Bài viết chuyên mục Kiến trúc - Phong thuỷ - Ứng
dụng, báo gia đình và xã hội.
Lời bạch
Khoa học Phong Thuỷ đã ra đời cách đây hàng ngàn năm, là một môn khoa
học thế gian đồ sộ, nghiên cứu ứng dụng Phong Thủy cho chúng ta lời khuyên về
cách kiến tạo môi trường sống an lạc và tích cực.
Bàn về Phong Thủy chính là luận
về khái niệm “động và tĩnh”. Động là sự linh động của Phong, tĩnh là sự
tích tụ của Thủy. Việc ứng dụng Phong Thủy đúng, đồng nghĩa với gia
đình có được môi trường tiện nghi, thuận lợi cho quá trình bồi dưỡng
thân tâm, xuyên suốt thời gian và không gian sống để hội đủ điều kiện tích
tụ về văn hóa lối sống thiện lành, rồi thông qua các mối quan hệ tương
hỗ giữa các thành viên trong gia đình và xã hội, dần đạt được đạo lý sống
tốt đẹp, như người xưa đã dạy: "Cách vật, trí tri, tề gia, an quốc,
thái bình thiên hạ". Nghĩa là chúng ta khéo sắp xếp, khai thác sử dụng
không gian vật chất hiệu quả, thấu rõ nguyên do của sự việc từ nguyên nhân đến kết
quả. Nghĩa là việc duy trì các mối quan hệ đúng đắn và tốt đẹp, cụ thể: trong
gia đình con với bố mẹ phải có được sự hiếu thảo, vợ chồng phải có được sự đồng
thuận, anh đối với em phải có từ ái, em đối với anh phải thường kính trọng…Như
vậy, đời sống gia đình tốt đẹp sẽ lan tỏa, làm chất liệu cho Quốc gia được an
bình thịnh vượng. Rồi nhân sự tích tụ đó mà mỗi thành viên trong gia đình có
môi trường làm lớn lên, nhiều hơn các việc thiện, tạo ra lợi ích cho
chính mình, cho người và cho xã hội. Kết quả tất yếu này chính là việc
ứng dụng được sự linh động của "Phong" và sự tích tụ, tích
cực của "Thủy" theo thuyết Phong Thủy cổ truyền.
Ngày nay, khoa học ứng dụng phát
triển thiên về vật chất, thời gian và tâm lực rong ruổi chạy theo dòng chảy của
tiền tài. Sự suy nghiệm tâm thức suy giảm, do có ít thời gian trải nghiệm và
nghiên cứu sâu sắc các khái niệm khoa học thế gian như Tử vi, Phong Thủy dẫn
đến hoạt động thường ngày dễ bị các quan niệm sai lầm chi phối ảnh hưởng đến
chất lượng cuộc sống.
Thông qua chuyên mục nghiên cứu về
Phong Thuỷ ứng dụng trong gia đình và xã hội, chúng tôi sẽ trình bày tuần tự,
đầy đủ và đúng đắn các tri thức về khoa học Phong Thuỷ giúp độc giả qua đó xem
xét, đối chiếu rồi ứng dụng, nhằm tránh được các quan niệm phong thủy mê lầm,
để dần tạo ra môi trường sống tốt đẹp hơn cho mình và xã hội.
Phần ứng dụng:
Để giúp bạn đọc chọn hướng, vị trí cuộc đất, mua và xây nhà, chúng
tôi xin giới thiệu một số nguyên lý, nguyên tắc chung nhất trong Phong Thủy,
ứng dụng vào thiết kế, bố trí không gian nhà ở như sau:
Nguyên lý làm nhà theo
Thiên-Văn, Địa-Lý, Dịch-Lý:
Làm nhà theo Thiên Văn là
việc chọn ảnh hưởng tốt nhất của mặt trời, mặt trăng và các tinh tú vào nhà. Đó
là việt thiết kế không gian kiến trúc thông thoáng tạo ra môi trường vi khí hậu
tốt nhất, bằng các giải pháp thông gió và chiếu sáng tự nhiên. Xây dựng phải
gắn với mục tiêu tạo lập, gìn giữ, nuôi dưỡng môi trường xã hội - nhân văn, ổn
định, bền vững.
Làm nhà
theo Địa lý là chọn vị trí, thế đất, phương hướng, bố cục thích hợp với tâm
sinh lý của con người, làm cho không khí trong không gian ở được điều hòa, tạo
lập cảnh quan hài hòa, bền vững, giảm thiểu tác động tiêu cực giữa công trình
kiến trúc với cảnh quan xung quanh; khai thác và phát huy những yếu tố tự nhiên
có lợi cho môi trường sống của con người.
Làm nhà
theo Dịch Lý là áp dụng các quy luật về âm dương ngũ hành, cửu cung bát quái để
ngôi nhà có được sự ảnh hưởng tốt nhất của thiên nhiên, nâng cao hiệu quả, tiết
kiệm tài nguyên và năng lượng; hạn chế tác động đến môi trường tự nhiên và giảm
thiểu hiệu ứng nhà kính trong việc sử dụng tài nguyên đất đai, nước, năng
lượng, vật liệu… tất cả phải hướng tới và phù hợp thói quen tốt đã huân tập từ
lâu xa với sở thích lành mạnh hiện tại.
Nguyên
tắc “Nhất vị”:
Khoa
Phong thuỷ cổ truyền dựa trên nguyên tắc “Nhất vị nhị hướng”, tức là vị trí
quan trọng nhất rồi mới đến hướng tọa. Bất cứ công trình kiến trúc từ nhà ở,
căn hộ hay văn phòng làm việc nào cũng chịu ảnh hưởng bởi hai loại khí, Phong
thủy học gọi là Nguyên Khí và Thực Khí. Nguyên khí là
dòng khí từ dưới đất bốc lên, khí của cửu cung trong vùng khí trường. Còn thực
khí là khí nổi trên mặt đất, biến đổi linh hoạt không ngừng, khoa phong thuỷ
lấy khái niệm bát khí để tượng trưng cho loại khí này. Cái sát của Thực Khí do các vật thể và công trình
kiến trúc bên ngoài gây ra như một góc nhọn, một con đường (góc Ao, đao Đình)
không hung hoạ bằng cái sát do Nguyên
Khí xấu của bản trạch (âm khí) gây ra. Ví dụ nhà WC bố trí vào cung có khí
quẻ tốt, như người sinh năm 1977, nhà hướng Tây, bố trí khu vệ sinh ở hướng vị
Tây Nam là phạm khí mạch của quẻ kép Sơn Thiên Đại Súc, phạm cách hư Thổ dễ bị
bệnh liên quan đến Dạ dày và đại tràng…
Cụ thể, chúng tôi xin nêu ra một số loại sát khí thuộc Thực Khí:
1.
Trực xung sát: Nhà phía trước
mặt hoặc sau lưng bị một con đường hay dòng nước đâm thẳng vào.
2.
Tiêm xạ sát: là chỉ ngôi nhà bị
hai con đường giao nhau tạo thành góc nhọn xung thẳng tới.
3.
Tà hoành sát: Là bị một con
đường hay dòng nước đâm xéo tới.
4.
Liêm đao sát:Chỉ ngôi nhà phía
trước mặt hay sau lưng có một con đường hay dòng sông ưỡn bụng hướng về tựa như
cái lưỡi liềm đang cắt vào nhà.
5.
Thiên trảm sát ( lưỡi đao trời ):
là chỉ nhà trước mặt hoặc sau lưng bị khoảng cách (khe hở) giữa hai nhà cao
tầng đối diện đâm thẳng tới.
6.
Phản quang sát: Nhà bị bức tường
kính hoặc nhiều cửa kính lớn của một toà nhà đối diện phản chiếu ánh sáng vào.
Nguyên tắc về hướng tọa:
Hướng trong Phong
thủy là nói đến bốn phương tám hướng. Tùy theo ảnh hưởng của khí gì ở vào hướng
vị nào mà có phương án đối trị riêng khác. Tựu chung có Bốn khí tốt và bốn khí
xấu tương ứng với tám hướng là Bắc-Nam, Đông-Tây, Đông Bắc-Tây Nam, Tây Bắc-Đông
Nam. Tám khí gồm: Phúc đức, Thiên Y, Sinh Khí, Phục Vị, Họa Hại, Tuyệt Chí, Lục
Suy, Ngũ Hư.
Cụ thể nội dung và phương cách điều chỉnh cơ bản của bát khí như
sau:
1. Sinh khí: Là cát khí, chủ sự thông suốt, sinh sôi, nảy
nở. Sinh khí chủ về phát Phúc, thăng tiến, thông minh sáng suốt, hiếu lễ, sự
trung hậu, trước sau cẩn trọng.
2. Ngũ hư: Khí ra ngũ hư là
hung dễ gặp thị phi khẩu thiệt, gặp những sự quấy rối,phá ngang. Công việc tiến
hành gặp nhiều trắc trở, lận đận khó thành. Phạm khí Ngũ hư nên thường làm việc
từ thiện như cứu giúp người bệnh thì sẽ tốt đẹp.
3. Diên niên: Là cát khí biểu
hiện dự vững vàng, thuận hoà, êm đẹp. Gặp khí Diên niên là gặp may mắn trong
các quan hệ xã hội, kinh doanh thăng tiến, mưu sự đạt kết quả, tình duyên êm
đềm.
4. Tuyệt Chí: Là hung khí.
Tuyệt chí là hết đường, là sự chia cắt, ly tán, là tai ương tật ách. Gặp khí Tuyệt
Chí gia đạo bất an, gặp sự chẳng lành, công việc, kinh doanh vướng mắc, gẫy
đoạn khó thành. Phương cách chuyển hóa có nhiều, tốt nhất nên hướng thiện, sống
lành mạnh với tâm bớt tham sân si thì hậu vận sẽ khá.
5. Thiên Y: Là cát khí, biểu
hiện sự tăng tài, tiến lộc. Quẻ biến thành thiên y là được hộ trì, mưu sự thành
đạt.
6. Lục
Suy: Là Hung khí. Thể hiện có sự thiệt hại, đứt đoạn, mất mát những gì thuộc về
chủ thể có quyền chăm sóc. Lục sát còn gọi là Vãng Vong chủ sự hao tán, mất
mát, sức khoẻ suy kém, sinh khí hao tổn. Phương cách đối trị là năng hành hạnh
phóng sinh các loài vật và cứu người nghèo khổ.
7. Hoạ
Hại: Là hung khí, cũng giống như Lục Sát là biểu hiện tình duyên chia cắt, giao
dịch thua thiệt, bệnh gia tăng, khí lực tổn thất, gia đạo bất an. Gặp khí họa
hai thì gia đình nên tăng việc làm Phúc để phòng Họa, sống thiện lành để tích
Đức mà trừ khí Họa hại.
8. Phục
vị: Là khí quân bình cát hung biểu hiện sự yên bình và ổn định.
Phương
pháp chuyển hóa Nguyên Khí và Thực khí từ xấu thành tốt nêu trên có nhiều, chủ
yếu theo nguyên lý: “Tâm đâu Ý đó, Ý sao Khí vậy”. Bản chất của việc chuyển hóa
Khí xấu trong Phong Thủy ứng dụng chính là việc chuyển hóa các Tâm thức chưa tốt,
theo thuyết nhân quả : Tâm thông thì Khí thông. Dụ như nhà phạm Khí Lục
Suy thì chúng ta phải năng hành hạnh phóng sinh để biến Lục Suy thành Sinh Khí
tốt đẹp.
Tóm
lại, nếu đời sống thường nhật chúng ta không có ác tâm thì sẽ không bao giờ có ác
khí hóa hiện đến với mình và gia đình mình. Cũng như hoa Sen, nở trên cao nên vật
hèn không thể lụy, nương vào chốn tịnh nên loại bẩn chẳng thể làm nhơ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét