Thứ Bảy, 24 tháng 9, 2011

Số 07 - Chân Ngôn để làm Quan



     Trận tiếp khách nào gần đây cũng vậy, nội dung chỉ xoay quanh việc các vị anh hùng hào kiệt thời nay. Nói về sự thành bại của các Đại Doanh nhân chán lại xoay sang bàn về hai chữ Chính trị. Câu chuyện lại trở nên sôi nổi hơn, sáu chữ “Chân ngôn” cầu làm quan: “KHỐNG, CỐNG, XUNG, PHỦNG, KHỦNG, RỖNG” lại được tôi đưa ra để làm đề tài cho việc luận đàm. Ý nghĩa của sáu chữ này của học giả Tôn Ngô rất nổi tiếng như sau: 
1. Khống:  Tức là rỗi rãi, chia làm hai loại: Một là, nói về công việc, người cầu làm quan phải bỏ mọi công việc ra ngoài đã, không làm thợ, không buôn bán, không nghĩ đến việc cày bừa, cấy hái, cũng không học hành, người làm quan phải kiên nhẫn, không thể vội vàng, hôm nay không được thì ngày mai lại tới, năm này không được thì sang năm lại tới 2. Cống:  Chữ cống này mượn trong tục ngữ của Tứ Xuyên - Trung Quốc. Ý nghĩa của nó tương tự như xiên thủng “Xiên vào rồi lại xiên ra”, có thể nói là “Cống nạp vào lại rút lấy ra được”. Cầu làm quan thì phải xiên thủng, đó là điều ai nấy đều biết, những định nghĩa thật không dễ, có người nói: “Định nghĩa của chữ Cống là có lỗ thủng thì phải xiên vào”. Tôi nói: “Thế thì sai! Nói như vậy mới được một nữa, có lỗ thủng phải xiên, không có lỗ thủng làm sao xiên vào được”. Định nghĩa của tôi là: “Có lỗ thủng phải xiên, không có lỗ thủng cũng phải xiên. Có lỗ thủng rồi phải khoan rộng ra, không có lỗ thủng thì phải lấy cái dùi xiên một lỗ thủng mới”3. Xung:  Lời nói phổ thông là: “Huyênh hoang, khoác lác”, ngôn ngữ của tứ xuyên là: “Bỏ đi cái đội đầu”, vứt bỏ trong lời nói và trên cả chữ nghĩa. Trong lời nói lại chia thành nói với dân thường và đứng trước mặt “cụ lớn”, trên chữ nghĩa cũng lại chia thành hai loại: báo, tạp chí và các thiếp trần4. Phủng:  Tức là nịnh, có dáng điệu nịnh nọt, giống như Hoa Hâm khúm nqúm trước Ngụy công trên sân khấu là một điển hình5. Khủng:  Có nghĩa là làm cho sợ hãi, là một động từ cập vật. Đạo lý của chữ này rất tinh vi, sâu sắc, tôi không dám nhiều lời. Chức quan là một vật cao quý nhường nào, làm sao có thể cho người khác một cách dễ dàng được? Có người chia chữ “Phủng” thành 12 vạn phần mà vẫn không đạt hiệu quả, vì không hiểu hết ý nghĩa của chữ “Phủng”.Phàm là vị quyền cao chức trọng đều có chỗ yếu kém, chỉ cần tìm ra được điểm yếu của vị ấy, điểm nhẹ một huyệt, vị ấy sẽ hoảng hốt sợ hãi, lúc ấy lập tức đem chức quan ra tặng anh. Người học cần phải biết “Khủng” và “Phủng” có tác dụng tượng hỗ. Người giỏi chữ “Phủng” thì trong nịnh có “Khủng”, người ngoài nghe những lời anh ta nói trước mặt “cụ lớn” thì câu nào cũng thấy đón đưa, vâng dạ, thực ra họ lại ngầm đánh vào điểm yếu. “Cụ Lớn” nghe rồi toát mồ hôi hột. người giỏi chữ “Phủng”, trong “Khủng” có nịnh, người ngoài coi anh ta là ngạo mạn, câu nói nào cũng trách cứ “cụ Lớn” thật ra người được nghe thì hài lòng, hân hoan và gân cốt lại “rã rời”, “trời mà sáng suốt, người khác được nhờ”, “người thợ giỏi cho người quy cách, không thể cho người tay nghề giỏi”. Người cầu làm quan phải hiểu từng ly từng tý là điều rất cần thiết, khi dùng chữ “Khủng” phải hết sức thận trọng, suy xét kỹ, nếu dùng quá mức, những bậc bề trên sẽ từ chỗ bị sỉ nhục thành phẫn nộ, làm như thế không phải là phản lại cái tôn chỉ lớn của việc cầu làm quan hay sao? Đó là điều khó xiết bao, khi hoặc cần đến mới dùng, không thể dùng chữ “Khủng” một cách nông cạn.6. Tống:  Tức là biếu quà, có thể chia làm 2 loại lớn nhỏ: Biếu lớn: đem những bọc tiền, số tài khoản; Biếu nhỏ: thực hiện tặng quà tết, chân giò thui và mời đến quán ăn. Chia người được biếu làm hai loại: một là người có chức vụ thao túng quyền lực, hai là người chưa nắm quyền lực, nhưng lại có thể là trợ thủ của ta.
Thực hiện được 6 chữ trên, chắc chắn mỗi chữ đều đem lại những hiệu quả kỳ diệu. Các vị tai to mặt lớn khi ngồi một mình thường nghĩ và tự nói: “Anh X muốn làm quan, đã nói nhiều lần (đó là tác dụng hiệu quả của chữ “Khống”). Hắn và ta có quan hệ gì? (đó là tác dụng của chữ “Cống”). Anh X có nhiều tài trí (đó là tác dụng hiệu quả của chữ “Xung”), hắn đối với ta rất tốt (đó là hiệu quả của chữ “Phủng”), nhưng người này có lắm mưu mẹo, nếu không bố trí, sẽ xẩy ra rắc rối (đó là hiệu quả của chữ “Khủng”), nghĩ đến đây, quay đầu lại nhìn những đống đen sì hoặc sáng long lanh đầy ắp trên bàn (đó là tác dụng hiệu quả của chữ “Tống”), không có gì phải nói thêm nữa, treo bài ngà lên, khuyết điểm nào đó là do anh X đưa lại.
Cầu làm quan đến đây coi là mọi việc đã làm viên mãn. Vì thế cứ việc lên xe nhận chức, rồi thực hành chân ngôn 6 chữ của người làm quan (còn tiếp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét