Nhân ngày tôn vinh các bậc Thầy 20 tháng 11 Quảng Kiến có đề mấy câu kính tặng các Thầy của mình nay chia sẻ với bè bạn cùng chiêm nghiệm để cho sự học ngày càng rực rỡ, không phụ công ơn vô lượng của các bậc Đạo Sư.
Ở bốn câu kệ này Quảng Kiến nói về hai loại trí: Vô Sư Trí và Hậu đắc Trí hay Căn Bản Trí và Hữu Sư Trí. Trong các kinh điển thường hay nói đến hai loại trí tuệ này. Nói về Trí vô sư tức là nói về trí tuệ tự phát ra khi không có thầy dạy (Sư). Đức Bản Sư Thiền định 49 ngày dưới cội Bồ Đề chứng Quả vị Phật tức là đã có được Trí Vô Sư (không ai dạy mà tự tỏ ngộ). Hữu Sư Trí là trí tuệ có được sau khi đã được Thầy truyền dạy, người học trò nghiên cứu sâu xa (miên mật) các kiến thức đó để tỏ ngộ mọi vấn đề gọi là Hậu Đắc trí. Trong Kinh Duy Ma Sở Thuyết Ngài Bồ Tát Văn Thù đại diện cho Hậu Đắc Trí còn Ngài Duy Ma Cật đại diện cho Căn Bản Trí.
Theo Pháp môn của Đạo Phật: Tu Hạnh vô sở đắc là Nhân thì Đại Bát Nhã là Quả. Bát Nhã là trí tuệ của Phật và Bồ Tát. Câu Maha Bát Nhã trong Bát Nhã Tâm Kinh là nói đến Đại trí tuệ huyền diệu màu nhiệm cứu kính của Chư Phật.
Ngài Quán Tự Tại Bồ Tát là danh hiệu của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát khi thực hành hạnh Trí Tuệ. Việc rèn luyện trí tuệ này có ba phần.
1- Văn tự Bát Nhã: Là việc đọc và nghe giảng Kinh Bát Nhã
2- Quán Chiếu Bát Nhã: Quán tức là nghiên cứu sâu xa ý nghĩa của Kinh. Chiếu là đưa các ý nghĩa đã quán vào để soi xét bản thân diệt hết thiện ác hữu lậu thế gian, thể nhập vô lậu xuất thế gian.
3- Thật tướng Bát Nhã: Khi đã quán chiếu nhập Vô lậu xuất thế gian thì thể nhập vào vô lậu thiện Đại Thừa của chư Phật Bồ Tát. Từng bước tu theo Đại Thừa thì nhập vào Thật tướng Đại Thừa. Thật tướng này chính là Thanh Tịnh Pháp Thân Vaira Lỳ Lô Giá Na ( Đại Nhật ).
(còn tiếp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét