Thứ Tư, 17 tháng 6, 2020

ĐẠI ĐỊNH LĂNG NGHIÊM


Vạn hữu sum la thấp với-cao (sắc)
Chuông kêu ngũ ấm Tưởng Hành vào (thọ)
Lăng nghiêm đại định là Chân-định
Chẳng đánh mà ngân, vọng Thức nào!? ... Thức Out= Vô thức= Xả)
-----
- Dòng chảy liên tục của tâm, sinh rồi diệt, diệt rồi sinh không gián đoạn. Ngay từ sát-na đầu tiên, với sự giao tiếp của căn, cảnh, thức tạo ra hoạt động của cảm thọ ( thập bát giới ). Từ cảm thọ kích phát sự tiếp thu ảnh tượng và khái niệm ( Tưởng uẩn ). Sự tiếp thu này, hình thành xung động tâm lý ( Hành uẩn), vào khoảng sát-na cuối cùng, tâm thức như là chủ thể nhận thức hiện tại, Thức uẩn này quyết định sẽ làm gì sau khi hoàn tất quá trình xử lý đối tượng hay khái niệm nắm bắt được.
- Đại định Lăng Nghiêm là Chân định vì là biểu hiện của Tự-tính-thanh-tịnh-tâm, diệu dụng phổ độ chúng sinh không có chướng ngại.  Rời tất cả các khái niệm, Vọng-thức. Nghĩa là theo duyên mà không đổi, không đổi mà theo duyên.
Thức tâm bản nguyên không có năng sở, do bất giác mà lập ra như có Tính-Minh, khi năng minh và sở minh thành lập. Năng minh không vượt qua được sở minh, sinh ra sự ngăn ngại của tâm thức (Sắc uẩn), có nặng có nhẹ, có lớn có bé...từ một thức tâm lại sinh ra nhiều thức sai khác gọi là chuyển thức hay vọng thức ( hoặc vọng tâm ). 
- Vọng thức là kết quả cuối cùng từ chu trình hoạt động của ngũ uẩn trong 5 sát-na. Khoảng thời gian đủ ngắn để thức sinh ra và diệt không gián đoạn. Kết quả của nhận thức thông thường căn cứ trên thói quen mê lầm của các chủng tử bất thiện lưu lại ( huân tập ) trong Tàng thức, nghĩa là lấy cái này so đo với cái kia, dựa vào nhau hay đối lập nhau mà giả-có. 
Bản chất đó là sự đối đãi phân biệt. Hình ảnh của thực tại thông qua chuỗi nhận thức duyên khởi như thế gọi là các niệm vọng đi vọng lại,  thực tại theo đó mà méo mó, dẫn đến nhận thức sai lầm, tạo ra kết quả phiền não khổ đau trong chuỗi đời sống vô tận. 
- Rời phân biệt là sự xả ly hay Viễn-ly vọng thức, nhận thức cái thấy như vậy gọi là cái thấy Như-Huyễn.
Như Huyễn, Viễn Ly là thật tướng của Bát Nhã. Thật-tướng này kết hợp với Tự-tính thanh tịnh tâm (Chân Định ) cấu thành bản Thể của Chân Như.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét