LUẬN VỀ THIỀN ĐỊNH
----------------------------------
Nhân duyên một người bạn bàn luận về tu
thiền, có một số quan điểm không đồng với sở học của Quảng Kiến, nay cũng mạnh
dạn trao đổi kiến thức với bạn về cái thấy biết của mình đối với khái niệm
Cũng giống như con đường lên rừng lên núi
nó thường không rõ ràng, có khi đi bỏ nhiều công sức bạt rừng đốn bụi gai rồi
vấp phải vách đá dốc hiểm không đi tiếp được, lại có lúc vào đường cùng hoặc
vực thẳm...phải quay trở lại tìm cái đường đi mới. Việc này sẽ mất rất nhiều
thời gian và công sức. Đó là chưa kể rủi ro rơi xuống vực thì ko biết ngày nào
lên được.
Đạo Phật mà Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thị
hiện đắc đạo sau 49 ngày đêm thiền định dưới cội Bồ đề. Như vậy theo đó Đạo
Phật chỉ có thiền định mới vượt qua các khái niệm để thể nhập được với Pháp
giới tính thường trụ chu biến. Thiền định ở đây phải hiểu là đi đứng nằm ngồi
đều thiền định được, bởi thiền là chính niệm tư duy. Khi chúng ta làm việc thế
gian thì gọi là thiền định thế gian. Vào lúc khác chúng ta tư duy theo các pháp
Đại thừa thì gọi là thiền định xuất thế gian. Nhiều người hiểu sai là thiền thì
phải ngồi lỳ chẳng suy nghĩ gì cả. Nếu là vậy gỗ đá đã đắc đạo hết cả
rồi?!.
Bạn nói rằng chỉ " thiền không chứ
không bao giờ đọc kinh", Quảng Kiến lại xin góp ý chữ "thiền"
phải thêm chữ " định" nữa mới đủ. "Thiền" và
"định" đều nhằm mục đích là tâm không còn vọng niệm, không trụ vào
huyễn tướng của thế gian lục đạo luân hồi. Tu Thiền định theo đạo Phật là chính
nhân tư duy thật tướng của các pháp sẽ dần dần phát sinh trí tuệ chân
thật là chính quả.
Có mấy vấn đề bạn nói so với cái
"thấy" của Quảng Kiến có chỗ chưa đồng nay cũng nêu ra để cùng suy
xét: Thứ nhất bạn nói xác định chỉ nghe giảng không đọc kinh sách. Điều này có
sự nhầm lẫn và vô lý, nó tương đương với câu nói " vợ chồng tôi sinh ra
thằng cu nhưng nó không phải là con chúng tôi". Hoặc chăng do chấp vào cái
thấy nhỏ nhoi của mình mà đánh giá tất cả theo ý chủ quan. Điều này dễ rơi vào
tự nhiên thuyết. Tự nhiên ở đây là tự nhiên con quạ nó đen, tự nhiên con cò nó
trắng, tự nhiên con hổ chỉ ăn được thịt không ăn được cây cỏ...nghĩ như thế thì
cũng như người thích tiền thì nói có tiền mua tiên cũng được, nếu mua được thì
các tên đồ tể, nếu nhiều tiền của mua được tuổi thọ xưa nay thì đồ tể vẫn còn
sống lâu hết cả. Lại hỏi thêm với bạn rằng nếu tự nhiên sinh ra không ăn không
uống có thể sống được không? nói chi nói đến có tuổi trưởng thành và tuổi già.
Mọi việc đều do nhân duyên rõ ràng như thế mà lại nói là do tự nhiên, như thế
sao gọi là sáng suốt được. Mọi sự vật cái này làm nhân làm duyên cho cái khác gọi
là trùng trùng duyên khởi đó là thật tính của các pháp gọi là pháp giới tính.
Kiểu lý luận cố chấp thiên lệch như vậy thuở xưa Đức Phật nói là kiểu tư duy lý
luận của cá chép ( con cá chép nó nghĩ rằng nếu không ở dưới nước thì làm sao
có thể sống được!). Xưa nay việc giảng pháp Phật phải căn cứ vào kinh Phật
thuyết ra mới là chính giáo, có bổ sung thêm ví dụ cụ thể cho phù hợp với căn
cơ, văn hoá, địa phương ( gọi là hợp với khế thời, khế cơ, khế lý, khế địa) mà
thôi. Thiền định là pháp môn tu hành đức Phật dạy ở các khế kinh tiểu thừa cũng
như Đại thừa. Cho nên các sư Tổ ngày xưa nói " Ly kinh giảng nghĩa tức
đồng ma thuyết". Nhưng nếu cứ đọc kinh không hiểu gì lại giải thích sai
lệch theo ý kiến riêng hoặc ý kiến của từng hội nhóm riêng biệt thì các Tổ ngày
xưa gọi là "y kinh giải nghĩa tam thế Phật oan". Còn không may cho
mình lại gặp phải người hiểu sai ý kinh gọi là gặp tà Sư thì cả thầy lẫn trò
thành ra mắc cái bệnh mà đức Phật đã tiên tri vào đời mạt Pháp là bệnh Cộng
-Tướng - lệch - lạc thì quả báo rất xấu. Có một người bạn trên facebook của
Quảng Kiến có post trên status câu: Nam mô Tham Lang Tinh Thị Đông Phương Tối
Thắng Thế Giới Vận Ý Thông Chứng Như Lai Phật...Danh hiệu Phật này là do sai
lầm ngoại đạo mà có. Tham lang có nghĩa là ông chồng tham lam. Đây là tên sao
chính tinh trong sách tử vi đã bị xuyên tạc. Thật ra không có sao Tham Lang mà
chỉ có sao Thiên Bồng: nghĩa là sức mạnh lớn của các thiên thần có thể cứu giúp
cõi người khỏi nhiều tai họa. Thiên Bồng tinh quân là một thị giả của đức Phật
Vận ý thông đắc ở cõi tịnh độ Đông phương tối thắng. 12 Đại tướng Dược Soa là
thần tướng hộ trì những người tu theo khế kinh Dược Sư Bản nguyện. Thị
giả của đức Dược Sư Lưu Ly quang Như Lai là Thiên Trụ tinh quân, nhưng ngoại
đạo lại bịa đặt là Phá quân tinh ( quân giặc phá hoại). Ở đạo tràng này của đức
Dược Sư lưu ly Quang Như Lai có bảy đức Phật. Trong đó có đức vận Ý thông đắc
Phật. Sai lầm chồng sai lầm như thế mà hàng ngày niệm niệm và tư duy ( thiền
định) thì quả báo rất xấu mà vẫn không biết, cứ tưởng là tốt.
Vấn đề thứ hai bạn nói chỉ tin học thiền
Trúc Lâm đệ nhất của nước mình mà thôi. Điều này cũng muốn trao đổi thêm với
bạn là Thiền Trúc Lâm do Sơ Tổ Trúc Lâm đệ nhất là Hương vân Đầu Đà ( Vua Trần
Nhân Tông) khai lập ra đạo tràng tu tập theo các khế kinh Đại thừa nhất là khế
kinh kim cương Bát nhã. Đó là hướng phù hợp với thời bấy giờ chứ không phải là
sáng lập ra đạo mới . Ngài là đệ tử của Tuệ Trung Thượng Sĩ, ngài Tuệ Trung lại
là đệ tử của thiền sư Tiêu Dao và thiền sư Pháp Dung. Các vị này cũng là chân
truyền từ chư Tổ sư các đời trước là đệ tử của đức Phật. Thời tại thế Sơ Tổ
Trúc Lâm chưa bao giờ nói ngài là Phật Hoàng cả, sau này vì cái tâm của con
người vọng tưởng nặng muốn cho rằng cái của mình, của nhà mình, của nước mình
là hay nhất là tốt nhất mới hô hào như vậy. Quảng Kiến nghiên cứu đạo Phật cũng
bắt đầu như bạn mà thôi, đến nay chưa học được gì nhiều. Nhưng cũng có thiện
duyên tham vấn với các Thầy và các vị thiện tri thức Đại thừa Phật giáo về các
vấn đề trên. Nay nói lại cũng là như người đi trước thấy có vách đá thì báo lại
cho mọi người biết để tránh mất sức và gặp sai lầm trên con đường đi của mình.
Thật ra Thiền cũng như nấu ăn, là phải nấu từ gạo chứ không nấu từ cát, vì cát
không bao giờ thành cơm được. Vấn đề đặt ra là phải đúng và có cái gì để nấu,
đây chính là quá trình của việc thấy vấn đề, nhận diện vấn đề và giải quyết vấn
đề của Đạo Phật. Đó là điều mà chư Tổ dạy là phải tư duy thật tính thật tướng
của sự vật. Thật tính ví như gạo là chính nhân gặp duyên tốt hiện ra thật tướng
như có nước có lửa ... mới thành cái quả là cơm. Cũng như giới vô lậu học là
duyên, thiền định là nhân. Nhân duyên đầy đủ thì có cái quả là trí tuệ bát nhã
( Trí tuệ huyền diệu màu nhiệm của chư Phật khi đã đắc đạo thành Phật).
Khái niệm thiền đạo Phật khác với thiền
ngoại đạo: Thiền ngoại đạo là đi vào thường kiến và đoạn diệt kiến. Dụ như khái
niệm thiền cao nhất của họ là Phi tưởng phi phi tưởng xứ là cùng cực của cái
bệnh hư vô trống rỗng vọng niệm. Là muốn trống rỗng đến mức không có tư tưởng
gọi là phi tưởng. Đức Phật đã dạy rằng không bao giờ có cái thần thức là cái
linh hồn lại đứng riêng một mình. Nó phải đi tìm một cái thân để làm chỗ dựa.
Khi có chỗ dựa thì thần thức tư duy liên tục. Do đó gọi là phi phi tưởng nghĩa
là không phải không có tư tưởng tức là luôn có tư tưởng ở trong một cái thân
thể. Do cái nhận thức " thiền " phi tưởng sai lầm nên tạo thành cái
vòng luân hồi luẩn quẩn nghĩa là cùng cực cái hư vô trống rỗng về tư tưởng lại
hình thành ra một tư tưởng mới. Cái hình tướng tư tưởng mới này lại quay lại
nhiễm 6 trần sẽ có cái thân mới quay lại làm người ở kiếp sau. Đó gọi là lên
cao ở ngoại đọa bao nhiêu thì lại ngã đau khi rơi xuống làm người trở lại trong
cái vòng luân hồi luẩn quẩn bấy nhiêu. Nói thêm về thiền của ngoại đạo ở tứ
thiền sắc giới thì có : 1- Âm dương tương ứng ( Hatha Yoga), 2- Thiền định
tương ứng ( Rada Yoga), 3- Ấn quyết thần chú tương ứng (Măngtra Yoga), 4-
Kundalini yoga (Khai mở luân xa để khí dương ở huyệt trường cường đi lên óc).
Những loại thiền định này gọi là khai mở 7 luân xa chính tại 7 huyệt cụ thể là:
Hội âm, Khí Hải, Cự khuyết, Đản trung, Thiên đột, Bách hội và một huyệt giao
giữa hai lông mày và sống mũi là huyệt Ấn đường. Luyện tập khai mở luân xa dễ
bị tà khí nhiễm vào huyệt hội âm làm cho khí nóng đi lên đỉnh đầu gây điên
cuồng ngây dại. Nếu bị khí lạnh thì sinh ra cuồng dâm, mất hết tinh khí chết
bất đắc kỳ tử. Một số ông sau khi luyện tập một thời gian thấy khoẻ cái này cái
kia thực ra là đang dần nhiễm bệnh mà không biết. Theo như phép mở luân xa của
đạo Bà la môn thì đầu tiên là mở huyệt hội âm sẽ đắc được quả thần túc thông
trong ngũ thông, có thể bay lên cao khỏi mặt đất được. Hiện nay có nhiều giáo
phái nói khai mở luân xa được nhưng không bay được thì là nói dối nghĩa là chưa
khai mở được luân xa số một thì sao lại nói được là khai mở cả 6 luân xa còn
lại. Các luân xa này chỉ là nơi hội tụ của các khí phù hợp với nội tạng
là thận khí, can khí, tì khí, tâm khí và phế khí. Đó là các khí của hai quả
thận, của gan, của lá lách, của phổi và của tim. Những khí này không thể tạo ra
các phép thần thông được như các ngoại đạo lầm tưởng mà chỉ có ý nghĩa làm cho
thân người khỏe mạnh mà thôi. Theo như kinh sách ngoại đạo ghi lại Tứ thiền của
ngoại đạo phàm phu hàng triệu người chỉ có vài người tu được quả lên 4 cõi trời
tứ thiền sắc giới, khi hết kiếp làm người, thần thức hóa sinh ở 4 cõi trời sắc
giới này, không hề có người nào ngay cái xác thịt này mà có 5 thứ thần thông
của 7 cái luân xa nói trên được. Số người còn lại không thành công ở việc
tu thiền ngoại đạo thì hoặc quay xuống làm người có trình độ thấp kém hoặc hoá
thành quỷ các loại và Atula các loại. Số phận họ cực kỳ bi thảm...
Các tổ sư ở Đại Việt thời Lý Trần đều
khuyến khích người tu hành tại gia, xuất gia là : Đắc đạo quan trọng là nhất ở
chỗ hết căn bản phiền não. Lúc đắc đạo sẽ có đủ lục thông chân chính. Đó gọi là
đắc đạo trước đắc thần thông sau vậy
Tiểu kết: Cũng như nhiều anh em nói với
Quảng Kiến rằng: Mọi việc nói ra và hiểu nghĩa thì dễ nhưng làm được mới khó.
Đúng như vậy, trong luận Đại trí Độ quyển III ngài Long Thụ có nói: Liễu đạo
thì chưa phải là đắc đạo, muốn đắc đạo thì phải quán niệm thành thục. Việc quán
niệm ở đây là tu hành theo các pháp môn mà đức Phật đã chỉ dạy như thiền tứ
niệm xứ hay 25 pháp quán về Không- Giả - Trung mà đức Phật nói với ngài Đại Bồ
tát Biện Âm trong kinh Viên Giác là bộ kinh Viên giáo Đại thừa cao siêu nhất...
Mọi điều đúng sai âu cũng là để Văn - Tư -
Tu nên kẻ hậu học này mới mạo muội trình bày cái sở học kém cỏi của mình mong
được các vị tôn túc và bạn bè chỉ điểm thêm cho chỗ đúng chỗ sai. Nếu có gì đó
sai lầm thì cũng như từ đất mà ngã rồi sẽ lại từ đất mà đứng lên. Dù sai chăng
nữa cũng chỉ là sai ở tiểu tiết nhỏ. Vì cơ bản đạo Phật với các pháp môn tu
hành từ tiểu thừa trung thừa Đại thừa đến tối thượng thừa đều xuất phát từ cái
tâm chân thật mà các khế kinh gọi là Bồ đề tâm nghĩa là cái tâm sáng suốt quét
sạch sáu căn bản phiền não, quét sạch ngã chấp tướng thì chắc chắn khi đắc đạo
thành Phật là thể nhập với cái tâm đó là cái chư Phật và chúng sinh đã có từ vô
thủy kiếp. Cho nên tu hành theo đạo Phật là tìm lại cái mình đã trót bỏ quên
như khế kinh diệu pháp Liên hoa nói: Có người quên mất viên ngọc quý ở trong
túi, cứ nghĩ là mình nghèo đói cho nên lang thang đi ăn xin khắp nơi. Chính cái
tâm Bồ đề này là viên ngọc quý bị cái bụi lục trần ngũ dục che lấp hóa thành rẻ
rúng như đá sỏi. Nhưng khi lau sạch bụi thì là vẫn viên ngọc quý đến mức vô giá
như xưa. Nếu khai mở luân xa thì các luân xa đó dựa vào cái thân bất tịnh giả
dối thì chỗ dựa giả dối này sẽ có những thần thông hữu lậu giả dối của thế tục.
Như thế sao có thể so sánh được với thần thông vô lậu của tâm Bồ đề bất sinh
bất diệt được?. Chấp cái giả thì quên cái thật. Giác ngộ bỏ cái giả thì quay về
với cái thật sẵn có từ xưa. Do đó các Tổ gọi là biển khổ mênh mông quay đầu sẽ
tới bến. Đã tu hành thì phải chấp nhận có chướng ngại. Đạo cao bao nhiêu thì ma
chướng sẽ cao hơn thế. Nhưng tinh tiến kiên trì thì ma chướng cao bao nhiêu
cũng sụp đổ. Do đó các tổ gọi Phật cao quá đầu ma, ma sẽ quy hàng Phật. Vì ma
cũng có Phật tính bình đẳng như Phật và các chúng sinh khác. Cho nên quy hàng
chính là quy y Phật thì ma cũng sẽ thành Phật như tất cả chúng sinh khác. Do đó
khế kinh Đại thừa vẫn nói chư Phật là Phật đã thành. Chúng sinh là Phật sẽ thành.
Mơ mộng hão huyền thường kiến thượng đế cho đến si mê đoạn diệt kiến tà đạo
chính là mình đã phủ nhận chính mình. Lễ Phật tụng kinh trì chú niệm Phật tu
thiền định hình thức bề ngoài khác nhau nhưng nội dung bên trong là giống nhau.
Đó là mình lễ niệm trì tu với chính cái Phật tính của mình chứ không làm nô lệ
làm tay sai cho một đấng tạo hóa hay thượng đế hoang đường mà chúng sinh mê lầm
đã tưởng tượng ra, không bao giờ nhũng thứ đó là thật có.
Trong xã hội cõi người thường có nhiều
chuyện mới nghe thì rất vô lý nhưng thật ra thì rất có lý. Như nho giáo nói tam
cương là tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử. Tại sao phải tòng
vì như người con gái ở nhà phải theo cha, lấy chồng phải theo chồng, chồng chết
phải theo con đó là cái lý xôi chiều. Nhưng cũng có sự vô lý là nếu gặp người
cha độc ác, gặp người chồng độc ác, gặp người con độc ác mà không biết ngăn
chặn khuyên can thì sự tòng này là vô lý. Ngăn chặn được sự ác của cha chồng
con thì người phụ nữ đó đáng gọi là đại trượng phu có cái đức hươn những anh
nam giới suốt ngày cờ bạc rượu thịt trai gái.
Nam giới thì phải có chí giúp vua giỏi
thành ông quan tốt. Đó cũng là báo ơn thầy giáo dạy bảo mình, báo ơn cha mẹ
nuôi nấng mình. Nếu không được như thế thì gọi là vô ơn bạc nghĩa bạc tình, hậu
quả vô cùng bi thảm. Đức Khổng tử tổ sư nho giáo nói: Sáng được nghe đạo lý cao
siêu thì chiều chết ngay cũng cảm thấy vui lòng. Ta chưa thấy có người nam giới
nào ham cái đức tốt như ham sắc đẹp phụ nữ. Nếu ai cũng ham cái đức tốt thì
trung hiếu nhân nghĩa lễ trí tín vẹn toàn. Đó gọi là cách vật nghĩa là cải
cách, cải tiến các vật sẵn có để nó giúp mình. Sau đó là trí tri nghĩa là hiểu
biết đúng sẽ tinh khôn. Nhưng tinh khôn là để tu thân, không dùng trí khôn để
lừa người kiếm lợi. Sau đó làm cho gia đình của mình tốt đẹp gọi là tề gia. Gia
đình tốt đẹp tổ quốc sẽ an vui. Gọi là An quốc. Nhiều tổ quốc an vui thì gọi là
thiên hạ thái bình.
Việc tu thiền định phải bắt đầu từ pháp
hữu vi thế gian nghĩa là như bộ luận bát thức quy củ tụng của tổ Huyền trang
nói phải thực hành 11 tâm sở thiện: 1. Cần chuyên, 2. Hành xả, 3. Tâm cứu độ.
4. Tâm cho vui, 5. tâm sáng suốt, 6. Tâm ôn hòa, 7. Tâm bố thí cúng dàng, 8.
Tâm biết xấu hổ, 9. tâm biết thẹn, 10. Tâm tinh tiến, 11. Tâm khinh an ( không
buồn rầu vu vơ) Sau đó trên nền tảng này tu theo các pháp thiền định của tiểu
thừa trung thừa rồi Đại thừa. Lấy thiền định làm chính nhân, lấy giới nhân thừa
( ngũ giới) giới thanh văn ( giới của người xuất gia) và giới bồ tát Đại thừa
chung cho cả xuất gia và tại gia làm thiện duyên vô lậu chân chính. Như thế sẽ
có cái kết quả là: Đại Bồ đề ( giác ngộ hoàn toàn) và Đại niết bàn ( thanh tịnh
bất sinh bất diệt cụ túc như như bất động và năng thị hiện cứu độ chúng sinh)
Con đường này tuy rất nhiều gian nan nhưng biết dựa vào Phật tính sẵn có mà tu
thì chỗ dựa chân chính đó sẽ giúp cho người tu không bao giờ bị lầm đường lạc
lối và sẽ đi đến cái đích tối thượng cuối cùng. Tối thượng này có hai cái siêu
thắng: Thượng đồng Đại từ lực tam thế chư Phật, Hạ đồng đại Bi ngưỡng nhất
thiết chúng sinh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét