Thứ Năm, 15 tháng 3, 2012

Mandala


Mandala – NGŨ TRÍ NHƯ LAI
( Quảng Kiến Nguyễn Việt Hồng)

Nguồn gốc và thuật ngữ Mandala
Mạn-đà-la (Sanskrit maṇḍala मंडलः "circle", "completion") đươc phiên âm từ chữ Phạn, chữ Anh hóa là mandala (phiên âm đọc là mahn-DAH-la) có nghĩa là vòng tròn hay sự tròn vẹn, nghĩa khác là ngôi nhà hay cung điện.
Trong tiếng Tây Tạng thì mạn-đà-la được viết là "dkyil 'khor" tức là "tâm của hình tròn với các bức tường ngoại vi và môi trường bao quanh.
Từ mạn-đà-la tự nó đã mang gốc "manda" nghĩa là cốt lõi với tiếp vĩ ngữ "la" với ý nghĩa hàm chứa thêm vào đó. Do vậy, mạn-đà-la, theo đó, có ý nghĩa chung là một "vật chứa sự cốt lõi".              
    Sâu xa hơn, có một vài giải thích về nguồn gốc của mạn-đà-la có thể đã bắt nguồn từ các hình dạng vật thể trong thiên nhiên như là mặt cắt bình diện của các loại hoa, các vỏ sò ốc, các loại cây trái mô hình vũ trụ (hay hệ mặt trời) hay là từ sự đối xứng tâm của các tinh thể như hoa tuyết, tinh thể ...
    Theo lịch sử Phật giáo, thì các mục đích, ý nghĩa và kĩ thuật liên quan đến nghệ thuật tinh thần về mạn-đà-la đã được truyền dạy bởi đức Phật Thích-ca Mâu-ni.  Đây là các giáo pháp Mật tông bao gồm các phương tiện cho sự tinh lọc tâm lý bên trong một môi trường thuần khiết. Các giáo pháp Mật tông bao gồm  sự thuần khiết hoá các thành tố tâm lý và thể chất của con người thông qua thiền định (quán chiếu) bên trong một môi trường thuần khiết tức là Mạn Đà La.   
Các dạng thức Mandala:
Mạn đà la Thai tạng giới (Garbhadhatu Mandala)
Mạn Đà La Thai tạng giới được xây dựng dựa theo nội dung “Đại Nhật Kinh”, có tên đầy đủ là “ Đại Tỳ Lô Giá Na thành Phật thần biến gia trì kinh” (Mahavairocanabhisambodhivikurvitadhisthana Vaipulyasutra). Tông chỉ: Tâm Bồ Đề là nhân, Từ Bi là gốc rễ, phương tiện là cứu cánh là nội dung trung tâm của “ Đại Nhật Kinh”:
Giáo lý về cái Tâm mong muốn thành Phật là hạt giống, lòng đại từ đại bi là cội gốc để tích lũy công đức, các phương pháp làm lợi cho chúng sinh là phương pháp trở thành Phật triệt để nhất, căn bản nhất. Tâm Bồ Đề chính là cái tâm chân thực của mỗi con người, cái tâm chân thật của chúng sinh chính là trí tuệ toàn vẹn. Chỉ khi không còn chấp trước với cái tâm của riêng mình, mới có thể quan sát, chứng ngộ một cách thấu tỏ cái bản tâm của mình.
Cấu trúc Mạn đà la Thai Tạng Giới coi Phật Đại Nhật là trung tâm, được tổ hợp bởi một nguyệt luân ở giữa và tám cách sen ở xung quanh, gồm 9 vị Phật Bồ Tát ( trung đài bát diệp cửu tôn) và mười hai đại viện.
·       Trung đài bát diệp cửu tôn
Đại nhật Như Lai an trú tại vị trí trung tâm của đóa sen tám cánh, đại diện cho Tính Phật. Đức Phật được thể hiện bằng bốn hành, bốn trí. Đức Trí của Đại Nhật Như Lai được thể hiện thông qua trí đức của bốn vị Phật : Phật A Súc (Aksobhya), Phật Bảo Sinh Như Lai (Ratnasambhava), Phật Vô lượng thọ Như Lai (Amitababha), Phật Bất Không Thành Tựu Như Lai (Amoghasiddhi)
Diệu Dụng của Đại Nhật Như Lai được thể hiện qua bốn vị Bồ Tát hành đạo:Bồ Tát Phổ Hiền, Bồ Tát Văn Thù, Bồ Tát Quán Thế Âm, Bồ Tát Di Lặc.
Đại Nhật Như Lai cùng bốn vị Phật và bốn vị Bồ Tát đã tổ hợp thành kết cấu “trung đài bát diệp cửu tôn”, tượng trưng cho năm trí và bốn diệu dụng (phương tiện). Năm trí tuệ đó là Pháp giới thể tính trí, Đại viên kính trí, Diệu quan sát trí, Thành sở tác trí và bốn phương tiện là Đại Hạnh, Đại Trí, Đại Bi và Đại Từ.
·       Mười hai đại viện
1.     Viện Trung Đài bát diệp
2.     Viện Phật Thích Ca ( Sakyamuni): Do ứng hóa thân của trí tuệ Vô lượng sai biệt của Đại Nhật Như Lai hợp thành, thể hiện tinh thần thân biến hóa vô lượng cứu độ tất cả mọi chúng hữu tình.
3.     Viện Biến Tri ( còn gọi là viện Phật mẫu): Đại diện cho đức trí của Đại Nhật Như Lai, đó là cái đức biết tất cả.
4.     Viện Văn Thù
5.     Viện Kim Cương Thủ
 Được sinh ra từ trí tuệ vĩ đại của Đại Nhật Như Lai. Trí tuệ đó có thể xua tan mọi chướng ngại.
6.     Viện Trừ Cái Chướng
7.     Viện Bộ Hoa Sen: được phân hóa thành từ đức Đại bi của Đại Nhật Như Lai. Quan Thế Âm Bồ Tát là tôn chủ của viện Bộ Hoa Sen, đức Đại Bi của ngài sẽ giúp chúng sinh khỏi khổ nạn.
8.     Viện Địa Tạng: với Bồ Tát Địa Tạng là tôn chủ là nơi nuôi dưỡng, sinh thành cho tất thảy.
9.     Viện Trì Minh: là nơi tập trung rất nhiều vị Minh Vương, là sự hóa thân để hàng phục và thu nhiếp của ĐẠI NHẬT NHƯ LAI. Các Minh Vương tướng mạo hung tợn, đó là hình tướng phẫn nộ nhằm mục đích hàng phục nhũng chúng sinh ngoan cố, khó giáo hóa, để th phục họ, giúp họ quy y Phật Pháp.
10. Viện Hư không Tạng
11. Viện Tô Tất Địa: là sự thành tựu, viên mãn cả lục độ, vạn hạnh, tự lợi lợi tha.
12. Viện Ngoại Kim Cương Bộ: gồm bốn viện hộ Pháp
Tên đầy đủ của Thai tạng giới Mạn đà la là “ Đại Bi Thai Tạng Giới Mạn Đà La” nên còn được gọi là “ Đại Bi Mạn Đà La”
Mạn đà la được sinh ra từ cái tâm Đại Bi bình đẳng của Đức Đại Nhật Như Lai. Mạn đà la Thai Tạng giới được cấu trúc theo giáo nghĩa trung tâm của “ Kinh Đại Nhật”, tâm bồ đề là nhân, từ bi là gốc rễ, phương tiện là cứu cánh. Hình thành nên kết cấu tầng lớp với 414 chư Phật Bồ Tát. Tương ứng với Ngũ Bộ: Phật Bộ, Kim Cương Bộ, Bảo Bộ, Liên hoa Bộ và Khuôn mẫu Bộ (yết ma).
Mạn đà la Kim cương giới ( Vajradhatu Mandala)
Mạn đà la Kim Cương Giới còn có tên gọi khác là Kim cương giới cửu hội Mạn đà la bao gồm: Hội Thành Thân, Hội tam muội da, Hội Vi tế, Hội cúng dường, Hội Tứ Ấn, Hội Nhất Ấn, Hội Lý Thú, Hội Hàng Tam Thế, Hội Hàng Tam Thế tam muội da.
Cấu trúc của Mạn đa la Kim Cương Giới được hình thành từ nội dung “ Kinh Kim Cương Đỉnh”. Trong đó Đại Nhật Như Lai là thân thụ dụng, thể hiện thuyết “ Ngũ Phật hiển hiện ngũ trí”
“Kinh Kim Cương ĐỈnh” là một bộ kinh điển mang tính chất thực dụng của Mật Tông. Bộ kinh trình bày về hệ thống tu hành độc đáo như phép Quán đỉnh, phép tu quán tưởng, bắt thủ ấn, nhằm giúp cho người tu hành chứng ngộ được cảnh giới Phật Bồ Tát
Mạn đà là Kim Cương giới mô tả chư Phật Bồ Tát tại cung trời Sắc cứu cánh ( Akanittha) và đỉnh núi Tu Di (Sumeru). Mạn đà la Kim Cương Giới có kết cấu cụ thể như sau:
1.     Hội Thành Thân:
2.     Hội Tam muội Da
3.     Hội Vi tế
4.     Hội Cúng Dường
5.     Hội Tứ Ấn
6.     Hội Nhất Ấn
7.     Hội Lý Thú
8.     Hội hàng tam thế yết ma
9.     Hội hàng tam thế Tam muội da
Mạn đà la Ngũ Đại Duyên Khởi ( Ngũ Luân)
Mật Tông Đại Thừa quan niệm Ngũ Trí cũng tương ứng với 7 đại: Địa, Thủy, Hỏa, Phong, Không, Kiến và Thức đại. (Kiến đại và Thức đại gọi chung thành Thức Đại), Về hình Ngũ trí tương ứng với ngũ hình: Hình Vuông, Hình Tam Giác, Hình Tròn, Hình Bán Nguyệt và Hình cầu tròn (giọt lệ).
Như vậy Ngũ Trí tương ứng với Lục đại: Kim cương luân( Địa đại hình vuông), Thủy Luân ( Thủy đại hình tròn), Hỏa Luân ( Hỏa đại hình tam giác), Phong Luân ( Phong đại hình bán nguyệt), Hư không Luân ( Kiến đại và Không đại hình giọt lệ).
‘Lục đại duyên khởi’  là quan niệm toàn bộ pháp giới đều được hình thành từ ‘sáu đại’: đất, nước, gió, lửa, không và thức. Trong đó Thức thuộc phạm trù ý thức.
Ngũ đại là đại diện cho đức hạnh của năm phương Phật:
·       Địa đại (prthivi): Chỉ nơi bao gồm vạn vật, vạn vật lại sinh dưỡng nên chúng sinh. Bởi vậy bản thân địa địa đã bao gồm đủ các đức hạnh bao hàm và sinh dưỡng. Về mặt đức tính, địa đại chỉ nội tâm của chúng sinh, chính là cái tâm Bồ Đề. Tâm Bồ đề bao gồm đức hạnh vô lượng, có thể sinh dưỡng ra mọi phẩm đức, từ đó, giúp chúng ta có thể phát triển vô cùng vô tận các đức tính Phật, đó chính là tác dụng của tâm Bồ Đề. Trí tuệ Đại Viên Kính Trí được biểu hiện bởi Địa đại.
·       Thủy Đại (ap): Tượng trưng cho cái đức thấm nhuần. Cũng như bản tính tự nhiên nếu không được nước pháp Cam Lồ mang trí tuệ và từ bi của Đức Phật tưới tắm chăm chút, thì hạt giống tâm Bồ Đề của chúng ta cũng không thể nảy mầm đâm nhánh. Trí tuệ Bình Đẳng tính biểu hiện bởi Thủy đại.
·       Hỏa Đại (tejas): Tượng trưng cho đức thành thục, đồng thời, cũng tượng trưng cho trí tuệ Diệu Quán Sát.
·       Phong Đại (vayu): Tượng trưng cho cái đức của hành vi, duyên khởi và sự giải thoát. Trí tuệ Thành Sở tác tượng trưng bởi Phong Đại.
·       Không Đại (asaka): Tượng trưng cho sự dung hòa của bốn đại địa, thủy, hỏa, phong ví như tất cả mọi hành vi của chúng sinh đều phải nượng tựa vào chân lý của Chư Phật (tính không) chính là trí tuệ Pháp giới thể tính.
·       Thức Đại (vijnana): Tượng trưng cho sự nhận biết chân thật về mười phương pháp giới.
Trong “Kinh Đại Nhật” quyển thứ 5 phẩm “Mạn đà la bí mật” có viết: Quán tưởng từ chân đến rốn là luân kim cương(địa đại), từ rốn lên đến tim là Thủy luân, phần ngực là Hỏa luân, phần đầu là Phong luân, phần đỉnh đầu là Không luân.
Lần lượt quán tưởng thành tháp ngũ luân với các hình vuông, tròn, tam giác, bán nguyệt, giọt lệ. Tháp ngũ luân đó là Mạn đà la Ngũ Luân Thành Thân.

Tướng của Mạn đà la
Theo “ Kinh Đại Nhật”, hình tướng do sáu đại hợp nên chính là Đại Mạn đà la chỉ thân mật của chư Phật. Mật ý của chư Phật là Ấn (thủ ấn). Thần chú (chủng tử tự) là Pháp Mạn đà la chỉ ngữ mật của chư Phật. Đức nghiệp của Phật là yết ma Mạn đà la.
Bốn loại Mạn đà la này là loại hình Mạn đà la chính yếu, tất cả các loại hình Mạn đà la có thể quy nạp về bốn nhóm này :
1.     Đại Mạn đà la ( Maha Mandala) :
Còn được gọi là đại trí ấn (Maha jnana mudra), ‘Đại’ ở đây có nghĩa là thù thắng, viên mãn. Đại mạn đà la là hình dáng tổng thể của vũ trụ được hình thành từ Lục Đại. Chư Phật Bồ Tát trong Đại Mạn đà la đều được thể hiện dưới thân cụ túc tướng hảo
(Thân tướng hảo cụ túc, tức thân thụ dụng gia trì của chư Phật Bồ Tát sau khi thành Phật qua các phép tu ngũ tướng, tam mật).
2.     Tam muội da Mạn đà la ( Samaya Mandala) :
Còn được gọi là Tam muội da Ấn (Samaya mudra) hoặc Tam muội da trí ấn (Samaya jnana mudra), với ba hàm nghĩa : hứa nguyện, trừ chướng ngại và cảnh giác. Hình tượng của Tam muội da Mạn đà la là những thủ ấn và pháp khí đại diện cho Ngũ trí Như Lai như : Ngọc báu, chùy kim cương, đao kiếm, pháp luân, hoa sen, nghi trượng…
3.     Pháp Mạn đà la (Dharma Mandala) :
Được gọi là Pháp trí ấn (Dharma jnana Mandala), Chủng tử Mạn đà la (Bija Mandala). Mọi sự vật hiện tượng trên thế giới, gồm cả loài hữu tình và vô tình, cùng tất cả mọi âm thanh, màu sắc, văn tự… đều được thâu tóm trong Pháp Mạn đà la.
Chữ cái đầu tiên trong tên gọi hoặc lời Nguyện bằng tiếng Phạn của chư Phật Bồ Tát được gọi là chủng tử (Bija) – hạt giống. Mỗi chủng tự đều bao hàm ba nghĩa : chứa đựng, sinh thành và nguồn gốc, là sự thể hiện cái tự tâm bản tính của Như Lai. Mật tông đặc biệt chú trọng việc trì tụng Chủng tử Mạn đà la.
4.     Yết ma Mạn đà la ( Karma Mandal) :
Còn được gọi là yết ma trí ấn ( Karma jnana mudra). Mạn đà la này là sự hình tượng hóa các hành vi cúng dường, cứu độ của chư PHẬT BỒ TÁT thông qua hình vẽ.
Người tu hành nếu tu luyện theo giáo hóa của chư Phật, thực hành nghiệp đức, sẽ thành tựu được Yết ma trí ấn.

Chất liệu tạo nên Mạn đà la
Ngũ Trí Như Lai là Pháp giới thể tính trí, Đại viên kính trí, Bình đẳng tính trí, Diệu quán sát trí và Thành sở tác trí.
Ngũ trí tương ứng với Ngũ bộ: Phật Bộ, Kim cương bộ, Bảo bộ, Liên hoa bộ và Yết ma bộ
Ngũ trí tương ứng với Ngũ Pháp: Xuất thế gian pháp, chế ngự pháp, tức tai pháp, kính trọng pháp và tăng ích pháp
Ngũ trí tương ứng với Ngũ sắc: trắng, vàng, đỏ, tím sẫm, hỗn hợp các màu trên
Ngũ trí tương ứng với Ngũ hình: hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình bán nguyệt, hình quả cầu tròn
Ngũ trí tương ứng với Ba thân: Tự tính luân thân, Chính pháp luân thân, Giáo lệnh luân thân
Ngũ trí tương ứng với 10 bala mật: Bố thí, trì giới, an nhẫn, tinh tiến, thiền định, trí tuệ (bát nhã), đại nguyện, đại lực, đại trí, đại phương tiện.
Ngũ trí tương ứng với năm phương: Trung phương, Đông phương, Nam phương, Tây phương, Bắc phương
Ngũ trí tương ứng với danh hiệu và hình tướng của ngũ Phật: Đại Nhật Quang Minh Biến Chiếu Như Lai, Bất động Như Lai, Bảo Sinh Như Lai, Vô Lượng Thọ Như Lai, Bất Không Thành Tựu Như Lai.
Từ các sự tương ứng trên sẽ có các dạng Mạn đà la sau:
·       Mạn đà la hình dung hóa hay Mạn đà la tập trung tinh thần là loại Mạn đà la được tạo nên thông qua sự tập trung tinh thần của các đại sư Kim cương thừa, hay các đại sư khởi tâm. Mạn đà la tập trung tinh thần (bsam-gtan-gyi dkyil-‘khor) này khoogn dựa trên một cơ sở vật chất.
·       Mạn đà la tranh vẽ. Thường là trên vải (ras-bris-kyi dkyil-‘khor) miêu tả hai chiều của cung điện và môi trường, có đôi nét giống các bản vẽ thiết kế kiến trúc
·       Mạn đà la bột cát màu hay bột đá quý màu (rdul-phran-gyi dkyil-‘khor) miêu tả một cung điện và môi trường được tạo ra từ các lớp cát màu có thể đặt trên cùng mọt lạo khing gỗ như mạn đà la vải hay được đặt trên một bìa gỗ lớn. Mạn đà la cát nổi iếng và phổ biến nhất.
·       Mạn đà la ba chiều (blos-blangs) có tên khác là đàn thành, thường được làm bằng gỗ hay kim loại.
Sự biểu hiện của các dạng Mạn đà la này được các hành giả Mật Thừa sử dụng nhằm mục đích hình dung hóa trong thiền định.
Khi thực hành Mật điển tương ứng với các mạn đà la này, hành giả sẽ tự thông thuộc mọi chi tiết trên các mạn đà la trên cơ sở hình dung hóa các chúng sinh và môi trường thuần khiết đó là sự hình dung hóa chính mình và môi trường của mình trong một dạng thuần khiết và tinh tế. Những luyện tập như thế được thực thi trong khuôn khổ giáo pháp về việc phát triển trí tuệ và từ bi đem lại sự chuyển hóa sâu sắc của tâm.
Thành phần hình học chung của Mạn đà la là hình vuông với bốn cửa vào và các vành tròn đồng tâm biểu thị cho hoa sen mà trên đó mandala được đặt lên các tia sáng giải thoát từ mạn đà la, các mạn đà la có mức độ phức tạp rất khác nhau. Nó có thể đơn giải là một hình tron hay một tam giác với chỉ một vị Bản Tôn, hoặc có thể phức tạp ở mức rất cao bao quanh bởi nhiều mandala được lồng nhau bởi mạn đà la nhỏ bên trong Mạn Đà La  lớn và có đến hàng ngàn vị thánh hộ trì. Về kích thước có thể nhỏ như lòng bàn tay hay lớn vô cùng.

Mạn đà la Đại bi
 
Kiến trúc Mạn đà la Quán Thế Âm
Chất liệu dùng làm Mạn đà la Quán Thế Âm được làm từ các loại đá quý (chất liệu khác là hoa, gạo khô, đá màu hay cát màu). Trường hợp cát, thường được tạo ra từ việc nghiền các viên đá quý và được xem như là vật liệu có hiệu lực nhất bởi vì có các chất liệu quý đò hỏi kỹ năng rất khéo léo để tạo ra các chi tiết tuyệt hảo trong Mạn đà la. Do các hạt cát được nạp bởi các phúc lành của tiến trình lễ nên toàn thể Mạn đà la cát biểu hiện một kho chứa khổng lồ về năng lực tinh thần.
Vì tất cả những năng lực đó nên nói về bản chất Mạn đà là đã được tạo ra bởi chất liệu là thời gian.
            Thông thường Mạn đà la có hình dạng một tòa thành (có tên khác là cung điện) với bốn cửa vào và các vành tròn đồng tâm biểu thị cho hoa sen trên nền các tia ánh sáng giải thoát. Mạn đà la có các mức độ phức tạp rất khác nhau. Có thể đơn giản như một vòng tròn hay một tam giác với một vị Bản Tôn, hoặc có thể phức tạp ở mức rất cao bởi sự bao quanh nhiều Mạn đà la nhỏ lồng nhau và có đến hàng ngàn vị Thánh Hộ Trì.
            Tóm lại về cơ bản đồ hình Mạn đà la có bốn cổng vào được bao bọc bởi các tường thành hình vuông. Tại các cổng thường có hình thú giữ cổng. Các hướng đều biểu thị bằng các màu sắc riêng. Trung tâm là một hoa sen lớn với 8 cánh đi về 8 phương khác nhau. Mỗi cánh sen có thể biểu tượng cho một vị Bản Tôn thiền định. Có thể là hình pháp khí hay chữ Chủng Tử
            Vành đai trong cùng của tâm Mạn đà la là tôn vị hình ảnh Đức Phật Bồ Tát hay các biểu tượng tương ứng của các Ngài (chủng tử tự, hoa sen…).
            Vành đai hay vòng tròn ngoài cùng, cấu tạo bởi nhiều vành đai khác nhau bao gồm:
1.     Vành đai ngoài cùng thường thấy có 5 màu: Màu đỏ, màu vàng, màu trắng, màu tím sẫm (xanh dương) và màu hỗn hợp bốn màu trên.
Ngũ sắc tượng trưng cho Ngũ trí. Thuật ngữ chung thì gọi là vành đai các phần tử của lửa trí tuệ (Fire of wisdom), vành đai này còn được gọi là là Vành đai bảo vệ vĩ đại ( Great Protective Cicrle).
2.     Vành đai tròn kế tiếp vào bên trong gọi là vành đai thành tố hư không có chứa hàng rào chùy kim cương vàng (kim cương chử/ golden vajra).
3.     Vành đai tiếp theo là vành đai chứa đựng các thành tố gió và lửa có khi được tạo bởi cánhs sen.
Ý niệm của vành đai này là biểu tượng cho sự tu chứng vượt qua các trạng thái ý thức bao gồm ý thức về nhãn, nhĩ, tỉ, thiệt, thân, ý, bản ngã và ý thức cơ sở.
4.     Vành đai hoa sen biểu tượng cho đại nguyện. Có nhiều mạn đà la không có vành đai sen mà thay vào đó là vành đai thành tố nước, vành đai thành tố đất được cài xen bởi các biểu tượng khác. (Các biểu tượng khác được cài xen vào gồm Bánh xe Pháp, chủng tự Tự, sư tử 8 chân kéo cỗ xe với hai vị Thánh …)
()
(Còn tiếp...)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét