Luận giải về VÔ VI
(Quảng Kiến viết mấy câu này tặng chơi người bạn nhân việc được mời đi cổ vũ cho một trận thi đấu.
Viết
về Vô Vi nên cũng nhân duyên lấy Sự để nói về Vô vi vậy)
Vô Vi theo tư tưởng của Đạo Lão
Luận về hai chữ Vô
Vi, Lão Tử nói" Vi vô Vi nhi Vô bất vi" sơ sơ nghĩa là "Không
làm gì mà không gì là không làm". Trong Đạo Đức kinh viết: “vạn vật trong
trời đất sinh từ có (hữu), (hữu) có sinh từ không (vô). Hữu vô đều từ thiên
đạo”. Cái Vô vi của Đạo Lão là ngăn không
cho làm các việc bất thiện thì không cần phải diệt trừ cái ác. Là Không để Không như dòng nước chảy tùy
thuận tự nhiên; trong ống thì dài mà trong bầu thì tròn, theo chỗ thấp mà chảy
để ra Bể lớn (Đạo) chứ không nên tranh nhau cực nhọc leo cao, để rồi cái có
được cũng chỉ là dòng suối ngọn thác leo lắt, làm sao bì được với Bể cả mênh
mông. Không cho làm việc ác để Không phải ngăn chặn kẻ ác đấy là Đạo của trời
đất là cái Lý thiện của vạn vật. Khi đã Thiện thì không có sự tranh chấp, hờn
oán, hơn kém, phân biệt dẫn đến mọi sự phát triển tự nhiên, như thế gọi là Đạo
của Lão Tử.
Vô Vi theo tư tưởng của Đạo Phật
Phật thuyết Kinh bốn mươi hai chương, trong chương
đường tu chân chính có nói: “Vị sa môn xuất gia, đoạn cái muốn, trừ cái ưa, biết
tâm nguyên của mình, thấu thâm lý của Phật, ngộ pháp Vô vi,trong không được cầu gì,
ngoài không được cầu gì, tâm không ràng buộc với Đạo, cũng không gây kết các
nghiệp, không niệm, không làm, không tu, không chứng, không trải qua các vị mà
tự thành cao quý hơn cả, thì gọi là Đạo”
Về Ngộ pháp Vô vi theo
Thiểu thừa và Đại thừa cũng có khác nhau. Pháp Vô Vi ước lượng có sáu thứ là
Trạch diệt Vô vi, Phi trạch diệt Vô vi, Tưởng thụ diệt Vô vi, Hư không Vô vi,
Bất động Vô vi Và Chân Như Vô vi. Nội dung Vô vi là theo chính quán đoạn trừ
cả Ngã chấp và Pháp chấp,đoạn trừ hết câu sinh ngã chấp, câu sinh pháp chấp.
Diệt hết các tưởng thụ thế gian với xuất thế gian không còn một pháp nào cả.
Đại thừa quan niệm hư không vô vi là các pháp thế gian và xuất thế gian đều là Chân không, không có tự tính, đều hiện ra bao nhiêu các pháp hữu vi và vô vi
nhưng sự thực không có pháp nào cả. Chân như Vô vi là pháp không Chân như, song
không chân như, tĩnh tịch Chân như.
Vô Vi theo tư tưởng của Đạo Phật là Pháp không có tạo
tác, lìa sinh diệt biến hóa và luôn luôn thường trụ. Vô vi vốn là tên khác của
Niết-bàn.
Vô Vi trong văn hóa của Nhân dân
“Hỗn mang mới mở vốn
không họ
Phá hết mịt mờ phải Ngộ Không”
Cái
tên Ngộ Không ý muốn phá hết mịt mờ phải Ngộ được Không. Không trong Đạo Lão là
không làm, hay không cho làm các việc ác (…Ngộ…) để không phải ngăn chặn cái ác
tức (…Phá hết mịt mờ...).Cái Lý đạo của Lão tử có ý: vạn vật trong vũ trụ có
được Tự nhiên (có Đạo) tức là có được tính Thiện. Khi chúng sinh đã sẵn có tính
thiện sẽ tinh tiến tu Theo Đại thừa Phật Giáo, từng bước tu theo Đại thừa thì thể nhập được thật
tướng Đại Thừa sẽ có được trí tuệ sáng suốt, cái trí tuệ này là trí tuệ Bát
nhã tính Không. Thấu rõ Tính Không thì phá được Vô minh (…hết mịt mờ…), phá vỡ
được vòng luân hồi bởi hiểu được vạn vật không có tự tính tức Ngộ được Không.
Mỹ Hầu Vương
sau khi có được tên là Ngộ Không rồi để đạt được quả vị Đấu chiến thắng Phật còn phải gian khổ tu hành dốc hết sức mình phò trợ Đường Tăng thỉnh kinh.
Như vậy
Ngộ được Không rồi cũng chỉ là bước đầu của con đường đi tới quả vị Vô
thượng Chính Đẳng Chính Giác. Tổ Long Thụ nói trong Luận đại trí độ rằng:
Liễu (Ngộ) Đạo chưa phải là đắc Đạo, muốn đắc đạo cần phải tu Quán niệm thành
thục để nhập vào bản Thể Chân Không như khế kinh Đại Bát Nhã đã dạy.
Tên Tôn Ngộ không chứ chưa Ngộ không phải hành cho không
Trả lờiXóaPhò Tam Tạng thỉnh kinh để phá mê , nhập Như Lai tạng tức chơn không
(vạn vật không có tự tính) Tức là có tự tính . nên tự tính của vạn vật hay pháp là Vô Thường Phật pháp chuyển từ vô thường thành chơn vô thường . nên nói nhân quả . gieo nhân Phật tức quả phật .gieo nhân vĩnh cửu hay đoạn diệt. tích cực hay tiêu cực . nhân lành quả tốt.. cuối cùng phải có minh sư và pháp tu luyện phá mê muội chướng ngại trong tâm thức ....đóng góp ít ý kiến cho vui có gì xin lổi sư huynh