, gọi là tính trùng trùng duyên khởi. Đây mới là thật tính của pháp giới, ngoài tính này ra thật không có tính nào khác.
Đoạn trên, chúng tôi nói về diệu dụng phương tiện của Phật từ đạo lý đơn giản đến sâu xa. Giống như một trận mưa, cây cỏ tùy theo vị trí mà tiếp nhận khác nhau, cơn mưa vốn bình đẳng không có phân biệt thiên vị lớn bé cao thấp, pháp Phật cũng vậy. Đã phương tiện thì cốt yếu giúp người giải quyết được chướng ngại riêng mang. Mỗi mỗi ích lợi khác nhau như vậy gọi là "Vị Nhân tất đàn", Phật lại dựa theo quan niệm từng vùng từng thời kỳ mà thuyết pháp gọi là "Thế giới tất đàn".
Về phương tiện tu hành chư Phật Bồ tát chỉ bày có khi quyền khi thật, tùy cơ mà các ngài dùng pháp-Tướng để thuyết, tùy căn bản mà các ngài dùng pháp-Tính để dạy, sát nữa các ngài chỉ bày cách nghĩ cách sống hiện thời của thế gian để dần dần thông qua hoạt động của chính mình (theo tạng-giáo) mà chúng sinh thông tỏ được thật-Tính, thật-Tướng của pháp giới để trở về với "Bản-lai-diện-mục" chính là việc tiến tới nhập một với pháp-giới-tính.
Theo tiến trình tu chứng cụ thể chia làm năm giai vị, nay chúng tôi căn cứ vào các bản Luận của chư Thầy Tổ đi trước đối với từng pháp môn, xin giới thiệu sơ lược các giai đọan tu để chứng như sau:
Theo tiến trình tu chứng cụ thể chia làm năm giai vị, nay chúng tôi căn cứ vào các bản Luận của chư Thầy Tổ đi trước đối với từng pháp môn, xin giới thiệu sơ lược các giai đọan tu để chứng như sau:
1- Theo Tạng-Giáo
Giai đoạn đầu, Sơ-Nghiệp: là giai đoạn tư lương, tu theo Tứ-Niệm-Xứ ( Quán thân bất tịnh, Quán thọ thị khổ, Quán tâm vô thường, Quán pháp Vô ngã )
Giai đoạn hai là Gia hành Vị: gồm bốn giai đoạn, như cái cây đầu tiên phải làm đốn ngã xuống đến héo đến khô cuối cùng là đốt cháy, bước thứ nhất gọi là Noãn ( làm cho ngã xuống ) tu theo Tứ-Chính-Cần ( Cái ác đã sinh làm cho diệt, Cái ác chưa sinh không cho nó sinh, Cái thiện đã sinh làm cho phát triển, Cái thiện chưa sinh làm cho sinh ra). Bước thứ hai tu theo Ngũ căn (Tín, Tấn, Niệm, Định, Tuệ). Bước thứ ba là Nhẫn tu theo Ngũ-lực ( Tín lực, Tấn lực, Niệm, Định lực, Tuệ lực ). Bước bốn tên là Thế-đệ-nhất tu theo Tứ-thần-túc ( Dục thần túc, Tinh tiến thần túc, Nhất tâm thần túc, Quán thần túc).
Giai đoạn ba là Kiến-Đạo tu theo Bát chính đạo (Chính kiến, Chính tư duy, Chính ngữ, Chính nghiệp, Chính mạng, Chính tinh tiến, Chính Niệm, Chính Định )
Giai đoạn 4 là giai đoạn Tu-Đạo theo Thất - giác - chi gồm ( Trạch pháp giác chi, Tính tiến giác chi, Hỷ Giác chi, Khinh An giác chi, Xả giác chi Niệm giác chi, Định giác chi ). Giai đoạn tu chứng của Ngũ địa Bồ Tát từ Sơ địa đến Hiện tiền địa.
Giai đoạn năm là giai đoạn Cứu-Kính-Vị
2- Theo Pháp - Tính ( Tâm Bồ Đề của Luận Đại Trí Độ):
- Giai đoạn một là Phát tâm Bồ đề, Tam Bồ đề ở giai đoạn này mới ở giai đoạn ước nguyện
- Giai đoạn hai là Phục-tâm-Bồ đề, là việc hàng phục phiền não khởi động tu theo Lục độ Ba la mật.
- Giai đoạn ba là Minh-Tâm-Bồ-Đề, giai đoạn phân tích sâu về tổng tướng và biệt tướng, hành Lục độ và nhận rõ được tính thanh tịnh của vạn pháp.
- Giai đoạn bốn là Xuất-đáo-Bồ-đề, thành tựu Lục độ Ba la mật.
- Giai đoạn năm là Vô-thượng-Bồ-Đề. Đạt nhất thiết chủng trí ( đầy đủ Vô sư trí, Tự nhiên trí và Vô ngại trí )
3- Theo Pháp - Tướng tông:
- Giai đoạn đầu gọi là Tư-lương-Vị, chuẩn bị thanh lọc tâm thức, lọai trừ các kiến chấp thô trọng. Mục tiêu của giai đoạn này là hành thiện để tích trữ Phúc đức và thành tựu trí hữu lậu.
- Giai đoạn hai gọi là Gia-hành-vị, giai đoạn phân tích sàng lọc những tích lũy của giai đoạn tư lương
- Giai đoạn ba là Thông-đạt-vị, giai đoạn tổng hợp để có nhận thức tổng quát về thực tại tối hậu giả định.
- Giai đoạn bốn là Tu-tập-vị, thực hiện từng phần hình ảnh đã được tổng hợp của giai đoạn trước.
- Giai đoạn năm là Cứu-kính-vị, thực nghiệm toàn phần, Biến bát thức thành tứ trí xuất thế gian, thành tựu Phật quả.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét